Bài tập văn hoá học đại cương | Đại học Nội Vụ Hà Nội

Đề bài: Hãy trình bày hiểu biết của anh chị về bản chất nhân văn của văn hóa.Lấy ví dụ từ thực tế để chứng minh. Trình bày quan điểm của anh chị về cái gì lànhân văn và phản nhân văn.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.

Trường:

Đại Học Nội Vụ Hà Nội 1.1 K tài liệu

Thông tin:
5 trang 2 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tập văn hoá học đại cương | Đại học Nội Vụ Hà Nội

Đề bài: Hãy trình bày hiểu biết của anh chị về bản chất nhân văn của văn hóa.Lấy ví dụ từ thực tế để chứng minh. Trình bày quan điểm của anh chị về cái gì lànhân văn và phản nhân văn.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.

76 38 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 45619127
VĂN HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG
Họ và tên: Đào Chấn Bằng MSV: 2205QLVA011
Đề bài: Hãy trình bày hiểu biết của anh chị về bản chất nhân văn của văn hóa. Lấy
ví dụ từ thực tế để chứng minh. Trình bày quan điểm của anh chị về cái gì là nhân
văn và phản nhân văn.
BÀI LÀM
Văn hóa một phạm trù rất rộng lớn, bao quát hết tất thảy những tồn tại
xung quanh con người, chính vì vậy nên con người luôn luôn gắn liền với văn hóa. Hiện
nay có rất nhiều những định nghĩa và khái niệm về văn hóa nhưng chúng ta sẽ chỉ kể ra
một số định nghĩa văn hóa tiêu biểu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc
sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc,
ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó
loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống đòi hỏi của sự
sinh tồn”. Như vậy, n hóa toàn bộ những sáng tạo, phát minh về vật chất tinh
thần của con người nhằm bảo đảm cho sự sinh tồn và phát triển của cá nhân, cộng đồng
và rộng ra là cả quốc gia, dân tộc.
Trong Tuyên bố về những chính sách văn hoá tại Hội nghị quốc tế bàn về văn hoá
họp tại Mêhicô năm 1982, UNESCO cũng khẳng định: Văn hoá hôm nay có thể coi là
tổng thể những nét riêng biệt tinh thần vật chất, trí tuệ xúc cảm quyết định tính
cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật
văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các
giá trị, những tập tục và tín ngưỡng”.
Dù cách diễn đạt có khác nhau nhưng điểm gặp gỡ, tương đồng trong quan niệm
của Hồ Chí Minh UNESCO đều nhấn mạnh vào tính sáng tạo của con người
những nét đặc sắc riêng của mỗi nền văn hóa
Nói đến văn hóa nói đến con người, nói đến việc phát huy những năng lực
bản chất của con người nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội. Do đó ngoài bản
chất xã hội, văn hóa cìn mang bản chất nhân văn sâu sắc.
Vậy nhân văn là gì? Trong quan niệm phương Đông, nhân văn bắt nguồn từ chữ
“nhân” là người, “văn” là văn hóa, văn minh. Giá trị nhân văn thể hiện được vẻ đẹp của
con người thể hiện qua những giá trị tinh thần như: vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp trí tuệ, tình
cảm,… Nhân n khẳng định tấm lòng, sự trăn trở của con người đối với cuộc sống.
Đồng thời, kết nối những giá trị, những con người ở từng thời kỳ khác nhau. Trong cuộc
sống con người tồn tại không riêng lẻ độc lập mà có mối quan hệ với xã hội, cộng đồng.
Có thể thấy nhân văn là giá trị hết sức quan trọng và ý nghĩa với con người nói riêng và
toàn hội nói chung. Nhân văn thể hiện qua mọi mặt đời sống, giá trị đạo đức tốt
đẹp của con người muôn đời hướng tới. Nhân văn giúp con người hoàn thiện nhân cách
lOMoARcPSD| 45619127
bản thân và giúp phần người của con người hoàn thiện, luôn “sống là cho, đâu chỉ nhận
riêng mình”.
Người Việt Nam bản chất nhân văn, trải qua lịch sử, qua nhiều cuộc chiến tranh
vẫn nhân văn. thể thấy điều ấy thể hiện trong bài Cáo bình ngô của Nguyễn Trãi:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Câu nói này kim chỉ
nam của dân tộc. Việc nhân nghĩa, nhân văn trước hết phải cuộc sống của nhân dân.
Tính nhân văn trong xã hội là đem lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho con người và
dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nói rất rõ: Mong muốn đem lại độc lập, tự do,
cơm no áo ấm cho dân tộc. duy của Bác rất cụ thể, chính vậy, trong bản Tuyên
ngôn độc lập, Người cũng đi từ nhân văn, từ con người. Người khẳng định: “Tất cả mọi
người đều sinh ra quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai thể
xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do quyền u
cầu hạnh phúc”, trên cơ sở trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập (1776) của Mỹ, Tuyên ngôn
nhân quyền dân quyền (1789) của cách mạng Pháp. ràng, hạnh phúc yếu t
nhân văn. Trong văn chương của Người cũng thấm đẫm chủ nghĩa nhân văn.
Gốc rễ của mọi vấn đề trên thế giới đều từ nhân văn, không phải chỉ con người
Việt Nam mới có. Trên thế giới, các nước luôn lấy tiêu chuẩn nhân văn để đánh giá con
người. Con người ấy phải biết yêu thương đồng loại, yêu thương đất nước mình, thậm
chí yêu thương cả những xung quanh, thiên nhiên, loài vật... Chủ tịch Hồ Chí Minh
cũng từng trích dẫn lời Khổng Tử: “Nhân tri sơ, tính bản thiện”, con người sinh ra đã
tính thiện rồi. Tính thiện ấy chính là nhân văn. Bác cũng từng dạy học sinh “5 điều Bác
Hồ dạy”, đó chính là đỉnh cao của tính nhân văn.
Bản chất nhân văn của văn hóa còn thể hiện sự hội tụkết tinh những giá trị
nhân văn. sở của mọi hoạt động văn hóa khát vọng hướng tới sự hoàn thiện, hướng
tới cái chân, thiện, mĩ. Chân - Thiện - Mĩ là hệ giá trị cốt lõi của văn hóa. Có thể coi đó
là ba trụ cột vĩnh hằng của sự phát triển văn hóa nhân loại. Khi cái chân, thiện, mĩ bị coi
nhẹ hay lãng quên thì văn hóa sẽ xuống dốc con người bị tha hóa. Sự xuất hiện của
các trường phái nghệ thuật suy đồi, lối sống ích kỷ, chủ nghĩa nhân, chủ nghĩa thực
dụng, tàn bạo, cổ cho chiến tranh xâm ợc, tuyên truyền cổ động chống phá nhà
nước... đều là biểu hiện của sự suy thoái văn hóa con người.
Khi thẩm định một nền văn hóa, người ta thường chú ý đến sự hài hòa ở trình độ
cao của ba giá trị chân, thiện, mĩ, xem như ba tiêu chí, ba phẩm chất cơ bản nhất biểu lộ
tính nhân văn của văn hóa. Ba yếu tố này quan hệ ràng buộc ảnh hưởng lẫn nhau
trong nền văn hóa.
Giá trị “Chân” thường được hiểu thật, là chân thật, chân thực, xác thực. Nói tới
cái chân để đối lập với phạm trù cái giả - cái không thật. Song, chân còn được hiểu
theo nghĩa hẹp là chân lý - tức là cai đúng, là “sự phản ánh chính xác sự vật khách quan
quy luật của chúng vào ý thức con người”. Cái “Chân” được văn hóa phản ánh một
cách đúng đắn, toàn vẹn, sâu sắc trong đời sống thực tiễn con người. Trong văn hóa
những yếu tố hư cấu, khái quát, trừu tượng hóa, song tất cả đều như cuộc sống thật. Như
những giá trị văn truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, từ việc thờ cúng ông tổ tiên,
hay vinh danh tưởng nhớ những người chiến cách mạng đến những quan niệm dân
lOMoARcPSD| 45619127
gian “Lênh làng nào làng ấy đánh/ Thánh làng nào làng ấy thờ”... Đấy đều là
những giá
trị tưởng chừng như hình lại hữu hình xung quanh chúng ta. Văn hóa biểu hiện
cái tiêu biểu, đặc trưng, bản chất thực sự nhân văn của con người. Cái chân đích thực
của văn hóa thuộc về con người. Đồng thời, nó còn có ý nghĩa như một tiêu chí để định
hướng, kêu gọi con người hãy sống thực với bản thân mình, tôn trọng cộng đồng ý
thức sâu sắc rằng, con người chỉ thể tồn tại trong cộng đồng. Cái “chân” trở thành
tiêu chí của văn hóa, qua đó văn hóa phản ánh được cả một cộng đồng, hội, dân
tộc. Cho nên, người ta tiếp cận một dân tộc trước hết phải tiếp cận được văn hóa của dân
tộc đó. Qua văn hóa để thấy được tầm vóc, hình hài, bản chất của dân tộc một cách chân
thực nhất. Cái “chân” của văn hóa cái thể hiện bản chất nhân văn của con người
văn hóa.
Giá trị “Thiện” theo ý nghĩa từ Hán Việt tốt, lòng tốt, lương thiện, đối lập với
cái ác. Thuật ngữ thiện thì được dùng nhiều trong cuộc sống như: cuộc đấu tranh giữa
thiện - ác trong truyện cổ tích; người có tấm lòng lương thiện; từ thiện; thiện tâm. Trong
tư tưởng của các nhà triết học cổ phương Đông (Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử...), thiện
cùng với nhân, đức, lễ, nghĩa những phẩm chất quan trọng của con người. Cái thiện
trong văn hóa thì đề cao quan hệ nhân ái của con người, bảo vệ nh thương yêu con
người. kêu gọi cộng đồng liên kết con người với con người, giúp phát triển những
phẩm chất tốt đẹp trong con người, chống lại tất cả những xúc phạm, lăng nhục con
người. Giá trị thiện của văn hóa hướng con người đến mục tiêu phát triển hoàn thiện,
đưa cái tốt vào trong mỗi con người. Với ý nghĩa này, văn hóa thời kỳ Phục Hưng châu
Âu được coi một nền văn hóa thấm đẫm tinh thần nhan đạo bởi nó đề cao tưởng
giải phóng con người, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ, chống lại sự khinh rẻ, chà đạp
con người ở thời trung cổ. Có thể nói, cái thiện của văn hóa là tổng thể những gì tốt đẹp
nhất của con người.
Giá trị “Mỹ” là một phạm trù thẩm mỹ phức tạp, song hiểu một cách thông dụng
và dễ hiểu nhất chính là cái đẹp. Cái thẩm mỹ vốn nằm trong bản chất của văn hóa. Văn
hóa không chỉ phản ánh chân thực đúng đắn còn hướng tới cái đẹp, như Các-Mác
nói: “Bản chất con người là biết nhào nặn hiện thực theo quy luận của cái đẹp”. Mác coi
nhu cầu và khả năng ớng tới cái đẹp là dấu hiệu bản phân biệt con người với con
vật. Cảm xúc thẩm mĩ, tức khả năng biết rung động trước cái đẹp, ở một mức độ nào đó,
tạo nên giá trị đạo đức của con người. Cái đẹp một trong những sáng tạo của con
người, phẩm chất người, là phản ánh giá trị nhân văn. Vì vậy, nói đến văn hóa là nói đến
cái đẹp, mặc dù trong văn hóa không chỉ có cái đẹp.
Cái đẹp trong văn hóa còn xuất phát từ cuộc sống hiện thực, phản ánh cái đẹp của
đời sống. Nó có thể là hình ảnh lá mùa thu rơi xuống những con đường tạo thành khung
cảnh đầy lãng mạn, hay hình ảnh những tà áo dài tung bay trước gió của người phụ nữ
Việt Nam hoặc chỉ những hành động nhỏ bé như giúp đỡ người khác... đó đều cái
đẹp. Cái đẹp trong văn hóa không chỉ có tính cụ thể cảm tính mà còn là cái đẹp phổ biến
của con người và cộng đồng.
Cái đẹp của văn hóa còn cái đẹp mang tính ước vọng, niềm khao khát của
con người. Nó cái tuyệt mĩ không chỉ biểu hiện trực tiếp cái đẹp của hiện thực mà còn
thể hiện ước mơ của con người. Bởi vậy, cái đẹp của văn hóa bao giờ cũng mang tính lý
lOMoARcPSD| 45619127
tưởng nhất định. Những ước mơ, khát vọng, tưởng của con người đều được gửi gắm
vào trong cái đẹp, trở thành chuẩn mực giá trị. Cái đẹp luôn mang trong nh sự hòa
hợp giữa những giá trị tốt đẹp của con người.
Ngoài những giá trị nhân văn mà biểu hiện của chúng là các giá trị “ Chân Thiện
- Mĩ” thì còn tồn tại nhiều những hiện tượng phản nhân văn. Đó những hành vi,
tưởng, hoặc hệ thống đi ngược lại với các giá trị nhân văn bản như: bạo lực, cưỡng
ép, phân biệt đối xử, tham lam, bất công,... Ví dụ như trong thời đại 4.0, khi mà Internet
phát triển kéo theo đó những lợi ích cùng lớn tiện lợi giúp cho chất cuộc sống
của con người ngày ng cải thiện hơn. Nhưng đi cùng với sự phát triển đó nhiều hệ
lụy, giống như đồng xu thì luôn có hai mặt vậy. Nhiều nền tảng mạng xã hội xuất hiện,
những người tận dụng được sự tiện lợi ích của để phát triển bản thân ngày
càng hoàn thiện, nhưng cũng có những thành phần dựa vào đó để thực hiện những hành
vi trái với đạo đức, trái với pháp luật. Điển hình như gần đây, xuất hiện những thành
phần luôn đi dùng những lời lẽ thô tục để khích bác, phân biệt vùng miền. Họ ng
những tài khoản ảo trên mạng hội nên không thể truy tìm ra được. Đây chỉ một
trong nhiều những biểu hiện của hành vi phản nhân văn trong xã hội.
Trong những hành vi phản nhân văn thì còn xuất hiện cả hiện tượng tha hóa, đây
một hiện tượng hội trong đó kết quả hoạt động của con người biến thành lực
lượng thống trị và thù địch đối với cả con người. Nó biểu hiện dưới mọi hình hình thức
nặng nề nhất trong điều kiện hình thái kinh tế - hội bản chủ nghĩa, C.Mác chỉ ra
rằng, con người khác con vật chỗ con người chế tác, sáng tạo theo “quy luật của cái
đẹp” trong khi con vật luôn hành động theo nhu cầu thể xác trực tiếp. Lao động bị tha
hóa đã biến con người thành con vật, biến “ đời sống mang tính loài” của con người trở
thành phương tiện cho đời sống nhân, khiến con người đánh mất đi ý thức về tính
“loài” của mình, đánh mất mình. Vì lợi ích trước mắt mà để đánh mất cả bản thân, ví dụ
như vụ án Vạn Thịnh Phát của bà Tơng Mỹ Lan, tham ô hơn 304.000 tỉ đồng, gây tổn
hại lớn cho ngân sách nhà nước... đây, những giá trị đích thực chân, thiện, đã bị
thay thế, đánh tráo bằng chủ nghĩa tự do nhân tuyệt đối, chủ nghĩa thực dụng thuần
y mọi hoạt động “bị tri phối bởi nhu cầu thể xác trực tiếp”. Tình trạng tha hóa đó
chỉ thể khắc phục bằng việc xóa bỏ bất công hội, thực hiện một đời sống do con
người con người, tức thực hiện tưởng nhân văn chân, thiện, những
biểu hiện bản chất nhất.
Lịch sử phát triển của nhân loại chỉ ra rằng, mỗi bước tiến của nhân loại cũng
một bước con người vươn đến các giá trị chân, thiện, mĩ. Cũng thể nói chân, thiện,
mĩ là động lực và khát vọng mà mọi con người đều hướng tới, đó là sự tiến bộ về cả thể
xác lẫn tinh thần của cuộc sống con người. Con người càng tiến tới một trình độ văn
minh cao hơn thì nhu cầu đó càng trở nên bức thiết.
Vậy nên, mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới đều đang trên con đường phát triển
hướng tới một xã hội giàu có văn minh, trong đó mọi thành viên đều được hưởng những
quyền lợi như nhau, đều được hạnh phúc. Đbiến điều đó trở thành hiện thực đòi hỏi
phải sự lãnh đạo, dẫn dắt một cách sáng suốt, sử dụng sức mạnh của văn hóa như một
nguồn lực để giúp đất nước ngày càng phát triển. Dưới sự tác động của các giá trị văn
hóa, nhân văn làm biến mất, xóa bỏ đi các hiện tượng phản văn hóa.
lOMoARcPSD| 45619127
Hướng tới một xã hội định hướng theo giá trị Chân - Thiện - Mĩ.
| 1/5

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45619127
VĂN HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG
Họ và tên: Đào Chấn Bằng MSV: 2205QLVA011
Đề bài: Hãy trình bày hiểu biết của anh chị về bản chất nhân văn của văn hóa. Lấy
ví dụ từ thực tế để chứng minh. Trình bày quan điểm của anh chị về cái gì là nhân
văn và phản nhân văn.
BÀI LÀM
Văn hóa là một phạm trù rất rộng lớn, nó bao quát hết tất thảy những gì tồn tại
xung quanh con người, chính vì vậy nên con người luôn luôn gắn liền với văn hóa. Hiện
nay có rất nhiều những định nghĩa và khái niệm về văn hóa nhưng chúng ta sẽ chỉ kể ra
một số định nghĩa văn hóa tiêu biểu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc
sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc,
ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó
mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự
sinh tồn
”. Như vậy, văn hóa là toàn bộ những sáng tạo, phát minh về vật chất và tinh
thần của con người nhằm bảo đảm cho sự sinh tồn và phát triển của cá nhân, cộng đồng
và rộng ra là cả quốc gia, dân tộc.
Trong Tuyên bố về những chính sách văn hoá tại Hội nghị quốc tế bàn về văn hoá
họp tại Mêhicô năm 1982, UNESCO cũng khẳng định: “Văn hoá hôm nay có thể coi là
tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính
cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật
và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các
giá trị, những tập tục và tín ngưỡng
”.
Dù cách diễn đạt có khác nhau nhưng điểm gặp gỡ, tương đồng trong quan niệm
của Hồ Chí Minh và UNESCO là đều nhấn mạnh vào tính sáng tạo của con người và
những nét đặc sắc riêng của mỗi nền văn hóa
Nói đến văn hóa là nói đến con người, là nói đến việc phát huy những năng lực
bản chất của con người nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội. Do đó ngoài bản
chất xã hội, văn hóa cìn mang bản chất nhân văn sâu sắc.
Vậy nhân văn là gì? Trong quan niệm phương Đông, nhân văn bắt nguồn từ chữ
“nhân” là người, “văn” là văn hóa, văn minh. Giá trị nhân văn thể hiện được vẻ đẹp của
con người thể hiện qua những giá trị tinh thần như: vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp trí tuệ, tình
cảm,… Nhân văn khẳng định tấm lòng, sự trăn trở của con người đối với cuộc sống.
Đồng thời, kết nối những giá trị, những con người ở từng thời kỳ khác nhau. Trong cuộc
sống con người tồn tại không riêng lẻ độc lập mà có mối quan hệ với xã hội, cộng đồng.
Có thể thấy nhân văn là giá trị hết sức quan trọng và ý nghĩa với con người nói riêng và
toàn xã hội nói chung. Nhân văn thể hiện qua mọi mặt đời sống, là giá trị đạo đức tốt
đẹp của con người muôn đời hướng tới. Nhân văn giúp con người hoàn thiện nhân cách lOMoAR cPSD| 45619127
bản thân và giúp phần người của con người hoàn thiện, luôn “sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.
Người Việt Nam bản chất là nhân văn, trải qua lịch sử, qua nhiều cuộc chiến tranh
vẫn nhân văn. Có thể thấy điều ấy thể hiện trong bài Cáo bình ngô của Nguyễn Trãi: “
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Câu nói này là kim chỉ
nam của dân tộc. Việc nhân nghĩa, nhân văn trước hết phải vì cuộc sống của nhân dân.
Tính nhân văn trong xã hội là đem lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho con người và
dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nói rất rõ: Mong muốn đem lại độc lập, tự do,
cơm no áo ấm cho dân tộc. Tư duy của Bác rất cụ thể, chính vì vậy, trong bản Tuyên
ngôn độc lập, Người cũng đi từ nhân văn, từ con người. Người khẳng định: “Tất cả mọi
người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể
xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu
cầu hạnh phúc”, trên cơ sở trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập (1776) của Mỹ, Tuyên ngôn
nhân quyền và dân quyền (1789) của cách mạng Pháp. Rõ ràng, hạnh phúc là yếu tố
nhân văn. Trong văn chương của Người cũng thấm đẫm chủ nghĩa nhân văn.
Gốc rễ của mọi vấn đề trên thế giới đều từ nhân văn, không phải chỉ con người
Việt Nam mới có. Trên thế giới, các nước luôn lấy tiêu chuẩn nhân văn để đánh giá con
người. Con người ấy phải biết yêu thương đồng loại, yêu thương đất nước mình, thậm
chí yêu thương cả những gì xung quanh, thiên nhiên, loài vật... Chủ tịch Hồ Chí Minh
cũng từng trích dẫn lời Khổng Tử: “Nhân tri sơ, tính bản thiện”, con người sinh ra đã có
tính thiện rồi. Tính thiện ấy chính là nhân văn. Bác cũng từng dạy học sinh “5 điều Bác
Hồ dạy”, đó chính là đỉnh cao của tính nhân văn.
Bản chất nhân văn của văn hóa còn thể hiện ở sự hội tụ và kết tinh những giá trị
nhân văn. Cơ sở của mọi hoạt động văn hóa là khát vọng hướng tới sự hoàn thiện, hướng
tới cái chân, thiện, mĩ. Chân - Thiện - Mĩ là hệ giá trị cốt lõi của văn hóa. Có thể coi đó
là ba trụ cột vĩnh hằng của sự phát triển văn hóa nhân loại. Khi cái chân, thiện, mĩ bị coi
nhẹ hay lãng quên thì văn hóa sẽ xuống dốc và con người bị tha hóa. Sự xuất hiện của
các trường phái nghệ thuật suy đồi, lối sống ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực
dụng, tàn bạo, cổ vũ cho chiến tranh xâm lược, tuyên truyền cổ động chống phá nhà
nước... đều là biểu hiện của sự suy thoái văn hóa con người.
Khi thẩm định một nền văn hóa, người ta thường chú ý đến sự hài hòa ở trình độ
cao của ba giá trị chân, thiện, mĩ, xem như ba tiêu chí, ba phẩm chất cơ bản nhất biểu lộ
tính nhân văn của văn hóa. Ba yếu tố này có quan hệ ràng buộc ảnh hưởng lẫn nhau trong nền văn hóa.
Giá trị “Chân” thường được hiểu là thật, là chân thật, chân thực, xác thực. Nói tới
cái chân là để đối lập với phạm trù cái giả - cái không thật. Song, chân còn được hiểu
theo nghĩa hẹp là chân lý - tức là cai đúng, là “sự phản ánh chính xác sự vật khách quan
và quy luật của chúng vào ý thức con người”. Cái “Chân” được văn hóa phản ánh một
cách đúng đắn, toàn vẹn, sâu sắc trong đời sống thực tiễn con người. Trong văn hóa có
những yếu tố hư cấu, khái quát, trừu tượng hóa, song tất cả đều như cuộc sống thật. Như
những giá trị văn truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, từ việc thờ cúng ông bà tổ tiên,
hay vinh danh tưởng nhớ những người chiến sĩ cách mạng đến những quan niệm dân lOMoAR cPSD| 45619127
gian “Lênh làng nào làng ấy đánh/ Thánh làng nào làng ấy thờ”... Đấy đều là ̣ những giá
trị tưởng chừng như vô hình mà lại hữu hình xung quanh chúng ta. Văn hóa biểu hiện
cái tiêu biểu, đặc trưng, bản chất thực sự nhân văn của con người. Cái chân đích thực
của văn hóa thuộc về con người. Đồng thời, nó còn có ý nghĩa như một tiêu chí để định
hướng, kêu gọi con người hãy sống thực với bản thân mình, tôn trọng cộng đồng và ý
thức sâu sắc rằng, con người chỉ có thể tồn tại trong cộng đồng. Cái “chân” trở thành
tiêu chí của văn hóa, vì qua đó văn hóa phản ánh được cả một cộng đồng, xã hội, dân
tộc. Cho nên, người ta tiếp cận một dân tộc trước hết phải tiếp cận được văn hóa của dân
tộc đó. Qua văn hóa để thấy được tầm vóc, hình hài, bản chất của dân tộc một cách chân
thực nhất. Cái “chân” của văn hóa là cái thể hiện bản chất nhân văn của con người và văn hóa.
Giá trị “Thiện” theo ý nghĩa từ Hán Việt là tốt, lòng tốt, lương thiện, đối lập với
cái ác. Thuật ngữ thiện thì được dùng nhiều trong cuộc sống như: cuộc đấu tranh giữa
thiện - ác trong truyện cổ tích; người có tấm lòng lương thiện; từ thiện; thiện tâm. Trong
tư tưởng của các nhà triết học cổ phương Đông (Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử...), thiện
cùng với nhân, đức, lễ, nghĩa là những phẩm chất quan trọng của con người. Cái thiện
trong văn hóa thì đề cao quan hệ nhân ái của con người, bảo vệ tình thương yêu con
người. Nó kêu gọi cộng đồng và liên kết con người với con người, giúp phát triển những
phẩm chất tốt đẹp trong con người, chống lại tất cả những gì xúc phạm, lăng nhục con
người. Giá trị thiện của văn hóa hướng con người đến mục tiêu phát triển hoàn thiện,
đưa cái tốt vào trong mỗi con người. Với ý nghĩa này, văn hóa thời kỳ Phục Hưng ở châu
Âu được coi là một nền văn hóa thấm đẫm tinh thần nhan đạo bởi nó đề cao tư tưởng
giải phóng con người, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ, chống lại sự khinh rẻ, chà đạp
con người ở thời trung cổ. Có thể nói, cái thiện của văn hóa là tổng thể những gì tốt đẹp nhất của con người.
Giá trị “Mỹ” là một phạm trù thẩm mỹ phức tạp, song hiểu một cách thông dụng
và dễ hiểu nhất chính là cái đẹp. Cái thẩm mỹ vốn nằm trong bản chất của văn hóa. Văn
hóa không chỉ phản ánh chân thực đúng đắn mà còn hướng tới cái đẹp, như Các-Mác
nói: “Bản chất con người là biết nhào nặn hiện thực theo quy luận của cái đẹp”. Mác coi
nhu cầu và khả năng hướng tới cái đẹp là dấu hiệu cơ bản phân biệt con người với con
vật. Cảm xúc thẩm mĩ, tức khả năng biết rung động trước cái đẹp, ở một mức độ nào đó,
tạo nên giá trị đạo đức của con người. Cái đẹp là một trong những sáng tạo của con
người, phẩm chất người, là phản ánh giá trị nhân văn. Vì vậy, nói đến văn hóa là nói đến
cái đẹp, mặc dù trong văn hóa không chỉ có cái đẹp.
Cái đẹp trong văn hóa còn xuất phát từ cuộc sống hiện thực, phản ánh cái đẹp của
đời sống. Nó có thể là hình ảnh lá mùa thu rơi xuống những con đường tạo thành khung
cảnh đầy lãng mạn, hay hình ảnh những tà áo dài tung bay trước gió của người phụ nữ
Việt Nam hoặc chỉ là những hành động nhỏ bé như giúp đỡ người khác... đó đều là cái
đẹp. Cái đẹp trong văn hóa không chỉ có tính cụ thể cảm tính mà còn là cái đẹp phổ biến
của con người và cộng đồng.
Cái đẹp của văn hóa còn là cái đẹp mang tính ước vọng, là niềm khao khát của
con người. Nó là cái tuyệt mĩ không chỉ biểu hiện trực tiếp cái đẹp của hiện thực mà còn
thể hiện ước mơ của con người. Bởi vậy, cái đẹp của văn hóa bao giờ cũng mang tính lý lOMoAR cPSD| 45619127
tưởng nhất định. Những ước mơ, khát vọng, lý tưởng của con người đều được gửi gắm
vào trong cái đẹp, trở thành chuẩn mực giá trị. Cái đẹp luôn mang trong mình sự hòa
hợp giữa những giá trị tốt đẹp của con người.
Ngoài những giá trị nhân văn mà biểu hiện của chúng là các giá trị “ Chân Thiện
- Mĩ” thì còn tồn tại nhiều những hiện tượng phản nhân văn. Đó là những hành vi, tư
tưởng, hoặc hệ thống đi ngược lại với các giá trị nhân văn cơ bản như: bạo lực, cưỡng
ép, phân biệt đối xử, tham lam, bất công,... Ví dụ như trong thời đại 4.0, khi mà Internet
phát triển kéo theo đó là những lợi ích vô cùng lớn và tiện lợi giúp cho chất cuộc sống
của con người ngày càng cải thiện hơn. Nhưng đi cùng với sự phát triển đó là nhiều hệ
lụy, giống như đồng xu thì luôn có hai mặt vậy. Nhiều nền tảng mạng xã hội xuất hiện,
có những người tận dụng được sự tiện lợi và có ích của nó để phát triển bản thân ngày
càng hoàn thiện, nhưng cũng có những thành phần dựa vào đó để thực hiện những hành
vi trái với đạo đức, trái với pháp luật. Điển hình như gần đây, xuất hiện những thành
phần luôn đi dùng những lời lẽ thô tục để khích bác, phân biệt vùng miền. Họ dùng
những tài khoản ảo trên mạng xã hội nên không thể truy tìm ra được. Đây chỉ là một
trong nhiều những biểu hiện của hành vi phản nhân văn trong xã hội.
Trong những hành vi phản nhân văn thì còn xuất hiện cả hiện tượng tha hóa, đây
là một hiện tượng xã hội mà trong đó kết quả hoạt động của con người biến thành lực
lượng thống trị và thù địch đối với cả con người. Nó biểu hiện dưới mọi hình hình thức
nặng nề nhất trong điều kiện hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, C.Mác chỉ ra
rằng, con người khác con vật ở chỗ con người chế tác, sáng tạo theo “quy luật của cái
đẹp” trong khi con vật luôn hành động theo nhu cầu thể xác trực tiếp. Lao động bị tha
hóa đã biến con người thành con vật, biến “ đời sống mang tính loài” của con người trở
thành phương tiện cho đời sống cá nhân, khiến con người đánh mất đi ý thức về tính
“loài” của mình, đánh mất mình. Vì lợi ích trước mắt mà để đánh mất cả bản thân, ví dụ
như vụ án Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan, tham ô hơn 304.000 tỉ đồng, gây tổn
hại lớn cho ngân sách nhà nước... Ở đây, những giá trị đích thực chân, thiện, mĩ đã bị
thay thế, đánh tráo bằng chủ nghĩa tự do cá nhân tuyệt đối, chủ nghĩa thực dụng thuần
túy và mọi hoạt động “bị tri phối bởi nhu cầu thể xác trực tiếp”. Tình trạng tha hóa đó
chỉ có thể khắc phục bằng việc xóa bỏ bất công xã hội, thực hiện một đời sống do con
người và vì con người, tức là thực hiện lí tưởng nhân văn mà chân, thiện, mĩ là những
biểu hiện bản chất nhất.
Lịch sử phát triển của nhân loại chỉ ra rằng, mỗi bước tiến của nhân loại cũng là
một bước con người vươn đến các giá trị chân, thiện, mĩ. Cũng có thể nói chân, thiện,
mĩ là động lực và khát vọng mà mọi con người đều hướng tới, đó là sự tiến bộ về cả thể
xác lẫn tinh thần của cuộc sống con người. Con người càng tiến tới một trình độ văn
minh cao hơn thì nhu cầu đó càng trở nên bức thiết.
Vậy nên, mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới đều đang trên con đường phát triển
hướng tới một xã hội giàu có văn minh, trong đó mọi thành viên đều được hưởng những
quyền lợi như nhau, đều được hạnh phúc. Để biến điều đó trở thành hiện thực đòi hỏi
phải có sự lãnh đạo, dẫn dắt một cách sáng suốt, sử dụng sức mạnh của văn hóa như một
nguồn lực để giúp đất nước ngày càng phát triển. Dưới sự tác động của các giá trị văn
hóa, nhân văn làm biến mất, xóa bỏ đi các hiện tượng phản văn hóa. lOMoAR cPSD| 45619127
Hướng tới một xã hội định hướng theo giá trị Chân - Thiện - Mĩ.