Bài tập về nhà về luật hôn nhân và gia đình - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Bài tập về nhà về luật hôn nhân và gia đình - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Preview text:
BÀI TẬP VỀ NHÀ LUẬT QUỐC TẾ
HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN QUANG VINH LỚP: 2205LHOB MÃ SINH VIÊN: 2205LHOB077
LỚP LUẬT QUỐC TẾ SÁNG THỨ 7 (TIẾT 3-TIẾT 4)
1. Phân tích quá trình hình thành và pháp triển của luật quốc tế qua 3 thời kỳ: trung
đại, cận đại, hiện đại
a. Quá trình hình thành và pháp triển của luật quốc tế trong thời kỳ Trung đại
- Thời gian: luật quốc tế trung đại bắt đầu hình thành từ khoảng thế kỷ 13 đến thế kỷ 16
- Địa điểm: trên bình diện chung bắt đầu hình thành một số trung tâm luật quốc tế
(ở Tây Âu, Nga, Tây-Nam Địa Trung Hải, Ấn Độ, Trung Hoa)
- Thành tựu: luật quốc tế trong thời kỳ này đã có những bước phát triển nhất định,
do nhu cầu phát triển kinh tế, khoa học-kỹ thuật nên tính khu vực trong thời kỳ này
dần bị phá vỡ và thay vào đó là các quan hệ có tính liên khu vực trong quan hệ
giữa các Quốc gia. Cũng trong thời kỳ này, bên cạnh những vấn đề chiến tranh, sự
hợp tác của các Quốc gia còn mở rộng sang một số lĩnh vực khác như: kinh tế,
chính trị…Đặc biệt là sự xuất hiện của các quy phạm và chế định về Luật Biển, về
quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao và việc xuất hiện cơ quan thường trực của Quốc gia tại Quốc gia khác
- Đánh giá: đã có những tiến bộ nhất định hơn thời kỳ cổ đại tuy nhiên còn khá đơn
giản và thiếu tính hệ thống
b. Quá trình hình thành và pháp triển của luật quốc tế trong thời kỳ Cận đại
- Thời gian: luật quốc tế cận đại bắt đầu hình thành từ thế kỷ 17 và 18 và từ thế kỷ
19 tiếp tục phát triển với sự ra đời của các tổ chức quốc tế và hiệp định quan trọng
- Địa điểm: ra đời chủ yếu tại Châu Âu đặc biệt là Anh, Hà Lan và Pháp đóng vai
trò quan trọng trong việc phát triển và hình thành các quy tắc và nguyên tắc của
luật quốc tế cận đại
- Thành tựu: Đây là thời kỳ ghi nhận sự hình thành các nguyên tắc mới của Luật
Quốc tế như: nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, không can thiệp vào công việc
nội bộ của nhau. Tuy nhiên, đóng góp quan trọng nhất là sự ra đời của các tổ chức
Quốc tế đầu tiên đánh dấu sự liên kết và ràng buộc có tính cộng đồng Quốc tế của
các Quốc gia như: Liên minh điện tín Quốc tế (1865), Liên minh bưu chính thế giới (1879)….
- Đánh giá: luật quốc tế thời kỳ này khá tốt đã đóng góp vào quá trình hoàn thiện
hệ thống pháp Luật Quốc tế tuy nhiên vẫn còn tồn tại những học thuyết, những quy
chế pháp lý phản động, bất bình đẳng trong quan hệ Quốc tế như chế độ thuộc địa, tô giới…
c. Quá trình hình thành và pháp triển của luật quốc tế trong thời kỳ Hiện đại
- Thời gian: những thập kỷ sau của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI.
- Địa điểm: tại các quốc gia Châu Âu như Anh, Pháp……
- Đặc điểm: luật Quốc tế thời kỳ này phát triển hết sức đa dạng, các lĩnh vực hợp
tác đã mở rộng sang hầu hết các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa… Đây cũng là
thời kỳ ghi nhận một loạt các nguyên tắc tiến bộ của Luật Quốc tế như: nguyên tắc
cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ Quốc tế, dân tộc tự quyết,
hòa bình giải quyết các tranh chấp Quốc tế,… Song song với đó là sự phát triển
hiện đại về nội dung của nhiều ngành Luật như: Luật Biển Quốc tế, Luật Hàng
không Quốc tế… Đặc biệt, trong thời kỳ này Luật Quốc tế đã bắt đầu xuất hiện
những chế định mới không mang tính truyền thống như: hợp tác chống khủng bố
Quốc tế… Đây cũng là thời kỳ ghi nhận sự ra đời của hành loạt các tổ chức Quốc
tế toàn cầu, khu vực hay liên khu vực như: LHQ, ILO, ICAO, FAO, WHO, WIPO, ASEAN…
- Đánh giá: là thời kỳ luật quốc tế có thể coi là gần như hoàn thiện nhất so với 3
thời kỳ còn lại. Luật Quốc tế hiện nay đang phát triển theo xu hướng ngày càng
bình đẳng tạo ra tiền đề quan trọng cho việc tham gia một cách rộng rãi vào các tổ
chức Quốc tế của các Quốc gia trên thế giới,hơn giữa các chủ thể Luật Quốc tế so
với trước đây tuy nhiên còn tiềm ẩn những hành vi vi phạm pháp Luật Quốc tế.
2. Đánh giá mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế
Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế là một chủ đề quan trọng
trong lĩnh vực luật quốc tế, và chúng có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Để hiểu rõ
hơn về mối quan hệ này, ta cần xem xét vai trò và đặc điểm của cả hai khái niệm này:
a. Điều ước quốc tế
- Khái niệm: Điều ước quốc tế là những thoả thuận pháp lý giữa các quốc gia hoặc
các chủ thể quốc tế khác, được ký kết và có thể có hiệu lực pháp lý ràng buộc.
Chúng có thể là hiệp định, công ước, hoặc các thoả thuận khác.
- Nguồn gốc: Điều ước quốc tế được hình thành qua sự đồng ý của các bên và
được thể hiện bằng văn bản. Chúng có thể được ký kết bởi hai quốc gia hoặc nhiều
quốc gia và có thể có hiệu lực quốc tế ngay sau khi các bên phê chuẩn.
- Đặc điểm: Điều ước quốc tế thường rõ ràng về nội dung và phạm vi áp dụng, và
có thể thay đổi hoặc được bổ sung thông qua các thoả thuận mới.
b. Tập quán quốc tế
- Khái niệm: Tập quán quốc tế là những quy tắc pháp lý hình thành từ thói quen và
thực tiễn lâu dài của các quốc gia, và các quốc gia tin rằng những quy tắc đó là pháp lý bắt buộc.
- Nguồn gốc: Tập quán quốc tế được hình thành qua hành vi nhất quán của các
quốc gia và sự tin tưởng rằng hành vi đó là yêu cầu pháp lý. Tập quán quốc tế có
thể phát triển dần theo thời gian và không nhất thiết phải được ghi nhận bằng văn bản.
- Đặc điểm: Tập quán quốc tế không luôn được ghi rõ ràng và có thể khó xác định
hơn so với điều ước quốc tế, nhưng nó có giá trị pháp lý tương đương nếu nó được công nhận.
c. Mối quan hệ giữa Điều ước Quốc tế và Tập quán Quốc tế
- Tương hỗ: Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế có thể hỗ trợ và củng cố lẫn
nhau. Một điều ước quốc tế có thể ghi nhận và chính thức hóa những quy tắc đã
được thừa nhận trong tập quán quốc tế, trong khi một tập quán quốc tế có thể phát
triển từ các cam kết và quy định trong điều ước quốc tế. Chính vì thế sự tồn tại của
một điều ước quốc tế khộng có ý nghĩa loại bỏ giá trị áp dụng của tập quán quốc tế
tương đương về nội dung, mặc dù điều ước quốc tế có những ưu thế so với tập
quán quốc tế (như tính rõ ràng, khả năng hình thành nhanh và áp dụng thuận lợi)
và nhiều trường hợp điều ước quốc tế có giá tri ưu thế hơn.
- Thay thế và bổ sung: Trong một số trường hợp, điều ước quốc tế có thể thay thế
tập quán quốc tế nếu các bên tham gia thỏa thuận đưa ra những quy tắc cụ thể hơn
hoặc khác biệt so với tập quán. Ngược lại, nếu không có điều ước quốc tế cụ thể,
tập quán quốc tế có thể áp dụng và trở thành cơ sở pháp lý.
- Áp dụng đồng thời: Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế có thể được áp dụng
đồng thời trong các tình huống khác nhau. Khi một điều ước quốc tế không điều
chỉnh hết mọi vấn đề hoặc khi điều ước không tồn tại, tập quán quốc tế có thể được
sử dụng để lấp đầy khoảng trống pháp lý.
- Tương tác:Một số vấn đề pháp lý quốc tế có thể dẫn đến sự phát triển của cả điều
ước quốc tế và tập quán quốc tế. Ví dụ, việc áp dụng điều ước quốc tế có thể dẫn
đến sự thay đổi trong thực tiễn quốc tế, từ đó hình thành hoặc điều chỉnh tập quán quốc tế. Kết luận
Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế đều đóng vai trò quan trọng trong hệ thống
pháp luật quốc tế và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Sự tương tác giữa chúng
giúp củng cố và làm rõ quy định pháp lý trên toàn cầu, đảm bảo rằng các quy tắc
quốc tế được tuân thủ và phát triển một cách đồng bộ.