-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài thảo luận kinh tế vĩ mô nâng cao - Kinh tế | Trường Đại học Vinh
Bài thảo luận kinh tế vĩ mô nâng cao - Kinh tế | Trường Đại học Vinh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế ( CTKT 2) 32 tài liệu
Đại học Vinh 147 tài liệu
Bài thảo luận kinh tế vĩ mô nâng cao - Kinh tế | Trường Đại học Vinh
Bài thảo luận kinh tế vĩ mô nâng cao - Kinh tế | Trường Đại học Vinh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế ( CTKT 2) 32 tài liệu
Trường: Đại học Vinh 147 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Vinh
Preview text:
Họ tên: Phan Công Đức
Mã học viên: 23831011000022
Lớp: K31A4 Quản lý kinh tế
Môn học: Kinh tế vĩ mô nâng cao
BÀI TẬP TỰ LUẬN SỐ 2
Câu 1: Anh/chị hãy chọn một trong 10 nguyên lý của Kinh tế học, phân tích và chỉ ra
ứng dụng của Nguyên lý đó trong thực tiễn. BÀI LÀM:
Câu 1: Lý thuyết chi phí cơ hội và việc áp dụng vào kinh tế - đời sống. I.
Lý thuyết chi phí cơ hội 1. Chi phí cơ hội
Vì con người luôn phải đối mặt với “sự đánh đổi”, nên quá trình ra quyết định đòi
hỏi phải so sánh chi phí và ích lợi của các đường lối hành động khác nhau. Song trong
nhiều trường hợp, chi phí của một số cơ hội không phải lúc nào cũng rõ ràng như biểu
hiện ban đầu của chúng.
Theo trường hợp tổng quát nêu ra ở trên:
Giả sử rằng bạn đã quyết định đổi A lấy B. Vậy điều nào đã quyết định hành vi
này của bạn. Nếu giả sử bạn không nhắm mắt chọn bừa thì điều quyết định đến hành vi
trao đổi của bạn là xuất phát từ chi phí cơ hội.
Việc hiểu chi phí cơ hội như thế nào thực tế lại phức tạp hơn ta tưởng. Nếu như
tập hợp các cơ hội thay thế cho A là duy nhất, tức là bạn chỉ có duy nhất B (hoặc C hay
D) để trao đổi thì chi phí cơ hội không xảy ra. Tuy nhiên, nếu như bạn có một tập hợp từ
hai cơ hội trao đổi trở lên thì chi phí cơ hội sẽ xảy ra. Bạn sẽ thấy ngay như sau:
Đầu tiên chúng ta hãy nói đến chi phí nói chung. Chúng ta có thể hiểu một cách
chung chung như thế này: Chi phí của một thứ là tất cả những gì bạn phải bỏ ra để có
được nó. Vậy chi phí của B là gì? Có phải là A không? Chúng ta cần đi sâu vào vấn đề
một chút. A có lợi ích A’ nào đó. Và bạn đang dùng lợi ích A’ này để đánh đổi với lợi
ích B’. Chính vì vậy khi nói đến chi phí nói chung bạn cần phải tính đến cả phần lợi ích mà bạn từ bỏ.
Như vậy chúng ta cũng thấy rằng xuất phát từ hai loại đánh đổi, để tính chi phí
chúng ta có thể chia làm hai loại chi phí là chi phí cho hình thức và chi phí cho nội dung.
Chi phí cho hình thức có thể gọi nó dưới một cái tên là chi phí thuần tuý. Chi phí
thuần tuý là loại chi phí chưa tính đến chi phí cơ hội, nó thể hiện bằng khối lượng trao đổi trực tiếp.
Chi phí cho nội dung là chi phí cơ hội. Chúng ta sẽ đi sâu hơn vào loại chi phí này ở phần tiếp theo.
Khi bạn dùng A đổi B thì bạn được lợi ích B’ nhưng bạn cũng đã bỏ qua lợi ích A’
nào đó. Vấn đề ở đây là bạn không thể đánh giá chính xác lợi ích A’, tức là bạn không
thể dùng lợi ích A’ để đánh giá nó, bạn chỉ có thể đánh giá nó thông qua những sự so
sánh khác. Vì vậy để tính chi phí cho B’ bạn cần dùng C’ hay D’để tính. Và C’ hay D’
là những chi phí cơ hội của việc bạn được B’ (hay là chi phí của B’).
Tuy nhiên, Chi phí cơ hội với một người không nhất thiết phải được đánh giá về
mặt tiền bạc hay hàng hóa mà nên được đánh giá theo thứ có giá trị nhất với người đó,
hoặc với người đánh giá. Ví dụ, một người dùng toàn bộ tiền đầu tư của mình mua cổ
phiếu FPT thì sẽ không còn tiền để mua các cổ phiếu khác.
Chi phí cơ hội được sử dụng như là căn cứ để so sánh với lợi ích thu được khi thực
hiện các sự lựa chọn, và đó là chi phí kinh tế. Các nhà kinh doanh và người tiêu dùng
thực hiện lựa chọn trên cơ sở so sánh lợi ích thu được và chi phí bỏ ra tại mỗi điểm biên
(tức là tại mỗi đơn vị hàng hóa, dịch vụ được sản xuất hoặc tiêu dùng thêm). Ví dụ trong
việc lựa chọn lượng hàng hóa tiêu dùng tối ưu, chi phí cơ hội của mỗi đơn vị hàng hóa
được tiêu dùng thêm là giá cả một đơn vị sản phẩm, và nó được so sánh với lợi ích cận
biên thu được khi tiêu dùng thêm đơn vị sản phẩm đó. Trong việc lựa chọn lượng hàng
hóa sản xuất tối ưu, chi phí cơ hội của mỗi đơn vị hàng hóa sản xuất thêm là chi phí cận
biên của mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất thêm, và được so sánh với doanh thu cận biên
của đơn vị sản phẩm tăng thêm đó. Việc phân tích, so sánh lợi ích - chi phí tại điểm biên
chính là nội dung của phương pháp phân tích cận biên.
Do tính trừu tượng và tương đối của nó, cũng như việc nó chưa xảy ra nên chi phí
cơ hội thường không xuất hiện trong các báo cáo của bộ phận tài chính, kế toán. Tuy
nhiên, đây luôn là vấn đề các nhà quản lý phải cân nhắc khi đưa ra một quyết định. Gần
như mỗi phương án sẽ liên quan đến ít nhất một chi phí cơ hội. Các chuyên gia về Phân
tích gia tăng, Phân tích dự án luôn phải phân tích chi phí cơ hội.
Khái niệm chi phí cơ hội được sử dụng rộng rãi trong nhiều lý thuyết, phân tích kinh tế như:
• Lựa chọn của khách hang. • Khả năng sản xuất. • Giá vốn. • Quản lý thời gian.
• Lựa chọn nghề nghiệp.
• Phân tích lợi thế so sánh.
2. Lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán:
Trong cuốn sách “Principles of Economics”, N. Gregory Mankiw – Giáo sư kinh
tế học trường đại học tổng hợp Harvard - xây dựng hai thuật ngữ này dựa trên nền tảng là
chi phí cơ hội. Ông cho rằng sự khác biệt giữa hai thuật ngữ là do chi phí cơ hội bao gồm
hai loại chi phí: Chi phí hiện tại và chi phí ẩn. Nhà kinh tế đưa tất cả chi phí cơ hội vào
phân tích, trong khi nhà kế toán chỉ tính chi phí hiện. Do đó, lợi nhuận kinh tế nhỏ hơn
lợi nhuận kế toàn. Như vậy, để một doanh nghiệp có lợi nhuận theo quan điểm của các
nhà kinh tế, tổng doanh thu phải bù đắp được tất cả các chi phí cơ hội, kể cả chi phí ẩn và chi phí hiện. II.
Chi phí cơ hội và hành vi người tiêu dùng
Có thể nói, lý thuyết về chi phí cơ hội ảnh hưởng rất nhiều đến sự lựa chọn của
người tiêu dùng và nó là tư tưởng nền tảng để xây dựng nên lý thuyết về sự lựa chọn của
người tiêu dùng cũng như lý thuyết hành vi của người tiêu dùng.
Khi bước vào của hàng, bạn đứng trước hàng ngàn loại hàng hoá mà bạn có thể
mua. Nhưng do nguồn tài chính có giới hạn, bạn không thể mua mọi thứ mà bạn muốn, vì
thế bạn sẽ phải quyết định mua một giỏ hàng hoá đáp ứng tốt nhất nhu cầu và mong
muốn của bạn sau khi xem xét giá cả của nhiều loại mặt hàng khác nhau. Như thế, người
tiêu dùng sẽ phải đối mặt với sự đánh đổi, và đương nhiên, đi kèm với nó, là chi phí cơ
hội. Chúng ta cùng nghiên cứu xem người tiêu dùng sẽ đối mặt như thế nào để đưa ra
quyết định dựa trên việc phân tích lý thuyết chi phí cơ hội.
1. Ứng dụng lý thuyết chi phí cơ hội để phân tích hành vi của người tiêu dùng:
a. Vai trò của người tiêu dùng
Người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường phải đưa ra nhiều loại quyết định
trong cuộc sống hằng ngày: mua thực phẩm. quần áo, phương tiện đi lại, nhà cửa và giải
trí trong giới hạn khả năng tài chính của mình, và họ mong muốn có khả năng mua nhiều
hơn nữa. Tuy nhiên, người tiêu dùng có vai trò quan trọng hơn trong cơ chế hoạt động
tổng quát của nền kinh tế thị trường so với vai trò của họ trong nền kinh tế nhà nước.
Thực tế là các nền kinh tế thị trường đôi khi được miêu tả như là các hệ thống thuộc “chủ
quyền của người tiêu dùng” vì các quyết định chi tiêu hàng ngày theo sự lựa chọn của
người tiêu dùng sẽ quyết định một phần lớn đến việc sản xuất hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng.
Khi người tiêu dùng lựa chọn cho mình sản phẩm cuối cùng để mua, sau khi cân
nhắc trước các lựa chọn khác, thì họ đã phải tính toán các mức hữu dụng mà các sản
phẩm đó mang lại. Tuy nhiên, mức độ hữu dụng có thể không cho ta được một cách tiếp
cận nhanh đến người tiêu dùng khi nó vẫn còn phải bị tác động bới yếu tố thu nhập. Đôi
khi người tiêu dùng có thể chấp nhận tiêu dùng những loại hàng hoá không thể thoả mãn
nhu cầu của họ để có thể giảm bớt các gánh nặng chi phí, vì vậy chúng ta nên phân tích
theo hướng chi phí cơ hội sẽ đành giá toàn diện hơn tâm lý người tiêu dùng khi đứng trước rổ hàng hoá.
b. Tâm lý người tiêu dùng và tác động của chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội của một lựa chọn thay thế được định nghĩa như chí phí do đã không
lựa chọn cái thay thế “tốt nhất kế tiếp”.
Việc lựa chọn cái tốt nhất đối với người tiêu dùng không chỉ phải là sản phẩm đáp
ứng đúng nhu cầu của họ, mà còn phải đảm bảo giá trị thực của sản phẩm không vượt quá mức chi tiêu của họ.
Mức độ đắn đo sẽ giảm dần theo giá trị hàng hoá đó. Việc mua 1 sản phẩm đối với
người tiêu dùng như một quyết định đầu tư, họ sẽ đánh giá việc sử dụng sản phẩm như
thước đo cho việc đầu tư có thành công vào nhãn hiệu đó không (chúng ta có thể giả định
là người tiêu dùng biết đến tất cả chất lượng của các loại sản phẩm trên).
Tuy nhiên, trên thực tế việc xác định chi phí cơ hội của việc lựa chọn hàng hoá là
rất khó. Chi phí cơ hội có thể biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau, tuỳ thuộc người tiêu
dùng chấp nhận đánh đổi loại hàng hoá đó như thế nào.
Vì vậy, trong các tài liệu nghiên cứu kinh tế, chi phí cơ hội thường được biểu hiện
dưới dạng số, còn đối với người tiêu dùng, ta có thể chia ra thành 2 loại cơ bản nhất: - Thời gian – Không gian
- Tiền – Chi phí – Khuyến mãi III. Kết luận
Tóm lại, chi phí cơ hội là một lý thuyết đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống
cũng như trong sản xuất hằng ngày, và là khái niệm chìa khóa trong kinh tế học. Thật
vậy, mọi vấn đề trong đời sống đều phải đối mắt với sự lựa chọn, sự đánh đổi, và tất
nhiên, đi kèm với nó là chi phí cơ hội. Vì thế, rất cần thiết để mỗi ngừơi chúng ta hiểu
rõ về nó và từ đó, ta sẽ có sự lựa chọn sang suốt hơn trong mọi vấn đề. Mà một quyết
định đúng đắn sẽ dẫn ta tới thành công trong tương lai.