-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài thảo luận môn Luật Thương mại 1 - Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế
Bài thảo luận môn Luật Thương mại 1 - Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật học (LHK45) 67 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Bài thảo luận môn Luật Thương mại 1 - Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế
Bài thảo luận môn Luật Thương mại 1 - Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật học (LHK45) 67 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
BÀI THẢO LUẬN MÔN HỌC LUẬT THƯƠNG MẠI 1 (COMMERCIAL LAW PART 1) Nhóm 5: Danh sách thành viên: 1. Lê Đinh Bảo Ngân 2. Huỳnh Thị Minh Ngọc 3. Lò Văn Quốc 4. Nguyễn Quỳnh Trang 5. Nguyễn Thành Trung 6. Võ Kim Yến 7. Nguyễn Hoàng Anh 8.
Hồ Hồng Huân (Nhóm trưởng) 9. Đặng Thị Thắm 10. Nguyễn Thị Thanh Mai
Bảng phân công công việc Nhóm 5: STT Công việc Tên người làm Ghi chú 1 Phần 1 của vấn đề 1 Ngân, Thắm, Quốc, Yến 2 Phần 2 của vấn đề 1 Anh, Yến, Trung, Thắm 3 Phần 3 của vấn đề 1 Ngọc, Mai, Huân 4 Phần 1 của vấn đề 2 Quốc, Trang, Huân 5 Phần 1 của vấn đề 2 Huân, Trung 6 Căn chỉnh hình thức Word Ngân Phần bài tập:
Vấn đề 1: Đặt tên Doanh nghiệp (3.5 điểm) Tình huống:
Ông H. thành lập doanh nghiệp, kinh doanh hàng ăn uống chuyên về món Huế.
Ông đặt tên riêng doanh nghiệp là Mi tau. Hai từ này là từ xưng hô thân mật của người
miền Trung, có nghĩa là “mày-tao”, “anh-tôi”. Quán mở được vài hôm thì người của quận
đến lập biên bản, xử phạt 800.000 VNĐ, trong đó có lí do phạt vì đặt tên quán bằng tiếng
nước ngoài. Chủ quán gửi đơn khiếu nại, cho rằng hai từ Mi tau được đặt tách rời nhau,
đọc được như tiếng Việt, ai cũng có thể hiểu đó là “mày – tao” theo tiếng Huế, không thể
hiểu lầm là tiếng nước ngoài. Và cho biết:
1. Theo pháp luật hiện hành, đặt tên doanh nghiệp như thế nào được coi là hợp pháp?
2. Quyết định hành chính của cơ quan chức năng trong tình huống trên có phù
hợp với quy định của pháp luật hiện hành hay không, giải thích?
3. Anh/ chị hãy bình luận về quy định liên quan đến vấn đề đặt tên doanh nghiệp? Bài làm
Câu 1: Theo pháp luật hiện hành, đặt tên doanh nghiệp như thế nào được coi là hợp pháp? 1.1. Tên doanh nghiệp:
Căn cứ theo pháp luật hiện hành:
Có 3 hình thức đặt tên doanh nghiệp sau đây:
+ Tên tiếng Việt ( Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020, sửa đổi, bổ sung 2022)
+ Tên tiếng nước ngoài ( Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2020, sửa đổi, bổ sung 2022)
+ Tên viết tắt (Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2020, sửa đổi, bổ sung 2022)
1.1.1. Tên tiếng Việt: là tên gọi cơ bản, là tên chính thức được dung cho tất cả các
lĩnh vực đại diện cho doanh nghiệp, kể cả lĩnh vực pháp lý.
*Cấu trúc tên tiếng Việt đầy đủ của doanh nghiệp bao gồm:
Căn cứ tại khoản 1, Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020, sửa đổi, bổ sung 2022) a) Loại hình doanh nghiệp b) Tên riêng
Tên doanh nghiệp gồm hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng
Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn Hắc Lâm
*Quy định các loại hình doanh nghiệp:
Căn cứ khoản 2, Điều 37 của Luật Doanh nghiệp 2020, sửa đổi, bổ sung 2022, ta có:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn: được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “hoặc công ty TNHH”
+ Công ty cổ phần: được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP”
+ Công ty hợp danh: được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD”
+ Doanh nghiệp tư nhân: được viết là “doanh nghiệp tư nhân” hoặc “doanh nghiệp TN” *Quy định về tên riêng:
Căn cứ khoản 3, Điều 37 của Luật Doanh nghiệp 2020, sửa đổi, bổ sung 2022, ta có:
“Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.”
- Đươc phép sử dụng các ký hiệu: “&”, “.”, “+”, “-“, “_”
Ví dụ: Công ty TNHH Dược phẩm T&T
Ngoài ra, Luật cũng quy định những trường hợp cấm trong đặt tên doanh nghiệp, đó là:
- Tên doanh nghiệp phải phân biệt được, không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên
doanh nghiệp khác đã đăng ký trước đó trong phạm vi toàn quốc (Điều 41 của
Luật Doanh nghiệp 2020, sửa đổi, bổ sung 2022)
- Tên doanh nghiệp không thuộc các trường hợp bị cấm (Điều 38 của Luật Doanh
nghiệp 2020, sửa đổi, bổ sung 2022):
“1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được
quy định tại Điều 41 của Luật này.
2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng
của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và
thuần phong mỹ tục của dân tộc.”
- Tên doanh nghiệp đặt bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt phải phù hợp và không
vi phạm điều 39 của Luật Doanh nghiệp 2020, sửa đổi, bổ sung 2022)
1.1.2. Tên tiếng nước ngoài:
Căn cứ tại khoản 1,2, Điều 39 của Luật Doanh nghiệp 2020, sửa đổi, bổ sung 2022, ta có
quy định liên quan đến tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài.
- Là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ
La-tinh (Ý, Rô-man, Pháp, Anh…). Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của
doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
- Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài
của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh
nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của
doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Ví dụ: Tên tiếng nước ngoài: Hac Lam Company Limited 1.1.3. Tên viết tắt:
Căn cứ tại khoản 3, Điều 39 của của Luật Doanh nghiệp 2020, sửa đổi, bổ sung 2022, ta có:
- Đối với tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
- Tên viết tắt của doanh nghiệp không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký. Ví dụ: Tên viết tắt: + Blackforest CO., LTD + Blackjungle CO., LTD Ngoài ra:
Theo điều 18 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp:
“1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đăng ký tên doanh
nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở
dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh
nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
2. Phòng Đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký của
doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Để tránh tên doanh nghiệp bị trùng, nhầm và
vi phạm quy định về đặt tên doanh nghiệp, ý kiến Phòng Đăng ký kinh doanh là quyết
định cuối cùng. Trường hợp không đồng ý với quyết định của Phòng Đăng ký kinh
doanh, doanh nghiệp có thể khởi kiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
3. Doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng
thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương
được cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 được tiếp tục sử dụng tên doanh nghiệp đã
đăng ký và không bắt buộc phải đăng ký đổi tên doanh nghiệp trong trường hợp có tên
trùng, tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
4. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có tên trùng và tên gây
nhầm lẫn tự thương lượng với nhau để đăng ký đổi tên doanh nghiệp.”
Và khoản 1 Điều 19 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP:
“1. Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân
đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp
thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu đó. Trước khi đăng ký đặt tên doanh
nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tham khảo các nhãn hiệu, chỉ
dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của
cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.”
Theo pháp luật hiện hành, đặt tên doanh nghiệp được coi là hợp pháp khi đáp ứng
đúng phạm vi các điều khoản pháp luật quy định về tên doanh nghiệp và không
quy phạm các điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp.
Câu 2: Quyết định hành chính của cơ quan chức năng trong tình huống trên có phù hợp
với quy định của pháp luật hiện hành hay không, giải thích?
Căn cứ vào Điều 18 Luật Quảng cáo năm 2018, quy định về tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo:
“1. Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp sau:
a) Nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các
từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt;
b) Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân
tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng
dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.
2. Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm
quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải
đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các
phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài”
Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2020, sửa đổi, bổ sung 2022 và Nghị định số
01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, ta có thể thấy rằng:
Theo pháp luật hiện hành, đặt tên doanh nghiệp được coi là hợp pháp khi đáp ứng đúng
phạm vi các điều khoản pháp luật quy định về tên doanh nghiệp và không quy phạm các
điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp.
Vì vậy, biên bản xử phạt đối với ông H là có căn cứ nếu bên lập biên bản chứng
minh được tên quán ăn “Mi tau” có ý nghĩa xác định khi dịch ra tiếng nước ngoài,
đồng thời phải chỉ rõ tà tiếng nước nào.
Nếu không thể chứng minh được vấn đề trên thì quyết định xử phạt của cơ quan
chức năng là không có căn cứ, đồng thời ông H có lý lẽ cho rằng hai từ “Mi tau”
được tách rời nhau, đọc như tiếng Việt, ai cũng có thể hiểu đó là “mày-tao” theo
tiếng Huế và bản chất loại hình kinh doanh mà ông H hướng tới cũng là quán ăn
món Huế. Vì vậy, trong trường hợp này ông H có thể gửi khiếu nại và tiếp tục sử
dụng tên quán ăn đó nếu nó không vi phạm vào những trường hợp tên bị cấm theo pháp luật hiện hành.
Câu 3: Anh/ chị hãy bình luận về quy định liên quan đến vấn đề đặt tên doanh nghiệp?
Điều 37, 38, 39, 41 của Luật Doanh nghiệp 2020, sửa đổi, bổ sung 2022 đã có các quy
định chi tiết và cụ thể về vấn đề đặt tên doanh nghiệp.Việc này đã đóng góp phần giải
quyết một số vấn đề của luật cũ. Vì các doanh nghiệp đăng ký tên tại các địa phương
khác nhau nên hiện tượng đặt tên doanh nghiệp trùng nhau xảy ra rất nhiều giữa các
địa phương.Vì vậy, kể từ khi có Nghị định 01/2021/NĐ-CP(cụ thể là ở khoản 1,
khoản 4, Điều 18 của Nghị định này) thì vấn đề này đã được giải quyết và tạo điều
kiện giải quyết các mâu thuẫn về tranh chấp tên trong doanh nghiệp.Đây là một Nghị
định được ban hành rất kịp thời, hợp lý và mang tính thực tiễn cao.Tuy nhiên vẫn còn
tồn đọng mọi số vấn đề cũ và xuất hiện thêm một số vấn đề mới. Quá nhiều quy định
về đặt tên cho doanh có thể gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp đó. Nhiều doanh
nghiệp đã tốn rất nhiều thời gian để lựa chọn tên doanh nghiệp sao cho đúng với quy
định của pháp luật và đôi khi chỉ vì những bất cập trong việc đặt tên doanh nghiệp mà
khiến cho các doanh nghiệp bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh. Có những hạn chế trong
các quy định về việc đặt tên của doanh nghiệp cụ thể như sau:
- Không được đặt tên trùng hay nhầm lẫn với các doanh nghiệp trước đó.
- VD: một doanh nghiệp lựa chọn tên riêng của mình hoặc của người thân để đặt
cho doanh nghiệp nhưng cái tên đó bị trùng với tên của doanh nghiệp khác.
- Đặt tên tiếng Việt của doanh nghiệp có thành phần đã được sử dụng rộng rãi trong
lĩnh vực kinh doanh cụ thể.
- VD: Các doanh nghiệp dệt may hàng Việt Nam xuất khẩu hiện đều lấy tên chung
là Made in Vietnam và tại thị trường nội địa, hàng dệt may có gắn nhãn mác này
bán chạy và được giá. Cho nên việc nhiều doanh nghiệp cùng đặt một cái tên là
Made in Vietnam sẽ ảnh hưởng đến nhau rất nhiều.
- Vì những quy định về việc đặt tên doanh nghiệp rất rắc rối nên nhiều doanh
nghiệp phải tìm đến sự giúp đỡ của các công ty dịch vụ trong việc đăng kí thành
lập doanh nghiệp làm tiêu hao công sức và tiền bạc của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, hệ thống pháp luật cần phải thêm, bổ sung một số khoản và điểm trong
điều luật, quy định cụ thể hơn về vấn đề đặt tên doanh nghiệp.Từ đó hạn chế những
xung đột, trở ngại giữa doanh nghiệp và nhà nước.
Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Luật Việt Phong, truy cập vào lúc 22:24, ngày 1/11/2022,
https://luatvietphong.vn/dat-ten-quan-an-phu-hop-voi-quy-dinh-phap-luat-hien- hanh.html
2. Luật Quảng cáo, truy cập vào lúc 20:37, ngày 1/11/2022,
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Van-ban-hop-nhat-47-VBHN-
VPQH-2018-Luat-Quang-cao-407247.aspx
3. Luật Doanh nghiệp năm 2020, sửa đổi, bổ sung năm 2022, nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật-2022.
4. Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, truy cập vào lúc 21:15, ngày 1/11/2022,
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Nghi-dinh-01-2021-ND-CP-dang- ky-doanh-nghiep-283247.aspx
Vấn đề 2: Ủy quyền trong nộp hồ sơ đăng kí doanh nghiệp (3.5 điểm) Tình huống:
Ông Nguyễn Thành Vinh dự định thành lập một Doanh nghiệp tư nhân kinh doanh
trong lĩnh vực nhà hàng ăn uống, do không có thời gian nên ông Vinh ủy quyền bằng văn
bản cho con trai là Nguyễn Thành Khoa thực hiện các thủ tục pháp lý để thành lập doanh
nghiệp. Ngày 18/01/2021, ông Khoa nộp hồ sơ đăng kí doanh nghiệp tại Phòng Đăng kí
doanh nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh B. Tuy nhiên, cán bộ thụ lý hồ sơ yêu cầu ông
Khoa phải xuất trình Giấy ủy quyền hoặc Hợp đồng ủy quyền có công chứng, chứng thực
mới tiếp nhận hồ sơ của ông. Ông Khoa về trình bày lại với cha mình và ông Vinh không
đồng ý với quan điểm trên của cán bộ tại Phòng Đăng kí kinh doanh.
Và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Yêu cầu trên của cán bộ Phòng đăng kí kinh doanh có phù hợp với quy định
pháp luật hiện hành không, vì sao?
2. Với tư cách là người tư vấn pháp luật, anh/chị hãy soạn thảo một hợp đồng ủy
quyền để ông Khoa có thể thay mặt ông Vinh thực hiện các thủ tục thành lập
doanh nghiệp tư nhân do ông Vinh làm chủ. Bài làm
Câu 1: Yêu cầu trên của cán bộ Phòng đăng kí kinh doanh có phù hợp
với quy định pháp luật hiện hành không, vì sao?
Yêu cầu trên của cán bộ Phòng đăng kí kinh doanh không còn hợp với
những quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ khoản 1, Điều 12, Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về ủy
quyền thực hiện thủ tục đăng kí doanh nghiệp như sau:
“Người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp có thể ủy quyền cho tổ
chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định sau đây:
1. Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo
hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên
quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.
Văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực”
Chính vì vậy, trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng
ký doanh nghiệp, kèm hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có văn bản ủy
quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh
nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền. Tuy
nhiên, các giấy hoặc hợp đồng ủy quyền đều có thể không cần công
chứng, chứng thức nên yêu cầu trên của cán bộ Phòng đăng kí kinh
doanh không còn hợp với những quy định của pháp luật hiện hành.
Câu 2: Với tư cách là người tư vấn pháp luật, anh/chị hãy soạn thảo một hợp đồng ủy
quyền để ông Khoa có thể thay mặt ông Vinh thực hiện các thủ tục thành lập doanh
nghiệp tư nhân do ông Vinh làm chủ.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN Số: 01/HĐUQ
Hôm nay, ngày 17 tháng 01 năm 2021. Tại Phường Thủy Dương,
chúng tôi gồm: ông Nguyễn Thành Vinh và ông Nguyễn Thành Khoa
Bên ủy quyền (sau đây gọi là Bên A):
Ông (Bà): Nguyễn Thành Vinh Sinh ngày:21/3/1971
CMND/CCCD:046271000123 cấp ngày 12/3 tại Cục trưởng cục cảnh sát
Hộ khẩu thường trú: (Trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú):
Thủy Dưởng, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế
Bên được ủy quyền (sau đây gọi là Bên B):
Ông (Bà): Nguyễn Thành Khoa Sinh ngày: 11/5/1995
CMND/CCCD: 045295001234 cấp ngày 28/7 tại Cục trưởng cục cảnh sát
Hộ khẩu thường trú: (Trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú):
Thủy Dưởng, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế
Nay hai bên đồng ý việc giao kết hợp đồng ủy quyền với các thỏa thuận sau đây:
ĐIỀU 1: PHẠM VI ỦY QUYỀN
Ghi cụ thể nội dung công việc ủy quyền, phạm vi ủy quyền mà bên B có nghĩa vụ thực hiện nhân danh bên A.
Thực hiện các thủ tục pháp lý để thành lập doanh nghiệp
ĐIỀU 2: THỜI HẠN ỦY QUYỀN
Thời hạn ủy quyền là 2 năm kể từ ngày 18 tháng 01. năm 2021 ĐIỀU 3: THÙ LAO
Thù lao ủy quyền là Không
Thù lao hợp đồng (nếu có) do các bên tự thỏa thuận. Nếu ủy quyền có thù lao cần ghi rõ
thời gian, phương thức thanh toán thù lao (kể cả trong trường hợp đơn phương đình chỉ
thực hiện hợp đồng ủy quyền)
ĐIỀU 4: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A
1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:
a. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên B thực hiện công việc;
b. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên B thực hiện trong phạm vi ủy quyền;
c. Thanh toán chi phí hợp lý mà bên B đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền và
trả thù lao cho bên B, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.
2. Bên A có các quyền sau đây:
a. Yêu cầu bên B thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền;
b. Yêu cầu bên B giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền,
nếu không có thỏa thuận khác;
c. Được bồi thường thiệt hại, nếu bên B vi phạm các nghĩa vụ đã thỏa thuận.
ĐIỀU 5: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B
1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:
a. Thực hiện công việc ủy quyền theo ủy quyền và báo cho bên A về việc thực hiện công việc đó;
b. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy
quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền;
c. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền;
d. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện ủy quyền;
đ. Giao lại cho bên A tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện ủy
quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
e. Bồi thường thiệt hại do vi phạm các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng;
2.Bên B có các quyền sau đây:
a. Yêu cầu bên A cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết nhằm thực hiện công việc ủy quyền;
b. Hưởng thù lao, được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền.
ĐIỀU 6: VIỆC NỘP LỆ PHÍ CHỨNG THỰC
Lệ phí chứng thực Hợp đồng này do bên ông Nguyễn Thành Vinh chịu trách nhiệm nộp.
ĐIỀU 7: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Trong quá trình thực hiện hợp đồng ủy quyền mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng
thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp
không thương lượng được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có
thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 8: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN
Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:
1. Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc
2. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này. 3. Các cam đoan khác….
ĐIỀU 9: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
1. Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa
và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.
2. Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp
đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.
3. Hợp đồng này có hiệu lực từ 18/01/2021 BÊN A BÊN B
(ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)
(ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên) Vinh Khoa
Nguyễn Thành Vinh Nguyễn Thành Khoa
Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Thư viện pháp luật, truy cập vào lúc 23:14, ngày 1/11/2022,
https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/uy-quyen-trong-truong-hop-dang-ky-thanh-lap-
doanh-nghiep-co-can-chung-thuc-chu-ky-khong-ho-so-dang--620015-15376.html
2. Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, truy cập vào lúc 23:12, ngày 1/11/2022,
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Nghi-dinh-01-2021-ND-CP-dang- ky-doanh-nghiep-283247.aspx
3. Luật Minh Khuê, truy cập vào lúc 1:18, ngày 2/11/2022,
https://luatminhkhue.vn/mau-giay-uy-quyen-giua-ca-nhan-voi-ca-nhan.aspx