Bài thảo luận nhóm chủ đề 2: Pháp luật về chế độ thu ngân sách nhà nước

Bài thảo luận nhóm chủ đề 2: Pháp luật về chế độ thu ngân sách nhà nước

NHÓM 1
CHỦ ĐỀ 2: PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ THU NGÂN SÁCH NHÀ ỚC
Thành viên nhóm
Nguyễn Thị Tâm Như
Nguyễn Thị Kim Hoa
Trần Thị Huyền
Trần Hoàng Thu Hiền
Nguyễn Ngọc Bảo Khanh
Võ Thanh Tịnh
Hà Đức Anh Kiệt
Nguyễn Hoàng Oanh
MỤC LC
CHƯƠNG 1: PHÁP LUẬT VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ................................................3
1.1 luận về thu ngân sách nhà nước ............................................................................................ 3
1.1.1 Khái niệm về thu ngân sách nhà nước ........................................................................................................ 3
1.1.2. Vai trò ........................................................................................................................................................ 3
1.2 Quy định của pháp luật hiện hành về thu ngân sách nhà ớc ................................................... 4
1.3 Phân loại thu ngân sách Nhà nước ...................................................................................................... 5
2.1 Thực trạng về thu ngân sách nhà ớc tại Việt Nam hiện nay ................................................... 7
2.2 ĐÁNH GIÁ CHUNG ................................................................................................................. 8
CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC .....................10
3.1 Đánh giá pháp luật về thu ngân sách nhà nước ........................................................................ 10
3.2 Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật trong Luật Ngân sách nhà ớc ............................... 11
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................................... 13
2
CHƯƠNG 1: PHÁP LUẬT VỀ THU NGÂN CH NHÀ NƯỚC
1.1 luận về thu ngân sách nhà nước
* Khái niệm về thu ngân sách nhà nước
Thu ngân sách Nhà nước việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập
trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách Nhà nước nhằm
thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
* Vai t
Vai trò của thu ngân sách nhà c:
- Thứ nhất, việc thu ngân sách nhà nước liên quan đến sự vận hành của nền
kinh tế nhà nước và sự phát triển hội nên thu ngân sách nhà nước nắm vai trò
quan trọng và cụ thể như sau:
+ Đảm bảo được những kế hoạch phát triển kinh tế hội luôn luôn đáp
ứng những nhu cầu chi tiêu của một số hoạt động trong bộ máy nhà nước.
+ Thông qua quá trình thu ngân sách nhà nước thì những điều tiết kinh tế
xã hội sẽ được hạn chế và tăng cường những mặt tích cực giúp tăng trưởng sự phát
triển mọi hoạt động hiệu quả quá trình kiểm soát. Để từ đó có thể điều tiết được
mọi cơ cấu hoạt động kinh tế và có những định hướng chung.
+ Để điều tiết được những thu nhập nhân thông qua quá trình đóng thuế.
Đây cũng là phương pháp giảm khoảng cách giàu nghèo tạo điều kiện ổn định kinh
tế và đời sống những người có thu nhập thấp.
- Thứ hai, thu ngân sách nhà nước vai trò rất quan trọng trong toàn bộ
hoạt động của Nhà nước và nền kinh tế - xã hội, cụ thể là:
+ Thu ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn vốn để thực hiện các nhu cầu chi
tiêu của N nước, các kế hoạch phát triển kinh tế hội của N nước. Vì
NSNN được xem quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của Nhà nước và được
dùng để giải quyết nhung nhu cầu chung của Nhà nước về kinh tế, văn hóa, giáo
dục, y tế, xã hội, hành chính, an ninh và quốc phòng.
3
+ Thông qua ngân sách nhà nước, Nhà ớc thực hiện việc quản điều
tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội nhằm hạn chế những mặt khuyết tật, phát huy những
mặt tích cực của nó và làm cho nó hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.
+ Thu ngân sách nhà nước còn đóng vai trò quan trọng trong vấn đề điều tiết
thu nhập của các nhân trong hội. Thông qua công cụ thuế, Nhà nước đánh
thuế thu nhập đối với người thu nhập cao hoặc đánh thuế cao đối với các hàng
hóa xa xỉ, hàng hóa không khuyến khích tiêu dùng
1.2 Quy định của pháp luật hiện hành về thu ngân sách nhà nước
Theo Điều 5, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 (số 83/2015/QH13, ngày
25/6/2015), thu NSNN bao gồm: Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí; Toàn bộ
các khoản pthu từ các hoạt động dịch vụ do quan nhà nước thực hiện, trường
hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; Các khoản phí thu từ các hoạt
động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập doanh nghiệp (DN) nhà nước thực
hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; Các khoản viện trợ
không hoàn lại của chính phủ các nước, các tổ chức, nhân ngoài nước cho
Chính phủ Việt Nam chính quyền địa phương; Các khoản thu khác theo quy
định của pháp luật. Trong đó, nguồn thu từ thuế phí nguồn thu quan trọng
nhất.
* Các khoản thu ngân sách nhà nước:
Theo quy định hiện hành tại Điều 2 Nghị định 163/2016/NĐ-CP thì các
khoản thu ngân sách nhà nước bao gồm:
1.
Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của các luật thuế.
2.
Lệ phí do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.
3.
Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện; trường hợp
được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ.
4.
Phí thu tcác hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập doanh
nghiệp nnước thực hiện, sau khi trừ phân được trích lại để đắp chi phí
theo quy định của pháp luật.
5.
Các khoản nộp ngân sách nhà nước từ hoạt động kinh tế của N nước, gồm:
4
a) Lãi được chia cho nước ch nhà các khoản thu khác từ hoạt động thăm
dò, khai thác dầu, khí;
b) Các khoản thu hồi vốn của Nhà nước đầu tại các tổ chức kinh tế;
c) Thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại các công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước;
d) Thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh
nghiệp nhà nước;
e) Chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
f) Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (bao gồm cả gốc và lãi), trừ vay lại
vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
6.
Huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp
luật.
7.
Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất,
chuyển mục đích sử dụng đất do các quan, đơn vị, tổ chức của Nhà nước
quản lý.
8.
Tiền sử dụng đất; tiền cho thuê đất, thuê mặt nước; tiền sử dụng khu vực
biển; tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
9.
Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước; thu cấp quyền khai
thác khoáng sản, thu cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
10.
Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định
của pháp luật.
11.
Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, nhân trong ngoài
nước.
12.
Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức,
nhân ngoài nước cho Nhà nước, Chính phủ Việt Nam, cho quan nhà
nước ở địa phương.
13.
Thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Điều 11 Luật Ngân sách nhà
nước năm 2015.
5
14.
Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
1.3 Phân loại thu ngân sách Nhà nước
* Căn cứ vào nguồn phát sinh các khoản thu
Thu ngân sách Nhà nước được chia thành thu trong nước thu từ nước
ngoài.
Trong đó nguồn thu từ trong nước chiếm tỉ trọng lớn đóng vai trò rất quan
trọng đối với tổng thu ngân sách Nnước.
Thu từ nước ngoài cũng đóng vai trò quan trọng tuy nhiên chiếm tỉ trọng
không lớn và không phải quyết định.
* Căn cứ vào tính chất phát sinh nội dung kinh tế
Thu ngân sách Nhà nước bao gồm:
- Thu thường xuyên là các khoản thu phát sinh tương đối đều đặn, ổn định
về mặt thời gian và số lượng gồm thuế, phí, lệ phí. Trong đó:
+ Thuế một khoản đóng góp bắt buộc của c tổ chức, nhân cho Nhà
nước theo mức độthời hạn được pháp luật qui định, không mang tính chất hoàn
trả trực tiếp, nhằm trang trải các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
+ Phí khoản tiền tổ chức, nhân phải trả khi được một tchức,
nhân khác cung cấp dịch vụ (được qui định trong danh mục phí ban hành kèm theo
Pháp lệnh về phí và lệ phí)
6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THU NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC
2.1 Thực trạng về thu ngân sách nhà nước tại Việt Nam hiện nay
Trong năm nay, 2023, Báo cáo vềnh hình kinh tế - hội cả nước quý 2 và
6 tháng đầu năm 2023 do Tổng cục Thống mới công bố cho thấy thu ngân sách
nhà nước 6 tháng đầu năm 2023 giảm 7,8% so với cùng kỳ năm trước.
* Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu vật chất , nhiều th trường chủ lực giảm sâu:
Về thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu, tháng 6 thu đạt 18,6
nghìn tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023 đạt 126,4 nghìn tỷ đồng, bằng 52,9%
dự toán năm và vẫn giữ đà giảm 20,6%.
Theo ghi nhận, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đối mặt với lạm phát
việc suy thoái kinh tế hầu hết các quốc gia khiến nhu cầu tiêu dùng toàn cầu suy
giảm, đặc biệt tại những thị trường chủ lực, sẽ tác động bất lợi đến hoạt động xuất,
nhập khẩu của Việt Nam.
Điều này gây thách thức đến việc hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách từ hoạt
động xuất nhập khẩu do ngành hải quan quản lý.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, tính chung 6 tháng đầu năm 2023, tổng kim
ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 316,65 tUSD, giảm 15,2% so với cùng kỳ
năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 12,1%; nhập khẩu giảm sâu hơn mức 18,2%.
Tuy nhiên, cán cân thương mại hàng hóa 6 tháng đầu năm 2023 vẫn duy trì xuất
siêu 12,25 tỷ USD.
Hoa Kỳ tiếp tục thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch
ước đạt 44,2 tỷ USD. Trung Quốc thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam
với kim ngạch ước đạt 50,1 tỷ USD.
Về nh hình xuất nhập khẩu sang một số thị trường chủ lực, thông tin từ
Tổng cục Thống kê cho thấy trong 6 tháng đầu năm 2023, xuất siêu sang Hoa Kỳ
ước đạt 37,2 tỷ USD giảm 24,9% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang EU ước
đạt 14,5 tỷ USD, giảm 9,8%; xuất siêu sang Nhật Bản 1,2 tỷ USD (cùng kỳ năm
trước nhập siêu 0,7 tỷ USD).
7
Ở chiều ngược lại, nhập siêu t Trung Quốc 24,5 tỷ USD, giảm 30,9%; nhập
siêu từ Hàn Quốc 13,4 tỷ USD, giảm 34,8%; nhập siêu t ASEAN 4 tỷ USD, giảm
39,1%.
Tổng thu ngân sách nhà nước tháng 6 ước đạt 93,5 nghìn tỷ đồng, bằng
5,8% dự toán, bằng 72,5% so cùng kỳ năm 2022. Lũy kế tổng thu ngân sách nhà
nước 6 tháng đầu năm 2023 đạt 875,8 nghìn tỷ đồng, bằng 54% dtoán năm
giảm 7,8% so với cùng kỳ năm trước.
Thu nội địa tháng 6 đạt 70,4 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023
đạt 718,8 nghìn tỷ đồng, bằng 53,9% dự toán năm và giảm 4,7% so với cùng kỳ
năm trước.
* vậy, một số khoản thu, sắc thuế chính vẫn duy trì đà tăng trưởng ổn định.
Cụ thể, thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt gần 98 nghìn tỷ đồng,
bằng 58,1% dự toán, với mức tăng trưởng tốt 10,9% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, thu từ doanh nghiệp vốn đầu nước ngoài (không kể dầu
thô) 119,4 nghìn tỷ đồng, bằng 52% tăng 0,8%; thu thuếng, thương nghiệp
dịch vụ ngoài Nhà nước 171,3 nghìn tỷ đồng, bằng 54,8% và tương đương cùng kỳ
năm trước.
Thu từ hoạt đông xổ số kiến thiết ước đạt 24,5 nghìn tỷ đồng, bằng 65,1%
dự toán. Thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhận sau thuế, chênh lệch thu chi của Ngân
hàng Nhà nước 6 tháng ước đạt 84,1% dự toán, tăng 73,9%...
Về thực hiê thu
địa trên địa bàn các địa phương, ước tính đến hết tháng
6, 30 địa phương thu nội địa đạt trên 50% dtoán, trong đó 14 địa phương đạt
trên 55% dự toán; 9 địa phương thu cao hơn cùng kỳ; 54 địa phương tiến đô thu dự
toán đạt thấp hơn so cùng kỳ.
Bên cạnh đó, thu từ dầu thô tháng 6 đạt 4,5 nghìn tỷ đồng; lũy kế 6 tháng
đầu năm đạt 30,6 nghìn tỷ đồng, bằng 72,9% dự toán năm và giảm 15%;
2.2 ĐÁNH GIÁ CHUNG:
Qua thực trạng về pháp luật thu ngân sách nhà nước và thực trạng công tác
thu ngân sách nhà nước hiện nay, ta thấy rằng:
8
* Về ưu điểm
- cấu thu ngân sách nnước chuyển dịch theo ớng tích cực.
- Hiệu quả thu ngân sách nhà nước ngày càng được nâng cao.
* Về nhược điểm:
- cấu thu NSNN chưa thực sự bền vững;
- Công tác quản thu ngân sách nhà nước chưa đạt hiệu quả cao
- Tình trạng gian lận trốn thuế vẫn còn xảy ra.
9
CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC
3.1 Đánh g pháp luật về thu ngân sách nhà c
Trong 6 tháng đầu năm 2023, ngành Tài chính đã thực hiên
31,6 nghìn cuôc
thanh tra, kiểm tra, tập trung vào các lĩnh vực quản lý thu, chi ngân sách nhà nước;
quản lý, sử dụng vốn đầu tư; quản giá, chứng khoán; kiểm tra trên 343,2 nghìn
hồ sơ khai thuế của doanh nghiêp. Qua đó, kiến nghị xử lý tài chính trên 43 nghìn
tỷ đồng, trong đó kiến nghị thu nôp
ngân sách nhà nước 11,2 nghìn tỷ đồng, đã thu
nôp 8,4 nghìn tỷ đồng; giảm l , giảm khấu trừ xử tài chính khác 31,9 nghìn tỷ
đồng.
Từ thực tế trên, thể thấy được, hiện nay vẫn còn một số nguồn thu, nhiệm
vụ chi chưa được quy định cụ thể, phù hợp để phản ánh đầy đsố thu, số thực chi
trong quyết toán ngân sách nhà nước. Đối với nguồn thu phí, lệ phí, Luật ngân sách
nhà nước quy định là khoản thu của ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, việc triển khai
thực hiện còn hạn chế tồn tại phát sinh trong quá trình thực hiện.
Đối với các khoản thu lệ phí, các quan hành chính nhà nước được để lại
một phần để đắp chi phí thu, phần còn lại mới nộp vào ngân sách nhà nước.
Việc để lại như vậy làm một phần sthu lệ phí bđể ngoài ngân sách đồng thời tỷ
lệ để lại chưa sát hoạt động của đơn vị, nên có đơn vị không đủ kinh phí để tổ chức
thu, có đơn vị thừa nguồn thu dẫn đến dư kinh phí hoặc sử dụng sai mục đích…
Hơn nữa chế tổ chức của bộ máy thu ngân sách nhà nước còn chưa thống
nhất, việc chưa phân cấp rõ ràng như hiện nay dẫn đến sự trùng lặp về thẩm quyền,
trách nhiệm giữa các cấp, gia tăng sức ép về mặt thời gian trong việc xem xét,
quyết định thu ngân sách phê chuẩn quyết toán ngân sách. Điều đó đồng nghĩa
với việc thẩm quyền tính chủ động của các cấp chính quyền địa phương trong
việc xem xét, quyết định ngân sách của các cấp chưa thống nhất, dẫn đến hoạt
động thu ngân sách nhà nước gặp khó khăn. Mặt khác, việc phân chia các nguồn
thu được hưởng giữa ngân sách Trung ương ngân sách địa phương còn chưa
đảm bảo tính ổn định, còn thiếu tính sát thực tế đảm bảo công bằng cho từng địa
phương.
10
Một vấn đề đặt ra đối với hoạt động thu ngân sách nhà nước vấn đề nợ
đọng, trốn thuế, thất thu thuế vẫn còn diễn ra khá phổ biến. Hành vi trốn thuế, gian
lận thuế diễn ra ngày càng phức tạp với những hành vi ngày càng tinh vi khó
phát hiện, gây thất thoát không nhỏ ngân sách nhà nước …
3.2 Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật trong Luật Ngân sách nhà nước
Thứ nhất, hạn chế tối đa sự lồng ghép giữa ngân sách địa phương ngân
sách trung ương trong hệ thống luật ngân sách nhà nước hiện nay. để làm được
điều này, cần đổi mới quy trình ngân sách nhà nước nói chung quy trình ngân
sách địa phương nói riêng theo hướng tách bạch, ràng. hiện nay, quy trình ngân
sách nước ta còn lồng ghép. muốn bảo đảm tính độc lập tương đối của chính
quyền địa phương trong việc lập, quyết định dự toán, phân bổ phê chuẩn quyết
toán ngân sách địa phương thì quốc hội chỉ nên quyết định dự toán ngân sách n
nước, quyết định phân bổ dự toán ngân sách Trung ương.
Đồng thời, hoàn thiện quy định về vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh trong quy trình ngân sách, bảo đảm cho Hội đồng nhân dân chủ động trong
việc quyết định các vấn đề kinh tế-hội tại địa phương, quyết định và xây dựng
ngân sách địa phương trên sở tuân thủ các nguyên tắc thống nhất của nền tài
chính quốc gia. Theo đó, cho phép Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành một số
loại định mức tiêu chuẩn phù hợp với khả năng ngân sách địa phương và điều kiện
kinh tế - hội của từng vùng, quy định cụ thể công khai tỷ lệ điều tiết từ c
nguồn thu phân chia, số bổ sung giữa các cấp ngân sách địa phương.
Bên cạnh đó, sửa đổi chế giao chỉ tiêu nhiệm v thu, chi cho các địa
phương theo hướng do địa phương tự quyết định. Nếu các cấp ngân sách không
lồng ghép với nhau, ngân sách từng cấp do Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp
quyết định. Với hình không lồng ghép như vậy, nhiệm vụ, quyền hạn của từng
cấp ngân sách được quy định ràng hơn, đơn giản hóa được các thủ tục trong
công tác lập, chấp hành quyết toán ngân sách nhà nước, m i cấp ngân sách
thời gian điều kiện để xem xét chi tiết, kỹ lưỡng ngân sách cấp mình, tăng tính
công khai, minh bạch của ngân sách nhà nước.
Thứ hai, trong cân đối ngân sách hiện nay vẫn còn một số nguồn thu, nhiệm
vụ chi trong thu phí lệ phí chưa được quy định cụ thể, phù hợp để phản ánh đầy
đủ số thu phản ánh đúng số thực chi trong quyết toán ngân sách nhà nước. Để
11
khắc phục những bất cập trên, cần quy định việc phân định các khoản thu phí, lệ
phí gắn với mục tiêu, tính chất đặc điểm của từng loại phí, lệ phí cũng như gắn
với từng loại hình quan, đơn vị để xác định khoản thu nào nộp ngân sách nhà
nước, khoản thu nào để lại cho đơn vị.
Cụ thể: Phí, lệ phí do cơ quan hành chính nhà nước thu thì nộp toàn bộ số thu
vào ngân sách nhà nước, còn chi phí thực hiện nhiệm vụ thu của các quan này
sẽ được ngân sách nhà nước đảm bảo theo đúng định mức tiêu chuẩn chi ngân sách
được pháp luật quy định. Đối với các khoản phí, lệ phí do các đơn vị sự nghiệp
công lập thực hiện thu thì căn cứ lộ trình đổi mới chế hoạt động, chế tài
chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, khi chuyển đổi phương thức quản lý đối
với các đơn vị sự nghiệp công lập, phí, lệ phí của đơn vị s nghiệp hoạt động trong
các lĩnh vực dịch vụ (giáo dục, y tế, văn hóa, hội…) được coi nguồn thu của
đơn vị.
Thứ ba, quy định lại tỷ lệ phân chia của 5 khoản thu cho ngân sách xã. Cần
sửa đổi theo hướng là chỉ quy định 5 khoản thu trên phải phân cấp cho xã, còn việc
quyết định tlệ phần trăm phân chia đối với 5 khoản thu cho ngân sách do Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo tình hình thực tế của địa phương. Luật
2015 đã hoàn toàn bãi bỏ quy định này, thay vào đó ngân sách xã, thị trấn được
phân chia nguồn thu từ các khoản: thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế môn bài
thu từ nhân, hộ kinh doanh; thuế sdụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ
phí trước bạ nhà, đất”. Như vậy, tỷ lệ phần trăm này sẽ do Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh quyết định phân cấp cụ thể căn cứ vào nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách
địa phương.
Thứ , quy định nguồn thu từ đất đai là nguồn thu phân chia giữa ngân sách
Trung ương ngân sách địa phương để đảm bảo điều tiết nguồn lực từ đất đai một
cách hài hòa giữa các địa phương.
Thứ năm, quy định về nguồn thu từ hoạt động xsố kiến thiết là như thế
nào, bao gồm những khoản thu gì? Đồng thời quy định cụ thể nguyên tắc hạch toán
nguồn thu xổ số kiến thiết vào ngân sách nhà nước theo đúng quy định, cũng như
nguyên tắc sử dụng nguồn thu từ xổ số kiến thiết.
12
13
Tài liệu tham khảo
1. Quốc hội ( 25/06/2015 ), Luật Ngân sách nhà c
2. Trường Đại học Luật Nội, ( 2008 ), Giáo trình Luật Ngân sách nhà nước,
NXB Công an Nhân dân; http://fdvn.vn/wp-content/uploads/2019/08/luu-ban-
nhap-tu-dong-1-4.pdf, truy cập ngày 09/10/2023
3. Bùi Thị Mai Hoài ( 07/05/2007 ), Cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam trong
nền kinh tế thị trường, nợ công và các chuẩn mực quốc tế”, NXB Đại học quốc
gia TP. Hồ Chí Minh
4. Đinh Tích Linh ( 2003 ), Những điều cần biết về ngân sách nhà nước để thực
hiện luật ngân sách nhà nước mới, Hà Nội NXB Thống kê
5. Khánh Vy ( 14/07/2023 ), Thu ngân sách Nhà nước 6 tháng năm 2023 đạt
875,8 nghìn tỷ đồng, đạt 54% dự toán, Kiểm toán nhà nước Việt Nam.
https://www.sav.gov.vn/Pages/chi-tiet-tin.aspx?
ItemID=40530&l=TinTucSuKien&fbclid=IwAR1TzagwI_yKepEcoSiz9X5wA
ZV6lnCCHT8iABoSmQjWraNrc8QU1vTAIK8,truy cập ngày 09/10/2023
6. Ánh Tuyết ,( 8/10/2023)- kinh tế khó khăn, thu ngân sách nhà nước sụt giảm
đáng kể - https://vneconomy.vn/kinh-te-kho-khan-thu-ngan-sach-nha-nuoc-
thang-6-sut-giam-dang-ke.htm, truy cập ngày 09/10/2023
7. Bộ Tài chính(7/6/2023) Bộ Tài chính công khai báo cáo đánh giá bổ sung kết
quả thc hiện NSNN năm 2022,
https://ckns.mof.gov.vn/Lists/News/DispForm.aspx?
ID=40&InitialTabId=Ribbon.Read, truy cập ngày 09/10/2023
14
| 1/14

Preview text:

NHÓM 1
CHỦ ĐỀ 2: PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Thành viên nhóm Nguyễn Thị Tâm Như Nguyễn Thị Kim Hoa Trần Thị Huyền Trần Hoàng Thu Hiền Nguyễn Ngọc Bảo Khanh Võ Thanh Tịnh Hà Đức Anh Kiệt Nguyễn Hoàng Oanh MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: PHÁP LUẬT VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ................................................3 1.1
Lý luận về thu ngân sách nhà nước ............................................................................................ 3
1.1.1 Khái niệm về thu ngân sách nhà nước ........................................................................................................ 3
1.1.2. Vai trò ........................................................................................................................................................ 3 1.2
Quy định của pháp luật hiện hành về thu ngân sách nhà nước ................................................... 4
1.3 Phân loại thu ngân sách Nhà nước ...................................................................................................... 5 2.1
Thực trạng về thu ngân sách nhà nước tại Việt Nam hiện nay ................................................... 7 2.2
ĐÁNH GIÁ CHUNG ................................................................................................................. 8
CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC .....................10 3.1
Đánh giá pháp luật về thu ngân sách nhà nước ........................................................................ 10 3.2
Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật trong Luật Ngân sách nhà nước ............................... 11
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................................... 13 2
CHƯƠNG 1: PHÁP LUẬT VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1 Lý luận về thu ngân sách nhà nước
* Khái niệm về thu ngân sách nhà nước
Thu ngân sách Nhà nước là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập
trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách Nhà nước nhằm
thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. * Vai trò
Vai trò của thu ngân sách nhà nước:
- Thứ nhất, việc thu ngân sách nhà nước liên quan đến sự vận hành của nền
kinh tế nhà nước và sự phát triển xã hội nên thu ngân sách nhà nước nắm vai trò
quan trọng và cụ thể như sau:
+ Đảm bảo được những kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và luôn luôn đáp
ứng những nhu cầu chi tiêu của một số hoạt động trong bộ máy nhà nước.
+ Thông qua quá trình thu ngân sách nhà nước thì những điều tiết kinh tế và
xã hội sẽ được hạn chế và tăng cường những mặt tích cực giúp tăng trưởng sự phát
triển mọi hoạt động hiệu quả và quá trình kiểm soát. Để từ đó có thể điều tiết được
mọi cơ cấu hoạt động kinh tế và có những định hướng chung.
+ Để điều tiết được những thu nhập cá nhân thông qua quá trình đóng thuế.
Đây cũng là phương pháp giảm khoảng cách giàu nghèo tạo điều kiện ổn định kinh
tế và đời sống những người có thu nhập thấp.
- Thứ hai, thu ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ
hoạt động của Nhà nước và nền kinh tế - xã hội, cụ thể là:
+ Thu ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn vốn để thực hiện các nhu cầu chi
tiêu của Nhà nước, các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước. Vì
NSNN được xem là quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của Nhà nước và được
dùng để giải quyết nhung nhu cầu chung của Nhà nước về kinh tế, văn hóa, giáo
dục, y tế, xã hội, hành chính, an ninh và quốc phòng. 3
+ Thông qua ngân sách nhà nước, Nhà nước thực hiện việc quản lý và điều
tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội nhằm hạn chế những mặt khuyết tật, phát huy những
mặt tích cực của nó và làm cho nó hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.
+ Thu ngân sách nhà nước còn đóng vai trò quan trọng trong vấn đề điều tiết
thu nhập của các cá nhân trong xã hội. Thông qua công cụ thuế, Nhà nước đánh
thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hoặc đánh thuế cao đối với các hàng
hóa xa xỉ, hàng hóa không khuyến khích tiêu dùng
1.2 Quy định của pháp luật hiện hành về thu ngân sách nhà nước
Theo Điều 5, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 (số 83/2015/QH13, ngày
25/6/2015), thu NSNN bao gồm: Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí; Toàn bộ
các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường
hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; Các khoản phí thu từ các hoạt
động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp (DN) nhà nước thực
hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; Các khoản viện trợ
không hoàn lại của chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho
Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương; Các khoản thu khác theo quy
định của pháp luật. Trong đó, nguồn thu từ thuế và phí là nguồn thu quan trọng nhất.
* Các khoản thu ngân sách nhà nước:
Theo quy định hiện hành tại Điều 2 Nghị định 163/2016/NĐ-CP thì các
khoản thu ngân sách nhà nước bao gồm:
1. Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của các luật thuế.
2. Lệ phí do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.
3. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện; trường hợp
được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ.
4. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh
nghiệp nhà nước thực hiện, sau khi trừ phân được trích lại để bù đắp chi phí
theo quy định của pháp luật.
5. Các khoản nộp ngân sách nhà nước từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, gồm: 4
a) Lãi được chia cho nước chủ nhà và các khoản thu khác từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;
b) Các khoản thu hồi vốn của Nhà nước đầu tư tại các tổ chức kinh tế;
c) Thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại các công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước;
d) Thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước;
e) Chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
f) Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (bao gồm cả gốc và lãi), trừ vay lại
vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
6. Huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
7. Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất,
chuyển mục đích sử dụng đất do các cơ quan, đơn vị, tổ chức của Nhà nước quản lý.
8. Tiền sử dụng đất; tiền cho thuê đất, thuê mặt nước; tiền sử dụng khu vực
biển; tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
9. Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước; thu cấp quyền khai
thác khoáng sản, thu cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
10. Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật.
11. Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
12. Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá
nhân ở ngoài nước cho Nhà nước, Chính phủ Việt Nam, cho cơ quan nhà nước ở địa phương.
13. Thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Điều 11 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015. 5
14. Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
1.3 Phân loại thu ngân sách Nhà nước
* Căn cứ vào nguồn phát sinh các khoản thu
Thu ngân sách Nhà nước được chia thành thu trong nước và thu từ nước ngoài.
Trong đó nguồn thu từ trong nước chiếm tỉ trọng lớn và đóng vai trò rất quan
trọng đối với tổng thu ngân sách Nhà nước.
Thu từ nước ngoài cũng đóng vai trò quan trọng tuy nhiên chiếm tỉ trọng
không lớn và không phải quyết định.
* Căn cứ vào tính chất phát sinh và nội dung kinh tế
Thu ngân sách Nhà nước bao gồm:
- Thu thường xuyên là các khoản thu phát sinh tương đối đều đặn, ổn định
về mặt thời gian và số lượng gồm thuế, phí, lệ phí. Trong đó:
+ Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các tổ chức, cá nhân cho Nhà
nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật qui định, không mang tính chất hoàn
trả trực tiếp, nhằm trang trải các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
+ Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá
nhân khác cung cấp dịch vụ (được qui định trong danh mục phí ban hành kèm theo
Pháp lệnh về phí và lệ phí) 6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.1 Thực trạng về thu ngân sách nhà nước tại Việt Nam hiện nay
Trong năm nay, 2023, Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội cả nước quý 2 và
6 tháng đầu năm 2023 do Tổng cục Thống kê mới công bố cho thấy thu ngân sách
nhà nước 6 tháng đầu năm 2023 giảm 7,8% so với cùng kỳ năm trước.
* Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu vật chất , nhiều thị trường chủ lực giảm sâu:
Về thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu, tháng 6 thu đạt 18,6
nghìn tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023 đạt 126,4 nghìn tỷ đồng, bằng 52,9%
dự toán năm và vẫn giữ đà giảm 20,6%.
Theo ghi nhận, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đối mặt với lạm phát và
việc suy thoái kinh tế ở hầu hết các quốc gia khiến nhu cầu tiêu dùng toàn cầu suy
giảm, đặc biệt tại những thị trường chủ lực, sẽ tác động bất lợi đến hoạt động xuất,
nhập khẩu của Việt Nam.
Điều này gây thách thức đến việc hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách từ hoạt
động xuất nhập khẩu do ngành hải quan quản lý.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, tính chung 6 tháng đầu năm 2023, tổng kim
ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 316,65 tỷ USD, giảm 15,2% so với cùng kỳ
năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 12,1%; nhập khẩu giảm sâu hơn ở mức 18,2%.
Tuy nhiên, cán cân thương mại hàng hóa 6 tháng đầu năm 2023 vẫn duy trì xuất siêu 12,25 tỷ USD.
Hoa Kỳ tiếp tục thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch
ước đạt 44,2 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam
với kim ngạch ước đạt 50,1 tỷ USD.
Về tình hình xuất nhập khẩu sang một số thị trường chủ lực, thông tin từ
Tổng cục Thống kê cho thấy trong 6 tháng đầu năm 2023, xuất siêu sang Hoa Kỳ
ước đạt 37,2 tỷ USD giảm 24,9% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang EU ước
đạt 14,5 tỷ USD, giảm 9,8%; xuất siêu sang Nhật Bản 1,2 tỷ USD (cùng kỳ năm
trước nhập siêu 0,7 tỷ USD). 7
Ở chiều ngược lại, nhập siêu từ Trung Quốc 24,5 tỷ USD, giảm 30,9%; nhập
siêu từ Hàn Quốc 13,4 tỷ USD, giảm 34,8%; nhập siêu từ ASEAN 4 tỷ USD, giảm 39,1%.
Tổng thu ngân sách nhà nước tháng 6 ước đạt 93,5 nghìn tỷ đồng, bằng
5,8% dự toán, bằng 72,5% so cùng kỳ năm 2022. Lũy kế tổng thu ngân sách nhà
nước 6 tháng đầu năm 2023 đạt 875,8 nghìn tỷ đồng, bằng 54% dự toán năm và
giảm 7,8% so với cùng kỳ năm trước.
Thu nội địa tháng 6 đạt 70,4 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023
đạt 718,8 nghìn tỷ đồng, bằng 53,9% dự toán năm và giảm 4,7% so với cùng kỳ năm trước.
* Dù vậy, một số khoản thu, sắc thuế chính vẫn duy trì đà tăng trưởng ổn định.
Cụ thể, thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt gần 98 nghìn tỷ đồng,
bằng 58,1% dự toán, với mức tăng trưởng tốt 10,9% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu
thô) 119,4 nghìn tỷ đồng, bằng 52% và tăng 0,8%; thu thuế công, thương nghiệp và
dịch vụ ngoài Nhà nước 171,3 nghìn tỷ đồng, bằng 54,8% và tương đương cùng kỳ năm trước.
Thu từ hoạt đông xổ số kiến thiết ước đạt 24,5 nghìn tỷ đồng, bằng 65,1%
dự toán. Thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhận sau thuế, chênh lệch thu chi của Ngân
hàng Nhà nước 6 tháng ước đạt 84,1% dự toán, tăng 73,9%...
Về thực hiêṇ thu nôị địa trên địa bàn các địa phương, ước tính đến hết tháng
6, có 30 địa phương thu nội địa đạt trên 50% dự toán, trong đó 14 địa phương đạt
trên 55% dự toán; 9 địa phương thu cao hơn cùng kỳ; 54 địa phương tiến đô ̣ thu dự
toán đạt thấp hơn so cùng kỳ.
Bên cạnh đó, thu từ dầu thô tháng 6 đạt 4,5 nghìn tỷ đồng; lũy kế 6 tháng
đầu năm đạt 30,6 nghìn tỷ đồng, bằng 72,9% dự toán năm và giảm 15%;
2.2 ĐÁNH GIÁ CHUNG:
Qua thực trạng về pháp luật thu ngân sách nhà nước và thực trạng công tác
thu ngân sách nhà nước hiện nay, ta thấy rằng: 8 * Về ưu điểm
- Cơ cấu thu ngân sách nhà nước chuyển dịch theo hướng tích cực.
- Hiệu quả thu ngân sách nhà nước ngày càng được nâng cao. * Về nhược điểm:
- Cơ cấu thu NSNN chưa thực sự bền vững;
- Công tác quản lý thu ngân sách nhà nước chưa đạt hiệu quả cao
- Tình trạng gian lận trốn thuế vẫn còn xảy ra. 9
CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
3.1 Đánh giá pháp luật về thu ngân sách nhà nước
Trong 6 tháng đầu năm 2023, ngành Tài chính đã thực hiêṇ 31,6 nghìn cuôc ̣
thanh tra, kiểm tra, tập trung vào các lĩnh vực quản lý thu, chi ngân sách nhà nước;
quản lý, sử dụng vốn đầu tư; quản lý giá, chứng khoán; kiểm tra trên 343,2 nghìn
hồ sơ khai thuế của doanh nghiêp. Qua đó, kiến nghị xử lý tài chính trên 43 nghìn
tỷ đồng, trong đó kiến nghị thu nôp̣ ngân sách nhà nước 11,2 nghìn tỷ đồng, đã thu
nôp̣ 8,4 nghìn tỷ đồng; giảm l , giảm khấu trừ và xử lý tài chính khác 31,9 nghìn tỷ đồng.
Từ thực tế trên, có thể thấy được, hiện nay vẫn còn một số nguồn thu, nhiệm
vụ chi chưa được quy định cụ thể, phù hợp để phản ánh đầy đủ số thu, số thực chi
trong quyết toán ngân sách nhà nước. Đối với nguồn thu phí, lệ phí, Luật ngân sách
nhà nước quy định là khoản thu của ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, việc triển khai
thực hiện còn hạn chế tồn tại phát sinh trong quá trình thực hiện.
Đối với các khoản thu lệ phí, các cơ quan hành chính nhà nước được để lại
một phần để bù đắp chi phí thu, phần còn lại mới nộp vào ngân sách nhà nước.
Việc để lại như vậy làm một phần số thu lệ phí bị để ngoài ngân sách đồng thời tỷ
lệ để lại chưa sát hoạt động của đơn vị, nên có đơn vị không đủ kinh phí để tổ chức
thu, có đơn vị thừa nguồn thu dẫn đến dư kinh phí hoặc sử dụng sai mục đích…
Hơn nữa cơ chế tổ chức của bộ máy thu ngân sách nhà nước còn chưa thống
nhất, việc chưa phân cấp rõ ràng như hiện nay dẫn đến sự trùng lặp về thẩm quyền,
trách nhiệm giữa các cấp, gia tăng sức ép về mặt thời gian trong việc xem xét,
quyết định thu ngân sách và phê chuẩn quyết toán ngân sách. Điều đó đồng nghĩa
với việc thẩm quyền và tính chủ động của các cấp chính quyền địa phương trong
việc xem xét, quyết định ngân sách của các cấp chưa thống nhất, dẫn đến hoạt
động thu ngân sách nhà nước gặp khó khăn. Mặt khác, việc phân chia các nguồn
thu được hưởng giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương còn chưa
đảm bảo tính ổn định, còn thiếu tính sát thực tế và đảm bảo công bằng cho từng địa phương. 10
Một vấn đề đặt ra đối với hoạt động thu ngân sách nhà nước là vấn đề nợ
đọng, trốn thuế, thất thu thuế vẫn còn diễn ra khá phổ biến. Hành vi trốn thuế, gian
lận thuế diễn ra ngày càng phức tạp với những hành vi ngày càng tinh vi và khó
phát hiện, gây thất thoát không nhỏ ngân sách nhà nước …
3.2 Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật trong Luật Ngân sách nhà nước
Thứ nhất, hạn chế tối đa sự lồng ghép giữa ngân sách địa phương và ngân
sách trung ương trong hệ thống luật ngân sách nhà nước hiện nay. để làm được
điều này, cần đổi mới quy trình ngân sách nhà nước nói chung và quy trình ngân
sách địa phương nói riêng theo hướng tách bạch, rõ ràng. hiện nay, quy trình ngân
sách ở nước ta còn lồng ghép. muốn bảo đảm tính độc lập tương đối của chính
quyền địa phương trong việc lập, quyết định dự toán, phân bổ và phê chuẩn quyết
toán ngân sách địa phương thì quốc hội chỉ nên quyết định dự toán ngân sách nhà
nước, quyết định phân bổ dự toán ngân sách Trung ương.
Đồng thời, hoàn thiện quy định về vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh trong quy trình ngân sách, bảo đảm cho Hội đồng nhân dân chủ động trong
việc quyết định các vấn đề kinh tế-xã hội tại địa phương, quyết định và xây dựng
ngân sách địa phương trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc thống nhất của nền tài
chính quốc gia. Theo đó, cho phép Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành một số
loại định mức tiêu chuẩn phù hợp với khả năng ngân sách địa phương và điều kiện
kinh tế - xã hội của từng vùng, quy định cụ thể và công khai tỷ lệ điều tiết từ các
nguồn thu phân chia, số bổ sung giữa các cấp ngân sách địa phương.
Bên cạnh đó, sửa đổi cơ chế giao chỉ tiêu nhiệm vụ thu, chi cho các địa
phương theo hướng do địa phương tự quyết định. Nếu các cấp ngân sách không
lồng ghép với nhau, ngân sách từng cấp do Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp
quyết định. Với mô hình không lồng ghép như vậy, nhiệm vụ, quyền hạn của từng
cấp ngân sách được quy định rõ ràng hơn, đơn giản hóa được các thủ tục trong
công tác lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước, m i cấp ngân sách có
thời gian và điều kiện để xem xét chi tiết, kỹ lưỡng ngân sách cấp mình, tăng tính
công khai, minh bạch của ngân sách nhà nước.
Thứ hai, trong cân đối ngân sách hiện nay vẫn còn một số nguồn thu, nhiệm
vụ chi trong thu phí và lệ phí chưa được quy định cụ thể, phù hợp để phản ánh đầy
đủ số thu và phản ánh đúng số thực chi trong quyết toán ngân sách nhà nước. Để 11
khắc phục những bất cập trên, cần quy định việc phân định các khoản thu phí, lệ
phí gắn với mục tiêu, tính chất và đặc điểm của từng loại phí, lệ phí cũng như gắn
với từng loại hình cơ quan, đơn vị để xác định khoản thu nào nộp ngân sách nhà
nước, khoản thu nào để lại cho đơn vị.
Cụ thể: Phí, lệ phí do cơ quan hành chính nhà nước thu thì nộp toàn bộ số thu
vào ngân sách nhà nước, còn chi phí thực hiện nhiệm vụ thu của các cơ quan này
sẽ được ngân sách nhà nước đảm bảo theo đúng định mức tiêu chuẩn chi ngân sách
được pháp luật quy định. Đối với các khoản phí, lệ phí do các đơn vị sự nghiệp
công lập thực hiện thu thì căn cứ lộ trình đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài
chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, khi chuyển đổi phương thức quản lý đối
với các đơn vị sự nghiệp công lập, phí, lệ phí của đơn vị sự nghiệp hoạt động trong
các lĩnh vực dịch vụ (giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội…) được coi là nguồn thu của đơn vị.
Thứ ba, quy định lại tỷ lệ phân chia của 5 khoản thu cho ngân sách xã. Cần
sửa đổi theo hướng là chỉ quy định 5 khoản thu trên phải phân cấp cho xã, còn việc
quyết định tỷ lệ phần trăm phân chia đối với 5 khoản thu cho ngân sách xã do Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo tình hình thực tế của địa phương. Luật
2015 đã hoàn toàn bãi bỏ quy định này, thay vào đó “ngân sách xã, thị trấn được
phân chia nguồn thu từ các khoản: thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế môn bài
thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ
phí trước bạ nhà, đất”. Như vậy, tỷ lệ phần trăm này sẽ do Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh quyết định phân cấp cụ thể căn cứ vào nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương.
Thứ , quy định nguồn thu từ đất đai là nguồn thu phân chia giữa ngân sách
Trung ương và ngân sách địa phương để đảm bảo điều tiết nguồn lực từ đất đai một
cách hài hòa giữa các địa phương.
Thứ năm, quy định rõ về nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết là như thế
nào, bao gồm những khoản thu gì? Đồng thời quy định cụ thể nguyên tắc hạch toán
nguồn thu xổ số kiến thiết vào ngân sách nhà nước theo đúng quy định, cũng như
nguyên tắc sử dụng nguồn thu từ xổ số kiến thiết. 12 13
Tài liệu tham khảo
1. Quốc hội ( 25/06/2015 ), Luật Ngân sách nhà nước
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, ( 2008 ), Giáo trình Luật Ngân sách nhà nước,
NXB Công an Nhân dân; http://fdvn.vn/wp-content/uploads/2019/08/luu-ban-
nhap-tu-dong-1-4.pdf, truy cập ngày 09/10/2023
3. Bùi Thị Mai Hoài ( 07/05/2007 ), “Cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam trong
nền kinh tế thị trường, nợ công và các chuẩn mực quốc tế”, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh
4. Đinh Tích Linh ( 2003 ), Những điều cần biết về ngân sách nhà nước để thực
hiện luật ngân sách nhà nước mới, Hà Nội NXB Thống kê
5. Khánh Vy ( 14/07/2023 ), Thu ngân sách Nhà nước 6 tháng năm 2023 đạt
875,8 nghìn tỷ đồng, đạt 54% dự toán, Kiểm toán nhà nước Việt Nam.
https://www.sav.gov.vn/Pages/chi-tiet-tin.aspx?
ItemID=40530&l=TinTucSuKien&fbclid=IwAR1TzagwI_yKepEcoSiz9X5wA
ZV6lnCCHT8iABoSmQjWraNrc8QU1vTAIK8,truy cập ngày 09/10/2023
6. Ánh Tuyết ,( 8/10/2023)- kinh tế khó khăn, thu ngân sách nhà nước sụt giảm
đáng kể - https://vneconomy.vn/kinh-te-kho-khan-thu-ngan-sach-nha-nuoc-
thang-6-sut-giam-dang-ke.htm, truy cập ngày 09/10/2023
7. Bộ Tài chính(7/6/2023) – Bộ Tài chính công khai báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện NSNN năm 2022,
https://ckns.mof.gov.vn/Lists/News/DispForm.aspx?
ID=40&InitialTabId=Ribbon.Read, truy cập ngày 09/10/2023 14