



















Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SINH VIÊN BÀI THI GIỮA KỲ
MÔN: TƯ DUY THIẾT KẾ - ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
LỚP: 233_71SSK110033_04 DỰ ÁN CỘNG ĐỒ DỰ ÁN NG TÚI HANDMADE
NHÓM THỰC HIỆN: SUMMER
1.Nguyễn Trường An – 2373401150008
2. Huỳnh Mai Bảo Hân – 2373401220031
3. Lê Phạm Tường Vy – 2273401151680
4. Nguyễn Ngọc Trúc – 2373401220121
5. Bùi Thái Bảo – 2273401150112
6. Nguyễn Trần Bảo Ngọc – 2273401150875
7. Nguyễn Hoàng Thy – 2273401151419
8. Nguyễn Bảo Mẫn Nghi – 2373401220069
9. Nguyễn Hoàng Yến Vy - 2273401220198
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
ThS. Trần Lê Ngọc Ánh
TP. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2024 MỤC LỤC
PHẦN 1. THẤU CẢM 2 1.1.
NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI 2 1.2.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TẠI BÀN 2 1.3.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC ĐỊA 2 1.4.
BẢN ĐỒ THẤU CẢM (EMPATHY MAP) 6 1.5.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM 8
PHẦN 2. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ 9
2.1. NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI 9
2.2. CÔNG CỤ CÂY VẤN ĐỀ 9
2.3. PHƯƠNG PHÁP BRAINSTORM VÀ HOW MIGHT WE? 11
2.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 12
PHẦN 3. SÁNG TẠO GIẢI PHÁP 13
3.1. NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI 13
3.2. PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ TƯ DUY, KIPLING VÀ 5W – 1H 13
3.3. PHƯƠNG PHÁP 6 CHIẾC MŨ TƯ DUY VÀ SCAMPER 17
3.4. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI 20
3.5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 21
PHẦN 4. DỰNG MẪU 22
4.1. NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI 22
4.3. CÔNG CỤ “BẢN ĐỒ THIẾT KẾ DỊCH VỤ” 23
4.4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 24
PHẦN 5. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 27
5.1. NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI 27
5.2. CÁCH THỨC THỰC HIỆN 27
5.3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 27
PHẦN 6. TỔNG KẾT VÀ RÚT KINH NGHIỆM 29
6.1. TỔNG KẾT QUÁ TRÌNH TƯ DUY THIẾT KẾ 29 6.2. THUẬN LỢI 31 6.3. KHÓ KHĂN 31
6.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 1 PHỤ LỤC 1
PHẦN 1. THẤU CẢM
1.1. NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI
-Chọn nhóm đối tượng khách hàng mình muốn và giúp họ giải quyết vấn đề.
-Tạo bảng khảo sát để tiếp cận và tìm hiểu nhóm đối tượng khách hàng.
-Suy nghĩ và hoàn thành bản đồ thấu cảm
1.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TẠI BÀN
Sử dụng các phương pháp tư duy để tìm ra các vấn đề:
+ Sử dụng công cụ hỗ trợ đặt ra câu hỏi: 5W - 1H đặt ra 5 câu hỏi để đào sâu
vào vấn đề đang gặp phải.
+ Sử dụng công cụ hỗ trợ 6 Kipling’s questions để đặt 6 câu hỏi về: Why – Tại
sao?, What – Cái gì?, Where - Ở đâu? Who – Ai?; How – Làm thế nào?
-Cần phải hoàn thành chọn ra được nhóm đối tượng mà nhóm đang muốn giải quyết vấn đề cho họ.
-Tiếp cận, tìm hiểu để biết rõ hơn: họ là ai? Vấn đề của họ là gì? Các hành vi mà
chúng ta có thể nhìn thấy khi họ gặp vấn đề là gì? Và cuối cùng họ mong muốn điều
gì giúp cho vấn đề đang gặp phải của họ.
-Sau khi cả nhóm tìm hiểu thì sẽ tạo một bản số liệu và dựa trên số liệu đó để đưa ra những giải pháp
-Buổi họp trên lớp đưa ra các ý tưởng: -Điều tốt:
+ Tận dụng được nguồn lực có sẵn +Ý tưởng hay
+ Xác định được đối tượng khách hàng -Chưa tốt:
+Cập nhật hình ảnh qua Instagram -Cải thiện:
+Nên cập nhật hình ảnh, video trên nhiều nền tảng
1.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC ĐỊA
Để hoàn thành các kết quả tốt hơn thì nhóm đã đi nghiên cứu các cách làm túi
handmade trên các group yêu thích đồ handmade và đi hỏi các thợ thủ công về các
bước để tạo nên sản phẩm từ đó để so sánh và hoàn thiện sản phẩm của nhóm 2 Cắt ruy băng:
Cắt ruy băng bản rộng thành các đoạn dài bằng nhau. Độ dài của các đoạn ruy
băng sẽ quyết định kích thước của túi.
Cắt ruy băng bản mỏng thành các đoạn ngắn hơn để làm quai túi.
Tạo phần thân túi:
Xếp các đoạn ruy băng bản rộng chồng lên nhau theo hình chữ thập.
Dùng kim may cố định các đoạn ruy băng lại với nhau ở phần trung tâm.
Tiếp tục xếp các đoạn ruy băng theo hình xoắn ốc, mỗi vòng nhỏ hơn vòng trước.
May cố định các đoạn ruy băng sau mỗi vòng.
Khi đạt được kích thước mong muốn, thu nhỏ các vòng xoắn ốc và may cố định lại. Tạo quai túi:
Xếp các đoạn ruy băng bản mỏng thành bím hoặc tết theo kiểu mong muốn.
May cố định hai đầu bím/tết vào hai bên phần thân túi. Hoàn thiện:
Cắt bỏ phần ruy băng thừa.
Dùng bật lửa (hoặc keo nến) để hơ các đầu ruy băng để tránh bị tước.
Trang trí túi theo ý thích (bằng hạt cườm, nơ, hoa giả, ...)
Và dưới đây là một số kết quả khảo sát mà nhóm chúng em đã thực hiện khảo sát
khách hàng về túi handmade
Hình 1. Hình ảnh kết quả khảo sát khách hàng 3
Hình 2. Hình ảnh kết quả khảo sát khách hàng
Tổng quan: Bài nghiên cứu lấy từ các thợ thủ công và từ các group yêu thích món đồ
vật từ handmade tại TPHCM. Qua quá trình tìm hiểu và nhận thức về Túi xách
handmade bằng ruy băng trên tất cả phương tiện, từ đó đưa ra được một số thông tin
có hệ thống, mang tính khoa học nhất giúp cho người đọc, người xem có thể hình dung
và nắm bắt được món đồ cũng như phản hồi từ khách hàng về các sản phẩm túi sách này.
1) PHẢN HỒI TỪ NGƯỜI TIÊU DÙNG:
a) Sự hài lòng và chất lượng:
Phần lớn khách hàng cho biết họ hài lòng với chất lượng tổng thể của các sản
phẩm túi xách handmade từ ruy băng, đặc biệt là về chất liệu và kiểu dáng thiết kế 4
2) PHẢN HỒI TỪ THỢ THỦ CÔNG:
a) Thị trường của nghề thủ công/handmade phát triển cả từ xưa và nay, người tiêu
dùng dễ dàng tiếp cận cũng như đánh giá cao về độ thẩm mỹ và cá nhân hóa của các sản phẩm này.
b) Các thợ thủ công có thể tạo ra các sản phẩm tương tự và có thể độc đáo hơn, thu
hút được khách hàng gắn bó, yêu thích sự độc đáo của các sản phẩm handmade làm từ ruy băng. 3) TỔNG KẾT
a) Dựa vào đánh giá và các phản hồi từ thợ thủ công và khách hàng, chúng em rút
được rằng lĩnh vực handmade làm ra túi xách đối mặt nhiều thách thức bên
cạnh đó còn có cơ hội kiếm ra ‘bộn tiền’ để phát triển và mở rộng. Chúng em
tận dụng những cơ hội để hỗ trợ sự phát triển bền vững mà mẫu mã cho túi
xách handmade trong tương lai. 5
1.4. BẢN ĐỒ THẤU CẢM (EMPATHY MAP)
Hình 3. Hình bản đồ thấu cảm 6
Hình 4. Hình ảnh khảo sát để làm ra bản đồ thấu cảm
Hình 5. Hình ảnh khảo sát để làm ra bản đồ thấu cảm Bổ sung thêm 7
Hình 6. Hình ảnh bổ sung ý cho bản đồ thấu cảm
1.5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Đây là bước đầu tiên trong quy trình 5 bước của Design thinking đây là bước giúp
chúng em có thể hiểu hơn về nhu cầu của nhóm đối tượng mà mình đang hướng đến để
có sự thấu hiểu và đồng cảm với nhóm đối tượng chúng em đang tìm hiểu là phụ nữ 18 – 25 tuổi.
- Trong bước lớn này thì có 4 bước nhỏ để có thể tìm hiểu sâu về nhóm đối tượng bao
gồm (Fact, Pain Point, Observable behaviors, Golds). Từ 4 bước nhỏ này sẽ giúp chúng
em có sự thấu hiểu về nhóm đối tượng cũng như sự mong muốn của họ về những gì họ cần.
- Nhóm đối tượng của nhóm chúng em hướng đến đó chính là phụ nữ 18 – 25 tuổi và độ
tuổi này gặp phải rất nhiều vấn đề. Bước mở đầu này giúp nhóm chúng em thấu hiểu
sâu sắc về những vấn đề mà nhóm đối tượng của chúng em đang gặp phải.
- Giai đoạn đầu tiên mới thành lập nhóm: do các thành viên đều là những người lạ từ
các lớp khác có các chuyên ngành khác nhau, mỗi người một quan điểm, một tiếng nói
riêng, cả nhóm chưa có sự đồng cảm với nhau để hoàn thành tốt công việc của từng người.
- Nhưng sau đó nhóm trưởng đã có cuộc họp nhóm để nói rõ cho các thành viên để nói
về cách làm việc của nhóm, thống nhất một số vấn đề chung: Ví dụ như: Khi có bài tập
giao về nhà, trưởng nhóm sẽ là người tổng hợp các thông tin về bài tập đó có yêu cầu
những nội dung gì cần phải thực hiện, và thời gian bài tập này, mỗi thành viên sẽ có thời
gian bao lâu để làm bài. Sau đó trưởng nhóm sẽ ghi rõ, đầy đủ ra các thông tin, hạn nộp
bài lại trên hệ thống E-Learing và ghim thông tin lên đầu để mọi người có thể nắm bắt
và hoàn thành công việc của mình. 8
PHẦN 2. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
2.1. NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI
Ở phần này chúng em sẽ sử dụng các công cụ để từ bản đồ thấu cảm kết hợp với các
phương pháp như brainstorm, 5W1H để xác định vấn đề và đưa ra kết quả là cây vấn đề
Bước 1: Nhóm chúng em sẽ dựa trên suy nghĩ từ bản đồ thấu cảm đã tổng hợp từ khảo
sát của khách hàng để tìm ra các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải
Bước 2: Kết hợp sử dụng các phương pháp như brainstorm và 5W1H để có các góc
nhìn khác hơn từ đó tìm ra những vấn đề khác
Bước 3: Tổng hợp lại các vấn đề nhỏ lại thành một vấn đề chung
2.2. CÔNG CỤ CÂY VẤN ĐỀ
-Từ các khảo sát của khách hàng nhóm chúng em đã hoàn thành được bản đồ thấu cảm
và từ bản đồ thấu cảm thì chúng em đã biết được suy nghĩ, cảm nhận, lời nói và những
việc khách hàng có thể làm để tìm ra các vấn đề.
-Thì nhóm chúng em đã tìm ra được một vài các vấn đề nhỏ:
+Túi handmade thường có giá cao hơn so với túi sản xuất đại trà do chi phí nguyên
liệu và công sức bỏ ra cao hơn.
+Số lượng sản phẩm handmade thường hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng.
+Chất lượng túi handmade có thể không đồng đều do phụ thuộc vào tay nghề của người thợ.
+Khách hàng có thể gặp khó khăn trong việc bảo hành hoặc đổi trả sản phẩm nếu gặp lỗi .
Một số mẫu túi handmade có thể không phù hợp với xu hướng thời trang hiện đại .
Cuối cùng, nhóm em đã tổng hợp lại các vấn đề và đưa ra được một vấn đề lớn.
VẤN ĐỀ: Túi Handmade chưa được phổ biến rộng rãi trên thị trường
NGUYÊN NHÂN GỐC RỄ:
- Thiếu nhận thức: nhiều người chưa biết đến tui Handmade hoặc không nhận
thức được giá trị của chúng
- Cạnh tranh: Thị trường túi xách nói chung cạnh tranh, với nhiều thương hiện
lớn nhỏ cung cấp đa dạng các sản phẩm với giá cả khác nhau. Túi Handmade
phải cạnh tranh với các sản phẩm này về giá cả, chất lượng và kiểu dáng. 9
- Thiếu hụt nguồn cung: Số lượng thợ thủ công làm túi handmade còn hạn chế,
dẫn đến nguồn cung sản phẩm không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Việc sản
xuất túi handmade tốn nhiều thời gian và công sức hơn so với sản xuất đại trà.
- Marketing và quảng bá: Nhiều thương hiệu túi handmade còn thiếu kinh
nghiệm trong việc marketing và quảng bá sản phẩm của họ. Họ có thể gặp khó
khăn trong việc tiếp cận khách hàng tiềm năng và tạo dựng nhận thức về thương hiệu.
- Khả năng tiếp cận: Túi handmade thường được bán qua các cửa hàng nhỏ, cửa
hàng thủ công hoặc trực tuyến. Điều này có thể khiến người tiêu dùng khó khăn
trong việc tìm kiếm và mua sản phẩm. Các thương hiệu túi handmade lớn
không phổ biến như các thương hiệu túi xách sản xuất đại trà, dẫn đến việc tiếp
cận thị trường hạn chế. ẢNH HƯỞNG: Tích cực:
o Bảo tồn văn hóa: Túi handmade thường được làm theo các kỹ thuật truyền
thống, góp phần bảo tồn văn hóa địa phương.
o Thân thiện với môi trường: Túi handmade thường được làm từ nguyên liệu
thân thiện với môi trường, góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
o Hỗ trợ cộng đồng: Mua túi handmade giúp hỗ trợ các thợ thủ công địa phương
và phát triển kinh tế cộng đồng. Tiêu cực:
- Đối với người tiêu dùng:
o Hạn chế lựa chọn: Người tiêu dùng có ít lựa chọn hơn về kiểu dáng, mẫu mã và chất liệu túi xách.
o Giá thành cao: Túi handmade thường có giá cao hơn so với túi xách sản xuất đại trà.
o Khó khăn trong việc tìm kiếm và mua sản phẩm: Người tiêu dùng có thể gặp
khó khăn trong việc tìm kiếm và mua túi handmade, đặc biệt là ở những khu
vực không có nhiều cửa hàng bán sản phẩm này. o
Thu nhập thấp: Do thị trường chưa được phổ biến rộng rãi, nên sản phẩm khó
bán, dẫn đến thu nhập của thợ thủ công thấp. o
Khó khăn trong việc tiếp cận thị trường: Thợ thủ công gặp khó khăn trong
việc tiếp cận khách hàng tiềm năng và bán sản phẩm của họ. o
Cạnh tranh cao: Thợ thủ công phải cạnh tranh với các thương hiệu túi xách
lớn và các sản phẩm túi xách giá rẻ sản xuất đại trà.
Đối với nền kinh tế:
Giảm tiềm năng phát triển: Ngành công nghiệp túi handmade có tiềm năng
phát triển lớn, nhưng do chưa được phổ biến rộng rãi nên tiềm năng này chưa được khai thác.
Hạn chế tạo việc làm: Ngành công nghiệp túi handmade có thể tạo ra nhiều
việc làm, nhưng do thị trường chưa phát triển nên số lượng việc làm trong ngành này còn hạn chế. 10
Để khắc phục những vấn đề trên và thúc đẩy sự phát triển của thị trường túi
handmade, cần có những giải pháp sau:
Tăng cường nhận thức về túi handmade thông qua các chiến dịch marketing và giáo dục.
Hỗ trợ các thợ thủ công handmade trong việc phát triển sản phẩm, nâng cao
chất lượng và tiếp cận thị trường.
Phát triển các nền tảng thương mại điện tử chuyên dành cho túi handmade.
Tạo dựng cộng đồng những người yêu thích túi handmade để chia sẻ kinh
nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau.
2.3. PHƯƠNG PHÁP BRAINSTORM VÀ HOW MIGHT WE? How might we?
Vấn đề: túi handmade chưa được phổ biến rộng rãi trên thị trường
- Xây dụng thương hiệu qua instagram, tiktok và facebook
- Cập nhật hình ảnh những túi xách mới
- Tạo những video trên các nền tảng về tú i
- Tạo những câu chuyện cho từng mẫu túi qua tiktok
- Kết hợp với những influencers hoặc những người có ảnh hưởng trong thời trang
hoặc làm đẹp để review sản phẩm của mình đến nhóm khách hàng của họ
- Tạo những chương trình đặc sắc và chương trình khuyến mãi ( vd: tặng charm khi khách tự custom túi )
- Đăng bài và lên content thường xuyên
- Đăng bài lên group sinh viên Văn Lang ( đối với những khách hàng ưu tiên )
- Tận dụng nguồn lực có sẵn để làm mẫu và quảng bá truyền miệng -
Hình 7. Hình ảnh các vấn đề được tìm ra dựa trên phương pháp How Might We?
PHƯƠNG PHÁP BRAINSTORM 11
Hình 8. Hình ảnh vấn đề được tìm ra dựa trên phương pháp brandstorm
2.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Biết được cách thức thực hiện bước Define. Học được những công cụ và phương
pháp để thực hiện Define hiệu quả như: Problem Tree, How Might We, Problem
Statement Forms. Các thành viên cùng nhau thảo luận, phân tích dựa trên những kết
quả thu được ở bước Empathize.
-Phát hiện những insight quan trọng của nhóm đối tượng mục tiêu. Giữ vững tinh thần teamwork tốt. 12
PHẦN 3. SÁNG TẠO GIẢI PHÁP
3.1. NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI
-Ở giai đoạn sáng tạo thì nhóm chúng em tiến hành sử dụng các phương pháp như
mindmap, 5W1H, 6 chiếc mũ tư duy và scamper để brainstorm các ý tưởng.
-Chúng em sẽ phải brainstorm cho các chiến dịch để quảng cáo cho sản phẩm trên nền tảng TikTok và Instagram.
-Tiếp theo là sẽ brainstorm các mẫu mã cho sản phẩm thử để chụp hình đăng lên trên mạng xã hội.
-Lập bảng dự trù chi phí của dự án
-Và cuối cùng là sử dụng phương pháp 6 chiếc mũ tư duy và scamper để tìm ra các
vấn đề một lần nữa và tìm cách giải quyết.
3.2. PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ TƯ DUY, KIPLING VÀ 5W – 1H
PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ TƯ DUY
Hình 8. Hình ảnh brainstorm idea bẳng phương pháp mindmap 13
Hình 9. Hình ảnh bảng chi phí dự án
Phương pháp mindmap (sơ đồ tư duy): là phương pháp dùng để ghi nhớ chi
tiết hay tổng hợp để phân tích một vấn đề nào đó thành một dạng lược đồ phân nhánh. - Ưu điểm:
1. Tăng cường sự sáng tạo:
Mindmap giúp mở rộng tư duy, kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo.
2. Dễ hiểu và dễ nhớ:
Hình ảnh, màu sắc và cấu trúc phân nhánh của mindmap giúp thông tin
được trình bày một cách rõ ràng và dễ nhớ.
3. Tổ chức thông tin:
Mindmap giúp bạn sắp xếp và tổ chức thông tin một cách logic, giúp dễ
dàng nhận thấy mối liên hệ giữa các ý tưởng.
4. Tiết kiệm thời gian:
Khi cần ghi chú nhanh, mindmap giúp bạn nắm bắt ý chính một cách
nhanh chóng mà không cần viết dài dòng.
5. Dễ dàng chỉnh sửa và cập nhật:
Bạn có thể thêm hoặc bớt thông tin vào mindmap một cách linh hoạt
mà không làm rối cấu trúc tổng thể. - Nhược điểm:
1. Cần kỹ năng ban đầu: 14
Đối với những người mới bắt đầu, việc làm quen với phương pháp
mindmap có thể mất thời gian và cần luyện tập.
2. Có thể gây rối mắt:
Nếu không tổ chức tốt, mindmap có thể trở nên phức tạp và khó theo
dõi, đặc biệt khi có quá nhiều nhánh và thông tin
3. Khó áp dụng cho các thông tin chi tiết:
Mindmap thường phù hợp với việc ghi chú các ý chính và cấu trúc tổng
quát hơn là các chi tiết nhỏ. 4.
Yêu cầu công cụ:
Để tạo ra mindmap đẹp và hiệu quả, bạn có thể cần sử dụng phần mềm
hoặc các công cụ hỗ trợ, không phải lúc nào cũng tiện lợi nếu không có sẵn.
Nhìn chung, phương pháp mindmap là một công cụ hữu ích cho việc ghi chú và tổ
chức thông tin, nhưng cần được sử dụng một cách hợp lý để tránh nhược điểm của nó.
PHƯƠNG PHÁP KIPLING 5W-1H
Hình 10. Hình ảnh brainstorm idea bằng phương pháp 5W1H 15
Phương pháp 5W - 1H: (What, Why, When, Where, Who, How) là một kỹ
thuật phân tích và giải quyết vấn đề bằng cách trả lời các câu hỏi cơ bản để
hiểu rõ hơn về một tình huống hoặc vấn đề. - Ưu điểm: 1.
Cung cấp góc nhìn toàn diện:
Phương pháp 5W-1H giúp nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau
(cái gì, tại sao, khi nào, ở đâu, ai, và như thế nào), giúp hiểu rõ bối cảnh
và các yếu tố liên quan. 2.
Xác định nguyên nhân và tình huống:
Bằng cách trả lời câu hỏi "Tại sao" và "Khi nào," phương pháp này
giúp xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và các yếu tố ảnh hưởng đến tình huống. 3.
Tăng cường sự định hướng và rõ ràng:
Việc phân tích theo từng câu hỏi cụ thể giúp làm rõ các vấn đề, mục
tiêu và yêu cầu, từ đó tạo ra một định hướng rõ ràng cho việc giải quyết vấn đề. 4.
Dễ áp dụng và hiểu quá trình:
Phương pháp này dễ áp dụng và không yêu cầu kỹ thuật phức tạp, phù
hợp cho cả cá nhân và nhóm khi phân tích vấn đề hoặc phát triển ý tưởng. 5.
Khuyến khích sự sáng tạo:
Bằng cách đặt câu hỏi về các khía cạnh khác nhau của vấn đề, phương
pháp này khuyến khích sự sáng tạo và khám phá các giải pháp mới . - Nhược điểm: 1.
Có thể gây thiếu tập trung:
Nếu không được áp dụng cẩn thận, phương pháp 5W-1H có thể dẫn đến
việc phân tán và thiếu tập trung, khi các câu hỏi không được trả lời một
cách chính xác và đầy đủ. 2.
Thiếu sâu sắc:
Phương pháp này có thể không đủ sâu sắc để giải quyết các vấn đề
phức tạp hoặc các vấn đề cần phân tích chi tiết hơn, vì nó chủ yếu tập
trung vào các câu hỏi cơ bản. 3.
Có thể đưa ra các câu trả lời chung:
Nếu không có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, các câu trả lời có thể trở nên
chung chung hoặc không cụ thể, làm giảm tính hiệu quả của phương pháp. 4.
Không phù hợp với các tình huống phức tạp:
Đối với những vấn đề phức tạp hoặc có nhiều yếu tố tương tác, phương
pháp 5W-1H có thể không cung cấp đủ thông tin để đưa ra giải pháp hiệu quả. 5.
Thiếu khả năng xác định ưu tiên: 16
Phương pháp này không giúp xác định ưu tiên giữa các yếu tố khác
nhau hoặc phân tích các yếu tố quan trọng nhất trong việc giải quyết vấn đề.
Phương pháp 5W-1H là công cụ hữu ích để phân tích và hiểu rõ về một vấn đề
bằng cách đặt câu hỏi cơ bản. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, cần kết hợp
phương pháp này với các kỹ thuật phân tích khác và áp dụng nó một cách cẩn
thận để tránh những hạn chế và đảm bảo có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về vấn đề.
3.3. PHƯƠNG PHÁP 6 CHIẾC MŨ TƯ DUY VÀ SCAMPER
Hình 11. Hình ảnh brainstorm idea bằng phương pháp 6 chiếc mũ tư duy và phương pháp scamper
Phương pháp Scamper: là một phương pháp sáng tạo giúp phát triển ý
tưởng bằng cách thay đổi và cải tiến sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình hiện
tại. SCAMPER là viết tắt của các từ: Substitute (Thay thế), Combine (Kết
hợp), Adapt (Thích ứng), Modify (Sửa đổi), Put to another use (Sử dụng
theo cách khác), Eliminate (Loại bỏ), và Reverse (Đảo ngược). - Ưu điểm: 1.
Khuyến khích sáng tạo: 17
SCAMPER giúp mở rộng tư duy sáng tạo bằng cách xem xét sản phẩm
hoặc quy trình từ nhiều góc độ khác nhau, từ đó khuyến khích phát triển ý tưởng mới. 2.
Đơn giản và dễ áp dụng:
Phương pháp này dễ hiểu và áp dụng, không yêu cầu kỹ thuật phức tạp,
phù hợp cho cả cá nhân và nhóm khi tạo ra ý tưởng mới . 3.
Tạo được nhiều ý tưởng:
SCAMPER giúp tạo ra nhiều ý tưởng khác nhau bằng cách áp dụng các
kỹ thuật thay đổi như thay thế, kết hợp, và đảo ngược, giúp khám phá
nhiều khả năng khác nhau. 4. Cải tiến:
Phương pháp này hỗ trợ cải tiến sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại bằng
cách tìm cách thay đổi hoặc điều chỉnh các yếu tố đã có, từ đó cải thiện
chất lượng và hiệu suất. 5.
Ứng dụng rộng rãi:
SCAMPER có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau, từ phát triển
sản phẩm đến giải quyết vấn đề và tối ưu hóa quy trình. - Nhược điểm: 1.
Có thể thiếu định hướng cụ thể:
SCAMPER có thể dẫn đến việc tạo ra nhiều ý tưởng không thực tế hoặc
khó áp dụng nếu không có sự định hướng và đánh giá cụ thể. 2.
Yêu cầu đánh giá kỹ lưỡng:
Mặc dù SCAMPER giúp tạo ra nhiều ý tưởng, nhưng việc đánh giá và
lựa chọn ý tưởng tốt nhất đòi hỏi một quá trình phân tích và chọn lọc kỹ lưỡng. 3.
Có thể gây lãng phí thời gian:
Nếu không được quản lý hiệu quả, việc tạo ra quá nhiều ý tưởng có thể
dẫn đến lãng phí thời gian và nguồn lực mà không đạt được kết quả cụ thể. 4.
Khả năng sáng tạo giới hạn:
Đôi khi, phương pháp SCAMPER có thể không đủ mạnh để giải quyết
các vấn đề phức tạp hoặc yêu cầu sáng tạo đột phá, vì nó chủ yếu dựa
trên việc thay đổi và điều chỉnh ý tưởng hiện tại. 5.
Thiếu phân tích sâu:
SCAMPER tập trung vào việc tạo ra ý tưởng mà không luôn cung cấp
phương pháp chi tiết để phân tích và thực hiện các ý tưởng đó, điều này
có thể dẫn đến thiếu sót trong việc triển khai ý tưởng.
Phương pháp SCAMPER là một công cụ hữu ích để phát triển và cải tiến ý tưởng
bằng cách thay đổi và điều chỉnh các yếu tố hiện tại. Tuy nhiên, để đạt được kết quả
tốt nhất, cần kết hợp SCAMPER với các kỹ thuật khác và thực hiện đánh giá kỹ lưỡng
để đảm bảo rằng các ý tưởng được chọn lọc và triển khai hiệu quả. 18
Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy: là một kỹ thuật quản lý tư duy giúp nhóm
người tham gia xem xét một vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Phương pháp
này sử dụng sáu loại "mũ" màu sắc để đại diện cho các kiểu tư duy khác nhau: mũ trắng (dữ l ệ
i u và thông tin), mũ đỏ (cảm xúc và trực giác), mũ đen (phê
phán và rủi ro), mũ vàng (lạc quan và lợi ích), mũ xanh (tổ chức và quản lý),
và mũ xanh lá cây (sáng tạo và phát triển). - Ưu điểm: 1.
Khuyến khích tư duy đa dạng:
Phương pháp này giúp khám phá vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau
(thực tế, cảm xúc, rủi ro, cơ hội, tổ chức, sáng tạo), tạo điều kiện cho sự
đa dạng trong tư duy và giải quyết vấn đề toàn diện hơn. 2.
Cải thiện quy trình ra quyết định:
Sử dụng các mũ tư duy giúp nhóm làm việc có hệ thống và có tổ chức
hơn trong việc phân tích vấn đề, từ đó đưa ra quyết định chính xác và hiệu quả hơn. 3. Giảm xung đột:
Bằng cách phân chia các loại tư duy và đưa ra các quan điểm khác nhau
theo từng mũ, phương pháp này giúp giảm bớt sự xung đột và tranh cãi
trong nhóm, tạo ra một môi trường làm việc hòa hợp. 4.
Tạo ra cơ hội để sáng tạo:
Mũ xanh lá cây tập trung vào sự sáng tạo và phát triển ý tưởng mới,
khuyến khích việc nghĩ ngoài khuôn khổ và khám phá các giải pháp sáng tạo. 5.
Dễ áp dụng và dễ hiểu:
Phương pháp này đơn giản và dễ hiểu, phù hợp cho cả nhóm nhỏ và lớn
trong việc phân tích và giải quyết vấn đề. - Nhược điểm: 1.
Tạo ra sự phức tạp:
Việc sử dụng nhiều mũ tư duy có thể làm cho quá trình phân tích trở
nên phức tạp và khó quản lý, đặc biệt khi nhóm không quen với phương pháp này. 2.
Yêu cầu kĩ năng điều phối tốt:
Phương pháp này đòi hỏi sự điều phối tốt để đảm bảo rằng mọi người
trong nhóm đều hiểu và áp dụng đúng các loại tư duy. Nếu không được
điều phối hiệu quả, có thể dẫn đến sự nhầm lẫn hoặc không đạt được mục tiêu. 3.
Cần thời gian để thực hành:
Việc làm quen và áp dụng phương pháp này có thể mất thời gian, đặc
biệt là khi nhóm chưa có kinh nghiệm hoặc khi cần phải đào tạo mọi
người về cách sử dụng các mũ tư duy.
Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy là công cụ mạnh mẽ để phân tích và giải quyết
vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Mặc dù có nhiều ưu điểm như khuyến khích tư 19