Bài thi hết môn Triết học Mác - Lênin | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu các quan điểm khách quan. Vận dụng quan điểm khách quan vào phân tích, nhận định một số vấn đề thực tiễn. Cơ sở lý luận quan điểm khách quan. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác-Lênin (philosophy)
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài thi hết môn: Triết học Mác – Lênin
Giảng viên: Nguyễn Thị Như Huế
Học kỳ: I
Năm học: 2021 – 2022
ĐỀ BÀI: Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu của quan điểm khách quan. Vận dụng
quan điểm khách quan vào phân tích, nhận định một vấn đề thực tiễn. BÀI LÀM :
Trước hết, cơ sở lý luận của quan điểm khách quan là giải quyết mối quan hệ
giữa vật chất và ý t ứ
h c theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng. Mối quan
hệ giữa vật chất và ý thức được hiểu là “vấn đề cơ bản của mọi triết học, đặc biệt là
triết học hiện đại. Tùy theo cách nhìn nhận thế giới quan k á h c nhau mà khi xét mối
quan hệ giữa vật chất và ý thức, ta xét tới hai đường lối cơ bản trong triết học là chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Ở đây, ta xét tới quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Về quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, các nhà kinh điển của chủ
nghĩa Mác-Leenin đã khắc phục được những sai lầm, hạn chế của các quan niệm
duy tâm, siêu hình bằng cách kiên trì đường lối duy vật, nắm vứng phép biện chứng
và luôn theo sát, kịp thời khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên.
Đồng thời họ cũng nêu lên những quan điểm khoa học, khái quát đúng đắn về mặt
triết học hai lĩnh vực lớn nhất của thế giới là vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa
chúng. Giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, trước tiên thể hiện qua
vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức.
Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức. Hay được hiểu đơn giản
là vật chất “sinh ra” ý thức, vì ý thức xuất hiện và gắn với sự xuất hiện của con người
cách đây 3 đến 7 triệu năm, nhưng con người tự nh ê
i n lại là kết quả của quá trình
phát triển, tiến hóa kéo dài, đầy phức tạp thuộc về thế giới tự nhiên, thế giới vật chất.
Con người là do tự nhiên sinh ra, xuất phát từ vật chất, vậy nên ý thức – một thuộc
tính của con người – cũng do vật chất sinh ra. Bộ óc con người là cơ quan để hình
thành ý thức, còn ý thức tồn tại phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của não bộ trong
quá tình phản ánh hiện thực k á h ch quan.
Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức. Theo quan điểm của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, ý thức dù dưới hình thức nào cũng đều là phản ánh của
hiện thực khách quan, phản ánh hiện thực khách quan trong đầu ó c con người. Hiểu
đơn giản là có thế giới hiện thực vận động, thay đổi, phát triển, theo những quy luật
khách quan của nó thì mới có những điều được phản ánh vào ý thức, có nội dung
của ý thức. Ý thức chỉ là hình ảnh của thế giới khách quan. Sự phát triển của hoạt
động thực tiễn chính là thứ quyết định tính phong phú và độ sâu sắc của nội dung tư
duy, ý thức con người qua các thế hệ, thời đại. Ví dụ như mỗi người sinh ra ở một
nền văn hóa tôn giáo khác nhau sẽ có các tư duy, suy nghĩ và cách nhìn nhận khác
nhau về một sự việc, dựa trên nền tảng là nền văn hó ,
a tôn giáo họ được tiếp nhận từ khi còn nhỏ.
Thứ ba, vật chất quyết dịnh bản chất của ý thức. Bản chất của ý thức là phản
ánh và sáng tạo. Nhưng sự phản ánh của con người không giống như khi soi gương,
chụp ảnh, mà là phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thông qua thực tiễn. chủ nghĩa
duy vật biện chứng xem xét thế giới vật chất là thế giới của con người hoạt động
thực tiễn, thực tiễn là cơ sở hình thành, phát triển ý thức để con người vừa phản ánh, vừa sáng tạo.
Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức. Vật chất thay
đổi thì ý thức cũng phải thay đổi. Con người ngày càng phát triển về thể chất và tinh
thần thì tất nhiên ý thức cũng phải phát triển về cả nội dung và hình thức phản ảnh,
đời sống xã hội văn minh, tiến bộ và khoa học phát triển là minh chứng rõ rệt nhất!
Mối quan hệ biện chứng của vật chất và ý thức còn được thể hiện ở tính độc
lập tương đối, sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất.
Thứ nhất, ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào đầu óc con người, do vật
chất sinh ra, nhưng ý thức lại có một hành trình phát triển riêng, có quy luật vật động
riêng mà không lệ thuộc tới vật chất. Ý thức chính là có tính độc lập tương đối tác
động tới thế giới vật chất. Ví dụ ở một sinh viên, sau khi ý thức được bản thân đang
có kết quả học tập kém thì sẽ cố gắng, chăm chỉ học tập, từ ý thức dẫn tới hành vi
thực tiễn là chăm chỉ học tập, có kết quả cao, chính là ý thức đang tác động tới vật chất
Thứ hai, sự tác động của ý thức tới vật chất phải t ô
h ng qua hoạt động thực
tiễn của con người, nhờ những hoạt động thực tiễn mà biến đổi những điều kiện,
hoàn cảnh vật chất theo ý thức đó, chứ tự bản thân ý thức không thực hiện được.
Tương tự như ví dụ trên
Thứ ba, ý thức chỉ đạo hoạt động, hành động của con người, có quyền quyết
định làm cho hoạt động của con n ư
g ời đúng hay sai, thành hay bại. Ý thức một khi
đã phản ánh đúng hiện thực sẽ có thể dự báo, tiên đoán hiện thực. Nhưng ý thức
cũng có thể tác động tiêu cực khi nó phản ánh sai lệch hiện thực, vậy nên xã hội mới
có những công dân tốt và những kẻ xấu.
Thứ tư, khi xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn,
nhưng không vượt quá tính quy định của những tiền đề vật chất đã được hình thành
mà phải dựa vào điều kiện khách quan và năng lực chủ quan của các chủ thể hoạt động.
Từ vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức, cần rút ra quan điểm khách
quan. Quan điểm khách quan hay nguyên tắc khách quan là nguyên tắc quan trọng
hàng đầu trong nhận thức và hoạt động của con người. Quan điểm khách quan yêu cầu:
Thứ nhất, khi xem xét, nhận thức sự vật phải xuất phát từ chính sự vật, phải
phản ánh sự vật trung thành như nó vốn có, phải tôn trọng sự thật, không được lấy ý
chí chủ quan áp đặt cho sự vật
Thứ hai, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế, tôn
trọng và hành động theo quy luật khách quan.
Vận dụng vào quan điểm khách quan để phân tích, nhận định vấn đề thực tiễn,
ở đây là vấn đề phòng chống đại dịch COVID-19 ở Việt Nam hiện nay, có một số vấn đề như sau.
Đây là quan điểm quan trọng hàng đầu trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Như đã trình bày, quan điểm khách quan yêu cầu con người trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn cần phản ánh trung thực sự vật với tất cả những bản chất vốn có của
nó, tôn trọng những quy luật khách quan của hiện thực. Quan điểm khách quan cũng
đòi hỏi con người không được lấy ý chí áp đặt cho thực tế; không được lấy ý muốn
chủ quan, nguyện vọng, tình cảm cá nhân bất chấp điều kiện thực tế làm xuất phát điểm cho công tác p ò
h ng chống dịch; không rơi vào chủ quan duy ý chí. Nếu thực
hiện không đúng hoặc đi ngược lại những yêu cầu này, sẽ rơi vào sai lầm khác nhau,
mà điển hình là chủ nghĩa chủ quan duy ý chí trong nhận thức và hành động, gây ra
những hậu quả to lớn cho dù hoạt động ở bất cứ lĩnh vực nào.
Từ đầu năm 2021 đến nay, trước tình hìn
h đại dịch COVID-19 với những biến
chủng mới, lây lan nhanh hơn và nguy hiểm hơn, tiếp tục diễn biến phức tạp, khó
kiểm soát, tác động tiêu cực, kéo dài đến kinh tế thế giới, trong đó có khu vực Đông
Nam Á và nước ta. Điều này đã làm thay đổi sâu sắc trật cuộc sống, tổ chức hoạt
động kinh tế và đời sống xã hội toàn cầu, khiến nhiều quốc gia gặp khó khăn, phải
điều chỉnh định hướng, chiến lược phòng, chống dịch bệnh gắn với phát triển kinh
tế-xã hội theo hướng: chú trọng phát triển thị trường trong nước, phát triển kinh tế
số, xã hội số, thương mại điện tử..
Sau khoảng 2 năm chống chọi, tuy kinh tế thế giới phục hồi, tăng trưởng trở
lại nhưng còn khá chậm chậm, không đồng đều, chưa thật sự vững chắc. Với các
nước phát triển, nếu có tổn thất, thì đối với các nước đang phát triển còn tổn thất
nặng nề hơn. Tình hình tương lai còn tùy thuộc vào diễn biến của dịch bệnh và khả
năng phòng, chống, thích ứng an toàn với dịch; nợ công toàn cầu tăng mạnh, thị
trường tài chính - tiền tệ thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Lãnh đạo các cấp ở nước ta đã chủ động, tích cực ứng phó tình hình dịch bệnh.
Trong đó có việc kế thừa, phát huy những thành tựu, kết quả đã đạt được; khắc phục
những mặt hạn chế, yếu kém còn tồn tại; bình tĩnh, tỉnh táo đề ra nhiều chủ trương,
chính sách, biện pháp để xử lý kịp thời, đúng đắn những vấn đề mới phát sinh do tác
động bất lợi của đại dịch gây ra. Cụ thể như việc kịp thời giãn cách xã hội tại thời
điểm tình hình dịch bệnh thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ mất kiểm soát, dẫn đến
tình hình dịch bệnh tại thành phố Hồ C í
h Minh đã dần dần ổn định
Tuy nhiên, đợt bùng phát dịch lần thứ tư từ cuối tháng 4 đến nay, với biến
chủng mới - Delta, lây lan rất nhanh, hết sức nguy hiểm, khó kiểm soát đã ảnh hưởng
lớn, hết sức tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta; đến
đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân ta và tâm lý, tâm trạng xã hội;
đặc biệt là đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn đồng bào ta, trong đó có cả cán bộ,
chiến sĩ các lực lượng vũ trang, các y, bác sĩ, nhân viên y tế và cán bộ cơ sở nơi
tuyến đầu chống dịch. Khi thành phố Hồ Chí Minh đã dần ổn định, quay trở lại đời
sống hàng ngày thì tới Hà Nội gặp nhiều khó khăn, khi số ca nhiễm nay đã đứng đầu
cả nước. Và giờ là biến chủng Omicron, cũng lây lan rất nhanh và nguy hiểm vì
không biểu hiện, triệu chứng. Đây chính là t á
h ch thức cho các lãnh đạo Đản , g Nhà
nước và chính người dân.
Vì vậy, để làm tốt trong công tác phòng dịch sắp tới, cần đánh giá sự k á h ch
quan, đúng đắn, hiệu quả, cũng như những hạn chế, bất cập trong việc ban hành và
tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, biện pháp mới để xử lý các vấn đề
thực tiễn đặt ra trong quá trình vừa phòng, chống dịch bệnh, khắc phục những hậu
quả do dịch bệnh gây ra, vừa duy trì, phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian qua.
Chỉ rõ những kết quả, thành tích đã đạt được, những khó khăn, thách thức mới đang
đặt ra, những hạn chế, yếu kém cần khắc phục; phân tích làm rõ các nguyên nhân,
nhất là nguyên nhân chủ quan.
Đối chiếu, phân tích khả năng hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ đã dự
kiến cho năm 2021, nhất là mục tiêu, nhiệm vụ sớm kiểm soát được dịch bệnh, giữ
vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, hỗ trợ người
lao động và doanh nghiệp duy trì, phục hồi, phát triển các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, chăm lo đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội; bảo vệ độc lập, chủ
quyền quốc gia, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, giữ vững môi trường hòa
bình và ổn định để phát triển đất nước trong tình hình mới.
Trên cơ sở đó, nắm bắt thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức, xác định rõ
quan điểm, chủ trương về phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội
trong tình hình mới; bảo đảm sát với thực tiễn, có tính khả thi cao, đáp ứng được yêu
cầu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, tài chính - ngân sách Nhà nước hằng năm,
gắn với việc phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh.