Bài thu hoạch: cảm nhận sau khi tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Bài thu hoạch: cảm nhận sau khi tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (0900)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN BÀI THU HOẠCH
CẢM NHẬN SAU KHI THAM QUAN
BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH
Họ và tên: Nguyễn Ninh Mỹ Duyên MSSV: 221117900
Môn học: Lịch Sử Đảng Lớp: DC144DV01
Giảng viên: Lương Văn Tám I.
Giới thiệu đôi nét về bảo tàng chứng tích chiến tranh
Toạ lạc tại 28 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo
tàng Chứng tích Chiến tranh là nơi lưu giữ những gì còn sót lại sau những cuộc
chiếnđầy khốc liệt trong quá khứ bao gồm những hình ảnh, những đồ vật mang tính
chấtlịch sử liên quan đến các cuộc chiến tranh xâm lược đã gây ra cho người dân
ViệtNam, cụ thể là cuộc chiến chống Đế quốc Mỹ. Dù cho cuộc sống lúc bấy giờ
củangười dân tuy nghiệt ngã, đau đớn từ thể xác lẫn tinh thần nhưng họ vẫn luôn cố
gắng,kiên cường hướng tới một thế giới hoà bình.
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là một nơi trình bày về lịch sử từ chiến
tranhcho đến hoà bình ở Việt Nam một cách trực tiếp – chặng đường đấu tranh giành
độclập hơn một thế kỷ. Trong bản Tuyên ngôn độc lập (1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh
từngnói: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những
quyềnkhông ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”, “ Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập”.
Bảo tàng Chứng tích Chiến là địa chỉ duy nhất của Việt Nam nằm trong hệthống
bảo tàng hòa bình Thế giới. Với gần một triệu khách tham quan hàng năm, bảotàng đã
trở thành một trong những địa điểm văn hoá – du lịch có sức ảnh hưởng lớn,thu hút
nhiều khách tham quan trong nước và quốc tế. II.
Cảm nhận sâu sắc nhất sau khi tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh
Em đã từng nghe ông bà nói là “ Chiến tranh dù đã đi qua nhưng chúng vẫn luôn
để lại nỗi đau cho người ở lại và không ai đi qua chiến tranh mà còn nguyên vẹn” khi
nghe được điều đó thì em cảm thấy đau lòng. Em càng hiểu rõ những điều ông bà em
nói hơn khi em được đi tham quan bảo tàng Chứng tích chiến tranh Việt Nam. Với
những hình ảnh, tài liệu, bằng chứng về chiến tranh thật đáng sợ và xúc động, đóng
vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giới thiệu và khắc họa lại cuộc chiến tranh hệ
thống đất nước nhất và những tổn thất mất mát về con người và tài sản của đất nước
Việt Nam. Qua việc tham quan viện bảo tàng, em thấy được nỗi đau và sự xót xa của
con người trong thời chiến tranh, đồng thời cũng hiểu được tình cảm yêu nước và tấm
lòng quyết tâm của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến giành độc lập.
Đây là hình ảnh boom dội đã tàn phá khắp các quê, từ Nam ra Bắc đã giết chết
bao nhiêu là người già và trẻ em vô tội. Có những trận bơm dội đã từng huỷ diệt cả
một ngôi trường- nơi trẻ em đang học, tàn phá làng mạc, quê hương.
Còn đây là chuồng cọp kẽm gai- nó rất là nhỏ như thế nhưng nhốt từ 2-3 người.
Chúng đã bắt tù binh phải lột hết quần áo và chịu đựng cái nóng, cái lạnh, đói khát đến chết.
Ngoài ra, chứng kiến thấy những hình ảnh nhiều chiến sĩ cũng như người dân
Việt Nam bị thương tật, di chứng sau chiến tranh. Việc sử dụng chất da cam/dioxin ở
chiến trường trong suốt 10 năm không chỉ huỷ hoại môi trường, các hệ sinh thái mà
còn để lại hệ lụy đau lòng đến sức khỏe con người Việt Nam trong suốt 60 năm qua.
Ảnh hưởng của chất độc màu da cam gợi lên những cảm xúc mạnh, họ phải sống đến
cuối đời với những cơn đau dằn vặt, nhưng họ vẫn mạnh mẽ vẫn sống, vẫn sinh hoạt và lao động hết mình.
Có gì đau đớn bằng chứng kiến người thân của mình bị tra tấn, hành hạ đến
mức không còn nhận ra nguyên hình, không còn cử động được, không còn nhìn được
người họ yêu, không còn nghe được tiếng người thân của mình? Nỗi đau chiến tranh
Mỹ mang lại cho Việt Nam không chỉ là ở quá khứ mà còn là hiện tại
Cuộc chiến tranh anh dũng của dân tộc ta trước những thế lực ngoại bang
nhưthực dân Pháp hay đế quốc Mĩ, cũng như thế lực tay sai trong nước. Sự lãnhđạo tài
tình của Đảng và người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng sự đoàn kết của toàn
quân toàn dân mới có thể đưa đất nước ta từ một nước bịxâm lược, thuộc địa trở thành
một nước tự do, dân chủ, cộng hòa như ngày nay.
Bảo tàng cùng những hiện vật như là minh chứng cho thấy rằng chiến tranh là phi nghĩa.
Và chúng ta có vẻ như đang dần quên đi, để có được bình yên, tự do như ngày
hôm nay thì dân tộc chúng ta, bao thế hệ ông bà, cha ông của chúng ta phải trải qua
một cuộc chiến đẫm máu với bao sự hi sinh quên mình. Một cuộc chiến xây dựng bởi
máu, bởi lòng đoàn kết, bởi một khao khát tự do mãnh liệt mà thế hệ đi trước với
mong muốn giành lại bầu trời tự do cho thế hệ con em mai sau. Chúng ta đã và đang
được sống trong bầu trời bình yên, tự do vì thế bản thân luôn ghi nhớ rằng thật may
mắn vì những điều mà chúng ta có được ngày hôm nay đã được đánh đổi bằng bao
xương máu của bao anh hùng dân tộc đã đứng lên chống bọn thực dân đô hộ.