



















Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA LUẬT
BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN
MÔN HỌC: KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU HỒ SƠ VỤ ÁN DÂN SỰ
HỒ SƠ DÂN SỰ 05 - TRANH CHẤP THỪA KẾ
Giảng viên hướng dẫn: cô Đào Nguyễn Hương Duyên
Nhóm thực hiện : Nhóm 02 Lớp : 232_DLU0220_01 Ngành : Luật Địa điểm học
: CS1-Đại học Văn Lang
Tp.HCM, Thứ 3, ngày 23 tháng 04 năm 2024 PHẦN 1 NGHIÊN CỨU HỒ SƠ
I. TÓM TẮT HỒ SƠ VỤ ÁN
Chị Hoàng Thị Giẻo cùng 2 người em là Hoàng Thị Hận và Hoàng Thị Hấn
cùng khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
yêu cầu chia di sản thừa kế đối với bị đơn là anh Hoàng Văn Sơn. Cụ thể vụ việc như sau:
-Năm 1987, bố chị Giẻo tên Hoàng Văn Giãng đã mất, để lại toàn bộ tài sản
bao gồm nhà cửa và đất đai cho bà Phạm Thị Kẻo. Bà Kẻo đã để lại cho anh
Sơn là 1/2 đất ở là 132/m2.
-Năm 2011, bà Kẻo mất, có để lại di chúc thừa kế nhưng không nói rõ trong
đó sẽ để lại tài sản cho người con nào.
-Anh Sơn sau đó quản lý toàn bộ nhà cửa đất đai do bà Kẻo để lại. Tuy
nhiên, vào năm 2015, anh Sơn đã bán 66m2 đất ở, một ngôi nhà xây lợp
ngói mũi và phá dỡ đi ngôi nhà ngang, bể nước của cụ Kẻo để xây 2 gian
nhà, 1 bể nước mới trên phần còn lại có bán đi mà không thông qua các anh
chị em trong nhà cũng như không được sự đồng ý của họ.
-Anh Sơn đã đề nghị mua lại 66m2 phần của 3 bà.
Ngày 16/8/2015, 3 chị em chị Giẻo cùng anh Sơn đã thống nhất tại UBND để phân chia: + Anh Sơn được 66m2
+ 3 người gồm chị Giẻo, Hận, Hấn được 66m2 (Vì anh Giang, em Quặn không lấy)
+Các bên thống nhất trong vòng 60 ngày buộc anh Sơn phải tháo dỡ hết tất
cả các di sản trên mảnh đất để trả lại mặt bằng và bàn giao, nhưng anh Sơn không thực hiện.
II. CÁC VẤN ĐỀ TỐ TỤNG
1. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp
Theo sơ đồ hiện trạng đất thổ cư thì phần đất đang tranh chấp là của cụ bà
Phạm Thị kẻo đã mất. Ông Sơn cho rằng ông đã có công trong việc nuôi dưỡng bố
mẹ nên muốn được sử dụng phần đất do cha mẹ để lại. Bà Giẻo, bà Hận, bà Hấn
cho rằng đây là tài sản của mẹ họ để lại và càng không có di chúc nào khẳng định
rằng cho riêng 1 mình anh Sơn, hơn nữa các anh chị em nhà bà Giẻo đều là những
người thừa kế theo pháp luật nên phần đất đó phải được chia đều. Do đó, đây được
xác định là tranh chấp về thừa kế tài sản.
Cơ sở pháp lý: Khoản 5 Điều 26 BLTTDS 2015.
2. Những người tham gia tố tụng
2.1 Người khởi kiện-Nguyên đơn:
1) Bà Hoàng Thị Giẻo, sinh năm 1956
Địa chỉ: đội 12 thôn Xuân Hưng, xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng- Hải Phòng
2) Bà Hoàng Thị Hấn, sinh năm 1952
Địa chỉ: đội 14, xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng- Hải Phòng
3) Hoàng Thị Hận, sinh năm 1962
Địa chỉ: Bạch Xa- xã Nam Hưng- huyện Tiên Lãng- Hải Phòng
4) Người đại diện theo pháp luật là: Ông Đặng Quốc Thắng-Luật sư của công ty luật....
Người bị kiện-Bị đơn:
Ông Hoàng Văn Sơn, sinh năm 1959
Cư ngụ: đội 13 Bạch Xa xã Nam Hưng, huyện Tiên Lãng- Hải Phòng
Người đại diện theo pháp luật là: Ông Mai Tuấn Liệt-Luật sư của công ty luật....
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1) Ông Hoàng Văn Giang, sinh năm 1953
Địa chỉ: số 50, phường Cầu Tre, quận Ngô Quyền- Hải Phòng
2) Bà Hoàng Thị Quặn, sinh năm 1966
Địa chỉ: đội 13 xã Nam Hưng, huyện Tiên Lãng- Hải Phòng
3. Điều kiện khởi kiện
Các nguyên đơn đáp ứng đầy đủ về quyền khởi kiện vụ án theo điều 186 BLTTDS 2015.
“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại
diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại
Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”
4. Về thời hiệu khởi kiện
Căn cứ vào đơn khởi kiện ngày 27/06/2017 của các nguyên đơn thì người
khởi kiện là Hoàng Thị Giẻo, Hoàng Thị Hấn, Hoàng Thị Hận và người bị kiện là
ông Hoàng Văn Sơn. Quan hệ tranh chấp là tranh chấp chia thừa kế tài sản. Do đó,
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 623 BLDS 2015, đối với tranh chấp về
thừa kế tài sản, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 623 BLDS 2015, thời hiệu khởi kiện để
người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Vì vậy, thời hiệu khởi kiện của các nguyên đơn trong tranh chấp này vẫn còn hiệu lực. 5. Hòa giải
Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 26 BLTTDS 2015; Khoản 2 Điều 3
Nghị Quyết 04/2017/NQ-HĐTP, đối với tranh chấp liên quan đến thừa kế tài
sản không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải tại UBND.
Do đó, trong trường hợp này, tranh chấp giữa 3 chị em Giẻo, Hấn, Hận và bị
đơn ông Sơn có thể khởi kiện ra Tòa án mà không bắt buộc phải thông qua
thủ tục hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã.
6. Thẩm quyền của Tòa án
Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 26 BLTTDS 2015 thì tranh
chấp về thừa kế tài sản là tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015
những tranh chấp về thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện.
Căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 thì
trong trường hợp tài sản tranh chấp là bất động sản thì Tòa án nơi có bất
động sản có thẩm quyền giải quyết.
Như vậy, trong trường hợp này Tòa án nhân dân huyện Tiên Lãng, thành
phố Hải Phòng có thẩm quyền thụ lý vụ án tranh chấp.
7. Văn bản pháp luật - Luật đất đai 2013;
- Bộ luật dân sự năm 2015;
- Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
- Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn 1 số quy định tại Khoản 1
và Khoản 3 Điều 192 BLTTDS SỐ 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi
kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án. PHẦN 2
PHẦN TRÌNH BÀY YÊU CẦU
KHỞI KIỆN CỦA NGUYÊN ĐƠN
I. YÊU CẦU KHỞI KIỆN CỦA NGUYÊN ĐƠN
Kính thưa Hội đồng xét xử,
Tôi, luật sư Đặng Quốc Thắng - đại diện cho các nguyên đơn là bà Hoàng
Thị Giẻo Hoàng Thị Hấn, Hoàng Thị Hận trình bày yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn như sau:
Nguyên đơn có hai yêu cầu, cụ thể:
- Yêu cầu Tòa án giải quyết chia thừa kế theo di sản của bố mẹ để lại;
- Yêu cầu Tòa án buộc ông Sơn phải phá dỡ toàn bộ tài sản hiện có trên
đất để trả lại cho mỗi bà 22m2 đất ở.
II. TRÌNH BÀY CỦA LUẬT SƯ NGUYÊN ĐƠN VỀ
YÊU CẦU KHỞI KIỆN CỦA THÂN CHỦ VÀ CÁC CHỨNG CỨ CHỨNG MINH Thưa Hội đồng xét xử,
Nhìn vào sơ đồ hiện trạng đất thổ cư, phần
đất đang tranh chấp là của bà
Kẻo tức là mẹ của 3 chị em bà Giẻo và ông Sơn. Khi cụ Kẻo mất đi và có để
lại di chúc nhưng không nói rõ là cho người con nào được hưởng di sản cho
nên 5 người con của bà là những người thừa kế theo pháp luật. Ông Sơn
được trông nom toàn bộ nhà cửa và đất đai nhưng ông đã bán miếng đất do
mẹ mình để lại mà không được sự đồng ý của các đồng thừa kế còn lại nên
UBND xã đã yêu cầu ông Sơn phải tổ chức tháo dỡ nhà để trả lại đất cho chị
em ông sử dụng từ ngày 12/11/2016 đến 12/01/2017. Sau đó, ông Sơn vẫn
không chịu làm theo những gì UBND xã yêu cầu. Do đó, phần di sản của cụ
Kẻo sau khi mất vẫn thuộc quyền sở hữu chung của tất cả các các chị em
nguyên đơn và bị đơn là ông Sơn. Việc chiếm hữu và ngang nhiên bán tài
sản mà không thông qua bất cứ anh chị em nào và xây dựng khi chưa phải là
chủ sở hữu của mảnh đất là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích
của các nguyên đơn. Do đó, dựa trên các chứng cứ, tôi là luật sư Đặng Quốc
Thắng đại diện cho các nguyên đơn khởi kiện ông Sơn với những yêu cầu
nêu trên là hoàn toàn có căn cứ và hợp pháp.
Những chứng cứ hợp pháp mà bên nguyên đơn đã cung cấp bao gồm:
1. Bản thông báo “Giải quyết thừa kế đất thổ cư” đã được UBND huyện
Tiên Lãng-Hải Phòng xác nhận vào 05/02/2016.
2. Sơ đồ hiện trạng đất thổ cư của cụ bà Phạm Thị Kẻo (Đã mất) PHẦN 3
KẾ HOẠCH HỎI TẠI PHIÊN TÒA DÂN SỰ SƠ THẨM
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ TRÌNH TỰ XÉT HỎI Nguyên đơn: -Bà Hoàng thị Giẻo -Bà Hoàng Thị Hận -Bà Hoàng Thị Hấn Bị đơn: -Ông Hoàng Văn Sơn
Hỏi người tố tụng liên quan khác: -Ông Hoàng Văn Giang -Bà Hoàng Thị Quặn -Ông Huỳnh Đức Phú -Ông Hoàng Phi Hùng
II. NỘI DUNG XÉT HỎI
Với tư cách là Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các nguyên
đơn, tôi sẽ chuẩn bị kế hoạch xét hỏi tại phiên tòa như sau:
1. Hỏi Nguyên đơn
Bà Hoàng Thị Giẻo:
1. Tại thời điểm gia đình tiến hành hòa giải tại UBND thì ba và những
thành viên còn lại có ép buộc anh Sơn thỏa thuận trong biên bản hòa
giải ngày 12/11/2016 không?
2. Vì sao trong biên bản lời khai của bà thì cho rằng ông Sơn bán ½
miếng đất cho người khác vào năm 2015 nhưng bà lại khai rằng tháng
08/2010 chị em bà gửi đơn đến UBND xã? Bà cho HĐXX biết rằng
bà và chị em bà gửi đơn đến UBND xã tại thời điểm nào?
3. Theo quan điểm của bà, việc ông Sơn không thực hiện cam kết về
việc phá dỡ tài sản như trong thỏa thuận có ảnh hưởng đến mối quan
hệ gia đình như thế nào không?
4. Bà có biết ông Sơn tự ý xây 1 nhà 2 gian hợp ngói và 1 bể nước trên
phần đất được chia cho 3 người tại thời điểm nào không?
5. Bà có biết việc mẹ bà là bà Phạm Thị Kẻo? Nếu biết bà có biết đến di chúc đó hay không Bà Hoàng Thị Hấn:
1. Tại thời điểm bà được ông Hoàng Văng Giang và bà Phạm Thị Kẻo
nhận nuôi thì ông bà có giấy chứng nhận quyền nuôi con nuôi không?
2. Theo quan điểm của bà, việc ông Sơn không thực hiện cam kết về
việc phá dỡ tài sản như trong thỏa thuận có ảnh hưởng đến mối quan
hệ gia đình như thế nào không?
3. Tại thời điểm bà được ông Hoàng Văn Giãng và bà bà Phạm Thị Kẻo
nhận nuôi thì ông bà có giấy chứng nhận quyền nuôi con không?
4. Bà có b biết đến di chúc bà Phạm Thị Kẻo đó hay không? Bà Hoàng Thị Hận:
1. Kể từ khi bà Phạm Thị Kẻo mất thì bà và những thành viên còn lại có
chung sống trong căn nhà với ông Sơn không? Nếu có thì trong khoản
thời gian chung sống với nhau có hay thường xuyên cãi vả không?
2. Bà có biết lý do gì mà tự khi bà phạm Thị Kẻo mất ông Sơn không
cho gia đình đến cúng không? Giữa ông Sơn và những thành viên còn
lại có mâu thuẫn gì không
3. Theo quan điểm của bà, việc ông Sơn không thực hiện cam kết về
việc phá dỡ tài sản như trong thỏa thuận có ảnh hưởng đến mối quan
hệ gia đình như thế nào không?
4. Bà có biết việc mẹ bà là bà Phạm Thị Kẻo? Nếu biết bà có biết đến di chúc đó hay không? 2. Hỏi bị đơn
Chào bị đơn, tôi xin phép được hỏi bị đơn cùng người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp cho bị đơn anh Liệt ? Hỏi bị đơn:
1. Tại thời điểm gia đình ông đi đến xã UBND để hòa giải thì anh có
đồng ý việc nhận phần đất 66m2 và phần đất 66m2 còn lại chia cho
những người khác không? Anh có bị ai ép thỏa thuận như vậy không?
2. Thời điểm năm 2015 anh có bán phần đất 66m2 cho người khác thì
anh có thỏa thuận trước với gia đình không? Và anh muốn bán phần
đất 66m2 thuộc miếng đất 132m2 được hưởng từ bà Kẻo hay là phần đất 66m2 của mẹ anh ?
3. Tài sản trên đất thổ cư của ông được hình thành từ khi nào?
4. Tại biên bản giải quyết ngày 12/11/2016 anh có ý kiến việc 66m2
đất còn lại sẽ chia đều cho ba cô con gái còn lại, vậy sao anh không
thực hiện cam kết dở trả lại mặt bằng?
5. Vì sao ông lại tự ý xây 1 nhà 2 gian hợp ngói và 1 bể nước mới trên
phần đất được chia cho 3 người chị em còn lại? ông xây từ thời điểm nào?
6. Ngoài anh ra thì những thành viên trong gia đình còn lại có công
nuôi dưỡng bố mẹ không?
7. Tại sao khi giải quyết hòa giải ở UBND anh lại không có ý kiến về
việc mua lại 66m2 mà anh lại đồng ý thỏa thuận chia 66m2 cho những
thành viên còn lại? Lý do gì anh lại thay đổi ý kiến đó?
8. Ông có ý thức về việc không thực hiện cam kết của mình có thể
gây ra tranh chấp và căng thẳng trong gia đình không? Nếu có thì ông
có dự định giảm bớt căng thẳng và giải quyết một cách hòa bình không?
9. Ông có chấp nhận trách nhiệm pháp lý và bồi thường thiệt hại cho
việc không thực hiện cam kết của mình không?
10. Về biên bản định giá tài sản thì ông có ý kiến gì về giá trị tài sản
theo định giá của hội đồng không?
11. Tại biên bản lời khai của bà Hận cho rằng ông không cho chị em
trong gia đình đến cúng, ông có ý kiến gì vời lời khai này không? Và
nếu có thì lý do gì ông không cho gia đình đến cúng?
12. Sau khi ông Hoàng Văn Giãng mất thì ông không để lại di chúc gì
hết vậy có giấy tờ gì chứng minh việc mẹ ông để lại mảnh đất 132m2 cho ông không?
3. Hỏi người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Hoàng Văn Giang:
Ông có đồng ý về việc ông Sơn tự ý bán ½ mảnh đất cho người khác
không? và trước khi ông Sơn bán miếng đất đó anh Sơn có thoả thuận
với anh hay những thành viên còn lại không?
Tại thời điểm gia đình tiến hành hoà giải tại UBND thì anh và những
thành viên còn lại có ép buộc anh Sơn thoả thuận trong biên bản hoà
giải ngày 12/11/2016 không?
Trong khoảng thời gian ông Hoàng Văn Giãng mất thì ông có thường
xuyên chăm sóc nuôi dưỡng cho bà Phạm Thị Kẻo không?
Vì sao ông Sơn bán ½ miếng đất cho người khác vào năm 2015 mà
mãi đến tận tháng 8/2016 thì gia đình mới có đơn đến UBND xã nhờ
giải quyết? Nếu như trước đó gia đình không đồng ý sao không báo cho cơ quan sớm hơn?
Anh đồng ý không nhận thừa kế phần tài sản và nhường lại cho bà
Giẻo, bà Hấn, bà Hận mỗi người 22m2 phải không?
Sau khi ông Hoàng Văn Giãng mât thì bà Phạm Thị Kẻo có để lại
mảnh đất 132m2 cho ông Sơn, vậy ông có biết bà Phạm Thị Kẻo để
lại cho ông Sơn có qua giấy tờ không? Bởi vì ông Phạm Văn Giãng
mất không hề để lại di chúc gì hết? Hoàng Thị Quặn:
Tại thời điểm gia đình tiến hành hoà giải tại UBND thì bà và những
thành viên còn lại có ép buộc anh Sơn thoả thuận trong biên bản hoà
giải ngày 12/11/2016 không?
Kể từ khi bà Phạm Thị Kẻo mất thì bà và những thành viên còn lại có
chung sống trong căn nhà với ông Sơn không? nếu có thì trong
khoảng thời gian chung sống với nhau có hay thường xuyên cãi vả không?
Bà có biết lý do mà từ khi bà Phạm Thị Kẻo mất ông Sơn không cho
gia đình đến cúng không? Giữa ông Sơn và những thành viên còn lại có mâu thuẫn gì không?
Trong biên bản giải quyết tại UBND thì bà không nhân phần tài sản
thừa kế mà nhường lại cho các thanh viên khác phải không?
4. Hỏi người làm chứng: Hoàng Phi Hùng
TP hỏi ông Hùng: Có phải ông Sơn cho ông thuê mặt bằng trước để bán
nước sâm không? Ông bắt đầu thuê từ thời điểm nào?Trong khoản thời gian
buôn bán tại đây ông có thấy gia đình ông Sơn thường xuyên có mâu thuẫn cãi vả không?
TP hỏi ông Phú: Ông Phú là hàng xóm của bà Kẻo từ khi nào ? Quan hệ
của ông với bà Kẻo thân thích khôgn và ông có biết về chuyện bà Kẻo mất
để lại di chúc hay không? Từ khi bà Kẻo còn sống thì mấy người con có
sang áp đặt gây rối bà Kẻo về việc chia di chúc không
5. Hỏi đại diện ủy ban
1. Tại thời điểm gia đình ông Sơn đi đến xã UBND hòa giải và đã đi đến
thống nhất là anh Sơn được hưởng 66m2 và những ng còn lại được
hưởng 66m2. Vậy cho tòa hỏi tại thời điểm đó thì ông Sơn đồng ý một
cách tự nguyện hay có ai ép buộc thỏa thuận như vậy không.
2. Cho tòa hỏi lý do tại sao ông Giang và bà Quặn không nhận thừa kế
3. Ông Sơn có biết được việc như nhà ông phải tháo dỡ trong vòng 60
ngày không và tại thời điểm hòa giải ông Sơn có đồng ý vấn đề này không?
4. Cho Tòa hỏi hiện nay Uỷ ban có xác định được giấy chứng nhận nuôi
con nuôi của gia đình bà Phạm Thị Kẻo đối với bà Hoàng Thị Hấn không?
TP: Hội thẩm nhân dân có ý kiến và câu hỏi cho các đương sự không?
------------------------------------------------------------------
HTND: Tôi xin được hỏi các Nguyên đơn
Theo lời nói của ông Sơn, ông Sơn cho rằng các bà đã ép buộc ông Sơn ký
vào tờ giấy cam kết thỏa thuận chia tài sản, đây có phải là đúng sự thật hay không?
Các ông bà có chứng cứ xác minh là ông bà không ép buộc anh sơn ký vào
tờ giấy chia tài sản không?
Vậy tại sao lúc ông Sơn nhận tài sản do mẹ để lại, các ông bà không đi kiện
mà đợi tới khi ông Sơn bán cho người khác 66m2 đất ở, một ngôi nhà xây
lợp ngói mũi và phá dỡ ngôi nhà ngang, bể nước của cụ Kẻo để xây 2 gian
nhà và một bể nước mới trên phần còn lại thì ông bà mới gửi đơn đề nghị
UBND xã Nam Hưng giải quyết ?
HTND: Tôi xin được mời ông Sơn
Ngày 12/11/2016 UBND xã Nam Hưng đã hòa giải vụ kiện và 2 bên đã thỏa
thuận chia di sản thừa kế như Ông được sử dụng 66m2 đất ở, 1 ngôi nhà xây
lợp ngói mũi, bà Hoàng Thị Giẻo, Hoàng Thị Hấn, Hoàn Thị Hận mỗi người
được sử dụng 22m2 đất ở và ông phải phá dỡ ngôi nhà ngang và một bể
nước đi để trả ại phần đất cho 3 bà trong thời hạn 60. Nhưng tại sao ông
không thực hiện cam kết của mình ?
HTND: Trong lúc thực hiện hòa giải ông có bị ép buộc từ các phía Nguyên
đơn hay không? Nếu có ông có chứng cứ và xác minh gì để thể hiện mình bị
ép buộc ký vào tờ giấy cam kết đó không?
HTND: Nếu như ông nghĩ mình bị ép buộc vậy những thứ ông nêu trên có
xứng đáng gây cho ông phải bắt buộc ký vào tờ giấy đó. Hay là đây là những lời nói không có thật?
HTND: Mọi trường hợp đặt bút ký vào tờ giấy cam kết đều mang ý chí tự
nguyện cho nên ông sẽ không thể nào nói rằng mình bị ép buộc để ký vào tờ
giấy cam kết thỏa thuận của UBND ông hiểu không?
HTND: Tôi xin được hỏi ông Giang và Bà quặn rằng tại sao ông và bà
không chịu nhận phần di sản thừa kế của mình mà nhường cho 4 người còn lại?
HTND: Tôi đã thực hiện xong phần hỏi của mình mời Thẩm phán tiếp tục phiên tòa. PHẦN 4
BẢN LUẬN CỨ BẢO VỆ CHO QUYỀN VÀ
LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGUYÊN ĐƠN
Kính thưa Hội Đồng Xét Xử,
Thưa đại diện Viện Kiểm Sát,
Cùng Luật sư đồng nghiệp bên phía bị đơn
Tôi là Luật sư Đặng Quốc Thắng, thuộc Văn phòng Luật sư..., Đoàn Luật Sư
thành phố Hồ Chí Minh. Hôm nay, tôi có mặt tại phiên toà này với tư cách là người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn cho 3 người là Hoàng Thị Giẻo,
Hoàng Thị Hấn, Hoàng Thị Hận.
Kính thưa Hội đồng xét xử, theo trình bày của nguyên đơn, tôi xin tóm tắt vụ tranh chấp như sau:
Năm 1987, ông Phạm Văn Giãng và vợ là Phạm Thị Kẻo là bố mẹ của 6 anh
chị em là Hoàng Văn Sơn, Hoàng Văn Giang, Hoàng Thị Hận, Hoàng Thị
Giẻo, Hoàng Thị Quặn, Hoàng Thị Hấn - con nuôi. Ông Giãng đã mất, để lại
toàn bộ tài sản bao gồm nhà cửa và đất đai cho bà Phạm Thị Kẻo. Bà Kẻo
trước khi mất đã để lại cho anh Sơn là 1/2 đất ở là 132/m2. Có để lại di chúc
thừa kế nhưng không nói rõ trong đó sẽ để lại tài sản cho người con nào.
Tức là ông Sơn đã có 132m2 do bà Kẻo cho và sau đó ông Sơn cũng tiếp tục
quản lý toàn bộ132m2 phần đất do cụ Kẻo để lại. Tuy nhiên, vào năm 2015,
anh Sơn đã bán 66m2 đất ở, một ngôi nhà xây lợp ngói mũi và phá dỡ đi
ngôi nhà ngang, bể nước của cụ Kẻo để xây 2 gian nhà, 1 bể nước mới trên
phần còn lại có bán đi mà không thông qua các anh chị em trong nhà cũng
như không được sự đồng ý của họ.
Trước sự phản đối của các anh chị em, ông Sơn đã đề nghị mua lại 66m2
phần của 3 bà nhưng đề nghị này không được chấp thuận
Ngày 16/8/2015, 3 chị em chị Giẻo cùng anh Sơn đã thống nhất tại UBND để phân chia: + Anh Sơn được 66m2
+ 3 người gồm chị Giẻo, Hận, Hấn được 66m2 (Vì anh Giang, em Quặn không lấy)
+Các bên thống nhất trong vòng 60 ngày buộc anh Sơn phải tháo dỡ hết tất
cả các di sản trên mảnh đất để trả lại mặt bằng và bàn giao, nhưng anh Sơn không thực hiện.
Thưa Hội đồng xét xử, trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ vụ án và qua việc hỏi tại
phiên toà hôm nay, tôi cho rằng yêu cầu của thân chủ tôi là hoàn toàn có cơ sở, vì các lẽ sau:
Thứ nhất, các thân chủ của tôi buộc ông Sơn trả lại phần diện tích đất đang
tranh chấp cho các chị em sử dụng và yêu cầu ông phải tháo dỡ toàn bộ hết những
tài sản đang hiện hữu trên phần đất của bà Kẻo khi bà qua đời. Khi 3 nguyên đơn
biết được việc làm của ông Sơn, họ đã có động thái yêu cầu ông Sơn phải tháo dỡ
hết tất cả các tài sản hiện có trong phần đất của bà Kẻo và nhờ chính quyền địa
phương can thiệp nhưng ông Sơn vẫn tiếp tục thực hiện hành vi của mình.Vì phần
đất này là của bà Kẻo và những người con của bà được hưởng thừa kế theo pháp
luật không phải của riêng ông Sơn nên việc làm của bị đơn hoàn toàn không hợp pháp.
Thứ hai, sự thừa nhận của các đương sự thể hiện qua: Biên bản lấy lời khai
của bà Giẻo, bà Hận, bà Hấn; Biên bản lấy lời khai của những người có quyền và
nghĩa vụ liên quan ông Giang và bà Quặn đều xác nhận rằng ông Sơn đang chiếm
hữu phần đất của bà Kẻo là trái pháp luật và có lời khai đề nghị Tòa án buộc ông
Sơn phải phá dỡ tài sản, trả lại đất cho bà Giẻo, Hấn, Hận; Biên bản xác minh của
cán bộ địa chính Vũ Văn Vĩnh xã Nam Hưng ngày 28/07/2017; Lời khai của
những người làm chứng xung quanh như 2 người hàng xóm Phi Hùng và Đức Phú.
Thứ ba, xác nhận của cơ quan có thẩm quyền địa phương thể hiện qua:
+Các giấy tờ liên quan như thông báo “giải quyết thừa kế đất thổ cư” của
UBND xã Nam Hưng ngày 05/02/2016 có chữ ký xác nhận của Chủ tịch UBND xã Nam Hưng.
+Đơn xin đề nghị ngày 02/08/2016 gửi UBND cùng các ban ngành xã Nam
Hưng có chữ ký xác nhận của chủ tịch UBND và 3 nguyên đơn;
+Biên bản giải quyết thừa kế đất thổ cư ngày 06/08/2016;
+Sơ đồ hiện trạng đất thổ cư của bà Phạm Thị Kẻo có chữ ký xác nhận của
UBND xã vào ngày 12/11/2016 kèm theo biên bản của UBND xã Nam Hưng về
tiến hành giải quyết việc chia di sản đất thổ cư của cụ Phạm Thị Kẻo có chữ ký
xác nhận của cán bộ vào ngày 12/11/2016;
-Bà Giẻo, bà Hận, bà Hấn là những người thừa kế tài sản theo pháp luật do bà Kẻo
để lại. Bà Kẻo đã chết năm 2011 (Có giấy xác nhận chứng tử), đã để lại di chúc
nhưng không nói rõ là sẽ cho người con nào. Theo quy định của pháp luật thì bà
Hấn, bà Hận với bà Giẻo là những người thừa kế theo pháp luật hàng thứ nhất căn
cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 . Thêm nữa, ông Giang và bà Quặn
từ chối nhận di sản và nhường lại cho các anh chị em nên không tính.
Như vậy, phần đất của bà Kẻo phải được chia cho các đồng thừa kế là Sơn,
Giẻo, và Hận và Hấn theo pháp luật về dân sự về thừa kế. Ông Sơn không có
quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản 1 mình như vậy.
Do đó, căn cứ vào Điều 256 BLDS về quyền đòi lại tài sản, xét thấy nguyên
đơn có đủ cơ sở yêu cầu bị đơn là ông Hoàng Văn Sơn trả lại đất cho 3 chị em.
Thứ tư, bà Thanh và ông Sinh yêu cầu bà Tám tháo dỡ tài sản trên đất để trả
lại đất cho bà Thanh, ông Sinh, bà Loan, bà The là có căn cứ, bởi: Tháng 5/2012, Như vậy,
Bởi các lẽ trên, bà Giẻo, bà Hận, bà Hấn yêu cầu ông Sơn tháo dỡ toàn bộ tài
sản hiện có trên đất là phù hợp quy định của pháp luật và không yêu cầu phải bồi
thường nên kính đề nghị Hội đồng xét xử xem xét chấp nhận toàn bộ yêu cầu của
thân chủ tôi, tuyên ông Sơn phải tháo dỡ toàn bộ tài sản hiện có trên đất của cụ Kẻo
để trả lại đất cho 3 người là Hoàng Thị Giẻo, Hoàng Thị Hận, Hoàng Thị Hấn sử dụng.
Tôi xin chân thành cám ơn Hội đồng xét xử, Đại diện Viện Kiểm Sát, Luật sư
bên phía bị đơn và toàn thể những người tham gia phiên tòa đã lắng nghe phần trình bày nêu trên của tôi.