Bài Thu Hoạch Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Bài Thu Hoạch Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

Trường:

Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu

Thông tin:
19 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài Thu Hoạch Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Bài Thu Hoạch Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

41 21 lượt tải Tải xuống
TRNG ĐI HC HOA SEN
KHOA KINH T - QUN TR
Bài Thu Hoạch
Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Đề Bài: CM NHẬN CỦA ANH/CH SAU KHI THAM
QUAN BO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIN TRANH
GVHD: Nguyễn Minh Quang
Họ Và Tên Sinh Viên: Lâm Gia Như – 22005041
Hùng
Lớp: DC144DV01 – 0300
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 08/2023
DELL 1
Lời Cảm Ơn
Lời đầu tiên em muốn gửi lời cảm ơn tới thầy Nguyễn Minh Quang,
giảng viên bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của chúng em.
Trong thời gian mà tham gia lớp học của thầy thì nhóm chúng em đã có
thêm cho mình những kiến thực bổ ích và tinh thần học hiệu quả hơn.
Không những thế, thầy lúc nào cũng nhẹ nhàng chỉ bảo và luôn lắng
nghe những lời góp ý và sửa đổi cho sinh viên. Ngoài ra thầy còn kể
những câu chuyện lịch sử ở ngoài giáo trình để giúp cho chúng em hiểu
thêm về tính mạch lạc và logic của quá trình hình thành và gây dựng đất
nước. Một lần nữa em kính chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe và thành
công trên con đường sự nghiệp giảng dạy và dìu dắt cho các thế hệ sau
này.
DELL 2
Mục Lục
Table of Contents
Lời Cảm Ơn.....................................................................2
Mở Đầu.............................................................................4
I. Vị lãnh tụ xuất chúng bắt đầu xuất hiện:.................5
II.Bối cảnh lịch sử:..........................................................7
1. Tàn cuộc chiến tranh thế giới thứ 2...........................7
2. Bắt đầu chiến tranh lạnh............................................8
III. Đất nước bị chia cắt:.................................................9
III. Kẻ độc tài và Gia đình trị hay công cụ chống Cộng
của người Mỹ ?..............................................................11
IV. Cuộc đảo chính và cái kết của kẻ độc tài, chiến
tranh bắt đầu nổ ra:......................................................14
Kết Luận.........................................................................15
DELL 3
Mở Đầu
Dù chiến tranh ở Việt Nam đã lùi xa vào quá khứ nhưng những tàng
tích do chiến tranh để lại vẫn còn mãi với thời gian, những hậu quả nặng
nề mà nó để lại vẫn luôn in đậm trong những trang sách đối với thế hệ
trẻ và đậm sâu trong tâm trí những người sống hai thế kỷ. Nhưng có lẽ
những gì được kể lại trong sách vở không thể nào tái hiện được tính
khốc liệt cũng như có những hiện vật rõ nét của các cuộc chiến tranh…
May mắn thay, khi em được học môn học Lịch Sử Đảng Cộng sản
Việt Nam của thầy Nguyễn Minh Quang, thầy đã cho em có cơ hội được
đến để ghé thăm Bảo tàng chiến tích chiến tranh để được tìm hiểu thêm
một cách chân thực nhất lịch sử của nước nhà. Thông qua chuyến đi
tham quan một số bảo tàng còn lưu giữ lại những hình ảnh, những đồ
vật, những di tích có liên quan trong các cuộc chiến tranh ở Việt Nam
chúng ta mới có thể phần nào cảm nhận sâu sắc được sự khốc liệt, tội ác,
hậu quả chiến tranh của các thế lực xâm lược đã gây ra cho người dân
Việt Nam. Từ đó cũng sẽ thấy được từ trong nghiệt ngã, đơn đau về cả
tinh thần lẫn thể xác là sự khát khao, ý chí kiên cường vươn lên, hướng
tới hòa bình ngày càng mãnh liệt
DELL 4
I. Vị lãnh tụ xuất chúng bắt đầu xuất hiện:
Đã hơn 70 năm kể từ khi Việt Nam bị Pháp xâm lược và
trở thành một phần của liên bang Đông Dương. Đó là 70
năm của bạo lực bóc lột và nghèo đói, người Việt Nam đã
phải chịu đựng quá lâu và quá nhiều, đã có nhiều nỗ lực
của người Việt đổ ra để giành lại độc lập nhưng không
điều gì được thay đổi cả. Người Pháp vẫn ở đó, vẫn là bạo
lực, là bóc lột là nghèo đói. Chúng ta khẩn cầu một vị cứu
tinh, một đức Cứu Thế đến giải thoát chúng ta khỏi bóng
tối.
Hình 1. Tàu Amiral Latouche-Tréville.
Năm 1911, tại Sài Gòn liên bang Đông Dương, một
thanh niên 21 tuổi người Việt lên con tàu Amiral
Latouche-Tréville, anh mong muốn tìm một con đường
mới để dân tộc của mình được độc lập, một con đường
dành cho những người nông dân nghèo khổ có thể vùng
lên khỏi Chủ Nghĩa Thực Dân, đó là lúc anh tìm thấy chủ
DELL 5
nghĩa cộng sản. Năm 1930, tại Hồng Kông thuộc Anh,
chàng thanh niên 21 tuổi ngày nào đã là một người đàn
ông trung niên và là thành viên của đệ tam quốc tế, ở
đây, ông hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam làm
một và thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1941
ông quay trở lại Việt Nam sau 30 năm rong ruổi để trực
tiếp lãnh đạo phong trào cộng sản trong nước. Năm 1942
người đàn ông ấy lại qua Trung Quốc để tìm kiếm sự giúp
đỡ của Trung Hoa Dân Quốc, bắt đầu từ đây ông sử dụng
cái tên mà đến nay cả người Việt Nam, người Pháp và
người Mỹ đều trỗi dậy những cảm xúc khác nhau khi nhắc
đến - Hồ Chí Minh
Hình 2. Chân dung Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
DELL 6
Hồ Chí Minh bị bỏ tù Bởi chính quyền Tưởng Giới Thạch
do bị buộc tội là gián điệp, sau đó nhờ yêu cầu từ Mỹ, Hồ
Chí Minh được trả tự do và trở về Việt Nam. Cùng lúc đó,
ở bản quốc của những kẻ mà người dân Việt muốn lật đổ
đang có những chuyển biến diễn ra. Chiến tranh thế giới
thứ hai nổ ra, Pháp rơi vào phe trục của Hitler, đồng minh
của Hitler ở châu á là Nhật Bản tận dụng cơ hội này tiến
vào Đông Dương, người Việt giờ đây không chỉ nằm dưới
ách của người Pháp họ còn bị chồng thêm một cái ách
nữa của người Nhật. Hồ Chí Minh và tổ chức Việt Minh do
ông thành lập đứng về phía phe đồng minh để chống lại
người Nhật. Người Mỹ - thành viên cộm cán của phe đồng
minh và là người đang trực tiếp đối đầu Nhật ở Thái Bình
Dương thích điều này, họ giúp đỡ Việt Minh trong việc
huấn luyện chiến đấu.
Năm 1945 Hồ Chí Minh Trích lời tuyên ngôn độc lập của
nước Mỹ năm 1776 để làm luận chứng cho mình, ông tôn
trọng nước Mỹ, ông chưa từng coi nước Mỹ là một kẻ thực
dân giống như pháp, một mối quan hệ đồng minh ít ai có
thể nghĩ tới, nhưng liệu nó có kéo dài lâu ?
II. Bối cảnh lịch sử:
1.Tàn cuộc chiến tranh thế giới thứ 2.
Tháng 5 năm 1945 Mặt trận của thế chiến thứ hai kết
thúc, Liên Xô tiến vào Berlin, Đức Quốc xã của Hitler sụp
đổ. Ba tháng sau, Mỹ đem hai quả bom nguyên tử đầu
tiên của nhân loại đến dội lên đầu Nhật Bản, buộc Nhật
Bản phải đầu hàng vô điều kiện. Tận dụng khoảng trống
chính trị ở Đông Dương sau khi Nhật đầu hàng, Hồ Chí
DELL 7
Minh tổ chức cách mạng Tháng 8 và chính thức tuyên bố
thành lập nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Chỉ ít
ngày sau đó, ba đồng minh chống phe trục cùng hợp lại
bàn về trật tự mới của thế giới sau thắng lợi. Tại đây
những rạn nứt khác biệt bắt đầu xuất hiện, tổng thống Mỹ
Roosevelt mong muốn Đông Dương được trả lại độc lập
cho người dân bản địa thay vì lại quay trở về với người
Pháp, nhưng Tổng thống này qua đời trước khi được
chứng kiến cuộc chiến tranh Do mình lãnh đạo thắng lợi.
Người kế nhiệm Róoevelt – Truman, là một người hoàn
toàn khác, ông ấy không hề quan tâm đến phong trào độc
lập của các nước thuộc địa và Pháp đã quay lại Việt Nam.
Truman không phải Roosevelt, và ông cũng không nắm
quyền cho một thế giới giống như của Roosevelt.
Trong thế chiến thứ 2, tại mặt trận Châu Âu, Liên Xô
trong quá trình giải phóng Đông Âu, đã sáp nhập thêm
nhiều nước vào lãnh thổ của mình và đồng thời cũng tạo
nên một khối thân mình trên đường đi. Truman và
DELL 8
Churchill (Thủ tướng Anh) không thích điều này, không
như Roosevelt, Truman không hề tin tưởng vào Stalin
(người lãnh đạo Liên Xô cũ) còn Churchill vốn là một
người theo chủ nghĩa bài cộng sản từ rất lâu. Nhưng khi
bước vào thời chiến, Liên Xô và Anh và Mỹ có cùng một
mục đích, một kẻ thù là Phát xít, họ đến với nhau và cùng
nhau chiến đấu. Sau khi mục đích đã đạt được, sự thiếu
tin tưởng và ghét bỏ lại quay lại. Việc Stalin không ngừng
mở rộng về phía tây làm Churchill và Truman cực kỳ tức
giận, các nước Tây Âu đã quá yếu sau chiến tranh, Nếu
Liên Xô trở mặt và xâm lược cả Tây Âu Thì họ cũng không
còn sức chống trả. Do vậy Churchill muốn các nước Đông
Âu trở thành một vùng đệm trung lập giữa hai bên, nhưng
với những gì mà Stalin đang làm, thứ duy nhất giữa hai
bên là một bức màn sắt. Vì cũng là một người bài Cộng
sản, cho nên, trong mắt Truman, Stalin là một phiên bản
khác của Hitler, không hơn không kém. Tệ hơn là chính
sách bành trướng của Stalin còn đang Lan đến Iran, Thổ
Nhĩ Kỳ và Hy Lạp - những quốc gia cực kỳ quan trọng với
Mỹ ở Trung Đông và địa Trung Hải. Truman phát điên vì
điều này, ông ta quyết định thực hiện kế hoạch Marshall
để giúp các nước Tây Âu phục hồi, nhằm ngăn chặn Liên
Xô tiếp tục bành trướng ra phía tây. Thế giới vừa bước
qua một cuộc chiến, nhưng lập tức một cuộc chiến mới lại
đang bắt đầu
2.Bắt đầu chiến tranh lạnh.
Chiến tranh lạnh bắt đầu với hai cực, cực xã hội chủ
nghĩa của Liên Xô và cực bài cộng sản của Mỹ và Tây Âu.
Những sự kiện này liên tiếp xảy ra, bắt đầu làm nhen
nhóm một ý tưởng, một lý thuyết trong đầu của Truman -
thuyết Domino. Sau khi chiến tranh với Nhật kết thúc tại
Trung Quốc, cuộc nội chiến giữa Tưởng Giới Thạch và lực
DELL 9
lượng cộng sản của Mao Trạch Đông tiếp tục diễn ra,
chính quyền Truman không tin tưởng Tưởng Giới Thạch và
cũng không hỗ trợ nhiều cho Tưởng, Trung Hoa Dân Quốc
thua cuộc phải chạy ra Đài Loan. Năm 1949, Mao Trạch
Đông tuyên bố thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa, đây là cú đấm vào mặt Truman, đất nước với
dân số đông nhất thế giới đã rơi vào vòng tay của phe
cộng sản. Vẫn chưa hoàn hồn Sau cú đấm đầu tiên của
Mao Trạch Đông, Truman tiếp tục nhận thêm cú đấm thứ
hai, ông ta giật mình khi thấy quân đội Bắc Triều Tiên do
Kim Nhật Thành, một nhà lãnh đạo được hỗ trợ bởi phe
cộng sản tràn xuống phía Nam xâm lược nhà nước Hàn
Quốc mà mình đưa lên. Truman không đổ lỗi cho Kim, ông
ta đổ lỗi cho những người Xô Viết vì đã bắt đầu cuộc
chiến, cuộc chiến ở Triều Tiên đã vạch ra một tiêu chuẩn
cho các cuộc chiến tranh trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
Hai Siêu Cường là Liên Xô và Mỹ sẽ không hề tuyên chiến
với nhau, thay vào đó họ sẽ đổ tiền bạc vũ khí quân đội
DELL 10
vào cho bên thân mình trong cuộc chiến, nó cũng đặt ra
một mục tiêu cho cả hai bên, đó bất kỳ nước nào rơi vào
tay phe kia đó là một thất bại. Sự giúp đỡ của Mao Trạch
Đông cho Kim Nhật Thành đã khiến Truman nhận ra rằng,
Cộng Sản có thể dùng vũ lực để đạt được mục đích của
mình. Đồng thời, phản ứng của Trung Quốc sau khi Mỹ
Vượt vĩ tuyến 38 cũng làm Truman hiểu rằng, có những
làn ranh nhất đỉnh mình không nên vượt qua. Lúc này,
các nước đang rơi vào bàn tay của Liên Xô họ có điểm gì
chung ? đó là các nước này ở gần nhau và cứ thế từng
nước một rơi vào tay cộng sản y như những con Domino
đổ xuống .Đó là cách mà thuyết Domino ra đời. Vậy là tự
nhiên, Việt Nam từ một đất nước đang khổ sở vì thực dân
quay lại, mà chính quyền Truman hoàn toàn dửng dưng,
trở thành một mối quan tâm đặc biệt. Nhưng tại sao lại là
Việt Nam? Vì Việt Nam nằm ngay dưới Trung Quốc, trong
tâm trí của Truman, Việt Nam chính là đất nước đầu tiên
kích hoạt chuỗi domino lên toàn Đông Nam Á, và sau đó
là toàn thể Châu Á.
III. Đất nước bị chia cắt:
Đông Nam Á là một vùng giàu tài nguyên và là tuyến
giao thông quan trọng. Nếu người Mỹ để mất Việt Nam,
đây sẽ là một đại thảm họa cho chính mình, họ có thể
thua cuộc chiến tranh lạnh chỉ vài năm sau khi cuộc chiến
bắt đầu. Nhà trắng khôn cho phép điều này xảy ra. Mục
tiêu hàng đầu bây giờ là không được để Việt Nam rơi vào
tay Chính quyền cộng sản của Hồ Chí Minh. Nhưng nước
Mỹ không tham chiến, họ viện trợ cho pháp để đánh Việt
Nam. Thế nhưng, sau chiến dịch Điện Biên Phủ, thực dân
Pháp đã hoàn toàn thua cuộc và phải ngồi vào bàn đàm
phán Genève năm 1954. Tại đây các bên tham gia đồng ý
tạm thời chia Việt Nam thành hai nửa ở vĩ tuyến 17, miền
Bắc do Việt Nam dân chủ cộng hòa của Hồ Chí Minh tạm
DELL 11
nắm quyền, miền Nam sẽ do Việt Nam Cộng Hòa (chính
quyền thân Pháp, được Pháp lập nên) lãnh đạo. Việt Minh
tại miền Nam sẽ rút ra Bắc, còn quân Pháp tại miền Bắc
sẽ rút vào Nam. Người dân hai bờ cũng có 300 ngày để tự
do di chuyển qua bờ nào mà họ thích. Hàng trăm ngàn
người chủ yếu là những người theo công giáo đã vào Nam
vì họ không muốn sống dưới chế độ Cộng sản.
Hình 3. Vĩ tuyến 17 chia cắt đất nước.
Hãy tưởng tượng chúng ta là người Việt Nam dân chủ cộng hòa những
năm 50 của thế kỷ trước, sau 9 năm chiến đấu gian khổ, cuối cùng chúng
ta cũng đánh bại những kẻ thực dân đã đô hộ chúng ta cả trăm năm.
Chiến thắng này được gọi là một chấn động địa cầu, vì đây là lần đầu
tiên một nước thuộc địa có thể đánh bại kẻ thực dân mà giành độc lập.
Nhưng cuối cùng, hiệp định Genève nổ ra, chúng ta bị những đồng minh
DELL 12
cô lập, vì thế chúng ta lại phải nhẫn nhịn để đất nước bị chia cắt ở vĩ
tuyến 17, và họ lại bảo chúng ta hãy chờ đến năm 1956 chúng ta sẽ
thống nhất. Chúng ta đổ máu đánh Pháp để làm gì chứ ? Nghĩ đến việc
tuyển cử cũng bị người khác quyết định hộ, nhưng chúng ta lại phải
“ngậm bồ hòn làm ngọt”, vì chúng ta biết, và cả những kẻ không thân
thiện với chúng ta cũng biết rằng, chúng ta với lãnh tụ Hồ Chí Minh, sẽ
chiến thắng.
III. Kẻ độc tài và Gia đình trị hay công cụ chống
Cộng của người Mỹ ?
Đời không như là mơ, trong miền Nam đang có một sự trỗi dậy của
một nhân vật, nhân vật này cùng đồng minh sớm sẽ đưa chúng ta vào
một trong những cuộc chiến có sức ảnh hưởng lớn nhất lịch sử hiện đại -
chiến tranh Việt Nam. Đó chính là Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Diệm
thành công buộc người Mỹ về cùng phe với mình. Ngô Đình Diệm đã lật
đổ Bảo Đại sau một cuộc trưng cầu dân ý với chiến thắng áp đảo, kể cả
người Mỹ cũng đánh hơi tới sự độc tài này. Điều đáng quan tâm nhất là
Ngô Đình Diệm đang chặn được chủ nghĩa cộng sản tràn xuống miền
Nam, ở ngoài Bắc họ giận dữ vì Hiệp định Genève bị phá vỡ, nhưng họ
vẫn kiên nhẫn vì Hồ Chí Minh tin rằng, họ vẫn có thể tìm thấy một giải
pháp đàm phán thay vì chiến tranh. Trong khi đó ở Sài Gòn, Ngô Đình
Diệm bắt đầu thực hiện những cải cách để xây dựng một nhà nước đủ
mạnh nhằm đối chọi với miền Bắc. Là một nước được hỗ trợ cực mạnh
từ Mỹ, Việt Nam Cộng hòa không tránh khỏi phần lớn hàng hóa của họ
phải nhập từ Mỹ và phụ thuộc vào Mỹ. Ngô Đình Diệm muốn thay đổi
điều này, ông ta cho tự thân công nghiệp hóa thay vì cứ phụ thuộc mãi
vào hàng nhập khẩu, giúp công nghiệp dòng nước tự lực hơn và kích cầu
sản xuất. Đây là thời kỳ cầm quyền mà Ngô Đình Diệm năm nào cũng
giữ mức tăng trưởng ổn định. Chúng ta phải ghi nhận điều đó từ chính
quyền Sài Gòn, nhưng sự hỗn loạn bởi những chính sách khác đã làm lu
mờ hoàn toàn những điều tích cực mà Ngô Đình Diệm làm được, và
không ai khác chính ông ta là người phải trả giá cho chúng. Ở ngoài Bắc
DELL 13
có cải cách ruộng đất thì trong Nam có cải cách điền địa, cải cách ruộng
đất gây ra sự hỗn loạn, còn cải điền địa thì bùng lên sự bất bình.
Hình 3. Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Ngoài Ngô Đình Diệm gia đình họ Ngô khi đó còn nhiều người anh
em khác. Ngô Đình Thục là lãnh đạo tôn giáo, Ngô Đình Nhu là cố vấn
tối cao của Ngô Đình Diệm, và Ngô Đình Cẩn thì phụ trách cai trị miền
Trung. Chính phủ Ngô Đình Diệm được hứa hẹn là một chế độ của tự do
dân chủ nhưng dân chủ thì chưa thấy đâu, họ chỉ thấy một Ngô Đình
Diệm ngày càng độc tài và một chế độ gia đình trị với quyền lực rơi hết
vào tay anh em nhà họ Ngô. Cùng nhau, anh em Ngô Đình Diệm siết
chặt quyền lực của mình bằng máu và bạo lực, sự sợ hãi lan ra khắp
công chúng. Sau khi đã nắm quyền lực trong tay, Ngô Đình Diệm và các
anh em bắt đầu chiến dịch “Tố cộng, diệt cộng”. Họ cho cấp dưới sục
sạo khắp nơi nhằm khủng bố những người theo chủ nghĩa cộng sản, đó
là một chiến dịch đẫm máu và tàn bạo. Chính quyền Hà Nội trước sự tàn
bạo của Sài Gòn liền cho thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền
DELL 14
Nam. Ngô Đình Diệm không thích từ đó, ông ta gọi họ là Việt cộng, vừa
để miệt thị, vừa để lừa người dân rằng Việt cộng không phải Việt Minh.
Đồng thời, vì là một người Công Giáo, Diệm bắt đầu thể hiện sự thiên vị
của mình đến với những tôn giáo khác. Từ Huế tới Sài Gòn, xả súng
cướp bóc và đốt phá chùa chiền xảy ra khắp nơi. Tín đồ đạo Phật bắt đầu
biểu tình chống lại Ngô Đình Diệm. Mặc dù họ biểu tình không bạo lực
nhưng Ngô Đình Diệm lại thích sử dụng bạo lực để chống cái không bạo
lực kia. Một nhà sư thậm chí còn tự thiêu để phản đối chính quyền, tên
ông ta là Thích Quảng Đức. Liệu sự hy sinh của ông và các phật tử có
đem lại hòa bình tôn giáo ở miền nam Việt Nam ? Vẫn chưa, nhưng họ
có thay đổi được điều gì hay không? Rất lớn là đằng khác, sinh viên
những người trẻ tuổi trí thức hòa mình vào các tín đồ phật giáo phản đối
Ngô Đình Diệm, quân đội cũng hòa mình vào làn sóng giận dữ và cả dư
luận quốc tế cũng tham gia vào lên án chế độ Sài Gòn. Người Mỹ thì bắt
đầu mất niềm tin vào Ngô Đình Diệm, họ cho rằng nếu tiếp tục để Ngô
Đình Diệm cầm quyền như thế này sự bất mãn sẽ tuôn trào và miền Nam
Việt Nam sẽ rơi vào tay chế độ Cộng Sản ngoài Bắc.
Hình 4. Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu.
DELL 15
Hình 5. Làn sóng tẩy chay chiến tranh tại Việt Nam của dư luận quốc tế.
IV. Cuộc đảo chính và cái kết của kẻ độc tài,
chiến tranh bắt đầu nổ ra:
Tháng 11 năm 1963 tướng Dương Văn Minh và các cộng sự tổ chức
cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm. Họ đã lên kế hoạch cẩn thận, họ thuyết
phục những tướng trung thành của Ngô Đình Diệm gia nhập cùng mình
và cùng nhau họ chặn mọi nẻo đường dẫn đến Sài Gòn bao vây thủ đô
của Việt Nam Cộng hòa, ngăn không cho bất cứ ai tiến đến cứu họ Ngô.
Họ không lập tức tấn công dinh tổng thống, Dương Văn Minh mong
Ngô Đình Diệm sẽ đầu hàng và từ chức. Sáng ngày hôm sau mong muốn
của tướng Minh đã thành sự thực. Ngô Đình Diệm đồng ý đầu hàng,
người Mỹ đảm bảo ông ta sẽ được an toàn, nhưng Ngô Đình Diệm
không được phép ở lại Đông Nam Á, và họ sẽ đưa ông ta đến
Philippines - nơi chịu sự kiểm soát của Mỹ.
DELL 16
Tổng thống Diệm của Việt Nam Cộng hoà, bị lật đổ trong cuộc đảo chính
Nhưng cuối cùng, Diệm lại bỏ trốn và bị ám sát bởi tướng Minh. Ở Mỹ,
người ta rất sốc trước cái chết của Diệm, người sốc nhất chính là tổng
thống Kennedy, tổng thống công giáo đầu tiên của mỹ, đứng nhìn một
tổng thống công giáo ở quốc gia mà họ tạo ra bị ám sát. Cái chết của
Ngô Đình Diệm không làm cho miền Nam Việt Nam ổn định hơn, mà
nó chỉ đem đến sự hỗn loạn mà nguyên nhân đến từ sự chia rẽ cho quân
đội về việc giết hay không giết anh em họ Ngô, đảo chính rồi lại đảo
chính Việt Nam Cộng hòa tự ném mình vào ngọn lửa diệt vọng. Trong
khi đó, Washington mất kiên nhẫn với chính quyền miền Nam Việt Nam
và sự đối lập trong chính sách của Johnson (kế nhiệm Kennedy sau khi
ông này bị ám sát) và Kennedy, người Mỹ quyết định họ không thể tin
tưởng vào chính quyền Sài Gòn. Đã đến lúc họ phải trực tiếp tham gia
vào cuộc chiến này.
DELL 17
Kết Luận
Chiến tranh mặc dù đã đi qua nhưng để lại những hậu quả vô cùng
nặng nề. Rất nhiều những chiến sĩ và người dân Việt Nam đã đổ máu, bị
thương và thậm chí còn để lại những di chứng sau chiến tranh. Trong đó
không thể không kể đến chất độc màu da cam. Những tác động và biến
chứng của chất độc màu da cam thường thấy là: gây kích ứng da và các
bệnh ngoài da, rối loạn thần kinh, gây sẩy thai, bệnh tiểu đường type 2,
dị tật bẩm sinh cho đời sau, gây các bệnh ung thư, bệnh Hodgkin, bệnh
bạch cầu,… Quân đội cũng như người dân Việt nam là những người
phải hứng chịu hậu quả nặng nề nhất, tuy nhiên chính những người lính
Mỹ trong chiến tranh Việt Nam cũng chịu tác hại của chất độc màu da
cam do tiếp xúc. Năm 1978, bộ cựu chiến binh đã thành lập một chương
trình giúp đỡ các cựu chiến binh bị nhiễm chất độc màu da cam. Chương
trình đã kiểm tra sức khỏe của trên 300.000 cựu chiến binh đã từng tham
gia chiến tranh Việt Nam.
Mặc dù chiến tranh đã trôi qua hơn 35 năm nhưng nó để lại quá nhiều
nỗi buồn đau. Nó không chỉ là nỗi đau về thể xác mà còn là nỗi đau tinh
thần cho những người ở lại và kể cả những người thân.
Tội ác của đế quốc Mỹ để lại trên đất nước chúng ta những hình ảnh,
nhưng tàng chứng hãi hùng, khủng khiếp về việc tra tấn dã man, tàn sát,
ném bom, rải thuốc diệt cỏ, chất làm rụng lá cây, giết chết con người,
những người Việt vô tội bị thảm sát,…
Có lẽ ngày nay chúng ta đang sống trong thời bình, sống sung sướng
trong những điều kiện đầy đủ vật chất và tinh thần mà quên đi rằng cách
đây mấy chục năm về trước ông cha ta đã phải trải qua một cuộc chiến
khốc liệt và đẫm máu. Tổ tiên ta đã phải khổ cực, chịu đựng và thậm chí
là phải sống trong nỗi khổ cùng cực nhưng vẫn đứng dậy bỏ qua hết
những nỗi khổ ấy để chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng, trước là để
chống lại thế lực áp bức bắt chúng ta phải làm nô lệ và phải sống dưới
DELL 18
sự nhục nhã của quân xâm lược, sau là để bảo vệ Tổ quốc, chính nơi
“chôn rau cắt rốn” không những là của mình mà là của cả một thế hệ
dòng máu lạc hồng của đất VIệt. Em luôn ghi nhớ và luôn biết ơn đối
với những người đã dám đứng lên bảo vệ và giữ gìn tổ Quốc để từ đó
bản thân mình sẽ luôn nỗ lực, phấn đấu để góp công sức bé nhỏ để xây
dựng một đất nước hòa bình, vững mạnh để luôn tự hào rằng chúng ta đã
có một lịch sử vĩ đại và đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc năm
châu.
DELL 19
| 1/19

Preview text:

TRNG ĐI HC HOA SEN
KHOA KINH T - QUN TR Bài Thu Hoạch
Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Đề Bài: CM NHẬN CỦA ANH/CH SAU KHI THAM
QUAN BO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIN TRANH
GVHD: Nguyễn Minh Quang
Họ Và Tên Sinh Viên: Lâm Gia Như – 22005041 Hùng
Lớp: DC144DV01 – 0300
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 08/2023 DELL 1 Lời Cảm Ơn
Lời đầu tiên em muốn gửi lời cảm ơn tới thầy Nguyễn Minh Quang,
giảng viên bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của chúng em.
Trong thời gian mà tham gia lớp học của thầy thì nhóm chúng em đã có
thêm cho mình những kiến thực bổ ích và tinh thần học hiệu quả hơn.
Không những thế, thầy lúc nào cũng nhẹ nhàng chỉ bảo và luôn lắng
nghe những lời góp ý và sửa đổi cho sinh viên. Ngoài ra thầy còn kể
những câu chuyện lịch sử ở ngoài giáo trình để giúp cho chúng em hiểu
thêm về tính mạch lạc và logic của quá trình hình thành và gây dựng đất
nước. Một lần nữa em kính chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe và thành
công trên con đường sự nghiệp giảng dạy và dìu dắt cho các thế hệ sau này. DELL 2 Mục Lục Table of Contents
Lời Cảm Ơn.....................................................................2
Mở Đầu.............................................................................4
I. Vị lãnh tụ xuất chúng bắt đầu xuất hiện:.................5
II.Bối cảnh lịch sử:..........................................................7
1. Tàn cuộc chiến tranh thế giới thứ 2...........................7
2. Bắt đầu chiến tranh lạnh............................................8
III. Đất nước bị chia cắt:.................................................9
III. Kẻ độc tài và Gia đình trị hay công cụ chống Cộng
của người Mỹ ?..............................................................11
IV. Cuộc đảo chính và cái kết của kẻ độc tài, chiến
tranh bắt đầu nổ ra:......................................................14
Kết Luận.........................................................................15
DELL 3 Mở Đầu
Dù chiến tranh ở Việt Nam đã lùi xa vào quá khứ nhưng những tàng
tích do chiến tranh để lại vẫn còn mãi với thời gian, những hậu quả nặng
nề mà nó để lại vẫn luôn in đậm trong những trang sách đối với thế hệ
trẻ và đậm sâu trong tâm trí những người sống hai thế kỷ. Nhưng có lẽ
những gì được kể lại trong sách vở không thể nào tái hiện được tính
khốc liệt cũng như có những hiện vật rõ nét của các cuộc chiến tranh…
May mắn thay, khi em được học môn học Lịch Sử Đảng Cộng sản
Việt Nam của thầy Nguyễn Minh Quang, thầy đã cho em có cơ hội được
đến để ghé thăm Bảo tàng chiến tích chiến tranh để được tìm hiểu thêm
một cách chân thực nhất lịch sử của nước nhà. Thông qua chuyến đi
tham quan một số bảo tàng còn lưu giữ lại những hình ảnh, những đồ
vật, những di tích có liên quan trong các cuộc chiến tranh ở Việt Nam
chúng ta mới có thể phần nào cảm nhận sâu sắc được sự khốc liệt, tội ác,
hậu quả chiến tranh của các thế lực xâm lược đã gây ra cho người dân
Việt Nam. Từ đó cũng sẽ thấy được từ trong nghiệt ngã, đơn đau về cả
tinh thần lẫn thể xác là sự khát khao, ý chí kiên cường vươn lên, hướng
tới hòa bình ngày càng mãnh liệt DELL 4 I.
Vị lãnh tụ xuất chúng bắt đầu xuất hiện:
Đã hơn 70 năm kể từ khi Việt Nam bị Pháp xâm lược và
trở thành một phần của liên bang Đông Dương. Đó là 70
năm của bạo lực bóc lột và nghèo đói, người Việt Nam đã
phải chịu đựng quá lâu và quá nhiều, đã có nhiều nỗ lực
của người Việt đổ ra để giành lại độc lập nhưng không
điều gì được thay đổi cả. Người Pháp vẫn ở đó, vẫn là bạo
lực, là bóc lột là nghèo đói. Chúng ta khẩn cầu một vị cứu
tinh, một đức Cứu Thế đến giải thoát chúng ta khỏi bóng tối.
Hình 1. Tàu Amiral Latouche-Tréville.
Năm 1911, tại Sài Gòn liên bang Đông Dương, một
thanh niên 21 tuổi người Việt lên con tàu Amiral
Latouche-Tréville, anh mong muốn tìm một con đường
mới để dân tộc của mình được độc lập, một con đường
dành cho những người nông dân nghèo khổ có thể vùng
lên khỏi Chủ Nghĩa Thực Dân, đó là lúc anh tìm thấy chủ DELL 5
nghĩa cộng sản. Năm 1930, tại Hồng Kông thuộc Anh,
chàng thanh niên 21 tuổi ngày nào đã là một người đàn
ông trung niên và là thành viên của đệ tam quốc tế, ở
đây, ông hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam làm
một và thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1941
ông quay trở lại Việt Nam sau 30 năm rong ruổi để trực
tiếp lãnh đạo phong trào cộng sản trong nước. Năm 1942
người đàn ông ấy lại qua Trung Quốc để tìm kiếm sự giúp
đỡ của Trung Hoa Dân Quốc, bắt đầu từ đây ông sử dụng
cái tên mà đến nay cả người Việt Nam, người Pháp và
người Mỹ đều trỗi dậy những cảm xúc khác nhau khi nhắc đến - Hồ Chí Minh
Hình 2. Chân dung Chủ Tịch Hồ Chí Minh. DELL 6
Hồ Chí Minh bị bỏ tù Bởi chính quyền Tưởng Giới Thạch
do bị buộc tội là gián điệp, sau đó nhờ yêu cầu từ Mỹ, Hồ
Chí Minh được trả tự do và trở về Việt Nam. Cùng lúc đó,
ở bản quốc của những kẻ mà người dân Việt muốn lật đổ
đang có những chuyển biến diễn ra. Chiến tranh thế giới
thứ hai nổ ra, Pháp rơi vào phe trục của Hitler, đồng minh
của Hitler ở châu á là Nhật Bản tận dụng cơ hội này tiến
vào Đông Dương, người Việt giờ đây không chỉ nằm dưới
ách của người Pháp họ còn bị chồng thêm một cái ách
nữa của người Nhật. Hồ Chí Minh và tổ chức Việt Minh do
ông thành lập đứng về phía phe đồng minh để chống lại
người Nhật. Người Mỹ - thành viên cộm cán của phe đồng
minh và là người đang trực tiếp đối đầu Nhật ở Thái Bình
Dương thích điều này, họ giúp đỡ Việt Minh trong việc
huấn luyện chiến đấu.
Năm 1945 Hồ Chí Minh Trích lời tuyên ngôn độc lập của
nước Mỹ năm 1776 để làm luận chứng cho mình, ông tôn
trọng nước Mỹ, ông chưa từng coi nước Mỹ là một kẻ thực
dân giống như pháp, một mối quan hệ đồng minh ít ai có
thể nghĩ tới, nhưng liệu nó có kéo dài lâu ? II. Bối cảnh lịch sử:
1.Tàn cuộc chiến tranh thế giới thứ 2.
Tháng 5 năm 1945 Mặt trận của thế chiến thứ hai kết
thúc, Liên Xô tiến vào Berlin, Đức Quốc xã của Hitler sụp
đổ. Ba tháng sau, Mỹ đem hai quả bom nguyên tử đầu
tiên của nhân loại đến dội lên đầu Nhật Bản, buộc Nhật
Bản phải đầu hàng vô điều kiện. Tận dụng khoảng trống
chính trị ở Đông Dương sau khi Nhật đầu hàng, Hồ Chí DELL 7
Minh tổ chức cách mạng Tháng 8 và chính thức tuyên bố
thành lập nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Chỉ ít
ngày sau đó, ba đồng minh chống phe trục cùng hợp lại
bàn về trật tự mới của thế giới sau thắng lợi. Tại đây
những rạn nứt khác biệt bắt đầu xuất hiện, tổng thống Mỹ
Roosevelt mong muốn Đông Dương được trả lại độc lập
cho người dân bản địa thay vì lại quay trở về với người
Pháp, nhưng Tổng thống này qua đời trước khi được
chứng kiến cuộc chiến tranh Do mình lãnh đạo thắng lợi.
Người kế nhiệm Róoevelt – Truman, là một người hoàn
toàn khác, ông ấy không hề quan tâm đến phong trào độc
lập của các nước thuộc địa và Pháp đã quay lại Việt Nam.
Truman không phải Roosevelt, và ông cũng không nắm
quyền cho một thế giới giống như của Roosevelt.
Trong thế chiến thứ 2, tại mặt trận Châu Âu, Liên Xô
trong quá trình giải phóng Đông Âu, đã sáp nhập thêm
nhiều nước vào lãnh thổ của mình và đồng thời cũng tạo
nên một khối thân mình trên đường đi. Truman và DELL 8
Churchill (Thủ tướng Anh) không thích điều này, không
như Roosevelt, Truman không hề tin tưởng vào Stalin
(người lãnh đạo Liên Xô cũ) còn Churchill vốn là một
người theo chủ nghĩa bài cộng sản từ rất lâu. Nhưng khi
bước vào thời chiến, Liên Xô và Anh và Mỹ có cùng một
mục đích, một kẻ thù là Phát xít, họ đến với nhau và cùng
nhau chiến đấu. Sau khi mục đích đã đạt được, sự thiếu
tin tưởng và ghét bỏ lại quay lại. Việc Stalin không ngừng
mở rộng về phía tây làm Churchill và Truman cực kỳ tức
giận, các nước Tây Âu đã quá yếu sau chiến tranh, Nếu
Liên Xô trở mặt và xâm lược cả Tây Âu Thì họ cũng không
còn sức chống trả. Do vậy Churchill muốn các nước Đông
Âu trở thành một vùng đệm trung lập giữa hai bên, nhưng
với những gì mà Stalin đang làm, thứ duy nhất giữa hai
bên là một bức màn sắt. Vì cũng là một người bài Cộng
sản, cho nên, trong mắt Truman, Stalin là một phiên bản
khác của Hitler, không hơn không kém. Tệ hơn là chính
sách bành trướng của Stalin còn đang Lan đến Iran, Thổ
Nhĩ Kỳ và Hy Lạp - những quốc gia cực kỳ quan trọng với
Mỹ ở Trung Đông và địa Trung Hải. Truman phát điên vì
điều này, ông ta quyết định thực hiện kế hoạch Marshall
để giúp các nước Tây Âu phục hồi, nhằm ngăn chặn Liên
Xô tiếp tục bành trướng ra phía tây. Thế giới vừa bước
qua một cuộc chiến, nhưng lập tức một cuộc chiến mới lại đang bắt đầu
2.Bắt đầu chiến tranh lạnh.
Chiến tranh lạnh bắt đầu với hai cực, cực xã hội chủ
nghĩa của Liên Xô và cực bài cộng sản của Mỹ và Tây Âu.
Những sự kiện này liên tiếp xảy ra, bắt đầu làm nhen
nhóm một ý tưởng, một lý thuyết trong đầu của Truman -
thuyết Domino. Sau khi chiến tranh với Nhật kết thúc tại
Trung Quốc, cuộc nội chiến giữa Tưởng Giới Thạch và lực DELL 9
lượng cộng sản của Mao Trạch Đông tiếp tục diễn ra,
chính quyền Truman không tin tưởng Tưởng Giới Thạch và
cũng không hỗ trợ nhiều cho Tưởng, Trung Hoa Dân Quốc
thua cuộc phải chạy ra Đài Loan. Năm 1949, Mao Trạch
Đông tuyên bố thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa, đây là cú đấm vào mặt Truman, đất nước với
dân số đông nhất thế giới đã rơi vào vòng tay của phe
cộng sản. Vẫn chưa hoàn hồn Sau cú đấm đầu tiên của
Mao Trạch Đông, Truman tiếp tục nhận thêm cú đấm thứ
hai, ông ta giật mình khi thấy quân đội Bắc Triều Tiên do
Kim Nhật Thành, một nhà lãnh đạo được hỗ trợ bởi phe
cộng sản tràn xuống phía Nam xâm lược nhà nước Hàn
Quốc mà mình đưa lên. Truman không đổ lỗi cho Kim, ông
ta đổ lỗi cho những người Xô Viết vì đã bắt đầu cuộc
chiến, cuộc chiến ở Triều Tiên đã vạch ra một tiêu chuẩn
cho các cuộc chiến tranh trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
Hai Siêu Cường là Liên Xô và Mỹ sẽ không hề tuyên chiến
với nhau, thay vào đó họ sẽ đổ tiền bạc vũ khí quân đội DELL 10
vào cho bên thân mình trong cuộc chiến, nó cũng đặt ra
một mục tiêu cho cả hai bên, đó bất kỳ nước nào rơi vào
tay phe kia đó là một thất bại. Sự giúp đỡ của Mao Trạch
Đông cho Kim Nhật Thành đã khiến Truman nhận ra rằng,
Cộng Sản có thể dùng vũ lực để đạt được mục đích của
mình. Đồng thời, phản ứng của Trung Quốc sau khi Mỹ
Vượt vĩ tuyến 38 cũng làm Truman hiểu rằng, có những
làn ranh nhất đỉnh mình không nên vượt qua. Lúc này,
các nước đang rơi vào bàn tay của Liên Xô họ có điểm gì
chung ? đó là các nước này ở gần nhau và cứ thế từng
nước một rơi vào tay cộng sản y như những con Domino
đổ xuống .Đó là cách mà thuyết Domino ra đời. Vậy là tự
nhiên, Việt Nam từ một đất nước đang khổ sở vì thực dân
quay lại, mà chính quyền Truman hoàn toàn dửng dưng,
trở thành một mối quan tâm đặc biệt. Nhưng tại sao lại là
Việt Nam? Vì Việt Nam nằm ngay dưới Trung Quốc, trong
tâm trí của Truman, Việt Nam chính là đất nước đầu tiên
kích hoạt chuỗi domino lên toàn Đông Nam Á, và sau đó là toàn thể Châu Á.
III. Đất nước bị chia cắt:
Đông Nam Á là một vùng giàu tài nguyên và là tuyến
giao thông quan trọng. Nếu người Mỹ để mất Việt Nam,
đây sẽ là một đại thảm họa cho chính mình, họ có thể
thua cuộc chiến tranh lạnh chỉ vài năm sau khi cuộc chiến
bắt đầu. Nhà trắng khôn cho phép điều này xảy ra. Mục
tiêu hàng đầu bây giờ là không được để Việt Nam rơi vào
tay Chính quyền cộng sản của Hồ Chí Minh. Nhưng nước
Mỹ không tham chiến, họ viện trợ cho pháp để đánh Việt
Nam. Thế nhưng, sau chiến dịch Điện Biên Phủ, thực dân
Pháp đã hoàn toàn thua cuộc và phải ngồi vào bàn đàm
phán Genève năm 1954. Tại đây các bên tham gia đồng ý
tạm thời chia Việt Nam thành hai nửa ở vĩ tuyến 17, miền
Bắc do Việt Nam dân chủ cộng hòa của Hồ Chí Minh tạm DELL 11
nắm quyền, miền Nam sẽ do Việt Nam Cộng Hòa (chính
quyền thân Pháp, được Pháp lập nên) lãnh đạo. Việt Minh
tại miền Nam sẽ rút ra Bắc, còn quân Pháp tại miền Bắc
sẽ rút vào Nam. Người dân hai bờ cũng có 300 ngày để tự
do di chuyển qua bờ nào mà họ thích. Hàng trăm ngàn
người chủ yếu là những người theo công giáo đã vào Nam
vì họ không muốn sống dưới chế độ Cộng sản.
Hình 3. Vĩ tuyến 17 chia cắt đất nước.
Hãy tưởng tượng chúng ta là người Việt Nam dân chủ cộng hòa những
năm 50 của thế kỷ trước, sau 9 năm chiến đấu gian khổ, cuối cùng chúng
ta cũng đánh bại những kẻ thực dân đã đô hộ chúng ta cả trăm năm.
Chiến thắng này được gọi là một chấn động địa cầu, vì đây là lần đầu
tiên một nước thuộc địa có thể đánh bại kẻ thực dân mà giành độc lập.
Nhưng cuối cùng, hiệp định Genève nổ ra, chúng ta bị những đồng minh DELL 12
cô lập, vì thế chúng ta lại phải nhẫn nhịn để đất nước bị chia cắt ở vĩ
tuyến 17, và họ lại bảo chúng ta hãy chờ đến năm 1956 chúng ta sẽ
thống nhất. Chúng ta đổ máu đánh Pháp để làm gì chứ ? Nghĩ đến việc
tuyển cử cũng bị người khác quyết định hộ, nhưng chúng ta lại phải
“ngậm bồ hòn làm ngọt”, vì chúng ta biết, và cả những kẻ không thân
thiện với chúng ta cũng biết rằng, chúng ta với lãnh tụ Hồ Chí Minh, sẽ chiến thắng.
III. Kẻ độc tài và Gia đình trị hay công cụ chống Cộng của người Mỹ ?
Đời không như là mơ, trong miền Nam đang có một sự trỗi dậy của
một nhân vật, nhân vật này cùng đồng minh sớm sẽ đưa chúng ta vào
một trong những cuộc chiến có sức ảnh hưởng lớn nhất lịch sử hiện đại -
chiến tranh Việt Nam. Đó chính là Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Diệm
thành công buộc người Mỹ về cùng phe với mình. Ngô Đình Diệm đã lật
đổ Bảo Đại sau một cuộc trưng cầu dân ý với chiến thắng áp đảo, kể cả
người Mỹ cũng đánh hơi tới sự độc tài này. Điều đáng quan tâm nhất là
Ngô Đình Diệm đang chặn được chủ nghĩa cộng sản tràn xuống miền
Nam, ở ngoài Bắc họ giận dữ vì Hiệp định Genève bị phá vỡ, nhưng họ
vẫn kiên nhẫn vì Hồ Chí Minh tin rằng, họ vẫn có thể tìm thấy một giải
pháp đàm phán thay vì chiến tranh. Trong khi đó ở Sài Gòn, Ngô Đình
Diệm bắt đầu thực hiện những cải cách để xây dựng một nhà nước đủ
mạnh nhằm đối chọi với miền Bắc. Là một nước được hỗ trợ cực mạnh
từ Mỹ, Việt Nam Cộng hòa không tránh khỏi phần lớn hàng hóa của họ
phải nhập từ Mỹ và phụ thuộc vào Mỹ. Ngô Đình Diệm muốn thay đổi
điều này, ông ta cho tự thân công nghiệp hóa thay vì cứ phụ thuộc mãi
vào hàng nhập khẩu, giúp công nghiệp dòng nước tự lực hơn và kích cầu
sản xuất. Đây là thời kỳ cầm quyền mà Ngô Đình Diệm năm nào cũng
giữ mức tăng trưởng ổn định. Chúng ta phải ghi nhận điều đó từ chính
quyền Sài Gòn, nhưng sự hỗn loạn bởi những chính sách khác đã làm lu
mờ hoàn toàn những điều tích cực mà Ngô Đình Diệm làm được, và
không ai khác chính ông ta là người phải trả giá cho chúng. Ở ngoài Bắc DELL 13
có cải cách ruộng đất thì trong Nam có cải cách điền địa, cải cách ruộng
đất gây ra sự hỗn loạn, còn cải điền địa thì bùng lên sự bất bình.
Hình 3. Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Ngoài Ngô Đình Diệm gia đình họ Ngô khi đó còn nhiều người anh
em khác. Ngô Đình Thục là lãnh đạo tôn giáo, Ngô Đình Nhu là cố vấn
tối cao của Ngô Đình Diệm, và Ngô Đình Cẩn thì phụ trách cai trị miền
Trung. Chính phủ Ngô Đình Diệm được hứa hẹn là một chế độ của tự do
dân chủ nhưng dân chủ thì chưa thấy đâu, họ chỉ thấy một Ngô Đình
Diệm ngày càng độc tài và một chế độ gia đình trị với quyền lực rơi hết
vào tay anh em nhà họ Ngô. Cùng nhau, anh em Ngô Đình Diệm siết
chặt quyền lực của mình bằng máu và bạo lực, sự sợ hãi lan ra khắp
công chúng. Sau khi đã nắm quyền lực trong tay, Ngô Đình Diệm và các
anh em bắt đầu chiến dịch “Tố cộng, diệt cộng”. Họ cho cấp dưới sục
sạo khắp nơi nhằm khủng bố những người theo chủ nghĩa cộng sản, đó
là một chiến dịch đẫm máu và tàn bạo. Chính quyền Hà Nội trước sự tàn
bạo của Sài Gòn liền cho thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền DELL 14
Nam. Ngô Đình Diệm không thích từ đó, ông ta gọi họ là Việt cộng, vừa
để miệt thị, vừa để lừa người dân rằng Việt cộng không phải Việt Minh.
Đồng thời, vì là một người Công Giáo, Diệm bắt đầu thể hiện sự thiên vị
của mình đến với những tôn giáo khác. Từ Huế tới Sài Gòn, xả súng
cướp bóc và đốt phá chùa chiền xảy ra khắp nơi. Tín đồ đạo Phật bắt đầu
biểu tình chống lại Ngô Đình Diệm. Mặc dù họ biểu tình không bạo lực
nhưng Ngô Đình Diệm lại thích sử dụng bạo lực để chống cái không bạo
lực kia. Một nhà sư thậm chí còn tự thiêu để phản đối chính quyền, tên
ông ta là Thích Quảng Đức. Liệu sự hy sinh của ông và các phật tử có
đem lại hòa bình tôn giáo ở miền nam Việt Nam ? Vẫn chưa, nhưng họ
có thay đổi được điều gì hay không? Rất lớn là đằng khác, sinh viên
những người trẻ tuổi trí thức hòa mình vào các tín đồ phật giáo phản đối
Ngô Đình Diệm, quân đội cũng hòa mình vào làn sóng giận dữ và cả dư
luận quốc tế cũng tham gia vào lên án chế độ Sài Gòn. Người Mỹ thì bắt
đầu mất niềm tin vào Ngô Đình Diệm, họ cho rằng nếu tiếp tục để Ngô
Đình Diệm cầm quyền như thế này sự bất mãn sẽ tuôn trào và miền Nam
Việt Nam sẽ rơi vào tay chế độ Cộng Sản ngoài Bắc.
Hình 4. Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. DELL 15
Hình 5. Làn sóng tẩy chay chiến tranh tại Việt Nam của dư luận quốc tế.
IV. Cuộc đảo chính và cái kết của kẻ độc tài,
chiến tranh bắt đầu nổ ra:
Tháng 11 năm 1963 tướng Dương Văn Minh và các cộng sự tổ chức
cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm. Họ đã lên kế hoạch cẩn thận, họ thuyết
phục những tướng trung thành của Ngô Đình Diệm gia nhập cùng mình
và cùng nhau họ chặn mọi nẻo đường dẫn đến Sài Gòn bao vây thủ đô
của Việt Nam Cộng hòa, ngăn không cho bất cứ ai tiến đến cứu họ Ngô.
Họ không lập tức tấn công dinh tổng thống, Dương Văn Minh mong
Ngô Đình Diệm sẽ đầu hàng và từ chức. Sáng ngày hôm sau mong muốn
của tướng Minh đã thành sự thực. Ngô Đình Diệm đồng ý đầu hàng,
người Mỹ đảm bảo ông ta sẽ được an toàn, nhưng Ngô Đình Diệm
không được phép ở lại Đông Nam Á, và họ sẽ đưa ông ta đến
Philippines - nơi chịu sự kiểm soát của Mỹ. DELL 16
Tổng thống Diệm của Việt Nam Cộng hoà, bị lật đổ trong cuộc đảo chính
Nhưng cuối cùng, Diệm lại bỏ trốn và bị ám sát bởi tướng Minh. Ở Mỹ,
người ta rất sốc trước cái chết của Diệm, người sốc nhất chính là tổng
thống Kennedy, tổng thống công giáo đầu tiên của mỹ, đứng nhìn một
tổng thống công giáo ở quốc gia mà họ tạo ra bị ám sát. Cái chết của
Ngô Đình Diệm không làm cho miền Nam Việt Nam ổn định hơn, mà
nó chỉ đem đến sự hỗn loạn mà nguyên nhân đến từ sự chia rẽ cho quân
đội về việc giết hay không giết anh em họ Ngô, đảo chính rồi lại đảo
chính Việt Nam Cộng hòa tự ném mình vào ngọn lửa diệt vọng. Trong
khi đó, Washington mất kiên nhẫn với chính quyền miền Nam Việt Nam
và sự đối lập trong chính sách của Johnson (kế nhiệm Kennedy sau khi
ông này bị ám sát) và Kennedy, người Mỹ quyết định họ không thể tin
tưởng vào chính quyền Sài Gòn. Đã đến lúc họ phải trực tiếp tham gia vào cuộc chiến này. DELL 17 Kết Luận
Chiến tranh mặc dù đã đi qua nhưng để lại những hậu quả vô cùng
nặng nề. Rất nhiều những chiến sĩ và người dân Việt Nam đã đổ máu, bị
thương và thậm chí còn để lại những di chứng sau chiến tranh. Trong đó
không thể không kể đến chất độc màu da cam. Những tác động và biến
chứng của chất độc màu da cam thường thấy là: gây kích ứng da và các
bệnh ngoài da, rối loạn thần kinh, gây sẩy thai, bệnh tiểu đường type 2,
dị tật bẩm sinh cho đời sau, gây các bệnh ung thư, bệnh Hodgkin, bệnh
bạch cầu,… Quân đội cũng như người dân Việt nam là những người
phải hứng chịu hậu quả nặng nề nhất, tuy nhiên chính những người lính
Mỹ trong chiến tranh Việt Nam cũng chịu tác hại của chất độc màu da
cam do tiếp xúc. Năm 1978, bộ cựu chiến binh đã thành lập một chương
trình giúp đỡ các cựu chiến binh bị nhiễm chất độc màu da cam. Chương
trình đã kiểm tra sức khỏe của trên 300.000 cựu chiến binh đã từng tham gia chiến tranh Việt Nam.
Mặc dù chiến tranh đã trôi qua hơn 35 năm nhưng nó để lại quá nhiều
nỗi buồn đau. Nó không chỉ là nỗi đau về thể xác mà còn là nỗi đau tinh
thần cho những người ở lại và kể cả những người thân.
Tội ác của đế quốc Mỹ để lại trên đất nước chúng ta những hình ảnh,
nhưng tàng chứng hãi hùng, khủng khiếp về việc tra tấn dã man, tàn sát,
ném bom, rải thuốc diệt cỏ, chất làm rụng lá cây, giết chết con người,
những người Việt vô tội bị thảm sát,…
Có lẽ ngày nay chúng ta đang sống trong thời bình, sống sung sướng
trong những điều kiện đầy đủ vật chất và tinh thần mà quên đi rằng cách
đây mấy chục năm về trước ông cha ta đã phải trải qua một cuộc chiến
khốc liệt và đẫm máu. Tổ tiên ta đã phải khổ cực, chịu đựng và thậm chí
là phải sống trong nỗi khổ cùng cực nhưng vẫn đứng dậy bỏ qua hết
những nỗi khổ ấy để chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng, trước là để
chống lại thế lực áp bức bắt chúng ta phải làm nô lệ và phải sống dưới DELL 18
sự nhục nhã của quân xâm lược, sau là để bảo vệ Tổ quốc, chính nơi
“chôn rau cắt rốn” không những là của mình mà là của cả một thế hệ
dòng máu lạc hồng của đất VIệt. Em luôn ghi nhớ và luôn biết ơn đối
với những người đã dám đứng lên bảo vệ và giữ gìn tổ Quốc để từ đó
bản thân mình sẽ luôn nỗ lực, phấn đấu để góp công sức bé nhỏ để xây
dựng một đất nước hòa bình, vững mạnh để luôn tự hào rằng chúng ta đã
có một lịch sử vĩ đại và đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc năm châu. DELL 19