-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài thu hoạch môn tổ chức sản xuất chương trình truyền hình | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Những kiến thức cơ bản về chương trình truyền hình. Phân loại các chương trình truyền hình. Sản xuất chương trình truyền hình. Các chức danh cơ bản và nhiệm vụ trong quá trình sản xuất chương trình truyền hình. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình 1 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Bài thu hoạch môn tổ chức sản xuất chương trình truyền hình | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Những kiến thức cơ bản về chương trình truyền hình. Phân loại các chương trình truyền hình. Sản xuất chương trình truyền hình. Các chức danh cơ bản và nhiệm vụ trong quá trình sản xuất chương trình truyền hình. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình 1 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH BÀI THU HOẠCH
MÔN TỔ CHỨC SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Lớp hành chính: Lớp tín chỉ: Mã sinh viên: HÀ NỘI - 2022
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH BÀI THU HOẠCH
MÔN TỔ CHỨC SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Lớp hành chính: Lớp tín chỉ: Mã sinh viên: HÀ NỘI - 2022
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tập này, trước tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
Ban giám hiệu Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo điều kiện cơ sở vật
chất và hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu để thuận lợi
cho việc nghiên cứu, tìm kiếm thông tin. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các
Thầy, cô giáo, các thầy cô trong Khoa Phát thanh - Truyền hình, đặc biệt là
cô giáo đã giảng dạy tận tình, chi tiết và tâm huyết trong từng giờ lên lớp để
em có đủ kiến thức và vận dụng trong bài tập này.
Môn Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình là môn học đề cập đến
những khía cạnh cơ bản liên quan đến quá trình sản xuất các chương trình
truyền hình... Từ đó rút ra được những bài học bổ ích và vận dụng những
kiến thức đó vào thực tiễn và công việc làm báo sau này.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm bài thu hoạch cũng như những thiếu
sót về kiến thức nên bài của em vẫn còn những hạn chế. Rất mong nhận được
sự nhận xét, góp ý từ phía các thầy để bài thu hoạch của em được hoàn thiện
hơn. Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và
luôn thành công trong sự nghiệp trồng người. 1 MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................01
NỘI DUNG....................................................................................................03
A. NHỮNG KIẾN THỨC THU ĐƯỢC Ở MÔN HỌC TỔ CHỨC SẢN
XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN
HÌNH.................................................03
I. Những kiến thức cơ bản về chương trình truyền
hình................................03
1. Đặc điểm của chương trình truyền
hình.....................................................03
2. Phân loại các chương trình truyền hình......................................................03
3. Phân loại các chương trình truyền hình......................................................04
II. Phân loại các chương trình truyền hình.....................................................05
III. Sản xuất chương trình truyền hình...........................................................08
1. Các dạng chương trình truyền
hình............................................................08
2. Các dạng chương trình truyền hình............................................................08
3. Quy trình sản xuất chương trình truyền hình.............................................11
4. Các chức danh cơ bản và nhiệm vụ trong quá trình sản xuất chương trình
truyền hình......................................................................................................12
B. Các chức danh cơ bản và nhiệm vụ trong quá trình sản xuất chương trình
truyền hình......................................................................................................15
C. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT VỚI MÔN HỌC................................17 2 NỘI DUNG
A.NHỮNG KIẾN THỨC THU ĐƯỢC Ở MÔN HỌC TỔ CHỨC SẢN
XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
I.Những kiến thức cơ bản về chương trình truyền hình
Báo truyền hình là một loại hình truyền thông đại chúng chuyển, tải thông
tin bằng hình ảnh động và âm thanh qua thiết bị đầu cuối là máy phát (đài
truyền hình) và máy thu hình (tivi).
Chương trình truyền hình đề cập đến các vấn đề của đời sống xã hội không
phải một cách ngẫu nhiên như vấn đề diễn ra mà còn thường truyền tải các
thông tin từ ngày này qua ngày khác, nhằm phục vụ một đối tượng công chúng
xác định. Nội dung của chương trình truyền hình trực tiếp làm sâu sắc còn tư
tưởng, các chủ đề, dần dần tạo nên trong ý thức công chúng thế giới quan hiện đại.
1.Đặc điểm của chương trình truyền hình
- Tính nhất quán về phương thức thông tin (format ổn định). - Tính định kỳ:
+ Tạo địa chỉ theo dõi cho người xem.
+ Tạo lập sự phát triển của chương trình qua từng kỳ phát sóng.
- Có chức năng phản biện xã hội.
2.Phân loại các chương trình truyền hình
- Phân loại theo phương thức sản xuất:
+ Chương trình truyền hình phát trực tiếp: là những chương trình được lựa
chọn hết sức kỹ càng. Chúng được thực hiện khi có những sự kiện nổi bật, có
sức ảnh hưởng rộng rãi và chi phối nhiều hoạt động khác nhau của đời sống xã hội.
+ Chương trình truyền hình sản xuất được ghi và phát lại.
+ Chương trình truyền hình thực tế: sự kiện chính trị; các sự kiện văn hóa,
thể thao; các sự kiện kinh tế; các sự kiện tự nhiên.
- Phân loại theo chức năng:
+ Khối chương trình tin tức, thời sự, chuyên đề (VTV1). VD: Thời sự 19h,
Chào buổi sáng, Chuyển động 24h,...
+ Khối chương trình khoa học, giáo dục, phổ biến kiến thức (VTV2 và
VTV7). VD: Ô cửa khoa học, Khám phá khoa học - Những thí nghiệm khổng lồ,...
+ Khối chương trình giải trí (VTV3). VD: Ký ức vui vẻ, Ơn giời cậu đây
rồi!, Giọng ải giọng ai,...
- Phân loại theo phong cách.
- Phân loại theo đối tượng khán giả: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, dân tộc,...
3.Các tiêu chí đánh giá chương trình truyền hình
* Chức năng xã hội của một chương trình truyền hình
- Là một sản phẩm báo chí - truyền thông đại chúng.
- Là một sản phẩm văn hóa.
* Các yếu tố cấu thành một chương trình truyền hình
Chương trình truyền hình là chương trình tổng hợp của nhiều loại chương
trình đề cập đến các vấn đề chính trị – kinh tế – văn hóa – xã hội. Bởi vậy việc
xây dựng chương trình phải có khoa học, có kế hoạch mới đảm bảo sự thống
nhất trong quá trình truyền thông truyền hình.
Nếu xét về mức độ cơ cấu thì nội dung chương trình truyền hình trước tiên
phải hướng tới tư tưởng, chủ đề. Có thể nói tư tưởng là điểm xuất phát để xác
định cách thức và khuynh hướng của chương trình. Làm sao để chương trình
hay và có tác dụng thiết thực, hiệu quả là vấn đề cần được chú ý. Sự tác động
về mặt tư tưởng được biêu hiện trong toàn bộ những yếu tố cơ cấu của chương
trình từ thông tin, lựa chọn, bố cục sự kiện, thông qua sự phân tích đánh giá về
mặt tư tưởng đến tất cả các thể loại, từ thông báo tin tức đến phân tích, tổng hợp, đánh giá,…
Mục tiêu tư tưởng của chương trình là hình thành được thế giới quan khoa
học, tập hợp và thống nhất các thành viên của xã hội, được thể hiện một cách
trực tiếp mang tính hệ thống trong các chương trình truyền hình.
Yếu tố chính trị tồn tại năng động, dựa trên tư tưởng, thể hiện một cách trực
tiếp, trong ý thức và trong sự cụ thể của những mục tiêu và nhiệm vụ xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc trong từng giai đoạn cụ thể. Khi xây dựng chương trình
truyền hình phải bám sát những mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển đất
nước và chức năng, nhiệm vụ của truyền hình phải làm sao hoàn thành những công việc đó.
II.Lao động tổ chức chương trình truyền hình
Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình gồm nhiều công đoạn hoạt động
thực tế của một tập thể nhân sự trong ngành truyền hình nhằm sáng tạo ra một
chương trình truyền hình.
Những công việc chính trong quá trình tổ chức sản xuất chương trình
- Thiết lập format (tìm kiếm, mua, xây dựng, khai thác,...).
- Lập kế hoạch sản xuất (nhân lực, kỹ thuật, tài chính, nội dung).
- Xây dựng nội dung từng kỳ phát sóng.
- Thiết lập mạng lưới...
Các yếu tố cấu thành hoạt động tổ chức sản xuất chương trình truyền hình
- Tổ chức sản xuất nội dung thông tin. - Tổ chức nhân sự.
- Tổ chức hệ thống máy móc, thiết bị.
Đặc điểm hoạt động tổ chức sản xuất chương trình
- Nhóm sản xuất là sự kết hợp nhiều kỹ năng chuyên môn khác nhau tham
gia sản xuất chương trình: báo chí, nghệ thuật, kỹ thuật công nghệ, tài chính, PR, truyền thông,...
- Tiến trình thực hiện tổ chức sản xuất chương trình truyền hình liên tục
phát sinh nhiều tình huống ngoài kế hoạch.
- Có sức ép rõ rệt về mặt thời gian, đó là thời lượng phát sóng.
- Có yêu cầu về kỷ luật và phối hợp làm việc rất chặt chẽ, nhất là chương
trình truyền hình trực tiếp.
Format định dạng chương trình truyền hình
Là tập hợp những mô tả về nội dung, hình thức, cấu trúc, phong cách và
những yếu tố cố định khác được nhắc đi nhắc lại trong các kỳ phát sóng tạo cho
chương trình đặc điểm riêng.
Các bước xây dựng format
- Xác định ý tưởng cốt lõi. - Phát triển ý tưởng. - ... Nhân lực
- Nhân lực của các Đài Truyền hình.
- Các công ty chuyên sản xuất format. - Công chúng.
=> Yêu cầu được sự sáng tạo.
Các yêu cầu sản xuất format - Tính sáng tạo cao.
- Mạch lạc, rõ ràng, dùng cách hiển thị để mô tả ý tưởng một cách chính xác nhất.
- Có lập luận, bằng chứng, cơ sở cho mỗi yếu tố được xác định trong formar. - Có tính khả thi.
Các yếu tố của format: nội dung khai thác, loại chương trình, đối tượng khán
giả, phong cách, thời lượng, khung giờ phát sóng, tên chương trình, slogan,
trailer, cấu trúc, bộ nhận diện, thiết kế sân khấu và người dẫn chương trình.
Kỹ năng xây dựng format
- Mảng đề tài, lĩnh vực phản ánh. - Khán giả mục tiêu: + Đặc thù.
+ Nhóm công chúng rộng, hẹp.
+ Đối tượng chung chung, đối tượng đặc biệt.
+ Phong cách của nhóm khán giả. - Phong cách chủ đạo:
+ Là hệ thống những đặc điểm riêng có trong nội dung và hình thức tạo cho
chương trình, dáng vẻ riêng, dễ nhận diện, được miêu tả ngắn gọn trong các tính từ.
+ Phong cách chương trình cần nhất quán.
- Thời lượng phát sóng: Các khung thời lượng phổ biến như 15 phút, 30
phút, 45 phút, 60 phút, 90 phút, 120 phút,... - Khung giờ phát sóng:
+ Tính toán có chủ đích, phù hợp với đối tượng khán giả.
+ Tạo ra được các yếu tố thuận lợi để chương trình tạo ra sự thu hút.
- Tên chương trình, slogan, trailer: Tên chương trình:
+ Phải khái quát được nội dung, hình thức, tinh thần của chương trình giới hạn nội dung.
+ Đặt tên dưới 7 âm tiết.
+ Chuẩn ngữ nghĩa, cú pháp và từ vựng.
+ Tránh dùng tiếng nước ngoài. + Ngắn gọn, dễ nhớ.
+ Phù hợp với chương trình.
=> Tên chương trình phải “đúng”.
Câu khẩu hiệu (slogan):
+ Là một mệnh đề, phần bổ sung, mở rộng, phụ trợ cho tên và làm rõ hơn về chương trình.
+ Cũng cần phải đạt đến yêu cầu “đúng” và “hay” như tên hiệu, vì 2 thành
tố này thường được đặt cạnh nhau.
Đoạn quảng cáo (trailer)
+ Có vai trò quyết định đến người xem.
+ Cần tạo ấn tượng, hấp dẫn cho chương trình.
+ Thời lượng từ 15 - 45 giây.
Cấu trúc của các tiểu mục
- Ngắt chương trình thành các đoạn 5 - 7 phút cho người xem dễ theo dõi.
- Một số cấu trúc tiểu mục: theo thể loại, theo góc nhìn, nối tiếp thành một
câu chuyện, cấu trúc đan xen.
Bộ vỏ: gồm hình hiệu, hình cắt, kiểu chữ đặc trưng,...
III.Sản xuất chương trình truyền hình
Chương trình truyền hình là một đơn vị nội dung được phát sóng trên
truyền hình. Là phương thức giao tiếp của truyền hình với khán giả. Các Tivi
show này còn là sự kết hợp, sắp xếp, bố trí các nội dung về giáo dục, giải trí,
thông tin… trong một khung giờ nhất định và tuân thủ quy định về chủ đề và phạm vi nội dung.
1.Các dạng chương trình truyền hình
- Dựa theo thể loại: Talk show, Gameshow, Bản tin, Phim truyện, Phim
sitcom,... Trong đó, gameshow và truyền hình trực tiếp là một trong những
chương trình truyền hình phổ biến và thu hút tại Việt Nam.
- Dựa theo phương thức sản xuất:
+ Chương trình sản xuất theo phương thức điện ảnh.
+ Chương trình truyền hình sản xuất theo phương thức trường quay.
- Dựa theo thời điểm phát sóng:
+ Chương trình phát sóng trực tiếp
+ Chương trình phát sóng có hậu kỳ.
2.Hoạt động tổ chức sản xuất chương trình truyền hình Tổ chức nhân lực
- Là khâu quan trọng trong bất kỳ lĩnh vực nào. Cán bộ có năng lực luôn là
điều kiện đầu tiên để giải quyết các nhiệm vụ chuyên môn.
- Việc tổ chức, bố trí nhân lực hết sức quan trọng trong sản xuất chương
trình truyền hình nói riêng và trong hoạt động của các cơ quan báo chí nói chung.
- Tổ chức nhân sự gắn liền với việc tổ chức, bất kỳ cơ quan, doanh nghiệp
nào hình thành và hoạt động đều phải có kế hoạch tổ chức nhân sự, mức độ
phức tạp tùy thuộc vào loại hình công việc.
- Nhân sự của một ekip thực hiện chương trình truyền hình có nhiều bộ
phận: bộ phận kỹ thuật (âm thanh, ánh sáng, thiết kế,..), bộ phận sản xuất (nhà
sản xuất, quản lý sản xuất, đạo diễn, quay phim, biên kịch,…).
- Gồm các nội dung cơ bản sau: + Phân tích công việc. + Tuyển dụng nhân sự.
+ Đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân sự.
+ Nâng cao hiệu quả sư dụng lao động thông qua việc sử dụng hệ thống
kích thích vật chất, tinh thần đối với nhân sự.
Tổ chức hệ thống máy móc, trang thiết bị kỹ thuật
- Thể loại báo chí, truyền hình có độ phụ thuộc vào máy móc trang thiết bị lớn nhất.
- Khâu chuẩn bị sản xuất, người tổ chức phải có kế hoạch cụ thể về kỹ
thuật, công nghệ, tổ chức thực hiện, nguồn kinh tế, tính khả thi trong việc sử
dụng các máy móc trang thiết bị .
- Tổ chức sản xuất hệ thống máy móc trang thiết bị một cách hiệu quả còn
có tác dụng trong việc tối ưu hóa lợi ích kinh tế, tiết kiệm thời gian và tạo ra
môi trường làm việc thuận lợi, thoải mái, hiệu suất cao.
- Sử dụng máy móc trang thiết bị là sự áp dụng kỹ thuật và công nghệ trong
quá trình sản xuất chương trình truyền hình.
- Hệ thống truyền hình gồm rất nhiều trang thiết bị máy móc có chức năng
khác nhau như: tạo tín hiệu hình, gia công xử lý tín hiệu, tạo các dạng kỹ xảo
truyền hình, phát sóng, ghi, thu tín hiệu hình. Ngoài ra, còn có cả các thiết bị
âm thanh, ánh sáng, trường quay.
Khảo sát hiện trường
* Khảo sát chương trình sản xuất tại phim trường.
- Không cần chuẩn bị quá nhiều về khâu khảo sát hiện trường hoặc đầu tư
đạo cụ, thiết bị quay dựng. Hầu hết các thiết bị cần thiết để ghi hình đã được trang bị sẵn sàng.
- Quan trọng còn lại là trang trí, bố cục phim trường hoặc sân khấu sao cho
phù hợp với nội dung kịch bản. Công đoạn này không mất quá nhiều thời gian
cũng như không cần quá nhiều nhân lực.
* Khảo sát chương trình truyền hình thực tế.
- Các chương trình truyền hình thực tế với phương thức sản xuất có hậu kỳ
lại phải “vất vả” để có thể bắt đầu bấm máy.
- Sau khi đã xác định nội dung đề tài, đội ngũ sản xuất chương trình truyền
hình sẽ tiến hành đi thực tế để khảo sát hiện trường.
- Đây là một bước vô cùng quan trọng để công việc lên hình được thuận lợi.
Khảo sát thực tế là yêu cầu có nguyên tắc giúp ekip có thể xác định tốt góc tiếp
cận cũng như khả năng thực hiện chương trình truyền hình.
- Khảo sát thực tế và nghiên cứu hiện trường, liên hệ cơ sở có thể giúp đoàn
sản xuất chương trình kiểm tra được những yêu cầu cũng như kế hoạch đặt ra
cho chủ đề đã lên. Khi khảo sát, ê kíp cần có óc tư duy, liên tưởng về góc máy
cũng như hình ảnh khi lên hình... cũng như những phát sinh như vấn đề âm
thanh, ánh sáng và cách nhân vật xuất hiện.
Xây dựng kịch bản và kết cấu
- Kịch bản chương trình là kim chỉ nam để hoạt động của ê kíp và người chỉ
đạo sản xuất tiến hành một cách thống nhất và theo một quy trình logic.
- Thông thường, kịch bản chương trình truyền hình chỉ mang tính dự kiến
chứ không ổn định. Đây chính là sự sắp xếp các hình ảnh theo một trật tự hợp lí
các chuỗi hành động và tâm trạng.
- Kết cấu là sự ghép nối các yếu tố trong tác phẩm truyền hình theo một trật
tự nhất định. Quy trình này cần có sự thống nhất giữa tính đơn giản, dễ hiểu và hiệu quả truyền đạt. Ghi hình
- Là khâu quay lại các cảnh sẽ xuất hiện trong kịch bản. Ở khâu này đòi hỏi
các đạo diễn quay phim có thể chọn được góc quay chuẩn, bắt trọn những
khoảnh khắc của đối tượng. Không chỉ có máy chính mà còn cần sự phối hợp
của nhiều máy phụ và cả flycam... - Kỹ thuật ghi hình:
+ Đặt góc máy ở nhiều vị trí giúp cảnh quay sinh động. Khi tiến hành quay
hình, cần chú ý cỡ cảnh ghi lại. Chọn cỡ cảnh phù hợp giúp khâu dựng tiến hành tốt hơn.
+ Động tác máy cần chuẩn, dứt khoát và chuyển động nhẹ, chú ý không để
rung máy. Nếu động tác quay không chuẩn có thể làm hỏng các thương phim.
+ Chỉnh bố cục khung hình hợp lý, canh chỉnh phù hợp để hình ảnh lên phim đẹp.
3.Quy trình sản xuất chương trình truyền hình
Để có được một chương trình truyền hình hấp dẫn, ấn tượng và thu hút
người xem cần có sự đóng góp của nhiều yếu tố không thể thiếu trong quy trình
sản xuất chương trình truyền hình: Biên tập, đạo diễn; Duyệt kịch bản; Điều độ
sản xuất; Sản xuất tiền kỳ; Sản xuất hậu kỳ; Duyệt, kiểm tra nội dung; Phát sóng.
- Biên tập, đạo diễn: Là những người đóng vai trò quan trọng trong việc xây
dựng ra các chương trình truyền hình, là những người sáng tác hoặc dựa theo
một kịch bản đã có sẵn để chuyển thể thành một kịch bản truyền hình. - Duyệt kịch bản:
+ Kịch bản là một văn bản thể hiện một chương trình bằng từ ngữ, có hai
dạng kịch bản là: Kịch bản quay và Kịch bản dựng.
+Kịch bản quay là một văn bản thể hiện một chương trình bằng từ ngữ giúp
người quay có thể hiểu và thể hiện được ý tưởng của đạo diễn.
+ Kịch bản dựng là một văn bản thể hiện một chương trình bằng từ ngữ
giúp người dựng khi xem kịch bản biết được nội dung từng cảnh, thời lượng của mỗi cảnh.
+ Kịch bản được biên kịch soạn thảo, sẽ được kiểm duyệt chỉnh sửa lại, để
đảm bảo chất lượng của chương trình truyền hình định sản xuất. Đây là một
công đoạn cực kì quan trọng trong quy trình sản xuất chương trình truyền hình.
Bên cạnh đó, khâu duyệt kịch bản nhằm kiểm tra nội dung chương trình có
phù hợp hay không thì mới cho sản xuất để tránh lãng phí.
- Điều độ sản xuất: Điều độ sản xuất hay còn gọi là khâu bố trí nhân lực,
phương tiện sản xuất, sắp xếp địa điểm, thời gian thực hiện các khâu tiền kỳ,
hậu kỳ, phát sóng. Được thực hiê •n ngay sau khi kịch bản được duyê •t cho phép sản xuất. - Sản xuất tiền kỳ:
+ Sau khi phóng viên, biên tập đã có kịch bản hoàn chỉnh, chương trình sẽ
được tiến hành quay và ghi hình bằng thiết bị gọn nhẹ trên xe truyền hình lưu
động, hay tại studio truyền hình theo ý tưởng và nội dung do biên tập viên hoặc đạo diễn chỉ đạo.
+ Sản phẩm của khâu tiền kỳ là băng hình gốc để sản xuất hậu kỳ, kèm theo
băng là phiếu sản xuất tiền kỳ.Trong trường hợp các chương trình truyền hình
trực tiếp, tín hiệu được truyền tới phòng tổng khống chế để phát sóng. - Sản xuất hậu kỳ:
+ Các biên tập viên sẽ tiến hành dựng hình theo kịch bản chương trình.Sau
khi hoàn thành phần hình, sẽ tiến hành hoàn thành phần tiếng ở phòng tiếng
gồm các phần ở kênh CH1 như: Bình luận, lời thoại, thuyết minh,...kênh CH2
như tiếng cử động, nhạc.
+ Khâu sản xuất hậu kì, sau khi hoàn thành, sản phẩm kèm theo là phiếu
sản xuất hậu kỳ - là phiếu khảo sát chất lượng kĩ thuật của băng.
- Duyệt và kiểm tra nội dung: Là công đoạn gần cuối của quy trình sản xuất
truyền hình, để đảm bảo chất lượng, chương trình sẽ được đưa vào để kiểm tra
thông qua nghiệm thu của Đài sẽ duyệt và cấp phiếu nghiệm thu phát sóng của chương trình.
- Phát sóng: Sau khi hoàn tất tất cả các quy trình sản xuất, thủ tục bắt buộc.
Chương trình sẽ được lên lịch phát sóng thông qua các kênh truyền vệ tinh hay cáp quang.
4.Các chức danh cơ bản và nhiệm vụ trong quá trình sản xuất chương trình truyền hình
Để sản xuất một chương trình truyền hình hấp dẫn, ấn tượng và thu hút
người xem cần có sự đầu tư và phối hợp kỳ công của nhiều cá nhân với các
chức danh và nhiệm vụ khác nhau. Trong đó không thể thiếu các vị trí cơ bản như:
- Người chịu trách nhiệm sản xuất (NCTNSX): là người chịu trách nhiệm
về toàn bộ chương trình, bao gồm cả nội dung và hình thức thể hiện. NCTNSX
là người chịu trách nhiệm cao nhất của chương trình với nhiệm vụ quản lý và
điều phối toàn bộ quy trình sản xuất và nhân sự của chương trình, duyệt nội
dung, chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Đài và Lãnh đạo Ban về toàn bộ nội
dung và hình thức thể hiện của chương trình… Đây thường là người giữ chức
vụ cao nhất, nắm bắt và đưa ra định hướng ngay từ đầu mỗi chương trình.
- Phụ trách thể hiện: là người chịu trách nhiệm về hình thức thể hiện của
toàn bộ chương trình, có nhiệm vụ: xây dựng hình thức thể hiện thống nhất của
toàn bộ chương trình, bao gồm: chất lượng hình ảnh, phong cách thể hiện:
trường quay, màu sắc, bộ hình hiệu - hình cắt - hình nền, nhạc, phong cách
người dẫn, đạo cụ chương trình.
-Đạo diễn trường quay: là người phụ trách phát sóng tại trường quay, có nhiệm vụ:
+ Trao đổi với TCSXC về nội dung để lên kế hoạch ghi hình và nội dung
các chương trình phát sóng theo đúng kế hoạch đã được cấp trên chuyển xuống.
Đây là người được tín nhiệm phân công chịu trách nhiệm về chương trình, là
người có năng lực đưa ra những ý tưởng về nghệ thuật và quyết định toàn bộ về
phần nội dung và hình ảnh.
+ Là người phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân trong ekip, tập trung và
lãnh đạo mọi người họp về kịch bản, tổ chức sản xuất, chủ nhiệm và các công việc liên quan khác.
+ Chủ động điều phối thời lượng từng chuyên mục theo những yêu cầu cụ
thể, làm việc với các đầu mối của trung tâm kỹ thuật để đảm bảo điều kiện âm
thanh, ánh sáng, hình ảnh.
- Tổ chức sản xuất: quản lý chung về kế hoạch và thời lượng của chương
trình. Đồng thời tổ chức sản xuất là người chuẩn bị mọi mặt về cơ sở vật chất
cho chương trình dưới sự chỉ đạo của đạo diễn. Chức danh này có vai trò quan
trọng trong quản lý thực hiện mỗi mắt xích trong ekip, có tầm bao quát và luôn
nhắc nhở, đốc thúc mọi bộ phận về lịch làm việc và tiến độ hoàn thành. Tổ chức sản xuất bao gồm:
+ Tổ chức sản xuất chung (TCSXC): là người chịu trách nhiệm tổ chức sản
xuất nội dung xuyên suốt cho chương trình. TCSXC có nhiệm vụ: lên ý tưởng
chung cho từng chương trình, báo cáo với NCTNSX, điều phối nhân sự làm
việc cho từng chương trình, lên ý tưởng, xây dựng kịch bản khung và mời
khách cho phần giao lưu trường quay…
+ Tổ chức sản xuất chuyên mục (TCSXCM): là người chịu trách nhiệm tổ
chức sản xuất nội dung cho một chuyên mục cụ thể vào từng ngày. TCSXCM
có nhiệm vụ xây dựng ý tưởng cho từng số chuyên mục cụ thể cũng như có kế
hoạch dài, phối hợp với TCSXC để cung cấp thông tin về nội dung cụ thể của chuyên mục.
- Biên tập viên trong đó có: Biên tập trong nước (Khai thác và biên tập các
tin tức và phóng sự của mục Thông tin cho cuộc sống), Biên tập quốc tế (khai
thác tin bài quốc tế theo tiêu chí của chương trình), Phóng viên chuyên mục
(chịu trách nhiệm sản xuất tin, bài cụ thể cho từng chuyên mục).
+ Có thể kiêm luôn vai trò là tác giả kịch bản chương trình.
+ Biên tập viên chịu trách nhiệm biên tập nội dung phát sóng trước khi ghi
hình. Biên tập viên cũng đồng thời là người chịu trách nhiệm liên lạc với các
bộ phận liên quan khác làm việc theo phân công của tổ chức sản xuất.
- Người dẫn - gương mặt của chương trình. Người dẫn có nhiệm vụ dẫn
chương trình trong trường quay, phối hợp với các đầu mối để đảm bảo nội dung
và hình thức chương trình tốt nhất và hài hòa với phong cách người dẫn và chịu
trách nhiệm trước NTCSXC về nội dung của từng chương trình.
- Nhóm quay phim: Được chia làm 2 nhóm gồm:
+ Quay phim trường quay: là người trực tiếp quay phim và chịu trách
nhiệm về chất lượng hình ảnh từ camera trong trường quay.
+ Quay phim hiện trường: là người chịu trách nhiệm về chất lượng hình ảnh
và âm thanh hiện trường.
+ Thực hiện quay phim và chịu trách nhiệm về chất lượng hình ảnh dưới sự
phân công của đạo diễn.
- Thư ký biên tập: là đầu mối cuối cùng kết nối toàn bộ chất liệu của các
chuyên mục để chuẩn bị cho quy trình phát sóng. Thư ký biên tập có nhiệm vụ:
kiểm tra thành phẩm của các chuyên mục 3 tiếng trước giờ phát sóng, là đầu
mối quản lý, chạy băng phát sóng tại trường quay, chịu trách nhiệm trước
NCTNSX về các vấn đề liên quan đến an toàn phát sóng.
- Chủ nhiệm: chuyên lo về các vấn đề thanh quyết toán tài chính của
chương trình, lo về kinh phí ăn ở, công tác, định mức lương thưởng của các
thành viên trong ekip. Chủ nhiệm luôn phải căn ke vào dự toán được duyệt để
quyết định chi các khoản trong quá trình sản xuất.
- Âm thanh (nhạc công): hiệu quả âm thanh, âm nhạc trong các chương
trình truyền hình là rất cần thiết. Người nhạc công phải nắm rõ quy luật và cách
tạo hiệu quả âm nhạc ở mỗi phần nội dung khác nhau. Mỗi tính chất riêng của
chương trình cần đến việc sử dụng nhạc khác nhau do vậy đạo diễn cần có sự
bàn bạc trước để nhạc công làm nhạc cho phù hợp.
- Nhóm đồ họa: là người chịu trách nhiệm làm các kĩ xảo, đồ họa, hình ảnh,
bảng biểu do biên tập yêu cầu. Trong đó:
+ Hoạ sĩ thiết kế: là người tạo nên maket sân khấu theo đặt hàng của
chương trình. Thiết kế sân khấu cần có đặc thù riêng, vừa cần tạo hiệu quả độ
sâu trên một không gian hẹp do vậy hoạ sĩ sân khấu cần phải có nhiều kinh
nghiệm và sáng tạo để làm mới bối cảnh cho từng chương trình.
+ Hoạ sĩ thể hiện: là người phụ trách chuyển ý đồ của hoạ sĩ thiết kế thành
hiện thực trên sân khấu. Đây là công việc định hình và cụ thể hoá sân khấu, lắp
đặt và dàn dựng theo từng chương trình ghi hình.
- Tổ kỹ thuật: Bao gồm kỹ thuật hình, âm thanh, ánh sáng. Có trách nhiệm
chuẩn bị máy móc cho chương trình, vận chuyển và lắp đặt máy móc hợp lý để
chương trình ghi hình thuận lợi.
- Tổ hoá trang: Có nhiệm vụ chuẩn bị phục trang và trang điểm cho những
người tham gia chương trình.
Để sản xuất một chương trình truyền hình cần có sự phối hợp và tham gia
của nhiều cá nhân với các nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế, trong
quá trình tổ chức sản xuất có những chức danh tương tự nhau. Vì vậy, tùy theo
điều kiện và quy mô của chương trình mà các chức danh ấy được sát nhập cho
một người đảm nhiệm hoặc được chia ra thành nhiều người đảm nhiệm.
B.NHỮNG ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT VỀ NHỮNG KỸ NĂNG, KINH
NGHIỆM THỰC TẾ TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH
Trong thời gian học môn Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình, em đã
được cô Nguyễn Thị Thu Trà giảng dạy và cung cấp cho rất nhiều kiến thức lý
thuyết liên quan đến quá trình sản xuất các chương trình truyền hình. Bên cạnh
đó em còn được trực tiếp tham gia sản xuất một chương trình dạng talkshow.
Trải qua quá trình học tập và thực hành, em đã tích lũy cho mình được số kinh nghiệm, kỹ năng.
- Xây dựng format: Cần chọn những đề tài mới mẻ, hấp dẫn người xem và
phù hợp với công chúng đích. Tuy nhiên cũng cần căn cứ vào nhân sự và khả
năng tài chính để thực hiện đề tài được chỉnh chu, hoàn thiện nhất. Luôn đặt
mình trong tâm thế là một người nhà sản xuất chuyên nghiệp, trực tiếp sản xuất
ra các sản phẩm cạnh tranh với các nhà đài.
- Lập kế hoạch sản xuất:
+ Nhân lực: Tùy vào lợi thế và kỹ năng sẵn có của các thành viên mà phân
công nhiệm vụ phù hợp, rõ ràng và công bằng. Tận dụng nguồn lực sẵn có một
cách triệt để, hạn chế đi thuê ngoài để tránh chi phí bị thổi phồng. Nếu phải
thuê nhân lực ngoài, nên dựa vào những mối quan hệ cá nhân để tìm được
nguồn nhân lực tận tâm, chất lượng, giá rẻ.
+ Kỹ thuật: Môn học này em may mắn được học cùng các anh, chị lớp
Quay phim K39 nên đã có sẵn một số trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc
quay dựng. Bên cạnh đó cũng cần thuê ngoài một số thiết bị. Trước khi thuê
cần hỏi và so sánh giá, chất lượng ở một số nơi để đảm bảo giảm thiểu chi phí
về mức thấp nhất. Với các thiết bị có chức năng tương đương nhau thì có thể
tận dụng, ví dụ như sử dụng chức năng quay ở máy ảnh thay vì thuê máy quay phim chuyên nghiệp,...
+ Tài chính: Tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có. Nên tham khảo và thuê các
trang thiết bị và studio cùng một địa điểm để trong quá trình quay, nếu có vấn
đề gì có thể liên hệ trực tiếp với chủ studio để được hỗ trợ nhanh nhất.
+ Nội dung: Lên kế hoạch càng chi tiết, rõ ràng thì quá trình thực hiện càng thuận lợi.
- Nội dung phát sóng từng kỳ: Mỗi kỳ phát sóng cần lên các chủ đề mới lạ,
riêng biệt để tránh người xem bị nhàm chán. Cuối các số phát sóng có thể tung
trailer của số phát sóng tiếp theo để kích thích sự tò mò. Cần căn cứ vào điều
kiện thực tế, các dịp đặc biệt như Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, Quốc
khánh,... để xây dựng nội dung liên quan đến chương trình.
+ Truyền thông: Xây dựng kế hoạch truyền thông trên các nền tảng phù
hợp. Ví dụ với giới trẻ thì nên xây dựng trên Tiktok, Facebook,... Kế hoạch
truyền thông càng thành công thì chương trình truyền hình sẽ gây được tiếng
vang và được nhiều người biết đến.
+ Thời gian: Nên tiến hành quay trước khi chương trình phát sóng từ 7 - 10
ngày. Kiểm tra lại các thiết bị kỹ thuật đầy đủ trước khi quay. Thời gian quay
cần thống nhất và có sự hỗ trợ, tham gia đầy đủ của đội ngũ nhân lực.
+ Bối cảnh: Tùy vào nội dung, thể loại chương trình và số lượng khách mời
mà chọn bối cảnh phù hợp.
+ Nhân vật ghi hình: Lựa chọn trang phục, kiểu tóc và kiểu trang điểm phù
hợp với nội dung chương trình. - Quá trình quay, dựng:
+ Quay chương trình: Các thành viên cần thống nhất nhiệm vụ rõ ràng. Quá
trình quay cần giữ không gian yên lặng để hạn chế nhân vật bị phân tâm. Chọn
và chỉnh góc máy phù hợp, thường xuyên kiểm tra chất lượng âm thanh của
micro. Kiểm tra lại toàn bộ video trước khi rời khỏi trường quay, đoạn nào
chưa phù hợp, trục trặc thì cần quay lại.
+ Dựng chương trình: Cần căn cứ vào kịch bản mà lựa chọn các đoạn cắt
phù hợp nhất. Đảm báo chất lượng âm thanh và video thống nhất trong suốt
chương trình, loại bỏ những phần bị dính tạp âm, góc máy không rõ.
+ Thời gian công chiếu: Tùy vào đối tượng công chúng đích để công chiếu
vào thời gian phù hợp. Ví dụ với giới trẻ thì nên chọn khung giờ 20 - 22h các ngày cuối tuần.
C.NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT VỚI MÔN HỌC
- Với môn học này, em đề xuất Học viện và Khoa nên sớm xây dựng giáo
trình chính thức để sinh viên có thể dễ dàng theo dõi kiến thức và kỹ năng
trong suốt quá trình học tập.
- Bên cạnh các buổi học lý thuyết và thực hành, Khoa có thể mời các khách
mời là những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ chức và sản xuất chương
trình truyền hình để em được nghe những chia sẻ và kinh nghiệm làm việc từ
các anh chị, cô chú đi trước trong nghề.
- Môn học này vừa yêu cầu kỹ năng xây dựng kịch bản và kỹ năng quay
dựng phim, vì vậy em kiến nghị Học viện và Khoa có thể xếp các lớp của nhiều
chuyên ngành khác nhau để các bạn có thể hỗ trợ nhau trong quá trình làm
việc, hạn chế việc phải thuê nhân lực ngoài, tiết kiệm chi phí.
- Học viện và Khoa có thể đầu tư thêm studio, trang thiết bị kỹ thuật để
chúng em có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hành trên trường.