Bài thu hoạch ngoại khoá - Chủ nghĩa xã hội khoa học | Đại Học Hà Nội

Bài thu hoạch ngoại khoá - Chủ nghĩa xã hội khoa học | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Họ và tên: Đinh Thị Phương Thảo
STT: 76
MSV: 2107040168
BÀI THU HOẠCH
HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC
Câu hỏi: Qua chuyến đi thực tế, nét độc đáo nào trong văn hoá Việt Nam
em thấy tự hào, muốn giới thiệu cho bạn bè quốc tế nhất? Hãy giới thiệu vài nét (có
hình ảnh) và đưa ra những giải pháp để giữ gìn và nâng cao các giá trị văn hoá đó?
Bài làm
thể thấy rằng, Việt Nam ta hơn 50 anh em dân tộc nên nền văn hoá rất
đa dạngmang những đặc sắc riêng của từng dân tộc. Mỗi dân tộc đềunhững
nét văn hoá độc đáo, mang đến giá trị không chỉ cho chính họ còn cho nền văn
hoá của cả một đất nước. Ngắm nhìn mỗi hiện vật, mỗi hình của từng dân tộc
đem lại cho em một ấn tượng, một cảm giác riêng, nhưng lẽ bản thân một
người con của dân tộc Mường nên điều khiến em thấy tự hào nhất cũng thuộc về
dân tộc mình, đó nghề dệt vải (thổ cẩm).
Nghề dệt thổ cẩm một trong những nghề truyền thống của dân tộc Mường
đến nay vẫn còn tồn tại và được khôi phục.
(Một số hình ảnh dệt vải của người Mường)
Thổ cẩm người Mường có nhiều màu sắc nhưng chủ đạo vẫn là màu đen, hoa
văn hình sọc kẻ, không quá cầu kỳ nhưng gần gũi và thân thuộc với cuộc sống hàng
ngày. Tuy hoa văn trông đơn giản vậy nhưng để làm ra không hề đơn giản,
quá trình này phải trải qua các giai đoạn: cán bông (bông thu về cán bỏ hạt); bật
bông ; ép co (ép bông thành con để kéo sợi); kéo sợi - phải kéo thật đều, mịn,
đẹp; công đoạn hồ; công đoạn dệt, công đoạn này tốn rất nhiều thời gian công
sức, đặc biệt nếu dệt vải có hoa văn thì mỗi ngày chỉ dệt được 1-2m, đòi hỏi người
dệt phải trình độ kỹ thuật cao. Sản phẩm cho ra vải, vỏ chăn, vỏ gối đặc
biệt là cạp váy. Những chiếc cạp váy đẹp được dệt bằng tơ nhuộm màu trên có hình
rồng, phượng, hươu, rùa, chim và hoa văn hình học.
(Một số hình ảnh cạp váy của người Mường)
Hoạ tiết càng phức tạp thì dệt càng khó, bởi vậy nó mang giá trị không hề nhỏ,
cho tới nay luôn nhận được rất nhiều sự yêu thích không chỉ từ du khách Việt Nam
mà cả từ bạn bè quốc tế đến tham quan và du lịch.
(Hình ảnh sản phẩm dệt thổ cẩm)
Tuy mang giá trị vậy nhưng cùng với cuộc sống hiện đại ngày nay, trang
phục ngày càng đa dạng, phù hợp với nhiều lứa tuổi và sự lựa chọn trang phục ngày
càng thay đổi đã đang khiến cho nghề dệt - một trong những tinh hoa văn hoá
của người Mường dần bị mai một nguy biến mất hẳn. một người Việt
Nam nói chung một bộ phận của dân tộc Mường nói riêng, em rất hy vọng
thể giữ gìn phát huy nét đẹp này của dân tộc mình. Bởi vậy, chúng ta cần hành
động, không chỉ bản sắc văn hoá dân tộc Mường còn vì sự đa dạng, đặc sắc
của văn hoá Việt Nam. Có thể thực hiện những giải pháp như sau:
Đối với người Mường nói riêng:
Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức của cộng đồng,
đặc biệt là lớp trẻ về nghề dệt của dân tộc mình để họ nhận ra giá trị của
nó, đồng thời kích thích tình yêu của họ đối với những giá trị văn hoá
dân tộc, biết trân trọng, giữ gìn và phát huy.
Tổ chức các buổi triển lãm, ngày hội văn hoá, cuộc thi để kích thích tạo
ra trưng bày các sản phẩm dệt, đưa hình ảnh của nghề dệt đến rộng rãi
trong nhân dân đồng thời tạo động lực để phát triển nghề dệt.
Mở các hoạt động, các lớp dạy về dệt của người Mường, khuyến khích
cộng đồng tham gia để học hỏi và lưu giữ nghề.
Phát triển hoạt động du lịch, thông qua đó phát triển kinh doanh các mặt
hàng sản phẩm của nghề.
Mỗi nhân cần tự nâng cao ý thức tìm hiểu về văn hoá của dân tộc
mình, từ đó biết bảo vệ và phát triển chúng.
Đối với người Việt Nam nói chung:
Tích cực giảng dạy học tập những kiến thức về dân tộc Mường nói
riêng các dân tộc của Việt Nam nói chung: Tổ chức các hoạt động
ngoại khoá tìm hiểu về văn hoá các dân tộc,...
Đưa hình ảnh, những nét độc đáo của các dân tộc đến gần hơn với nhân
dân bạn quốc tế thông qua việc đầu quảng du lịch, các
chương trình truyền hình, các kênh thông tin mạng hội như
facebook, tiktok, youtube, ...
Nghề dệt của người Mường nói riêng những đặc trưng văn hoá của 54 anh
em dân tộc nói chung những tinh hoa kết tinh từ ngàn đời nay. thế hệ trẻ,
chúng ta cần thái độ đúng đắn với những nét đẹp ấy để không tuột mất những
tâm huyết, những thành tựu sáng tạo của thế hệ đi trước, tạo nên một Việt Nam với
những đặc trưng văn hoá bền vững.
| 1/4

Preview text:

Họ và tên: Đinh Thị Phương Thảo STT: 76 MSV: 2107040168 BÀI THU HOẠCH
HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC
Câu hỏi: Qua chuyến đi thực tế, nét độc đáo nào trong văn hoá Việt Nam mà
em thấy tự hào, muốn giới thiệu cho bạn bè quốc tế nhất? Hãy giới thiệu vài nét (có
hình ảnh) và đưa ra những giải pháp để giữ gìn và nâng cao các giá trị văn hoá đó? Bài làm
Có thể thấy rằng, Việt Nam ta có hơn 50 anh em dân tộc nên nền văn hoá rất
đa dạng và mang những đặc sắc riêng của từng dân tộc. Mỗi dân tộc đều có những
nét văn hoá độc đáo, mang đến giá trị không chỉ cho chính họ mà còn cho nền văn
hoá của cả một đất nước. Ngắm nhìn mỗi hiện vật, mỗi mô hình của từng dân tộc
đem lại cho em một ấn tượng, một cảm giác riêng, nhưng có lẽ vì bản thân là một
người con của dân tộc Mường nên điều khiến em thấy tự hào nhất cũng thuộc về
dân tộc mình, đó nghề dệt vải (thổ cẩm).
Nghề dệt thổ cẩm là một trong những nghề truyền thống của dân tộc Mường
đến nay vẫn còn tồn tại và được khôi phục.
(Một số hình ảnh dệt vải của người Mường)
Thổ cẩm người Mường có nhiều màu sắc nhưng chủ đạo vẫn là màu đen, hoa
văn hình sọc kẻ, không quá cầu kỳ nhưng gần gũi và thân thuộc với cuộc sống hàng
ngày. Tuy hoa văn trông đơn giản là vậy nhưng để làm ra nó không hề đơn giản,
quá trình này phải trải qua các giai đoạn: cán bông (bông thu về cán bỏ hạt); bật
bông ; ép co lò (ép bông thành con để kéo sợi); kéo sợi - phải kéo thật đều, mịn,
đẹp; công đoạn hồ; công đoạn dệt, công đoạn này tốn rất nhiều thời gian và công
sức, đặc biệt nếu dệt vải có hoa văn thì mỗi ngày chỉ dệt được 1-2m, đòi hỏi người
dệt phải có trình độ kỹ thuật cao. Sản phẩm cho ra là vải, vỏ chăn, vỏ gối và đặc
biệt là cạp váy. Những chiếc cạp váy đẹp được dệt bằng tơ nhuộm màu trên có hình
rồng, phượng, hươu, rùa, chim và hoa văn hình học.
(Một số hình ảnh cạp váy của người Mường)
Hoạ tiết càng phức tạp thì dệt càng khó, bởi vậy nó mang giá trị không hề nhỏ,
cho tới nay luôn nhận được rất nhiều sự yêu thích không chỉ từ du khách Việt Nam
mà cả từ bạn bè quốc tế đến tham quan và du lịch.
(Hình ảnh sản phẩm dệt thổ cẩm)
Tuy mang giá trị là vậy nhưng cùng với cuộc sống hiện đại ngày nay, trang
phục ngày càng đa dạng, phù hợp với nhiều lứa tuổi và sự lựa chọn trang phục ngày
càng thay đổi đã và đang khiến cho nghề dệt - một trong những tinh hoa văn hoá
của người Mường dần bị mai một và có nguy cơ biến mất hẳn. Là một người Việt
Nam nói chung và một bộ phận của dân tộc Mường nói riêng, em rất hy vọng có
thể giữ gìn và phát huy nét đẹp này của dân tộc mình. Bởi vậy, chúng ta cần hành
động, không chỉ vì bản sắc văn hoá dân tộc Mường mà còn vì sự đa dạng, đặc sắc
của văn hoá Việt Nam. Có thể thực hiện những giải pháp như sau:
Đối với người Mường nói riêng:
Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức của cộng đồng,
đặc biệt là lớp trẻ về nghề dệt của dân tộc mình để họ nhận ra giá trị của
nó, đồng thời kích thích tình yêu của họ đối với những giá trị văn hoá
dân tộc, biết trân trọng, giữ gìn và phát huy. 
Tổ chức các buổi triển lãm, ngày hội văn hoá, cuộc thi để kích thích tạo
ra trưng bày các sản phẩm dệt, đưa hình ảnh của nghề dệt đến rộng rãi
trong nhân dân đồng thời tạo động lực để phát triển nghề dệt. 
Mở các hoạt động, các lớp dạy về dệt của người Mường, khuyến khích
cộng đồng tham gia để học hỏi và lưu giữ nghề. 
Phát triển hoạt động du lịch, thông qua đó phát triển kinh doanh các mặt
hàng sản phẩm của nghề. 
Mỗi cá nhân cần tự nâng cao ý thức tìm hiểu về văn hoá của dân tộc
mình, từ đó biết bảo vệ và phát triển chúng.
Đối với người Việt Nam nói chung:
Tích cực giảng dạy và học tập những kiến thức về dân tộc Mường nói
riêng và các dân tộc của Việt Nam nói chung: Tổ chức các hoạt động
ngoại khoá tìm hiểu về văn hoá các dân tộc,... 
Đưa hình ảnh, những nét độc đáo của các dân tộc đến gần hơn với nhân
dân và bạn bè quốc tế thông qua việc đầu tư quảng bá du lịch, các
chương trình truyền hình, các kênh thông tin mạng xã hội như facebook, tiktok, youtube, ...
Nghề dệt của người Mường nói riêng và những đặc trưng văn hoá của 54 anh
em dân tộc nói chung là những tinh hoa kết tinh từ ngàn đời nay. Là thế hệ trẻ,
chúng ta cần có thái độ đúng đắn với những nét đẹp ấy để không tuột mất những
tâm huyết, những thành tựu sáng tạo của thế hệ đi trước, tạo nên một Việt Nam với
những đặc trưng văn hoá bền vững.