Bài thu hoạch nhóm tham quan Bảo tàng chứng tích chiến tranh p2 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Bài thu hoạch nhóm tham quan Bảo tàng chứng tích chiến tranh p2 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (0900)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI THU HOẠCH BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIÊN TRANH
MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LỚP: 0900 GVBM: LƯƠNG VĂN TÁM
SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ NGỌC PHƯƠNG QUYÊN – 22205283 1.
Giới thiệu về bảo tàng chứng tích chiến tranh
Ngày 30/4/1975, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam giành thắng lợi hoàn
toàn: hòa bình, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc được khôi phục.
Để lưu lại những chứng tích anh hùng của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu
tranh chống các thế lực xâm lược, đồng thời để tố cáo những tội ác và nêu bật
những hậu quả tàn khốc của cuộc chiến tranh xâm lược, ngày 04/9/1975 Nhà
Trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy được mở cửa phục vụ công chúng. Sau đó, Nhà
Trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy được đổi tên thành Nhà Trưng bày Tội ác Chiến tranh
xâm lược (ngày 10/11/1990) trước khi trở thành Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (ngày 4/7/1995).
Hiện nay Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa và Thể
thao Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm trong hệ thống các bảo tàng Việt Nam, các
bảo tàng vì hòa bình thế giới và là thành viên của Hội đồng các bảo tàng thế giới
(ICOM). Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là Bảo tàng chuyên đề nghiên cứu, sưu
tầm, lưu trữ, bảo quản và trưng bày những tư liệu, hình ảnh, hiện vật về những
chứng tích tội ác và hậu quả của các cuộc chiến tranh mà các thế lực xâm lược đã
gây ra đối với Việt Nam. Qua đó, Bảo tàng giáo dục công chúng, đặc biệt là thế hệ
trẻ, về tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc, về ý thức chống chiến
tranh xâm lược, bảo vệ hòa bình và tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
Bảo tàng lưu giữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh, trong đó hơn 1.500
tài liệu, hiện vật, phim ảnh đã được đưa vào giới thiệu ở 8 chuyên đề trưng bày
thường xuyên. Trong 35 năm hoạt động, Bảo tàng đã đón tiếp trên 15 triệu lượt
khách tham quan trong và ngoài nước. Hiện nay với khoảng 500.000 lượt khách
tham quan mỗi năm, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là một trong những địa chỉ
văn hóa du lịch có sức thu hút cao, được sự tín nhiệm của công chúng trong và ngoài nước.
Với những thành quả đạt được, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh đã được Nhà
nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3 (năm 1995), Huân chương Lao động hạng 2 (năm 2001).
2. Cảm nhận khi đến tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh
Khi bước đến nơi đây, tôi thật sự bất giờvà choáng ngộp với sự hoành tráng nơi
đây. Những đồ vật, những chứng tích, những bức ảnh được trưng bày tại đây cho
thấy sự khốc liệt những mất mác của chiến tranhvà tinh thần kiên cường, bất khuất
của cả dân tộc Việt Nam.
Những hình ảnh, tư liệu ở bảo tàng là minh chứng rõ ràng cho sự tàn bạo củaĐế
quốc Mỹ. Những kiểu tra tấn thông qua những tư liệu bất cứ ai đến nơi đây
cũngphải rùng mình. Chúng thực hiện nhiều kiểu tra tấn dã man, dị biệt. Chúng
càng quét hết tất cả các nhà của người dân, chúng cắt cổ, mổ bụng, moi gan, chặt
đầu, … Sau đó, chúng di chuyển đến các hầm trú ẩn gia đình khác giết nhiều
người, trong đó có cả phụnữ mang thai. Cuộc sống của người dân lúc bấy giờ thật khó khăn, cùng cực.
Đế quốc Mỹ đã thực hiện nhiều chiến dịch tàn sát nhân dân, trong số đó điểnhình
là chiến dịch “lê máy chém đi khắp miền Nam” của Ngô Đình Diệm tàn sát
chiếnsĩ, cán bộ cách mạng và những người dân vô tội với khẩu hiệu “thà giết lầm
còn hơn bỏ sót”. Máy chém với chiều cao 4,50m, nặng 50 kg. Đây được xem là
công cụ giếtngười tàn bạo, ám ảnh nhất của bọn đế quốc. Sau khi giết người,
chúng còn đem xáccác chiến sĩ chất đống, chụp ảnh khoe chiến tích của mình. Đây
thật sự là một hình ảnh mang rợ Máy chém
Ở bảo tàng Chiến tích đã tái hiện lại hình ảnh 2 ngăn “chuồng cọp” trong số120
ngăn ở nhà tù Côn Đảo. Chuồng cọp là một kiểu xà lim đặc biệt để giam
cầmnhững người yêu nước bị liệt vào danh sách “ngoan cố”. Các chiến sĩ bị nhốt
trongchuồng cọp bị hành hạ một cách nặng nề, chỉ một tiếng cười, một tiếng thở
dài, mộttiếng đập muỗi hay thậm chí một tiếng ho cũng là cái cớ để cai ngục trút
bột xuốnglàm cho người tù ngộp thở, ói máu, phỏng lở da. Ngoài ra chúng còn dội
nước vàomùa lạnh khiến tù nhân rét run hay thọc cây nhọn vào những lúc chuồng
cọp chật níchngười gây thương tích cho người tù
Chế độ ăn uống của tù nhân nơi đâu thật sự rất khắc nghiệt, tồi tệ: một nắm
cơmđầy cát với sạn, một con khô mục đắng như ninh hay một muỗng mắm đầy dòi
và nửalon sữa bò nuớc uống cho tù nhân. Chuồng cọp với kích thước mỗi ngăn dài
2,7m, rộng 1,50m, cao 3m, tù nhân chỉ được sinh hoạt trong không gian nhỏ hẹn
đó. Mùanóng thì nhốt chặt từ 5 đến 14 người, mùa lanh thì nhốt thưa 1 đến 2
người. Nước tắmgiặt hầu như không có, kể cả với những người phụ nữ trong lúc
hành kinh. Đây thật sựlà “địa ngục trần gian”, làm cho những chiến sĩ, những
người hoạt động cách mạng bịcầm chân nơi đây cạn kiệt sức lực, bệnh tật không
chữa trị được dẫn đến mất mạng.
Hai tầng trệt của bảo tàng là thế giới của những hình ảnh, những dốc mốc lịch sử
tải hiện lại cả một quãng thời gian lịch sử đầy máu lửa. Với nhiều chủ đề hấp dẫn
như Thế giới với chiến tranh ở Việt Nam hay Câu chuyện của những nạn nhân
chất độc màu da cam đã khiến biết bao con người phẫn nộ hay đau xót. Có không
ít những người Mĩ tới đây, chứng kiến những điều dã man mà nhân dân đất nước
họ đã làm đối với những người Việt Nam mà phải nhỏ giọt nước mắt ân hận, xót thương.
3. Suy nghĩ của bản thân sau khi đến thăm viện bảo tàng
Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của chất độc màu da cam có tỷ lệ cao các loại bệnh tật, dị
tật bẩm sinh và cả ung thư. Những tác động và biến chứng của chất độc màu da cam
thường thấy là: gây kích ứng da và các bệnh ngoài da, rối loạn thần kinh, gây sẩy thai,
bệnh tiểu đường type 2, dị tật bẩm sinh cho đời sau, gây các bệnh ung thư, bệnh Hodgkin, bệnh bạch cầu,…
Quân đội cũng như người dân Việt nam là những người phải hứng chịu hậu quả nặng nề
nhất, tuy nhiên chính những người lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam cũng chịu tác hại
của chất độc màu da cam do tiếp xúc. Năm 1978, bộ cựu chiến binh đã thành lập một
chương trình giúp đỡ các cựu chiến binh bị nhiễm chất độc màu da cam. Chương trình đã
kiểm tra sức khỏe của trên 300.000 cựu chiến binh đã từng tham gia chiến tranh Việt Nam.
Họ được chăm sóc sức khỏe, bồi thường thiệt hại do việc tiếp xúc với chất độc màu da
cam, bên cạnh đó chương trình còn hỗ trợ con cái của các cựu chiến binh khi sinh ra bị dị
tật, chăm sóc y tế và giáo dục đặc biệt. Binh lính Mỹ được bồi thường và hưởng những
chính sách đặc biệt do tác hại của chất độc màu da cam gây ra, còn những người lính và
nhân dân Việt Nam lại chưa thực sự được đền bù xứng đáng.
Chiến tranh Việt Nam đã trôi qua hơn 35 năm nhưng nó để lại nhiều quá khứ buồn đau và
đầy tự hào cho dân tộc Việt Nam. Đây cũng là một quá khứ đáng hổ thẹn cho đế quốc
Mỹ. Đối với thế giới, chiến tranh là một căn bệnh của nhân loại – một căn bệnh chết
người và hết sức dai dẳng.
Tội ác của đế quốc Mỹ để lại trên đất nước chúng ta những hình ảnh, nhưng tàng chứng
hãi hùng, khủng khiếp về việc tra tấn dã man, tàn sát, ném bom, rải thuốc diệt cỏ, chất
làm rụng lá cây, giết chết con người, những người Việt vô tội bị thảm sát,…
Hòa bình, tự do, hạnh phúc có lẽ là ba từ mà tôi có thể nói với chính bản thân mình về
cuộc sống của mình hiện tại, tôi hay đúng hơn là phần lớn những người dân Việt Nam
hiện nay đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta đang được sống một cuộc sống bình yên, tự do và
tràn đầy niềm vui trong cuộc sống.
Và chúng ta có vẻ như đang dần quên đi để có được bình yên như ngày hôm nay dân tộc
chúng ta, bao thế hệ ông bà cha ông chúng ta đã phải trải qua một cuộc chiến đẫm máu,
biết bao sự hy sinh quên mình. Một cuộc chiến được xây dựng bởi máu, bởi lòng đoàn
kết và bởi một khao khát tự do mãnh liệt mà thế hệ trước với mong muốn giành lại một
bầu trời tự do cho thế hệ con em mai sau.
Chúng ta, những con dân Việt Nam đã và đang được sinh sống trong bình yên và tự do,
nhưng hãy luôn ghi nhớ rằng chúng ta thật may mắn vì những điều mà chúng ta có được
ngày hôm nay được đánh đổi bởi xương máu của bao anh hình dân tộc đã đứng lên chống
thực dân đô hộ để trao cho chúng ta những giây phút bình yên này, hãy luôn ghi nhớ và
mang lòng biết ơn đối với biết bao nhiêu thế hệ cha anh đã hy sinh cùng với lòng biết ơn
đó chúng ta những thế hệ trẻ – tương lai của nước nhà cần không ngừng nỗ lực, phấn đấu
góp sức lực nhỏ bé của bản thân xây dựng đất nước để đất nước sánh cùng “các cường quốc năm châu”.