-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài thu hoạch Phóng xạ hấp thu - Thực tập Vật lý - Lý sinh | Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Đo phông của máy đếm Geiger – Muller. Khảo sát tốc độ đếm n phụ thuộc khoảng cách r từ nguồn phóng xạ tới ống đếm. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem.
Vật lý lý sinh 14 tài liệu
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 95 tài liệu
Bài thu hoạch Phóng xạ hấp thu - Thực tập Vật lý - Lý sinh | Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Đo phông của máy đếm Geiger – Muller. Khảo sát tốc độ đếm n phụ thuộc khoảng cách r từ nguồn phóng xạ tới ống đếm. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem.
Môn: Vật lý lý sinh 14 tài liệu
Trường: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 95 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 31476141
Thực tập Vật Lý – Lý Sinh
Bài 1: Phóng xạ hấp thu
BÀI THU HOẠCH THỰC TẬP VẬT LÝ – LÝ SINH
BÀI 1: PHÓNG XẠ HẤP THU
Ngày thực tập: 27/10/2022
Danh sách thành viên nhóm: Tổ Tên MSSV Phan Đăng Khoa 111220145 Cao Hạnh Tường 111220385 Nguyễn Hữu Thành 111220313 Ngô Quang Lợi 111220174 Tổ 8 Lý Văn Anh Quân 111210281 Trần Võ Minh Trí 111220360 Phạm Thị Tuyết Trinh 111220366 Lưu Nguyễn Quang Anh 111220007 Nguyễn Minh Hoàng 111220093 An Xuân Khánh 111220135 Nguyễn Văn Đạt 111220042 Tổ 9 Nguyễn Văn Đức 111220050 Nguyễn Tiến Hạnh 111220079 1 lOMoAR cPSD| 31476141
Thực tập Vật Lý – Lý Sinh
Bài 1: Phóng xạ hấp thu BẢNG SỐ LIỆU
1. Đo phông của máy đếm Geiger – Muller: Lần đo n 0 1 28 2 33 3 30 4 26 5 36 Trung bình 30 , 6
Kết quả phép đo phông của máy đếm: n0 trung bình = 30,6 xung điện/phút.
2. Khảo sát tốc độ đếm n phụ thuộc khoảng cách r từ nguồn phóng xạ tới ống đếm:
*Ngăn thứ 1 cách ống đếm 2 cm, khoảng cách mỗi ngăn là 1 cm 2 lOMoAR cPSD| 31476141
Thực tập Vật Lý – Lý Sinh
Bài 1: Phóng xạ hấp thu Tốc độ đếm n Ngăn Đo lần 1 Đo lần 2 Đo lần 3 Trung bình 1 13103 13041 13270 13138 2 3 4505 4700 4819 4674,7 4 5 2176 2305 2243 2241,3 6 7 1331 1392 1399 1374 8 9 948 1000 973 973,7 10
3. Khảo sát sự hấp thụ hạt beta
Đơn vị đo độ dày trên hộp đựng vật chất hấp thụ phóng xạ là inch. 1 inch = 2,54 cm 3 lOMoAR cPSD| 31476141
Thực tập Vật Lý – Lý Sinh
Bài 1: Phóng xạ hấp thu
Khoảng thời gian đo các xung điện: t = 60s
Vật liệu hấp thụ: Plastic
1 tấm: x 1 = 1.016 (mm)
2 tấm: x 1 = 1,778 (mm) Lần đo n 1 Δ n 1 n 2 Δ n 2 1 4527 3554 2 4606 3582 44 , 66 56 3 4619 3465 Trung bình 4584 3533,7 (đã trừ phông) CÂU HỎI KIỂM TRA
Câu 1: Phân loại tia phóng xạ.
- Các loại tia phóng xạ:
• Tia α là các hạt nhân Heli bền.
• Tia β- là các hạt electron, β+ là các hạt positron.
• Tia γ là các bức xạ điện từ có bước sóng rất ngắn. - Nguồn gốc:
Trong tự nhiên, các chất như Urani, Radi, Poloni, … và các hợp chất của
chúng có tính chất phát ra những tia phóng xạ (phân rã phóng xạ). Hiện
tượng này là sự biến đổi một đồng vị này thành một đồng vị khác bằng cách
phát ra một hạt nào đó.
Câu 2: Giải thích nguyên lý hoạt động của máy đếm Geiger – Muller.
- Ống đếm Geiger – Muller được sử dụng để nghiên cứu tia phóng xạ α, β hoặc γ.
- Ống đếm Geiger – Muller là một tụ điện trụ đặt trong ống thủy tinh có chứa
khí ở áp suất khoảng 100 mmHg (xem hình): Điện cực thứ nhất của tụ điện 4 lOMoAR cPSD| 31476141
Thực tập Vật Lý – Lý Sinh
Bài 1: Phóng xạ hấp thu
trụ là một sợi dây kim loại, điện cực thứ hai là một lớp dẫn điện phủ lên mặt
trong của thành ống thủy tinh. Vì chất khí chứa trong ống là điện môi, nên
nếu hiệu điện thế giữa hai cực của tụ điện chưa đạt tới hiệu điện thế đánh
thủng và không có tia phóng xạ bay vào trong tụ điện, thì sẽ không có dòng
điện chạy trong mạch tụ điện.
- Khi các hạt phóng xạ bay vào không gian giữa hai điện cực của ống đếm,
chúng sẽ ion hóa chất khí làm xuất hiện các electron và các ion. Dưới tác
dụng của điện trường giữa hai cực các electron và các ion chuyển động về
các điện cực, tạo ra dòng xung điện ngắn.
- Theo định nghĩa, số xung điện mà máy đếm được ghi được trong mỗi phút
gọi là tốc độ đếm n. Nếu N là số xung điện ghi được trong thời gian t phút, thì ta có:
(cpm: counts per minute)
Câu 3: Định nghĩa tốc độ đếm và phông của máy đếm. Nêu rõ công thức tính
và đơn vị đo của tốc độ đếm. -
Đại lượng biểu thị số đếm xung trong một đơn vị thời gian là tốc độ đếm n.
Nếu N là số xung điện ghi được trong thời gian t phút, ta có:
(cpm: counts per minute)
- Phông của máy đếm là tốc độ trung bình của nó khi không có nguồn phóng xạ.
Câu 4: Nêu rõ quy luật thay đổi tốc độ đếm phụ thuộc vào khoảng cách từ
nguồn phóng xạ tới ống đếm Geiger - Muller.
- Nếu nguồn có cường độ phóng xạ càng mạnh, thì số hạt phóng xạ truyền tới
đập vuông góc vào một đơn vị diện tích bao quanh điểm ta xét sẽ càng nhiều
và do đó tốc độ đếm tại đó sẽ càng lớn. 5 lOMoAR cPSD| 31476141
Thực tập Vật Lý – Lý Sinh
Bài 1: Phóng xạ hấp thu
Tốc độ đếm n giảm tỉ lệ nghịch với bình phương của khoảng cách r tính từ
nguồn phóng xạ tới ống đếm, nghĩa là:
với k là một hệ số tỉ lệ phụ thuộc nguồn phóng xạ và môi trường bao quanh nguồn đó.
Câu 5: Nêu rõ quy luật thay đổi tốc độ đếm phụ thuộc vào độ dày của tấm kim
loại đặt chắn giữa nguồn phóng xạ và ống đếm Geiger - Muller.
- Khi cho các tia phóng xạ truyền qua vật chất, chúng sẽ bị hấp thụ. Mức độ
hấp thụ các tia phóng xạ tùy thuộc bản chất và độ dày của vật chất đó. Trong
trường hợp này, tốc độ đếm n giảm nhanh theo quy luật hàm mũ khi tăng độ
dày x của tấm vật chất ấy: n=n0.e-μx Trong đó:
n0: là tốc độ đếm khi không có tấm kim loại chắn giữa nguồn phóng xạ và ống
đếm. e: là cơ số của lôga tự nhiên.
: là hệ số hấp thụ các tia phóng xạ của tấm kim loại.
- Nếu làm thí nghiệm với hai tấm kim loại có cùng bản chất nhưng có độ
dày khác nhau x1 và x2 đặt chắn giữa nguồn phóng xạ và ống đếm, thì hệ số
hấp thụ các tia phóng xạ của hai tấm kim loại này tính bằng: 6