Bài Thu hoạch tham quan Bảo tàng chứng tích chiến tranh - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Bài Thu hoạch tham quan Bảo tàng chứng tích chiến tranh - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

Bài Thu hoạch tham quan Bảo tàng chứng tích
chiến tranh
Môn: Lịch sử Đảng
chiến tranh đã đi xa với chúng ta nhưng những hậu quả nặng nề để lại vẫn
luôn in đậm trong những trang sách đối với thế hệ trẻ đậm sâu trong tâm trí những
người sống hai thế kỷ. Nhưng lẽ những được kể lại trong sách vở chưa thể nào
tái hiện lại được tính khốc liệt của các cuộc chiến tranh. Vì vậy tôi đã có một cuộc ghé
thăm đến bảo tàng chứng tích chiến tranh để được tìm hiểu thêm một cách chân thực
nhất lịch sử hào hùng của nước ta.
Ít ai biết được rằng mảnh đất này là nơi Hoàng tử Minh Mạng (tức vua Minh Mạng, niên
hiệu Minh Mạng) chào đời. Theo Đại Nam nhất thống chí, sau khi lên ngôi, vua Minh
Mạng ra lệnh lập ngôi chùa tại mảnh đất này để ghi dấu tích nơi ngài chào đời, xem là
vùng đất lành. Vua đã nói rằng: " Năm Tân Hợi (1791), Trẫm đã sanh nơi đây, ấy là chỗ
quý tướng, nên dựng chùa để kỉ niệm phước lớn” Trong Đại Nam thực lục, Minh Mạng
thứ 13 (1832), có viết: "Vua dụ rằng: "Lân Tân Lộc ở phía hữu thành Gia Định, khi
trước, Hoàng thái hậu ta theo Hoàng khảo Thế tổ Cao hoàng đế ta vào Nam, từng đóng
ở nơi ấy. Thực là hợp với điềm tốt "Cầu vồng trôi ở bến hoa” nghĩ đến đất quý phát
phúc càng nên giữ mãi dấu tích, để khuyến khích sau này. Vậy nên xây dựng ngôi chùa
ngay chỗ đất ấy, gọi là chùa Khải Tường để ghi sự tốt lành to tát chứng tỏ nơi phát
phúc lâu dài”. Vua bèn lấy của kho 300 lạng bạc, giao cho quan địa phương, theo cách
thức đã định của Bộ Công, gọi thợ xây dựng. Vì kinh phí do quốc khố đài thọ nên công
việc xây dựng nhanh chóng hoàn tất và ngôi chùa được nhận danh hiệu chính thức là
Quốc Ân Khải Tường tự. Tuy nhiên, ngôi chùa cùng với số phận của dân tộc Việt Nam,
đã rơi vào tay thực dân Pháp.
Trong thời kỳ Tổng Thống Ngô Đình Diệm cầm quyền, nơi này được dùng làm Trường
Đại học Y Dược. Theo Vương Hồng Sển trong Sài Gòn năm xưa thì "nền chùa Khải
Tường truy lại, lọt vùng đất trường đại học Y dược hiện thời, số 28 đường Trần
Quý Cáp, trên khu đất mang số bông đồ kim thời 1, 8. 9, - section B feuille, ville de
Saigon. Vị trí nên chùa định chừng lối dãy nhà bếp nhà xe của tòa nhà Chưởng
khế Mathieu”.
Sau khi chế độ của Tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ, các tướng lãnh cho các cố vấn
quân sự đến trú đóng.
Sau ngày 30/4/1975, miền Nam được giải phóng, thống nhất đất nước. Đến ngày
04/9/1975, chính quyền cách mạng đã thành lập tại nơi đây Nhà Trưng bày tội ác Mỹ -
Ngụy. Ngày 10/11/1990 đổi tên thành Nhà Trưng bày tội ác chiến tranh xâm lược. Đến
ngày 04/7/1995, chính thức chuyển đổi thành Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh cho đến
nay.
Hiện nay Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao
Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm trong hệ thống các bảo tàng Việt Nam, các bảo tàng
hòa bình thế giới và là thành viên của Hội đồng các bảo tàng thế giới (ICOM). Bảo tàng
Chứng tích Chiến tranh là Bảo tàng chuyên đề nghiên cứu, sưu tâm, lưu trữ, bảo quản
trưng bày những liệu, hình ảnh, hiện vật về những chứng tích tội ác hậu quả
của các cuộc chiến tranh mà các thế lực xâm lược đã gây ra đối với Việt Nam. Qua đó,
Bảo tàng giáo dục công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ, về tinh thần đấu tranh bảo vệ độc
lập tự do của Tổ quốc, về ý thức chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ hòa bình tinh
thần đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
Ngay từ cổng vào khu trưng bày ngoài trời Các loại khí, phương tiện Mỹ sử
dụng trong chiến tranh Việt Nam. Chiếc máy bay phản lực chiến đấu hiện đại nhất thời
đó cho đến những chiếc xe tăng đồ sộ, pháo tự hành M107... đều đang hiện ra dần
trong mắt tôi khi tôi bước từng bước chân chậm rãi vào trung tâm của bảo tàng. Tôi
cảm tưởng như cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc đang dần dần được hiện lên
trước mắt tôi. Một thước phim ngắn rất nhanh chóng hiện qua đầu tôi về sự tàn bạo
của thực dân Mỹ, sự thất bại của đế quốc xâm lược và chiến thắng vẻ vang của dân tộc
ta mà tôi đã được nghe khi ngồi trên ghế nhà trường.
Dạo một vòng quanh bảo tàng, tôi nhận ra số lượng và quy mô to lớn về mặt vũ khí
đế quốc Mỹ đã dồn vào trong chiến tranh Việt Nam, những thứ trực tiếp cướp đi sinh
mạng của rất nhiều đồng bào nhân dân Việt Nam, từ những khẩu súng lục cho đến
những những khẩu đại pháo to lớn, những chiếc xe tăng hay máy bay cảm di
chuyển trên xác nhân dân.
Trước cổng vào bảo tàng, tôi thể thấy được chiếc trực thăng CH-47 Chinook
được Mỹ sử dụng để vận chuyển trang thiết bị quân sự cũng như các
binh sĩ lên các cứ điểm phòng thủ trên cao bị cô lập
Xunh quang là nhưng chiếc xe tăng hiện đại lúc bấy giờ như là pháo tự hành M107
Hay xe tăng hạng nhẹ M41 “Bulldog” được Mỹ ở Việt Nam từ năm 1965
Bước vào bên trong bảo tàng là hàng hoạt các loại vũ khí lớn nhỏ được Mỹ
trang bị nhằm hủy diệt Việt Nam.
Những khẩu súng ngắn được trang bị cho các cảnh sát và sĩ quan quân
đội Mỹ để tự vệ và chỉ huy chiến đấu. nhưng thực chất nó là những công
cụ thường được sử dụng để thảm sát người dân vô tội.
Các khẩu súng từ tiểu liên đến đại liên đều được đế quốc Mỹ sử dụng để bao quát tầm
hoạt động nhằm càn quét lực lượng quân ta
Những loại vũ khí khác như súng phóng lựu hóa học M79 dùng để chế áp bộ binh,
súng phóng lựu liên thanh MK20 được trang bị cho các giang đoàn tuần tiễu trên sông
với khả năng bắn liên thanh.
Súng cối 60mm được bộ binh mang theo sử dụng với hỏa lực diện rộng.
Bảo tàng còn có những mẫu vật đạn dược, khiến tôi không khỏi rung mình khi nghĩ đến
những thứ nhỏ bé nhưng chết chóc đó đã từng găm vào thân xác đồng bào.
Bom cam chuyên sát thương bằng vô vàn mảnh vụn bắn ra sau khi nổ.
Với hàng loạt những loại vũ khí tối tân và tàn độc, tuy nhiên tất cả đều không thể sánh
với sự đoàn kết, quyết thắng, sự hi sinh anh dũng của nhân dân cùng với đường lối
lãnh đạo của Đảng và nhà nước – những điều đã đem lại hòa bình cho dân tộc Việt
Nam.
Chiến tranh thật sự chưa bao giờ là có nghĩa, nó chỉ mang đến những mất mát, những
sự hy sinh cao cả mà đau đớn cho những người ở lại. Những mà chiến tranh để lại
chỉ toàn là máu nước mắt của đồng bào, của nhân loại, hết sức đau thương. Chiến
tranh cũng chưa bao giờ là sự lựa chọn của những con người vô tội và yêu chuộng hòa
bình, mong muốn được sống phát triển một cách bình thường. Nhưng lẽ, chiến
tranh lại chọn chúng ta, chọn Việt Nam ta, chọn cho đất nước ta một sự phát triển trên
những mất mát, đau thương.
Qua sự trải nghiệm bảo tàng chứng tích chiến tranh, tôi mới cảm nhận được một
cách sâu sắc, sống động cuốn phim lịch sử chiến tranh của dân tộc ta. Những gì mà tôi
được nghe, được học trong sách vở thật sự chưa thể đủ so với một buổi đi tham
quan những hiện vật, những hình ảnh chân thật đến vậy tại bảo tàng. Thông qua đó tôi
cảm thấy khâm phụctự hào làm sao những người chiến Việt Nam đã hết lòng
dân, vì Tổ quốc, ý chí của cha ông ta thật kiên cường, thà chịu nhục, chịu khổ, chịu bị
hành hạ chứ nhất quyết không bán nước. Tội ác của thực dân Mỹ gây ra cho đất nước
ta là vô cùng lớn, không một điều gì có thể bù đắp, có thể xóa bỏ được nỗi ám ảnh kinh
hoàng trong lịch sử.
Hòa bình, tự do hạnh phúc tôi các bạn đang đều sự đánh đổi qlớn
của biết bao nhiêu sinh mạng vô tội. Tôi thầm biết ơn, thầm trân trọng hơn bao giờ hết
hòa bình chúng ta hiện đang được. Cái giá của thật sự quá đắt đỏ, thật sự
quá bi thương. Xin hãy luôn ghi nhớ những công lao của người lính Việt Nam, hãy luôn
nhớ về hình ảnh của cha ông ta thời chiến tranh để cảm nhận được giá trị cuộc sống
chúng ta đang hiện nay. Chúng ta thật sự đã quá may mắn khi được sinh ra
trong thời bình, được sống giữa tình yêu thương của người với người. Hãy biết ơn
nỗ lực phấn đấu, góp công sức nhỏcủa chúng ta vào xây dựng đất nước ngày một
vững mạnh, một đất nước đã nhuốm đầy máu và nước mắt để có được ngày hôm nay,
được sống dưới bầu trời tự do đầy nắng và tình thương con người như này.
| 1/10

Preview text:

Bài Thu hoạch tham quan Bảo tàng chứng tích chiến tranh
Môn: Lịch sử Đảng
Dù chiến tranh đã đi xa với chúng ta nhưng những hậu quả nặng nề mà nó để lại vẫn
luôn in đậm trong những trang sách đối với thế hệ trẻ và đậm sâu trong tâm trí những
người sống hai thế kỷ. Nhưng có lẽ những gì được kể lại trong sách vở chưa thể nào
tái hiện lại được tính khốc liệt của các cuộc chiến tranh. Vì vậy tôi đã có một cuộc ghé
thăm đến bảo tàng chứng tích chiến tranh để được tìm hiểu thêm một cách chân thực
nhất lịch sử hào hùng của nước ta.
Ít ai biết được rằng mảnh đất này là nơi Hoàng tử Minh Mạng (tức vua Minh Mạng, niên
hiệu Minh Mạng) chào đời. Theo Đại Nam nhất thống chí, sau khi lên ngôi, vua Minh
Mạng ra lệnh lập ngôi chùa tại mảnh đất này để ghi dấu tích nơi ngài chào đời, xem là
vùng đất lành. Vua đã nói rằng: " Năm Tân Hợi (1791), Trẫm đã sanh nơi đây, ấy là chỗ
quý tướng, nên dựng chùa để kỉ niệm phước lớn” Trong Đại Nam thực lục, Minh Mạng
thứ 13 (1832), có viết: "Vua dụ rằng: "Lân Tân Lộc ở phía hữu thành Gia Định, khi
trước, Hoàng thái hậu ta theo Hoàng khảo Thế tổ Cao hoàng đế ta vào Nam, từng đóng
ở nơi ấy. Thực là hợp với điềm tốt "Cầu vồng trôi ở bến hoa” nghĩ đến đất quý phát
phúc càng nên giữ mãi dấu tích, để khuyến khích sau này. Vậy nên xây dựng ngôi chùa
ngay chỗ đất ấy, gọi là chùa Khải Tường để ghi sự tốt lành to tát chứng tỏ nơi phát
phúc lâu dài”. Vua bèn lấy của kho 300 lạng bạc, giao cho quan địa phương, theo cách
thức đã định của Bộ Công, gọi thợ xây dựng. Vì kinh phí do quốc khố đài thọ nên công
việc xây dựng nhanh chóng hoàn tất và ngôi chùa được nhận danh hiệu chính thức là
Quốc Ân Khải Tường tự. Tuy nhiên, ngôi chùa cùng với số phận của dân tộc Việt Nam,
đã rơi vào tay thực dân Pháp.
Trong thời kỳ Tổng Thống Ngô Đình Diệm cầm quyền, nơi này được dùng làm Trường
Đại học Y Dược. Theo Vương Hồng Sển trong Sài Gòn năm xưa thì "nền chùa Khải
Tường truy rõ lại, ở lọt vùng đất trường đại học Y dược hiện thời, số 28 đường Trần
Quý Cáp, trên khu đất mang số bông đồ kim thời 1, 8. 9, - section B 2è feuille, ville de
Saigon. Vị trí nên chùa định chừng ở lối dãy nhà bếp nhà xe của tòa nhà cũ Chưởng khế Mathieu”.
Sau khi chế độ của Tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ, các tướng lãnh cho các cố vấn quân sự đến trú đóng.
Sau ngày 30/4/1975, miền Nam được giải phóng, thống nhất đất nước. Đến ngày
04/9/1975, chính quyền cách mạng đã thành lập tại nơi đây Nhà Trưng bày tội ác Mỹ -
Ngụy. Ngày 10/11/1990 đổi tên thành Nhà Trưng bày tội ác chiến tranh xâm lược. Đến
ngày 04/7/1995, chính thức chuyển đổi thành Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh cho đến nay.
Hiện nay Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao
Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm trong hệ thống các bảo tàng Việt Nam, các bảo tàng vì
hòa bình thế giới và là thành viên của Hội đồng các bảo tàng thế giới (ICOM). Bảo tàng
Chứng tích Chiến tranh là Bảo tàng chuyên đề nghiên cứu, sưu tâm, lưu trữ, bảo quản
và trưng bày những tư liệu, hình ảnh, hiện vật về những chứng tích tội ác và hậu quả
của các cuộc chiến tranh mà các thế lực xâm lược đã gây ra đối với Việt Nam. Qua đó,
Bảo tàng giáo dục công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ, về tinh thần đấu tranh bảo vệ độc
lập tự do của Tổ quốc, về ý thức chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ hòa bình và tinh
thần đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
Ngay từ cổng vào là khu trưng bày ngoài trời Các loại vũ khí, phương tiện mà Mỹ sử
dụng trong chiến tranh Việt Nam. Chiếc máy bay phản lực chiến đấu hiện đại nhất thời
đó cho đến những chiếc xe tăng đồ sộ, pháo tự hành M107... đều đang hiện ra dần
trong mắt tôi khi tôi bước từng bước chân chậm rãi vào trung tâm của bảo tàng. Tôi
cảm tưởng như cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc đang dần dần được hiện lên
trước mắt tôi. Một thước phim ngắn rất nhanh chóng hiện qua đầu tôi về sự tàn bạo
của thực dân Mỹ, sự thất bại của đế quốc xâm lược và chiến thắng vẻ vang của dân tộc
ta mà tôi đã được nghe khi ngồi trên ghế nhà trường.
Dạo một vòng quanh bảo tàng, tôi nhận ra số lượng và quy mô to lớn về mặt vũ khí mà
đế quốc Mỹ đã dồn vào trong chiến tranh Việt Nam, những thứ trực tiếp cướp đi sinh
mạng của rất nhiều đồng bào nhân dân Việt Nam, từ những khẩu súng lục cho đến
những những khẩu đại pháo to lớn, những chiếc xe tăng hay máy bay vô cảm di
chuyển trên xác nhân dân.
Trước cổng vào bảo tàng, tôi có thể thấy được chiếc trực thăng CH-47 Chinook
được Mỹ sử dụng để vận chuyển trang thiết bị quân sự cũng như các
binh sĩ lên các cứ điểm phòng thủ trên cao bị cô lập
Xunh quang là nhưng chiếc xe tăng hiện đại lúc bấy giờ như là pháo tự hành M107
Hay xe tăng hạng nhẹ M41 “Bulldog” được Mỹ ở Việt Nam từ năm 1965
Bước vào bên trong bảo tàng là hàng hoạt các loại vũ khí lớn nhỏ được Mỹ
trang bị nhằm hủy diệt Việt Nam.
Những khẩu súng ngắn được trang bị cho các cảnh sát và sĩ quan quân
đội Mỹ để tự vệ và chỉ huy chiến đấu. nhưng thực chất nó là những công
cụ thường được sử dụng để thảm sát người dân vô tội.
Các khẩu súng từ tiểu liên đến đại liên đều được đế quốc Mỹ sử dụng để bao quát tầm
hoạt động nhằm càn quét lực lượng quân ta
Những loại vũ khí khác như súng phóng lựu hóa học M79 dùng để chế áp bộ binh,
súng phóng lựu liên thanh MK20 được trang bị cho các giang đoàn tuần tiễu trên sông
với khả năng bắn liên thanh.
Súng cối 60mm được bộ binh mang theo sử dụng với hỏa lực diện rộng.
Bảo tàng còn có những mẫu vật đạn dược, khiến tôi không khỏi rung mình khi nghĩ đến
những thứ nhỏ bé nhưng chết chóc đó đã từng găm vào thân xác đồng bào.
Bom cam chuyên sát thương bằng vô vàn mảnh vụn bắn ra sau khi nổ.
Với hàng loạt những loại vũ khí tối tân và tàn độc, tuy nhiên tất cả đều không thể sánh
với sự đoàn kết, quyết thắng, sự hi sinh anh dũng của nhân dân cùng với đường lối
lãnh đạo của Đảng và nhà nước – những điều đã đem lại hòa bình cho dân tộc Việt Nam.
Chiến tranh thật sự chưa bao giờ là có nghĩa, nó chỉ mang đến những mất mát, những
sự hy sinh cao cả mà đau đớn cho những người ở lại. Những gì mà chiến tranh để lại
chỉ toàn là máu và nước mắt của đồng bào, của nhân loại, hết sức đau thương. Chiến
tranh cũng chưa bao giờ là sự lựa chọn của những con người vô tội và yêu chuộng hòa
bình, mong muốn được sống và phát triển một cách bình thường. Nhưng có lẽ, chiến
tranh lại chọn chúng ta, chọn Việt Nam ta, chọn cho đất nước ta một sự phát triển trên
những mất mát, đau thương.
Qua sự trải nghiệm ở bảo tàng chứng tích chiến tranh, tôi mới cảm nhận được một
cách sâu sắc, sống động cuốn phim lịch sử chiến tranh của dân tộc ta. Những gì mà tôi
được nghe, được học trong sách vở thật sự là chưa thể đủ so với một buổi đi tham
quan những hiện vật, những hình ảnh chân thật đến vậy tại bảo tàng. Thông qua đó tôi
cảm thấy khâm phục và tự hào làm sao những người chiến sĩ Việt Nam đã hết lòng vì
dân, vì Tổ quốc, ý chí của cha ông ta thật kiên cường, thà chịu nhục, chịu khổ, chịu bị
hành hạ chứ nhất quyết không bán nước. Tội ác của thực dân Mỹ gây ra cho đất nước
ta là vô cùng lớn, không một điều gì có thể bù đắp, có thể xóa bỏ được nỗi ám ảnh kinh hoàng trong lịch sử.
Hòa bình, tự do và hạnh phúc mà tôi và các bạn đang có đều là sự đánh đổi quá lớn
của biết bao nhiêu sinh mạng vô tội. Tôi thầm biết ơn, thầm trân trọng hơn bao giờ hết
hòa bình mà chúng ta hiện đang có được. Cái giá của nó thật sự quá đắt đỏ, thật sự
quá bi thương. Xin hãy luôn ghi nhớ những công lao của người lính Việt Nam, hãy luôn
nhớ về hình ảnh của cha ông ta thời chiến tranh để cảm nhận được giá trị cuộc sống
mà chúng ta đang có hiện nay. Chúng ta thật sự đã quá may mắn khi được sinh ra
trong thời bình, được sống giữa tình yêu thương của người với người. Hãy biết ơn và
nỗ lực phấn đấu, góp công sức nhỏ bé của chúng ta vào xây dựng đất nước ngày một
vững mạnh, một đất nước đã nhuốm đầy máu và nước mắt để có được ngày hôm nay,
được sống dưới bầu trời tự do đầy nắng và tình thương con người như này.