-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài thu hoạch tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh | Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Thủy Lợi
Bài thu hoạch tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Thủy Lợi của Trường Đại học Thủy Lợi. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Tư Tưởng Hồ Chí Minh (15092003) 21 tài liệu
Đại học Thủy Lợi 221 tài liệu
Bài thu hoạch tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh | Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Thủy Lợi
Bài thu hoạch tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Thủy Lợi của Trường Đại học Thủy Lợi. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Môn: Tư Tưởng Hồ Chí Minh (15092003) 21 tài liệu
Trường: Đại học Thủy Lợi 221 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Thủy Lợi
Preview text:
lOMoARcPSD| 40651217 lOMoAR cPSD| 40651217
BÀI THU HOẠCH THAM QUAN BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
I.Không gian bảo tàng Hồ Chí Minh:
Nằm trên 1 diện tích không quá rộng lớn trên một nhánh của con sông Sài Gòn-Bến Nhà Rồng,nằm uy nghi
trong 1 không gian khiêm tốn ấy.Nơi đây 5/6/1911 đã chứng kiến sự ra đi lịch sử của một con người vĩ đại.
Ngôi nhà với sắc màu vàng nổi bậc trong không gian xanh tươi của khung cảnh trang trí bên ngoài,đặc biệt vào
ban đêm ngôi nhà dường như bừng sáng trông thật đẹp
II.Nhận thức của bản thân qua quá trình tham quan khu di tích của Bác Hồ tại bến cảng Nhà Rồng:
Vào thăm quan bảo tàng được sự hướng dẫn nhiệt tình,cách thuyết minh lôi cuốn và đầy cảm xúc của cô hướng
viên,cả lớp được đi qua 4 căn phòng với mỗi căn phòng là 1 quá trình,1 giai đoạn khác nhau về cuộc đời về quá
trình đi tìm đường cứu nước của Bác.Sau khi đi qua 4 căn phòng bản thân em có thể khái quát được tình hình
đất nước ta lúc bấy giờ,về quá trình hình thành tư tưởng yêu nước của Bác,về cuộc đời và sự nghiệp của Người.
a/Quá trình hình thành tư tưởng yêu nước của Bác:
Sinh ra trong một nhà nho yêu nước,ngay từ nhỏ Bác đã được tiếp cận với những tư tưởng yêu nước tiến bộ của
các cụ như Phan Bội Châu,Phan Chu Trinh và các sỹ nho yêu nước khác….Tình hình đất nước lúc đó vô cùng
khó khăn,nhân dân lầm than dưới ách đô hộ của thực dân Pháp.Các phong trào yêu nước lần lược thất bại,điều
cấp bách bây giời là tìm được con đường đúng đắn để cứu nước đáp ứng được nhu cầu của thời đại.
Bác muốn sang Pháp và các nước khác để tìm hiểu và để tìm con đường cứu nước cho dân tộc, ta có thể lấy vài
ví dụ khi Bác trả lời phỏng vấn của các nhà báo nước ngoài để tìm hiểu nguyên nhân Bác muốn ra ngước ngoài như:
“Khi tôi được 13 tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp : tự do – bình đẳng – bác ái … Và từ thuở ấy,
tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy”. hay
“Nhân dân Việt Nam, trong đó có cụ thân sinh ra tôi lúc này thường hỏi nhau rằng : Ai sẽ là người giúp mình
thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nói là Nhật, người khác nói là Anh, có người khác nữa nói là Mỹ.
Tôi thì thấy phải đi ra nước ngoài để xem cho rõ”.
Qua cách trả lời ấy ta có thể nhận thấy rõ ý thức về dân tộc, về vận mệnh đất nước của người đã hình thành từ rất sớm
b/Cuộc đời và sự nghiệp của người:
Năm 1910 Người dạy chữ Hán và thể dục tại trường Dục Thanh ở Bình Thuận.
Sau đó Người vào Sài Gòn, thời gian này Bác Hồ đã ở nhà của ông Lê Văn Đạt ở xóm Vựa Chiếu (nay là 185/1
Cô Bắc, Q.1) và nhà của Phân Cuộc Liên Thành Thương Quán Chợ Lớn (nay là nhà số 5 đường Châu Văn Liêm, Q.5).
Và ngày 5/6/1911 tại bến cảng Nhà Rồng,Người với tên Văn Ba đã đặt bước chân của mình lên trên tàu
Amirale La Touche Tréville, thuộc hãng tàu Chargeurs Réunis với tư cách là một phụ bếp
Tạm biệt quê hương thân yêu,hành trang của Người là lòng yêu nước,là quyết tâm tìm ra con đường cứu nước.
Trên con tàu ấy Người đã đi khắp các nước trên thế giới từ châu Á qua châu Âu đến Châu Phi và Châu Mỹ,đi
đến đâu Bác cũng luôn tìm hiểu về cuộc sống,về con người,về xã hội nhằm phục vụ cho con đường cứu nước của mình. lOMoARcPSD| 40651217
Bác Hồ quay lại Pháp vào cuối năm 1917, trong thời gian này Người ở tại căn nhà số 9, ngõ Compoint, Quận 17
thủ đô Paris (từ ngày 14/7/1921 đến 14/3/1923).
Đây là khoảng thời gian có nhiều sự kiện quan trọng xảy ra đối với Bác có ảnh hưởng quan trọng đến con
đường cứu nước của Bác sau này.Trong khoảng thời gian này Bác có 1 số hoạt động như:
• Bác Hồ đã thành lập “Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp”
• Bác tham gia Đảng xã hội Pháp vào khoảng đầu năm 1919. Khi được hỏi vì sao lại vào Đảng, Bác đã trả lời :
“Vì đây là tổ chức duy nhất ở Pháp bênh vực nước tôi, là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý
của Đại Cách Mạng Pháp : “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”.
• Ngày 18/6/1919,Bác thay mặt “Hội những người Việt Nam yêu nước” gởi đến Hội nghị Versai bản yêu
sách 8 điều đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam.
• Trong thời gian này Bác đã đọc được “sơ khảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và
thuộc địa” của Lê-Nin đăng trên báo Nhân Đạo (L’Humanité), số ra ngày 16 và 17/7/1920 đây là sự kiện
vô cùng quan trọng,là bước ngoặc lịch sử,Người đã tìm ra con đường cứu nước tìm được lý tưởng của mình.
• Từ ngày 25 – 30/12/1920, Bác Hồ với tư cách là đại biểu Đông Dương đã tham gia Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ 18 của Đảng Xã Hội Pháp họp tại thành phố Tours.
• Ngày 29/12 Bác đã bỏ phiếu tán thành việc Đảng Xã Hội Pháp tham gia Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III).
Từ giờ đến phút đó, Bác đã trở thành người Đảng viên cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam đồng
thời cũng là một trong những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Ngày 13/6/1923, Bác Hồ đã rời Paris, đến cảng Petrograd – Liên Xô, mục đích chính của chuyến đi này là để dự
Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản. Trong những năm 1923 –- 1924, ở Liên Xô, Bác đã tham dự các Đại
hội quốc tế như : Đại hội Quốc tế Nông dân lần thứ I 10/1923, đại hội Quốc tế Cộng sản Thanh niên lần thứ
IV 6/1924,đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V 17/6/1924…
Trong thời gian ở Liên Xô Bác Hồ đã học tại trường Đại học Phương Đông và cộng tác ở Ban Phương Đông
của Quốc tế cộng sản.
Tháng 9/1924, Người rời Liên Xô đến Quảng Châu – Trung Quốc vào ngày 11/11/1924. Mục đích chính của
Người là xây dựng phong trào cách mạng vô sản ở Việt Nam,nên vào tháng 6/1925, Bác Hồ đã sáng lập tổ chức
“Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội”.Đây là một tổ chức mang tính cộng sản đầu tiên của nước ta
và cũng đồng thời là tiền thân của Đảng Cộng Sản Việt Nam sau này.
Thời gian này Người không ngừng truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị về chính trị, tư
tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam vào 3/2/1930.
Ở đây Bác viết tác phẩm “Đường Cách Mệnh”,tác phẩm có giá trị như một văn kiện lý luận đầu tiên của Đảng
Cộng Sản Việt Nam, đồng thời là cơ sở tư tưởng cho đường lối Cách mạng Việt Nam.
Ngày 6/6/1931, tại nhà số 186 phố Tam Lung, Cửu Long, Hồng Kông, Bác Hồ bị thực dân Anh bắt. Lúc này
người mang tên là Tống Văn Sơ.Được sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình của ông bà luật sư Loseby Bác đã thoát khỏi
nhà tù.Năm 1934 Người quay lại Liên Xô tiếp tục hoạt động.
Và sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài tìm đường cứu nước, vào ngày 28/1/1941 Bác Hồ trở về tổ quốc. Khi đến
cột mốc số 108 trên biên giới Việt – Trung (thuộc địa phận xã Trường Hà, huyện Hà Quang, tỉnh Cao
Bằng).Người đã đứng lặng hồi lâu, xúc động,khi ra đi là một chàng trai trẻ đầy nhiệt huyết ngày trở vể đã là 1
ông cụ 50 tuổi. Thời gian đầu mới về nước, Bác Hồ mang bí danh là Già Thu, sống tại hang Cốc Bó, làng Pác
Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Trong thời gian này, Người đã dịch cuốn sách Lịch sử
Đảng Nga ra tiếng Việt để làm tài liệu huấn luyện cho cán bộ Đảng viên.
Về nước Bác cùng với các đồng chí tích cực chuẩn bị cho kháng chiến,để rồi ngày 2/9/1945 Người đã đọc bản
Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trước toàn thể nhân dân. lOMoARcPSD| 40651217
Thực dân Pháp lại không từ bỏ quay lại cướp nước ta 1 lần nữa,Bác ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến để rồi
7/5/1954 Thực dân Pháp thất bại thảm hại ở chiến trường Điện Biên Phủ
Hết Pháp rồi lại Mỹ bọn đế quốc không để nước ta được yên,nhân dân ta lại bước vào cuộc trường kỳ kháng
chiến mới,với kẻ thù hung bạo hơn,tàn ác hơn.
Trong khi đất nước vẫn đang chung vai chống giặc,2/9/1969 toàn thể đồng vào như ngừng thở,lặng đi trong
niềm tiếc thương vô hạn,Người đã trút hơi thở cuối cùng,để lại niềm đau xót vô vàn cho toàn thể nhân dân.Sự ra
đi của Người là sự mất mát quá lớn đối với Đảng,đối với nhân dân.Tiếc thương hóa thành hành động,toàn dân
càng quyết tâm thực hiện di chúc của Người,ra sức thi đua xây dựng đất nước và chống giặc ngoại xâm.Ngày
mong ước ấy cũng đến,ngày 30/4/1975 cờ đỏ sao vang tung bay trên thành lũy cuối cùng của giặc,giang sơn thu về một mối.
Cả cuộc đời Người người dành trọn cho dân tộc cho đất nước chẳng màn đến lợi ích của cá nhân,trước lúc ra đi
người vẫn lo lắng nghĩ cho đất nước nghĩ cho dân tộc.Cho đến nay,Đảng,nhà nước và nhân dân ta vẫn đang
thực hiện những di nguyện của người để lại,lấy việc hoàn thành tốt những di nguyện đó thể hiện lòng biết ơn
của thế hệ sau giành cho Bác.
Qua buổi tham quan giúp bản thân em hiểu rõ hơn về thân thế,sự nghiệp và cả những đức tính,nhân cách của Người.
Hành trình tìm đường cứu nước của Người gặp muôn vàng khó khăn,song Bác đã vược qua tất cả những khó
khăn vất vả ấy để tiếp tục với lí tưởng của mình.Bôn ba ở nước ngoài Bác đã làm rất nhiều công việc để sống
như viết báo,đốt lò,cào tuyết,rửa bát…Vượt qua những rào cản ngôn ngữ Bác đã cố gắng học tập để rồi sử dụng
thành thạo tiếng Anh,Pháp,Nga,Trung Quốc và biết nhiều thứ tiếng khác.Rồi ngay cả khi bị tù đày tinh thần
Người vẫn luôn lạc quan,tin tưởng vào ngày mai,tin vào Cách Mạng.
Đặc biệt khi xem xong những hình ảnh trong đoạn phim tư liệu về Bác giúp cho bản thân hình dung rõ hơn về
Bác,về cách sống giản dị,đạm bạc của 1 vị Chủ Tịch nước,vị cha già dân tộc.Hình ảnh 1 ông cụ dáng người nhỏ
nhắn,ốm ốm,đôi chân nhanh nhặn và khuôn mặt đầy phúc hậu đã khắc sâu vào tâm trí em.
Tất cả những gì Người để lại là 1 tài sản vô giá,là con đường giải phóng dân tộc,là ý thức Cách mạng,là đức tính
cần,kiệm,liêm,chính,chí công vô tư,là tình yêu thương dân tộc,yêu chuộng hòa bình trên thế giới
III.Cảm nghĩ của bản thân qua chuyến tham quan khu di tích Bác Hồ:
Qua chuyến tham quan bản thân em nhận thấy đây là 1 hoạt động vô cùng bổ ích và đầy ý nghĩa giúp cho những
thế hệ đi sau hiểu rõ hơn về thế hệ đi trước,về lý tưởng sống,về truyền thống yêu nước,quá trình dựng nước và
giữ nước của dân tộc mà tiêu biểu trong đó là quá trình tìm đường cứu nước và giành độc lập dân tộc của chủ
tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Là 1 người của thế hệ đi sau,là thế hệ sẽ tiếp quản thành quả của những thế hệ đàn anh đi trước,là chủ nhân của
đất nước sau này,bản thân em nhận ra trách nhiệm mình đang gánh vác rất to lớn nhưng bấy lâu nay chưa ý thức
được điều đó.Học tập nhân cách sống,những đức tính tốt đẹp của Người,cố gắng hoàn thiện bản thân hơn nữa.
Bản thân phải biết nhìn nhận những sai xót dám đưa ra và sửa chữa những sai lầm của mình,giống như tinh thần
phê bình và tự phê bình của Bác.
Nâng cao ý thức trách nhiệm,tinh thần yêu nước5,trao dồi đạo đức lối sống,xây dựng lí tưởng sống cho bản thân,sống lành mạnh.
Thời kì kinh tế thị trường giúp cho đất nước ngày càng phát triển nhưng kéo theo đó cũng là biết bao tệ nạn,nó
đang hủy họa lối sống,nhân cách của thế hệ trẻ hiện nay.Bản thân mỗi con người trong thế hệ trẻ cần phải biết
giúp đỡ những người bạn khác trong cồng đồng,họ đang có lối sống lệch lạc,suy đồi,trở lại thành những con
người có lý tưởng sống,sống lạnh mạnh,sống có ích cho xã hội.Thế hệ trẻ của chúng ta cần phải đem sức trẻ của
mình tham gia nhiều vào những hoạt động xã hội và các chiến dich tình nguyện như mùa hè xanh…từ những
hoạt động đó không những giúp ích nhiều cho xã hội mà còn giúp cho bản thân mỗi chúng ta sống thấy mình có ích hơn.
Buổi tham quan kết thúc để lại trong em nhiều cảm xúc khó tả về cuộc đời,lý tưởng sống,nhân cách sống của
một con người vĩ đại,một danh nhân vă hóa thế giới- Chủ Tịch Hồ Chí Minh.