Bài thu hoạch tham quan bảo tàng lịch sử nhóm 1 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Bài thu hoạch tham quan bảo tàng lịch sử nhóm 1 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (0900)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN BÀI THU HOẠCH
THAM QUAN BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH
MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Nội dung: Cảm tưởng của bản thân
sau khi tham quan Bảo tàng Chứng tích chiến tranh
Giảng viên: Đỗ Thị Hiện Mã môn: DC144DV01 Lớp: 0800
Sinh viên thực hiện: Đặng Huỳnh Ánh Kim MSSV: 22204794 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN &
Những tội ác mà Đế quốc Mỹ để lại trên mảnh đất Việt Nam, dù đã
được đọc trên những trang sách, hay nghe qua lời kể, lời tâm sự, giảng
dạy của thầy cô, nhưng chỉ khi em được trải nghiệm tham quan tại Bảo
tàng Chứng tích Chiến tranh, được tận mắt ngắm nhìn hàng ngàn tranh
ảnh, tư liệu, các hiện vật, em như được quay về những giai đoạn quan
trọng của lịch sử, hoà mình vào những ký ức, câu chuyện sống động,
cảm nhận sâu sắc được những đau thương, tổn thất, chứng kiến những
gam màu u tối của bom đạn thảm khốc, của khó khăn khắc nghiệt và
của hi sinh mất mát mà Mỹ - Ngụy đã gây ra đối với ta. Hơn nữa, nơi
đây cũng đã vẽ nên một bức tranh sống động về sự hy sinh, lòng dũng
cảm, yêu nước và ý chí kiên cường của những người lính và dân quân
Việt Nam trong cuộc chiến tranh khốc liệt. Cho đến tận giây phút này,
em vẫn không thể tin được rằng hiện thực lịch sử đau thương đó cách
đây chưa tới một thế kỷ
Ngay từ khi bước vào cổng, một thước phim ngắn, như một cửa sổ thời
gian, nhanh chóng đưa em quay về những ngày đen tối của sự tàn bạo
thực dân Mỹ. Trước mắt em là vô vàn các loại vũ khí, phương tiện như
máy bay, xe tăng, các loại bom và pháo rất hiện đại với đủ kích thước
khác nhau được trưng bày ngoài trời, đã tô đậm được tính chân thực và
khốc liệt. Trong đầu em hiện lên một câu hỏi rằng chúng ta đã tạo nên
kỳ tích như thế nào khi mà lúc bấy giờ quân ta chỉ có vũ khí ít ỏi và thô
sơ trong khi quân địch họ lại là nước có tiềm lực kinh tế, quân sự hiện
đại bậc nhất ? Tiến vào bên trong, em đã được xem đoạn phim ngắn về
cảnh ném bom của máy bay Mỹ. Hình ảnh kinh hoàng cùng âm thanh
vang dội của những quả bom rơi xuống, khiến em như bị hoà mình vào
cảm giác của những người dân miền Bắc lúc bấy giờ: sợ hãi và tuyệt vọng.[
Tham quan hết tất cả các phòng chuyên đề, ngắm nhìn những bức ảnh,
em thấu hiểu được rằng những điều mình tưởng tượng về chiến tranh
trước đây chưa bằng một phần nhỏ những nỗi đau mà những tấm ảnh
này ghi lại. Những mảnh vỡ từ những quả bom đã nổ, và những hình
ảnh xác chết la liệt trên con đường đất lấm lem vết máu, hình ảnh
những người mẹ, người bà ôm đứa con, đứa cháu bé bỏng trong lòng
mà nhắm mắt, những câu chuyện người cha, người ông quỳ xuống cầu
xin sự thương xót cho gia đình kể mãi không hết. Tất cả những góc 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
khuất ấy khắc sâu trong lòng em một nỗi sợ hãi tột cùng, một nỗi đau
thấu tâm can về sự tuyệt vọng của những con người Việt Nam năm
tháng đen tối khi đứng trước mũi súng của những kẻ không còn nhân
tính, không còn sự khoan dung với đồng loại. Em đau lòng đến nghẹn
ngào nước mắt khi nhìn những đứa trẻ tội nghiệp với đôi mắt long lanh
chất chứa đầy nỗi sợ, những khuôn mặt chứa đựng bao nhiêu bi kịch,
những cơ thể không còn nguyên vẹn do bom đạn, những cơ thể không
ra hình hài mà chỉ còn là một mảng đen tuyền do bom lửa. Không chỉ
sử dụng bom đạn để gieo rắc thương vong, Mỹ còn mang theo hàng
tấn chất độc hóa học để rải xuống đất đẹp và bình yên của chúng ta,
nhằm triệt hạ nguồn sống của nhân dân. Hàng loạt những bức ảnh của
các nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam trên khắp căn phòng, cơ
thể họ đã trở nên biến dị vì những hậu quả nặng nề ấy. Làm gì có ai
không cảm thấy thương xót khi nhìn những bức ảnh “không ra con
người” như thế. Nhìn những hệ quả mà con cháu những người lính
chiến đấu vì hòa bình đất nước phải gánh chịu, ánh mắt em dần dịu lại,
lòng nhói đau từng cơn. Dù trong thời bình, nhưng những sinh linh bé
nhỏ bất hạnh bị nhiễm chất độc chưa kịp chào đời trở thành quái thai,
mang trong mình những dị tật, thậm chí là tử vong khi chưa được sinh
ra, thật sự vô cùng xót xa! Những đứa trẻ ấy liệu chúng có tội tình gì
mà phải gánh chịu hậu quả như thế? Còn những người mẹ vĩ đại không
chỉ trải qua những nỗi đau về thể xác mà còn mang trong mình những
ám ảnh về tinh thần, họ đau đớn nhường nào khi con của mình sinh ra
trong hình hài không được trọn vẹn như bao người khác. Nỗi đau ấy đã
kéo dài qua nhiều thế hệ, một nỗi đau dai dẳng không biết ngày nào sẽ
phai. Làm sao bọn Mỹ lại có thể nhẫn tâm, ác độc như vậy chứ. Thật
không một chút công bằng ! Đứng trước những gian phòng này, em
thấm thía được những hi sinh, mất mát mà nhân dân ta phải trải qua
trong thời kì tăm tối ấy. Và chắc hẳn những con người Việt Nam thấu
hiểu được cũng đều cảm thấy như vậy. Họ mở rộng tấm lòng đồng
cảm, sẻ chia với những mảnh đời bất hạnh, hiện nay, có rất nhiều
phong trào quyên góp, ủng hộ quỹ vì nạn nhân chất độc màu da cam
vẫn diễn ra thường xuyên và rộng khắp.
Không từ nào có thể diễn tả được cảm xúc của em khi tận mắt nhìn
những tài liệu, hình ảnh đã tái hiện một cách rõ nét về bọn đế quốc tàn
ác đã tàn sát đồng bào ta. Chúng giết, tra tấn dân ta bằng những
phương thức rất kinh hoàng, rùng rợn như mổ bụng, moi gan, cắt đầu,
dội nước sôi, dùng que sắt nung đỏ xuyên qua da thịt, đổ xà phòng vào
miệng, mũi, đóng đinh, cưa chân, tay,... Những hình ảnh tra tấn khủng 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
khiếp mà em ngỡ chỉ có trên phim nay lại được chứng kiến khiến em
không khỏi bàng hoàng, sợ hãi, không dám tin những gì trước mắt
mình là sự thật. Chúng hãm hiếp phụ nữ, mổ bụng trẻ sơ sinh và không
bỏ qua cả người già nhưng vẫn cười nói rất vui vẻ. Không chỉ thế,
chúng còn phá nát luôn còn nơi sinh sống của dân ta, làm cho cuộc
sống trở nên đau khổ hơn bao giờ hết. . Tại sao cùng là con người với
nhau lại có thể đối xử tàn ác, kinh tởm như vậy? Em tự hỏi “Những con
người đó có trái tim hay không?”. Càng thương dân ta khi ấy bao nhiêu,
lòng em càng căm phẫn bọn giặc khi ấy bấy nhiêu.[
Không dừng lại ở đó, đáng phẫn nộ hơn khi bọn Mỹ còn biến dân ta
thành hình hài người không ra người, thú không ra thú. Chúng nhốt dân
ta vào “Chuồng cọp” – một phương thức đày đọa khủng khiếp nổi tiếng
man rợ ở Côn Đảo. Ăn uống, tắm giặt, tiểu tiện, ngay cả những người
phụ nữ đến ngày hành kinh cũng đều phải sinh hoạt trong không gian
nhỏ bé và ngột ngạt đó.“Chuồng cọp kẽm gai” khiến em cảm nhận rõ
hơn được sự ám ảnh đầy kinh hoàng của những người dân, của cha ông
ta đã phải trải qua khốc liệt đến mức nào. Ở đó, người tù không được
mặc quần áo để kẽm gai đâm thủng vào da thịt, bị bỏ đói ngày này
qua tháng nọ, không thể xoay người hay thậm chí nhúc nhích, chỉ có
thể nằm đó mà chờ chết. Trong không gian tối tăm đó, em có thể cảm
nhận được nỗi đau đớn từ thể xác lẫn tinh thần đang dần dần huỷ diệt
những tù binh đáng thương bị giam giữ. Vô vàn những thủ đoạn tra tấn
người tù mà bọn tay sai đã nghĩ ra, chúng xem đó như một trò tiêu
khiển trên thân xác đồng loại. Rắc vôi bột cho người tù ngạt thở, đóng
đinh vào đầu, khoét óc, đục răng, thông màng nhĩ, rút móng tay móng
chân, chiếu đèn cho mù mắt, dìm người tù vào chảo dầu, đá vào bụng,
mạn sườn để người tù nôn ra máu, chôn sống,… Em không khỏi rùng
rợn trước những hành động vô nhân đạo của bọn đế quốc. Các chiến sĩ,
những người hoạt động cách mạng bị cầm chân nơi đây bị hành hạ, tra
tấn một cách nặng nề đến mức không thể tưởng tượng. Ai nấy cũng
đều cạn kiệt sức lực, chỉ còn lại “da bọc xương”, thậm chí không thể đi
lại được nữa. Họ mang theo những căn bệnh không chữa trị được, dẫn
đến dần dần mà mất mạng. Nơi đây thật sự là “địa ngục trần gian”. Mô
hình chiếc máy chém tái hiện một cách rõ rệt sự tàn bạo đến rùng
mình của Đế quốc Mỹ. Với khẩu hiệu "thà giết nhầm còn hơn bỏ sót",
bọn chúng coi giết người vô tội như một cuộc ganh đua, coi mạng
người như cỏ rác. Em không thể tưởng tượng được tại sao họ lại hành
xử một cách tàn nhẫn như vậy? Xem đến đây, trong em nảy lên một 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
lòng thù hận “Bọn lính Mỹ đúng là không có nhân tính, không bằng loài
cầm thú. Chúng không xứng đáng làm người"
Lòng em nặng trĩu khi nhìn gian phòng giam giữ người chiến sĩ cách
mạng với thân hình gầy gò, không có chỗ nào là lành lặn, chân đeo
xiềng gông và toàn thân rướm máu. Đến và xem những hình ảnh này
chắc hẳn ai cũng sẽ xúc động, bởi lẽ, khi còn đang bị giam giữ chưa
biết ngày mai sẽ như nào, bao hình phạt tàn khốc tiếp đến sẽ phải
chịu, xiềng xích nơi đôi chân gầy gò kia chưa biết ngày nào mới được
tháo gỡ, thế nhưng nơi bốn vách tường của cái phòng nơi người chiến sĩ
bị cầm tù là vô vàng câu chữ thể hiện sự yêu nước. Bị tra tấn, đàn áp
dã man là thế, nhưng họ không màng đến cực khổ của bản thân, không
chấp nhận bị khuất phục. Không biết động lực nào đã giúp cho ý chí
của họ mạnh mẽ kiên cường, vượt qua tất cả như vậy. Phải chăng lòng
yêu nước đã giúp họ chiến thắng mọi thử thách ? Có lẽ lúc này trong
tâm trí họ chỉ nghĩ đến cách làm sao để giúp đất nước giành độc lập
mà thôi. Em tự hỏi nếu mình ở trong thời đó liệu mình có làm được như
vậy không? Những nhà tù mà chế độ thực dân xây dựng nên chỉ có thể
giam giữ được thể xác của dân tộc ta, nhưng chúng sẽ mãi không bao
giờ giam cầm được một trái tim đang đập từng hồi cùng lòng yêu nước cháy bỏng
“Mỗi con người từ khi được sinh ra thì tạo hóa đã ban cho họ cái quyền
được sống một cách tự do và hạnh phúc, thế nên không vì bất cứ một
lý do gì người khác có thể chà đạp lên cái quyền thiêng liêng ấy” – Đại
ý bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ, ấy thế mà cũng chính quốc gia đó lại
tự cho mình cái quyền phán xét và ban phát dân chủ để rồi đem nó đi
đô hộ cả một đất nước, một dân tộc Việt Nam trong suốt hơn 20 năm
dài đằng đẵng, gây ra không biết bao nhiêu đau thương và mất mát để
rồi chính quốc gia đó phải chấp nhận thất bại trước sự quật cường của
dân tộc Việt Nam, một vết dơ không thể tẩy xóa trong công cuộc bành
trướng thế lực của đế quốc Mỹ.
Kết thúc chuyến tham quan tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, trong
tâm trí em chứa đựng nhiều cảm xúc đan xen lẫn nhau, khó diễn tả
thành lời. Chuyến đi đã đem lại cho em một trải nghiệm vô giá, đọng
lại nhiều suy nghĩ, ký ức khó quên. Ngoài được tìm hiểu thêm một cách
chân thực nhất lịch sử hào hùng của nước ta, thấy được tính khốc liệt
của các cuộc chiến tranh, em cũng cảm nhận được một phần của nỗi
đau đã hằn lên thân xác con người Việt Nam nói riêng và tội ác của 4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
chiến tranh nói chung. Chính những hành động vô nhân đạo của bọn
đế quốc Mỹ đã gây ra những hậu quả nặng nề và lâu dài cho mảnh đất
thân thương Việt Nam chúng ta. Tội ác của chúng là vô cùng lớn,
không gì có thể xóa bỏ được nỗi ám ảnh kinh hoàng trong lịch sử. Cái
giá phải trả cho chiến tranh thật sự quá đắt. Đến cuối cùng, những gì
tàn dư để lại cho trần thế cũng chỉ toàn mất mát, đau thương, là những
vết sẹo thời gian còn mãi ở đó.
Xuyên suốt chuyến tham quan là cảm giác phẫn nộ xen lẫn sự tự hào.
Em phẫn nộ với những tội ác kinh tởm mà Đế quốc Mỹ đã gây ra cho
mảnh đất thân thương của mình. Nhưng đồng thời, em cũng tự hào vì
những người chiến sĩ Việt Nam, với tinh thần kiên cường, bất khuất,
luôn sẵn sàng "Quyết tử cho Tổ quốc, quyết sinh" – họ đã hy sinh hết
mình vì dân, vì Tổ quốc. Em cảm thấy biết ơn và may mắn vì đã và
đang được sinh sống trong bình yên và tự do, những điều mà chúng ta
có được ngày hôm nay được đánh đổi bởi xương máu và nước mắt của
bao anh hùng dân tộc đã hy sinh thân mình đứng lên chống thực dân
đô hộ trong suốt những năm dài trường kỳ kháng chiến. Hình ảnh của
cha ông ta thời chiến tranh là nguồn động viên không ngừng cho chúng
ta. Đó là những bức tranh về những người lính dũng cảm, những người
mẹ anh hùng, và những chiến sĩ không ngần ngại đối diện với nguy
hiểm, một lòng hết mình vì đất nước rồi mãi nằm lại nơi chiến trường
cô độc, lạnh lẽo ấy. Nhìn lại quá khứ, chúng ta cảm nhận được giá trị
của cuộc sống trên mảnh đất hòa bình, thống nhất và độc lập ngày
nay. “Tự do, hoà bình không phải là dễ. Có được bây giờ, cố gắng mà
giữ” Chúng ta, những người là tương lai của đất nước, có nghĩa vụ và
bổn phận học tập chăm chỉ, nỗ lực phấn đấu để đền đáp công ơn của
những người dân vô tội đã ngã xuống trước nòng súng của kẻ thù, và
góp công sức nhỏ bé của chúng ta vào xây dựng đất nước ngày một
vững mạnh để có thể sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Quyết
tâm giữ gìn hòa bình, độc lập, và tự do cho tổ quốc là lý tưởng mà
chúng ta hãy theo đuổi. Hãy sống theo tinh thần và triết lý của chủ tịch
Hồ Chí Minh và luôn trung thành một lòng với Đảng Cộng sản Việt Nam
“Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Đó là
lời nhắc nhở về trách nhiệm lớn lao của chúng ta trong việc bảo tồn và
phát huy giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam. Hãy là những
người con yêu nước, biết ơn lịch sử, và xây dựng tương lai tươi sáng cho đất nước! 5 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN 6