Bài thu hoạch triết học | Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Bài thu hoạch triết học | Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tài liệu gồm 5 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lênin (BKHN)
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Họ và tên: Trần Trung Đức
Ngày tháng năm sinh: 28/02/1997 Lớp : A Tổ 6
Đề bài: Phân tích 1 trong 2 nội dung nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật.
Nêu ý nghĩa phương pháp luận của 1 trong 2 nguyên lý này đối với
người làm công tác y tế. MỤC LỤC 1. Lời nói đầu 2. Đặt vấn đề
3. Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
a. Khái niệm mối liên hệ , mối liên hệ phổ biến
b. Tính chất của các mối liên hệ
c. Y nghĩa phương pháp luận
4. Y nghĩa phương pháp luận của nguyên lý mối liên hệ
phổ biến đối với người làm y tế 5. Tài liệu tham khảo 6. Thay lời cám ơn. Lời nói đầu
Là năm đầu tiên được tiếp xúc, nghiên cứu và học tập môn triết học, đối với riêng
bản thân tôi, cảm thấy thật lạ lẫm và mới mẻ. Để học tập tốt được môn triết học, tôi
đã cố gắng tạo cho bản thân một tâm- tinh thần thật thoải mái, tập trung tiếp thu
kiến thức của môn học mới này. Và qua đó, tôi nhận ra để học tập môn triết học,
không quá khô khan, và khó học như những gì trước đó tôi tưởng tượng. Đặc biệt
là triết học Mac- LeNin , sau khi tìm hiểu về “ Những nguyên lý cơ bản của Chủ
nghĩa Mác – Lenin” , tôi nhận ra vai trò của triết học Mác - Lênin trong việc hình
thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trên 3 lát cắt chủ yếu sau:
1) Xây dựng thế giới quan duy vật biện chứng - yếu tố quan trọng trong nhân cách sinh viên;
2) Xây dựng nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa;
3) Xây dựng lý tưởng cộng sản cho mỗi sinh viên.
Phép biện chứng duy vật là một trong những phạm trù kiến thức quan trọng và rất
hay thuộc “ Thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác- Lenin”
Chính vì vậy, hôm nay tôi thực hiện bài thu hoạch này, với mục đích làm rõ hơn
nội dung nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật: nguyên lý về sự phát
triển, qua đó nêu được ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về sự phát triển
đối với những người làm công tác y tế. Triết học
Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con
người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có
kết nối với chân lý,sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết
học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết
những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung
nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận.
Triết học Mác - Lênin là một trong ba bộ phận cấu thành của Chủ nghĩa Mác –
Lênin; đầu tiên là Triết học Mác, do Mác và Enghen sáng lập ra, được Lênin và
các nhà mácxít khác phát triển thêm. Triết học Mác ra đời vào những năm 40 thế kỉ
19 và được phát triển gắn chặt với những thành tựu khoa học và tình hình xã hội
phương Tây thế kỷ 19. Triết học Mác là triết học duy vật. Nhưng Mác và Enghen
không dừng lại ở chủ nghĩa duy vật của thế kỉ 18 mang đặc điểm máy móc, siêu
hình và duy tâm khi xem xét các hiện tượng xã hội. Các ông đã khắc phục những
đặc điểm đó bằng cách tiếp thu một cách có phê phán những thành quả của triết
học cổ điển Đức, nhất là phép biện chứng trong hệ thống triết học của Hegel.
Chính trong quá trình cải tạo phép biện chứng duy tâm của Hegel và phát triển tiếp
tục chủ nghĩa duy vật cũ, trên cơ sở khái quát hoá những thành tựu của khoa học tự
nhiên và thực tiễn xã hội phương Tây cho đến giữa thế kỉ 19, Mác và Enghen đã
tạo ra triết học của mình. Triết học ấy sau này đã được Lênin phát triển thêm và trở
thành Triết học Mác - Lênin. Triết học Mác - Lênin là triết học duy vật biện chứng
triệt để. Lênin hy vọng khắc phục được những đặc điểm của chủ nghĩa duy vật
trước Mác. Trong Triết học Mác - Lênin, các quan điểm duy vật về tự nhiên và về
xã hội, các nguyên lí của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng gắn bó hết sức chặt
chẽ với nhau thành một hệ thống lí luận thống nhất.
Document Outline
- Triết học