lOMoARcPSD|4960592 8
NHÓM 1: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA TRONG THỜI DỊCH COVID
19: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM
Bảng phân công nhiệm vụ
Nhiệm vụ
Người thực hiện
Lớp tín chỉ
Xây dựng nội dung
Nguyễn Hồng Ánh
Nguyễn Linh Đan
Đỗ Lê Gia Minh
Ngô Anh Ngọc
Lưu Ngọc Mai
Thị Hạnh
61.01
61.01
61.01
61.02
61.02
61.02
Làm slide
Trn Bo Hân
Phạm Phương Anh
Đào Phương Anh
61.02
61.02
61.02
Người thuyết trình
Nguyễn Nam Trung
Đào Phương Anh
Trn Bo Hân
Nguyễn Linh Đan
61.02
61.02
61.02
61.01
Kiểm duyệt, leader
Nguyễn Hồng Ánh
61.01
lOMoARcPSD|4960592 8
MỞ ĐẦU
Chỉ trong khoảng thời gian ngắn từ khi xuất hiện, đại dịch COVID-19 đã biến
một cuộc khủng hoảng về sức khỏe thành một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Vic điu hành chính sách tài khóa cùng vi chính sách tin t là thiết yếu nhiu
quốc gia trên thế giới, hỗ trợ thanh khoản cho các cá nhân và doanh nghiệp cũng
như duy trì sự tồn tại của các doanh nghiệp trong ngắn hạn. Trong đó, chính sách
tài khóa đóng vai trò tiên phong trong việc huy động, giải phóng, định hướng
phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực trong và ngoài nước vào các mục tiêu ưu
tiên phát triển kinh tế - hội, góp phần đổi mới mô hình và nâng cao chất lượng
tăng trưởng trên sở phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ, đổi mới
sáng tạo và chuyển đổi số.
lOMoARcPSD|4960592 8
NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận chung về Chính sách Tài Khóa
1.1. Khái niệm
Theo Samuelson, chính sách tài khóa chương trình của Chính phủ liên quan
đến việc mua bán hàng hóa dịch vụ và chi tiêu cho các khoản thanh toán chuyển
nhượng và mức thuế, các sắc thuế.
Chính sách tài khóa hệ thống các chính sách tài chính theo niên độ (năm tài
khóa) của mỗi quốc gia.
1.2. Mục tiêu
Chính sách tài khóa phải đảm bảo nguồn lực tài chính để nhà nước thực hiện các
chức năng của mình.
Chính sách tài khóa góp phần thúc đẩy phát triển tăng trưởng được sử dụng
như một công cụ điều chỉnh nền kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển
theo định hướng của nhà nước.
lOMoARcPSD|4960592 8
Chính sách tài khóa góp phần thúc đẩy phát triển văn hóa hội, giữ gìn bảo
vệ môi trường.
1.3. Nội dung và công cụ của Chính sách Tài khóa
Nội dung chủ yếu của chính sách tài khóa bao gồm:
- Chính sách động viên ngân sách (chủ yếu thông qua thuế)
- Chính sách chi Ngân sách Nhà nước
- Chính sách bội chi Ngân sách Nhà nước
Trong tng b phn chính sách nói trên li nhiu chính sách c th phc
vụ mục đích khác nhau. Các bộ phận chính sách luôn mối liên hệ mật
thiết, tác động qua lại lẫn nhau để tạo nên sức mạnh tổng hợp của chính
sách tài khóa.
Công cụ của Chính sách Tài Khóa các khoản chi tiêu Chính phủ thuế, phí
của Nhà nước.
lOMoARcPSD|4960592 8
2. Kinh nghiệm quốc tế về việc áp dụng Chính sách Tài Khóa trong
thời dịch Covid 19 - (Minh)
2.1. Liên minh Châu Âu
Trưc tình hình này, EU đã áp dng Chính sách tài khóa trong bi cnh đi dch
COVID-19:
- Các quốc gia thuộc khối EU đã đạt thỏa thuận về ngân sách liên minh để
triển khai gói phục hồi kinh tế Next Generation EU (NGEU) với tổng chi
ngân sách 750 tỷ euro, gói phục hồi này được chia thành hai phần, một
phần để tài trợ một phần để cho vay, sẽ được giải ngân thông qua chương
trình phục hồi Recovery and Resilience Facility (RRF), hiệu lực từ tháng
2/2021.
Gói phục hồi kinh tế NGEU được giải ngân cho các mục đích phục hồi kinh
tế chung của các quốc gia thành viên.
Ngoài ra, EU còn thực hiện một số CSTK khác như chi ngân sách với quy
240 tỷ euro cho các vấn đề liên quan đến y tế; khoản vay ngắn hạn 100 tỷ euro
được bảo lãnh bởi các quốc gia thành viên để đảm bảo việc làm cho người lao
động; khoản vay 200 tỷ euro do chính phủ bảo lãnh để hỗ trợ cho các doanh
nghiệp (tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ)
2.2. Hoa Kỳ
Hoa Kỳ ghi nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiên vào tháng 1/2020, sau đó
số ca nhiễm tăng nhanh trong cộng đồng. Mặc sớm áp dụng các biện pháp
lOMoARcPSD|4960592 8
ngăn chặn ảnh hưởng của đại dịch, nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn bị giảm 31,4% trong
quý II/2020 và tỷ lệ thất nghiệp ở mức 5,8%.
Hoa Kỳ áp dụng CSTK trong bối cảnh đại dịch COVID-19 như sau:
-Về chi ngân sách, chính phủ Hoa Kỳ thực thi việc chi ngân sách theo các
chương trình hay đạo luật gắn với mục đích cụ thể nhằm đối phó với hậu quả của
đại dịch COVID-19. Cụ thể:
*Gói kế hoạch phục hồi nền kinh tế (American Rescue Plan) với ngân sách
1,844 tỷ USD, gói phục hồi này tập trung vào lĩnh vực y tế công cộng và hỗ trợ
cho các nhân, DN, cộng đồng (bao gồm nới rộng chương trình hỗ trợ thất
nghiệp, chuyển tiền trực tiếp cho các nhân hoặc địa phương cần hỗ trợ, tăng
nguồn lực tài chính cho các chương trình vắc xin, tăng tài trợ để mở lại trường
học).
*Gói chi ngân sách theo Đạo luật tăng cường chăm sóc sức khỏe bảo
vệ tiền lương (Paycheck Protection Program and Health Care Enhancement Act)
trị giá 483 tỷ USD được thi hành nhằm hỗ trợ các khoản vay cho các DN nhỏ,
đảm bảo họ không sa thải người lao động; hỗ trợ các bệnh viện cũng như hỗ trợ
tài chính cho việc mở rộng quy mô xét nghiệm COVID-19.
*Gói chi ngân sách theo Đạo luật Hỗ trợ, Cứu trợ chống Coronavirus và
An ninh Kinh tế (CARES Act) trị giá 2,3 nghìn tỷ USD (tương đương 11% GDP
của Hoa Kỳ) nhằm hỗ trợ giảm thuế một lần cho các nhân; nới lỏng việc hưởng
các chương trình thất nghiệp; đảm bảo an ninh lương thực cho những đối tượng
dễ bị tổn thương do đại dịch; ngăn chặn các DN phá sản bằng việc cung cấp các
khoản vay hay bảo lãnh; hỗ trợ các DN nhỏ, các bệnh viện; chuyển tiền trợ cấp
cho các chính quyền địa phương cũng như hỗ trợ quốc tế.
*Gói chi ngân sách theo hai Đạo luật Ngân sách Bổ sung nhằm Chuẩn bị
Đối phó với Coronavirus (Coronavirus Preparedness and Response
Supplemental Appropriations Act) Đạo luật đối phó với Coronavirus đặt gia
đình ưu tiên cao nhất (Families First Coronavirus Response Act) tổng trị giá
hơn 200 tỷ USD với mục đích hỗ trợ các hoạt động liên quan đến y tế; trả lương
cho người lao động bị nhiễm Coronavirus; nới rộng trợ cấp các khoản vay cho
DN nhỏ; hỗ trợ các khoản vay sinh viên; hỗ trợ quốc tế.
Để hỗ trợ dòng chảy tín dụng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ áp dụng một số chương
trình trong phạm vi Đạo luật CARES như hỗ trợ việc phát hành thương phiếu của
các DN và chính quyền địa phương; hỗ trợ thanh khoản cho các quỹ tương hỗ thị
lOMoARcPSD|4960592 8
trường tiền tệ; hỗ trợ tín dụng doanh nghiệp, thị trường sơ cấp và thứ cấp; hỗ trợ
các khoản vay được đảm bảo bằng tài sản như khoản vay sinh viên, vay qua thẻ
tín dụng, vay mua ô tô…
2.3. Singapore
Cũng như các quốc gia khác khi đại dịch COVID-19 lây lan, nền kinh tế
Singapore cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Các biện pháp CSTK được Singapore áp dụng như sau: Trong năm 2020,
ngay khi đại dịch bắt đầu ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế, chính phủ
Singapore thực hiện một số gói chi tiêu chính phủ để đối phó với ảnh hưởng của
đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế với tổng trị giá 92 tỷ đô la Singapore (SGD).
Các gói chi tiêu này nhằm mục đích:
- Hỗ trợ tiền mặt cho cá nhân,
- Hộ gia đình có thu nhập thấp, thất nghiệp;
- Hỗ trợ các DN người lao động thông qua trợ cấp lương, tạo công ăn việc
làm
- Hỗ trợ tiền thuê nhà, các cá nhân tự doanh thuộc các ngành nghề chịu ảnh
hưởng trực tiếp của đại dịch (hàng không, du lịch, văn hóa nghệ thuật, giao
thông vận tải).
2.4. Trung Quốc
Ca nhiễm COVID-19 đầu tiên được ghi nhận Trung Quốc vào tháng
12/2019, cũng ca nhiễm đầu tiên của thế giới. Trong quý I/2020, nền kinh tế
Trung Quc st gim 6,8% và sau khi áp dng mt s CSTK và tin t nhm hn
chế, khắc phục hậu quả của đại dịch, nền kinh tế lại đạt tăng trưởng dương ở mức
2,3% trong năm 2020.
CSTK của Trung Quốc được sử dụng trong bối cảnh đại dịch như sau:
Chính phủ Trung Quốc thực thi gói chi ngân sách trị giá 4,9 nghìn tỷ nhân
dân tệ (NDT) (tương đương 4,7% GDP) để hỗ trợ phát triển kinh tế trong bối cảnh
đại dịch, trong đó 4,2 nghìn tỷ NDT được dùng cho riêng năm 2020. Khoản
ngân sách được dùng vào các mục tiêu cụ thể như tăng chi tiêu vào việc ngăn
chặn và kiểm soát đại dịch; hỗ trợ việc sản xuất các thiết bị y tế; tăng cường giải
lOMoARcPSD|4960592 8
ngân bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động nhập cư; tăng cường đầu
công.
Ngoài khoản chi trong ngân sách trên, Trung Quc cũng áp dng gói chi
ngoài ngân sách trị giá 400 tỷ NDT để bảo lãnh các khoản vay cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
Một số nước như Hàn Quốc, Indonesia, Philippines cho phép Ngân hàng
Trung ương mua trái phiếu Chính ph t th trưng sơ cp/ th cp. chiều ngược
lại, một số nước thông qua Ngân hàng Trung ương hỗ trợ nguồn tài chính với lãi
suất ưu đãi cho các tổ chức tín dụng để thực hiện công cụ tài chính chuyển nhượng
và thỏa thuận mua lại tài sản.
Sự phối hợp chính sách còn được thể hiện rõ nét hơn trong việc hỗ trợ khu
vực doanh nghiệp tiếp cận dòng vốn tín dụng thông qua chế bảo lãnh của chính
phủ (Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore…).
lOMoARcPSD|4960592 8
Trong bi cnh dư đa ca chính sách tin t dn b thu hp khi lãi sut đã mc
rất thấp, áp lực lạm phát nợ xấu gia tăng thì vai trò của chính sách tài khóa
càng được gia tăng.
3. Thực tiễn áp dụng Chính sách Tài Khóa tại Việt Nam trong thời
kỳ dịch COVID - 19 - (Anh Ngọc + Ngọc Mai)
3.1. Thực tiễn áp dụng Chính sách Tài khóa tại Việt Nam trong thời kỳ dịch
COVID - 19
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều hoạt động kinh tế bị ngưng trệ hoặc
sụt giảm khiến nguồn thu ngân sách nhà nước bị ảnh hưởng tiêu cực. Trong khi
đó, nhu cầu chi tiêu cho công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả do đại dịch
COVID-19 mang lại tăng cao. Trong bối cảnh đó, các chính sách tài khóa đã được
nới lỏng với mục tiêu tập trung nguồn lực cho phòng, chống đại dịch COVID-19
và hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn.
Về nguồn thu ngân sách nhà nước, Vit Nam thc hin qun lý ngun thu, đy
mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phấn đấu tăng
mức thu ở những địa bàn, lĩnh vực có điều kiện, quyết liệt xử lý thu hồi nợ đọng
thuế. Nhờ đà tăng trưởng của nền kinh tế từ những tháng cuối của năm 2021, một
số ngành, lĩnh vực được hưởng lợi từ chính sách nới lỏng về tài khóa, tiền tệ như
ngân hàng, chứng khoán, bất động sản... tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà
nước; tăng thu từ tăng giá dầu thô (khoảng 70 USD/thùng) và các hoạt động xuất,
nhập khẩu.
Về chi ngân sách nhà nước, ưu tiên cân đối nguồn cung cho lĩnh vực phòng, chống
đại dịch COVID-19 hỗ trợ người dân phải chịu ảnh hưởng của đại dịch
COVID-19; thực hiên ¥ cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, kinh phí công
tác trong ngoài nước, tiết kiêm thêm 10% kinh phí chi thường xuyên,¥ tập trung
kinh phí cho phòng, chống đại dịch COVID-19.
lOMoARcPSD|4960592 8
Trưc tác đng nghiêm trng ca đt dch COVID-19 lần thứ 4, Ủy ban Thường
vụ Quốc hội đã thông qua bốn giải pháp bổ sung về miễn, giảm thuế, gồm:
+ Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 đối với doanh
nghiệp, tổ chức có doanh thu không quá 200 tỷ đồng
+ Miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác trong
quý III và IV năm 2021 với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tại địa bàn
chịu tác động của đại dịch
+ Giảm thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ trong nhiều ngành, nghề
lOMoARcPSD|4960592 8
+ Miễn tiền chậm nộp phát sinh đối với các doanh nghiệp, tổ chức phát sinh
thua lỗ năm 2020. Tổng số tiền thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất Nhà nước
hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân trong năm 2021 là khoảng 138.000 tỷ
đồng.
Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản để kịp thời “tiếp sức” cho các
đối tượng bị ảnh hưởng. Các chính sách nổi bật có thể kể đến bao gồm:
+ Nghị quyết số 42/NQ-CP, ngày 9-4-2020, “Về các biện pháp hỗ trợ người
dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19”
+ Ngày 19-6-2020, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 116/2020/QH14, “Về
việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với
doanh nghiệp”
+ Ngày 9-9-2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP, “Về hỗ trợ
doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID19”….
3.2. Thành tựu
Từ năm 2020 đến nay, đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng
đến mọi mặt hoạt động của nền kinh tế - xã hội, trong bối cảnh đó, các chính sách
tài khóa đã được nới lỏng với mục tiêu tập trung nguồn lực cho phòng, chống đại
lOMoARcPSD|4960592 8
dịch COVID-19 và hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, người dân vượt qua thời kỳ
khó khăn.
Vit Nam đã thực hiện tốt công tác quản lý nguồn thu, đẩy mạnh cải cách thủ tục
hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phấn đấu tăng mức thu ở những lĩnh
vực điều kiện, nhờ đà tăng trưởng của nền kinh tế từ những tháng cuối của
năm 2021, một số ngành, lĩnh vực được hưởng lợi từ chính sách nới lỏng về tài
khóa, tiền tệ như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản,...
Các chính sách được ban hành đã đem lại kết quả đáng kể thông qua những con
số tiêu biểu:
+ Giảm 2% thuế giá trị gia tăng để thúc đẩy cả sản xuất tiêu dùng, góp phần
kiểm soát lạm phát
+ Gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất quy mô 138 nghìn tỷ đồng
+ Hỗ trợ lãi suất từ tiền NSNN với giá trị 40 nghìn tỷ đồng
+ Hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động quy mô 6,6 nghìn tỷ đồng
+ Chính sách tăng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng với quy 113,85 nghìn
tỷ đồng dành cho đầu hạ tầng giao thông chiến lược chính sách được
kỳ vọng tạo cú hích cho phục hồi kinh tế khi được triển khai hiệu quả.
Tổng gói kích thích tài khóa bao gồm giảm thuế tiền thuê đất trị giá 180.000
tỷ đồng tương đương 3% GDP; chiếm 11,7% thu ngân sách, 10,3% chi ngân sách
và 88% mức thâm hụt ngân sách. Bên cạnh đó, khoản chi tiền mặt cho an sinh trị
giá 62.000 tỷ đồng, giảm giá điện trị giá 11.000 tỷ đồng và hoãn đóng bảo hiểm
hội trị giá 9.500 tỷ đồng. Như vậy, tính tổng thể quy mô gói kích thích tài khóa
của Việt Nam tương đương 4,3% GDP.
lOMoARcPSD|4960592 8
Bản g Quy mô gói kích thích kinh tế
=> Vit Nam đã áp dng chính sách tài khóa phù hp mt cách nhanh chóng, ch
động và linh hoạt. Từ khi cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 xảy ra trong
năm 2020, Chính phủ đã đưa ra những chính sách linh hoạt công cụ tài khóa.
Chính phủ gia tăng chi tiêu hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi
đại dịch COVID-19 thông qua các gói hỗ trợ, đã giúp người dân, doanh nghiệp
trụ vững trong đại dịch COVID-19 với các gói hỗ trợ tài chính đã góp phần giảm
thiểu căng thẳng, giúp cân đối chi phí và áp lực tài chính ngắn hạn cho các doanh
nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh.
3.3. Hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế
Nhìn vào thực tiễn áp dụng Chính sách Tài khóa tại Việt Nam, bên cạnh những
thành tựu đáng kể đã đạt được trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hỗ trợ
người dân, ta có thể nhận thấy một vài hạn chế còn tồn đọng trong việc nới lỏng
Chính sách Tài khóa của Việt Nam.
lOMoARcPSD|4960592 8
Theo thống từ Viện chiến lược chính sách tài chính, việc triển khai gói hỗ
trợ tài khóa và an sinh xã hội còn chậm, mới đạt khoảng 46% giá trị gói tài khóa
63% gói an sinh hội. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu do điều
kiện đặt ra ban đầu chưa phù hợp, chưa rõ ràng, chưa sát thực tiễn; quy trình, thủ
tục còn phức tạp, xử lâu khiến nhiều doanh nghiệp e ngại. Từ đó, các gói chính
sách chưa kịp thời đến tay doanh nghiệp, người lao động chưa độ phủ tới
các đối tượng khó khăn. Nhiều doanh nghiệp mong muốn được tiếp cận nguồn
vốn vay ưu đãi để có thể phục hồi tốt hơn.
Theo các chuyên gia, một số nguyên nhân chủ yếu gây ra hạn chế trong việc thực
thi Chính sách Tài khóa bao gồm:
lOMoARcPSD|4960592 8
+ Thứ nhất, các chính sách đa số được thiết kế thực thi theo hướng bình
quân giữa các địa phương, ngành nghề, quy mô mà ít tính đến mức độ ảnh
hưởng khả năng chống chịu. Trong khi đó du lịch lại lĩnh vực chịu
ảnh hưởng trực tiếp nhất và nặng nề nhất.
+ Thứ hai, liều ợng chính sách còn khiêm tốn, cùng với đó số lượng đối
tượng được hỗ trợ quá nhiều, nên lợi ích từ chính sách bị dàn trải.
+ Thứ ba, mức độ hữu ích của chính sách hỗ trợ xu hướng tỉ lệ thuận với
mức độ tiếp cận thông tin về chính sách. Theo đó, những doanh nghiệp tiếp
cận thông tin chính sách kém thường những doanh nghiệp nhỏ vừa,
trong khi đó doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch lại chủ yếu
doanh nghiệp nhỏ vừa. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch
cũng gặp khó khăn nhiều hơn tuy nhiên lại chưa được hỗ trợ hiệu quả từ
chính sách.
+ Thứ tư, nhiều chính sách hỗ trợ quy trình xét duyệt còn phức tạp, các điều
kiện để được thụ hưởng chưa rõ ràng, thời gian xử lý lâu do bị ảnh hưởng
bởi các quy định giãn cách xã hội…
+ Thứ năm, các chính sách cải thiện đầu công được thực hiện trong giai
đoạn vừa qua chưa phát huy hiệu quả cao để thúc đẩy tốc độ giải ngân đầu
tư công, chưa tạo được cú hích mạnh để thúc đẩy tăng trưởng.
4. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - (Linh Đan)
Trên cơ s thc tin, tác gi h thng mt s bài hc kinh nghim cho Vit Nam
khi thực hiện Chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn khủng
hoảng do tác động của Covid-19:
Thứ nhất, về quy mô chính sách tài khóa
Do những tác động của việc tăng chi tiêu đến cán cân ngân sách và nợ công, quy
của các chính sách hỗ trợ cần phù hợp với vị thế tài khóa của các quốc gia
lOMoARcPSD|4960592 8
trước dịch bệnh. Các quốc gia vị thế tài khóa tốt có thể duy trì quy mô hỗ trợ
tài khóa mức cao, nhờ chi phí phát nh trái phiếu chính phủ thấp. Trong khi
đó, các quốc gia có vị thế tài khóa kém, chịu áp lực tài khóa và chi phí phát hành
lớn gặp hạn chế trong việc hỗ trợ doanh nghiệp trước dịch bệnh, dẫn đến quy mô
hỗ trợ tài khóa bị thu hẹp.
Thứ hai, về công cụ chính sách tài khóa sử dụng
Trong các chính sách cu tr tài khóa, hiu qu ca vic gim thuế TNDN cho
các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh bị hạn chế do khả năng sinh lời của
các doanh nghiệp thấp. Điều này cho thấy, các khoản hỗ trợ mở rộng đầu
xóa bỏ, cũng như chính sách hồi tố thuế (cho phép các công ty bù trừ phần lỗ liên
quan đến dịch bệnh vào thu nhập tính thuế năm trước), như Chính phủ Australia
đã thông qua, những chính sách cứu trợ tài khóa hiệu quả hơn. Các chính
sách hỗ trợ tài khóa gián tiếp, như thông qua các khoản cho vay bảo lãnh khoản
vay cũng được sử dụng tại nhiều quốc gia, bao gồm các quốc gia Liên minh châu
Âu và một số nước thuộc thị trường mới nổi như Ấn Độ và Brazil.
Thứ ba, về lưu ý trong triển khai
Các chính sách trong giai đoạn này cần phải điều chỉnh từ cung cấp hỗ trợ đồng
bộ sang tập trung vào các lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đại dịch. Bên cạnh
đó, chính phủ các nước cần chú trọng việc lựa chọn đối tượng thụ hưởng của các
chính sách htrợ. Đồng thời, phối hợp quốc tế rất quan trọng để thúc đẩy sự
phục hồi kinh tế cấp độ toàn cầu, đồng thời tránh mất cân bằng thương mại
căng thẳng địa kinh tế. (Phạm Mạnh Hùng Trương Hoàng Diệp Hương, 2021).
lOMoARcPSD|4960592 8
5. Giải pháp - (Hạnh)
Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt hoạt động của nền
kinh tế - hội, tạo sức ép rất lớn đến cân đối ngân sách nhà nước, nhiều hoạt
động kinh tế bị ngưng trệ hoặc sụt giảm khiến nguồn thu ngân sách nhà nước bị
ảnh hưởng tiêu cực. Trong khi đó, nhu cầu chi tiêu cho công tác phòng, chống và
khắc phục hậu quả do đại dịch COVID-19 mang lại tăng cao. Trong bối cảnh đó,
lOMoARcPSD|4960592 8
các chính sách tài khóa đã được nới lỏng(chính sách tài khoá mở rộng) với mục
tiêu tập trung nguồn lực cho phòng, chống đại dịch COVID-19 và hỗ trợ kịp thời
cho doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn.
5.1 Đối với quốc tế
Hầu hết chính sách tài khoá chính sách tiền tệ của các nước, thể thấy
trong điều kiện suy giảm kinh tế kéo dài, doanh nghiệp phải ngừng sản xuất, kinh
doanh, người lao động mất việc làm, mất thu nhập, các giải pháp tài khóa của
các Chính phủ đều nhiều nét tương đồng, mặc dù, quy tính chất khác
nhau nhưng đều tập trung vào hỗ trợ các đối tượng:
-Thứ nhất, hỗ trợ người lao động bị mất giảm việc làm, để họ thể sống
được và tiếp tục gắn bó với các doanh nghiệp mà họ đang làm việc.
-Thứ hai, hỗ trợ các doanh nghiệp, từ quy lớn (Hàng không) đến các doanh
nghiệp nhỏ siêu nhỏ :miễn, giảm thuế, giúp họ không bị phá sản, đủ điều
kiện tiếp tục sản xuất kinh doanh khi dịch bệnh giảm và kết thúc.
-Thứ ba, hỗ trợ người dân có được thu nhập cần thiết để duy trì cuộc sống, nuôi
dạy trẻ em, không bị tống ra khỏi nhà đang thuê không khả năng trả tiền
nhà.
lOMoARcPSD|4960592 8
-Thứ tư, hỗ trợ ngành y tế các nhân viên y tế để thể mua sắm thiết bị, thuốc
men, vật tư phục vụ chống dịch, hỗ trợ người trực tiếp làm công tác chống dịch.
-Thứ năm, hỗ trợ các trường học để kinh phí mua thiết bị, vật để phòng,
chống dịch ở các nhà trường và tiền lương cho các giáo viên.
-Thứ sáu, hỗ trợ các cơ sở văn hóa, các tổ chức hoạt động phúc lợi xã hội. -Thứ
bảy, hỗ trợ chính quyền các bang, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
đủ ngân sách để phòng, chống dịch duy trì các hoạt động khi thu ngân sách
không đạt kế hoạch các đơn vị sản xuất kinh doanh phải ngừng hoạt động,
người lao động không có lương đóng thuế thu nhập như bình thường. => Hầu hết
các nước đều tăng cường chi ngân sách hỗ trợ, kết hợp miễn, giảm, hoãn, gia hạn
nộp thuế, phí các loại, nhiều nước cũng hỗ trợ gián tiếp thông qua các biện
pháp hỗ trợ lãi vay, thanh khoản, bảo lãnh .Các gói hỗ trợ tài khóa hết sức cần
thiết trong giai đoạn nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch cũng không kém
phần quan trọng khi nền kinh tế bước sang giai đoạn chuyển tiếp hướng tới
phục hồi.
5.2 Đối với Việt Nam
Dưới góc độ chính sách kinh tế mô, cần sử dụng công cụ chính chính
sách tài khóa còn chính sách tiền tệ sẽ đóng vai trò hỗ trợ. Các nhà phân tích
chính sách ở hầu hết các quốc gia đều thống nhất về sự cần thiết của việc sử dụng
ngân sách để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân nền kinh tế. Thông thường, chính
sách tài khóa tập trung thực hiện 5 nhóm giải pháp sau:
lOMoARcPSD|4960592 8
-Thứ nhất, hoàn thiện chính sách về thu ngân sách nhà nước, phân bổ hợp
nguồn lực phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - hội ( Hiện nay việc thu
thuế/GDP ở nước ta còn thấp,có thể tăng thuế một số ngành như là bất động sản
,thuế thừa kế,...Ngoài ra, để mrộng nguồn vốn, Chính phủ thể thông qua
nguồn tài sản doanh nghiệp nhà nước, giao quyền tự chủ cho người đại diện
phần vốn tại doanh nghiệp để thực hiện đầu các dự án theo kế hoạch đầu
trung hạn. Theo đó, doanh nghiệp nhà nước được quyền đem vốn tài sản thế
chấp tại ngân hàng để đầu tư các dự án đó.
-Thứ hai, vay nợ một nguồn tiềm năng, thể vay nợ nước ngoài từ các tổ chức
tài chính quốc tế (trong bối cảnh khả năng cho vay trên thị trường quốc tế đang
gặp hạn chế thì việc phát hành trái phiếu cho nhà đầu trong nước một lựa
chọn. Bên cạnh đó, để thu hút các nhà đầu trong nước mua trái phiếu, Chính
phủ có thể xem xét phát hành trái phiếu có lãi suất điều chỉnh theo lạm phát, phát
hành trái phiếu chính phủ cả nội tệ và ngoại tệ để có thu hút nguồn lực thực hiện
hỗ trợ cho doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch COVID-19 và tái cơ cấu nền kinh
tế)

Preview text:

lOMoARcPSD|49605928
NHÓM 1: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA TRONG THỜI DỊCH COVID
19: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM
Bảng phân công nhiệm vụ Nhiệm vụ Người thực hiện Lớp tín chỉ Xây dựng nội dung Nguyễn Hồng Ánh 61.01 Nguyễn Linh Đan 61.01 Đỗ Lê Gia Minh 61.01 Ngô Anh Ngọc 61.02 Lưu Ngọc Mai 61.02 Lê Thị Hạnh 61.02 Làm slide Trần Bảo Hân 61.02 Phạm Phương Anh 61.02 Đào Phương Anh 61.02 Người thuyết trình Nguyễn Nam Trung 61.02 Đào Phương Anh 61.02 Trần Bảo Hân 61.02 Nguyễn Linh Đan 61.01 Kiểm duyệt, leader Nguyễn Hồng Ánh 61.01 lOMoARcPSD|49605928 MỞ ĐẦU
Chỉ trong khoảng thời gian ngắn từ khi xuất hiện, đại dịch COVID-19 đã biến
một cuộc khủng hoảng về sức khỏe thành một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Việc điều hành chính sách tài khóa cùng với chính sách tiền tệ là thiết yếu ở nhiều
quốc gia trên thế giới, hỗ trợ thanh khoản cho các cá nhân và doanh nghiệp cũng
như duy trì sự tồn tại của các doanh nghiệp trong ngắn hạn. Trong đó, chính sách
tài khóa đóng vai trò tiên phong trong việc huy động, giải phóng, định hướng
phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực trong và ngoài nước vào các mục tiêu ưu
tiên phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đổi mới mô hình và nâng cao chất lượng
tăng trưởng trên cơ sở phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ, đổi mới
sáng tạo và chuyển đổi số. lOMoARcPSD|49605928 NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận chung về Chính sách Tài Khóa
1.1. Khái niệm
Theo Samuelson, chính sách tài khóa là chương trình của Chính phủ liên quan
đến việc mua bán hàng hóa dịch vụ và chi tiêu cho các khoản thanh toán chuyển
nhượng và mức thuế, các sắc thuế.
Chính sách tài khóa là hệ thống các chính sách tài chính theo niên độ (năm tài
khóa) của mỗi quốc gia.
1.2. Mục tiêu
Chính sách tài khóa phải đảm bảo nguồn lực tài chính để nhà nước thực hiện các chức năng của mình.
Chính sách tài khóa góp phần thúc đẩy phát triển và tăng trưởng được sử dụng
như một công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển
theo định hướng của nhà nước. lOMoARcPSD|49605928
Chính sách tài khóa góp phần thúc đẩy phát triển văn hóa – xã hội, giữ gìn và bảo vệ môi trường.
1.3. Nội dung và công cụ của Chính sách Tài khóa
Nội dung chủ yếu của chính sách tài khóa bao gồm:
- Chính sách động viên ngân sách (chủ yếu thông qua thuế)
- Chính sách chi Ngân sách Nhà nước
- Chính sách bội chi Ngân sách Nhà nước
➢ Trong từng bộ phận chính sách nói trên lại nhiều chính sách cụ thể phục
vụ mục đích khác nhau. Các bộ phận chính sách luôn có mối liên hệ mật
thiết, tác động qua lại lẫn nhau để tạo nên sức mạnh tổng hợp của chính sách tài khóa.
Công cụ của Chính sách Tài Khóa là các khoản chi tiêu Chính phủ và thuế, phí của Nhà nước. lOMoARcPSD|49605928
2. Kinh nghiệm quốc tế về việc áp dụng Chính sách Tài Khóa trong
thời dịch Covid 19 - (Minh)
2.1. Liên minh Châu Âu
Trước tình hình này, EU đã áp dụng Chính sách tài khóa trong bối cảnh đại dịch COVID-19:
- Các quốc gia thuộc khối EU đã đạt thỏa thuận về ngân sách liên minh để
triển khai gói phục hồi kinh tế Next Generation EU (NGEU) với tổng chi
ngân sách là 750 tỷ euro, gói phục hồi này được chia thành hai phần, một
phần để tài trợ và một phần để cho vay, sẽ được giải ngân thông qua chương
trình phục hồi Recovery and Resilience Facility (RRF), có hiệu lực từ tháng 2/2021.
Gói phục hồi kinh tế NGEU được giải ngân cho các mục đích phục hồi kinh
tế chung của các quốc gia thành viên.
Ngoài ra, EU còn thực hiện một số CSTK khác như chi ngân sách với quy
mô 240 tỷ euro cho các vấn đề liên quan đến y tế; khoản vay ngắn hạn 100 tỷ euro
được bảo lãnh bởi các quốc gia thành viên để đảm bảo việc làm cho người lao
động; khoản vay 200 tỷ euro do chính phủ bảo lãnh để hỗ trợ cho các doanh
nghiệp (tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ) 2.2. Hoa Kỳ
Hoa Kỳ ghi nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiên vào tháng 1/2020, sau đó
số ca nhiễm tăng nhanh trong cộng đồng. Mặc dù sớm áp dụng các biện pháp lOMoARcPSD|49605928
ngăn chặn ảnh hưởng của đại dịch, nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn bị giảm 31,4% trong
quý II/2020 và tỷ lệ thất nghiệp ở mức 5,8%.
Hoa Kỳ áp dụng CSTK trong bối cảnh đại dịch COVID-19 như sau:
-Về chi ngân sách, chính phủ Hoa Kỳ thực thi việc chi ngân sách theo các
chương trình hay đạo luật gắn với mục đích cụ thể nhằm đối phó với hậu quả của
đại dịch COVID-19. Cụ thể:
*Gói kế hoạch phục hồi nền kinh tế (American Rescue Plan) với ngân sách
1,844 tỷ USD, gói phục hồi này tập trung vào lĩnh vực y tế công cộng và hỗ trợ
cho các cá nhân, DN, cộng đồng (bao gồm nới rộng chương trình hỗ trợ thất
nghiệp, chuyển tiền trực tiếp cho các cá nhân hoặc địa phương cần hỗ trợ, tăng
nguồn lực tài chính cho các chương trình vắc xin, tăng tài trợ để mở lại trường học).
*Gói chi ngân sách theo Đạo luật tăng cường chăm sóc sức khỏe và bảo
vệ tiền lương (Paycheck Protection Program and Health Care Enhancement Act)
trị giá 483 tỷ USD được thi hành nhằm hỗ trợ các khoản vay cho các DN nhỏ,
đảm bảo họ không sa thải người lao động; hỗ trợ các bệnh viện cũng như hỗ trợ
tài chính cho việc mở rộng quy mô xét nghiệm COVID-19.
*Gói chi ngân sách theo Đạo luật Hỗ trợ, Cứu trợ chống Coronavirus và
An ninh Kinh tế (CARES Act) trị giá 2,3 nghìn tỷ USD (tương đương 11% GDP
của Hoa Kỳ) nhằm hỗ trợ giảm thuế một lần cho các cá nhân; nới lỏng việc hưởng
các chương trình thất nghiệp; đảm bảo an ninh lương thực cho những đối tượng
dễ bị tổn thương do đại dịch; ngăn chặn các DN phá sản bằng việc cung cấp các
khoản vay hay bảo lãnh; hỗ trợ các DN nhỏ, các bệnh viện; chuyển tiền trợ cấp
cho các chính quyền địa phương cũng như hỗ trợ quốc tế.
*Gói chi ngân sách theo hai Đạo luật Ngân sách Bổ sung nhằm Chuẩn bị
và Đối phó với Coronavirus (Coronavirus Preparedness and Response
Supplemental Appropriations Act) và Đạo luật đối phó với Coronavirus đặt gia
đình là ưu tiên cao nhất (Families First Coronavirus Response Act) tổng trị giá
hơn 200 tỷ USD với mục đích hỗ trợ các hoạt động liên quan đến y tế; trả lương
cho người lao động bị nhiễm Coronavirus; nới rộng trợ cấp các khoản vay cho
DN nhỏ; hỗ trợ các khoản vay sinh viên; hỗ trợ quốc tế.
Để hỗ trợ dòng chảy tín dụng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ áp dụng một số chương
trình trong phạm vi Đạo luật CARES như hỗ trợ việc phát hành thương phiếu của
các DN và chính quyền địa phương; hỗ trợ thanh khoản cho các quỹ tương hỗ thị lOMoARcPSD|49605928
trường tiền tệ; hỗ trợ tín dụng doanh nghiệp, thị trường sơ cấp và thứ cấp; hỗ trợ
các khoản vay được đảm bảo bằng tài sản như khoản vay sinh viên, vay qua thẻ
tín dụng, vay mua ô tô… 2.3. Singapore
Cũng như các quốc gia khác khi đại dịch COVID-19 lây lan, nền kinh tế
Singapore cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Các biện pháp CSTK được Singapore áp dụng như sau: Trong năm 2020,
ngay khi đại dịch bắt đầu ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế, chính phủ
Singapore thực hiện một số gói chi tiêu chính phủ để đối phó với ảnh hưởng của
đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế với tổng trị giá 92 tỷ đô la Singapore (SGD).
Các gói chi tiêu này nhằm mục đích:
- Hỗ trợ tiền mặt cho cá nhân,
- Hộ gia đình có thu nhập thấp, thất nghiệp;
- Hỗ trợ các DN và người lao động thông qua trợ cấp lương, tạo công ăn việc làm
- Hỗ trợ tiền thuê nhà, các cá nhân tự doanh thuộc các ngành nghề chịu ảnh
hưởng trực tiếp của đại dịch (hàng không, du lịch, văn hóa nghệ thuật, giao thông vận tải).
2.4. Trung Quốc
Ca nhiễm COVID-19 đầu tiên được ghi nhận ở Trung Quốc vào tháng
12/2019, cũng là ca nhiễm đầu tiên của thế giới. Trong quý I/2020, nền kinh tế
Trung Quốc sụt giảm 6,8% và sau khi áp dụng một số CSTK và tiền tệ nhằm hạn
chế, khắc phục hậu quả của đại dịch, nền kinh tế lại đạt tăng trưởng dương ở mức 2,3% trong năm 2020.
CSTK của Trung Quốc được sử dụng trong bối cảnh đại dịch như sau:
Chính phủ Trung Quốc thực thi gói chi ngân sách trị giá 4,9 nghìn tỷ nhân
dân tệ (NDT) (tương đương 4,7% GDP) để hỗ trợ phát triển kinh tế trong bối cảnh
đại dịch, trong đó có 4,2 nghìn tỷ NDT được dùng cho riêng năm 2020. Khoản
ngân sách được dùng vào các mục tiêu cụ thể như tăng chi tiêu vào việc ngăn
chặn và kiểm soát đại dịch; hỗ trợ việc sản xuất các thiết bị y tế; tăng cường giải lOMoARcPSD|49605928
ngân bảo hiểm thất nghiệp và hỗ trợ người lao động nhập cư; tăng cường đầu tư công.
Ngoài khoản chi trong ngân sách trên, Trung Quốc cũng áp dụng gói chi
ngoài ngân sách trị giá 400 tỷ NDT để bảo lãnh các khoản vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Một số nước như Hàn Quốc, Indonesia, Philippines cho phép Ngân hàng
Trung ương mua trái phiếu Chính phủ từ thị trường sơ cấp/ thứ cấp. Ở chiều ngược
lại, một số nước thông qua Ngân hàng Trung ương hỗ trợ nguồn tài chính với lãi
suất ưu đãi cho các tổ chức tín dụng để thực hiện công cụ tài chính chuyển nhượng
và thỏa thuận mua lại tài sản.
Sự phối hợp chính sách còn được thể hiện rõ nét hơn trong việc hỗ trợ khu
vực doanh nghiệp tiếp cận dòng vốn tín dụng thông qua cơ chế bảo lãnh của chính
phủ (Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore…). lOMoARcPSD|49605928
Trong bối cảnh dư địa của chính sách tiền tệ dần bị thu hẹp khi lãi suất đã ở mức
rất thấp, áp lực lạm phát và nợ xấu gia tăng thì vai trò của chính sách tài khóa càng được gia tăng.
3. Thực tiễn áp dụng Chính sách Tài Khóa tại Việt Nam trong thời
kỳ dịch COVID - 19 - (Anh Ngọc + Ngọc Mai)
3.1. Thực tiễn áp dụng Chính sách Tài khóa tại Việt Nam trong thời kỳ dịch COVID - 19
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều hoạt động kinh tế bị ngưng trệ hoặc
sụt giảm khiến nguồn thu ngân sách nhà nước bị ảnh hưởng tiêu cực. Trong khi
đó, nhu cầu chi tiêu cho công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả do đại dịch
COVID-19 mang lại tăng cao. Trong bối cảnh đó, các chính sách tài khóa đã được
nới lỏng với mục tiêu tập trung nguồn lực cho phòng, chống đại dịch COVID-19
và hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn.
Về nguồn thu ngân sách nhà nước, Việt Nam thực hiện quản lý nguồn thu, đẩy
mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phấn đấu tăng
mức thu ở những địa bàn, lĩnh vực có điều kiện, quyết liệt xử lý thu hồi nợ đọng
thuế. Nhờ đà tăng trưởng của nền kinh tế từ những tháng cuối của năm 2021, một
số ngành, lĩnh vực được hưởng lợi từ chính sách nới lỏng về tài khóa, tiền tệ như
ngân hàng, chứng khoán, bất động sản... tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà
nước; tăng thu từ tăng giá dầu thô (khoảng 70 USD/thùng) và các hoạt động xuất, nhập khẩu.
Về chi ngân sách nhà nước, ưu tiên cân đối nguồn cung cho lĩnh vực phòng, chống
đại dịch COVID-19 và hỗ trợ người dân phải chịu ảnh hưởng của đại dịch
COVID-19; thực hiên ̣ cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, kinh phí công
tác trong và ngoài nước, tiết kiêm thêm 10% kinh phí chi thường xuyên,̣ tập trung
kinh phí cho phòng, chống đại dịch COVID-19. lOMoARcPSD|49605928
Trước tác động nghiêm trọng của đợt dịch COVID-19 lần thứ 4, Ủy ban Thường
vụ Quốc hội đã thông qua bốn giải pháp bổ sung về miễn, giảm thuế, gồm:
+ Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 đối với doanh
nghiệp, tổ chức có doanh thu không quá 200 tỷ đồng
+ Miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác trong
quý III và IV năm 2021 với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tại địa bàn
chịu tác động của đại dịch
+ Giảm thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ trong nhiều ngành, nghề lOMoARcPSD|49605928
+ Miễn tiền chậm nộp phát sinh đối với các doanh nghiệp, tổ chức phát sinh
thua lỗ năm 2020. Tổng số tiền thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất mà Nhà nước
hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân trong năm 2021 là khoảng 138.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản để kịp thời “tiếp sức” cho các
đối tượng bị ảnh hưởng. Các chính sách nổi bật có thể kể đến bao gồm:
+ Nghị quyết số 42/NQ-CP, ngày 9-4-2020, “Về các biện pháp hỗ trợ người
dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19”
+ Ngày 19-6-2020, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 116/2020/QH14, “Về
việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp”
+ Ngày 9-9-2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP, “Về hỗ trợ
doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID19”….
3.2. Thành tựu
Từ năm 2020 đến nay, đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng
đến mọi mặt hoạt động của nền kinh tế - xã hội, trong bối cảnh đó, các chính sách
tài khóa đã được nới lỏng với mục tiêu tập trung nguồn lực cho phòng, chống đại lOMoARcPSD|49605928
dịch COVID-19 và hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, người dân vượt qua thời kỳ khó khăn.
Việt Nam đã thực hiện tốt công tác quản lý nguồn thu, đẩy mạnh cải cách thủ tục
hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phấn đấu tăng mức thu ở những lĩnh
vực có điều kiện, nhờ đà tăng trưởng của nền kinh tế từ những tháng cuối của
năm 2021, một số ngành, lĩnh vực được hưởng lợi từ chính sách nới lỏng về tài
khóa, tiền tệ như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản,...
Các chính sách được ban hành đã đem lại kết quả đáng kể thông qua những con số tiêu biểu:
+ Giảm 2% thuế giá trị gia tăng để thúc đẩy cả sản xuất và tiêu dùng, góp phần kiểm soát lạm phát
+ Gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất quy mô 138 nghìn tỷ đồng
+ Hỗ trợ lãi suất từ tiền NSNN với giá trị 40 nghìn tỷ đồng
+ Hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động quy mô 6,6 nghìn tỷ đồng
+ Chính sách tăng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng với quy mô 113,85 nghìn
tỷ đồng dành cho đầu tư hạ tầng giao thông chiến lược là chính sách được
kỳ vọng tạo cú hích cho phục hồi kinh tế khi được triển khai hiệu quả.
Tổng gói kích thích tài khóa bao gồm giảm thuế và tiền thuê đất trị giá 180.000
tỷ đồng tương đương 3% GDP; chiếm 11,7% thu ngân sách, 10,3% chi ngân sách
và 88% mức thâm hụt ngân sách. Bên cạnh đó, khoản chi tiền mặt cho an sinh trị
giá 62.000 tỷ đồng, giảm giá điện trị giá 11.000 tỷ đồng và hoãn đóng bảo hiểm
xã hội trị giá 9.500 tỷ đồng. Như vậy, tính tổng thể quy mô gói kích thích tài khóa
của Việt Nam tương đương 4,3% GDP. lOMoARcPSD|49605928
Bản g Quy mô gói kích thích kinh tế
=> Việt Nam đã áp dụng chính sách tài khóa phù hợp một cách nhanh chóng, chủ
động và linh hoạt. Từ khi cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 xảy ra trong
năm 2020, Chính phủ đã đưa ra những chính sách linh hoạt công cụ tài khóa.
Chính phủ gia tăng chi tiêu hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi
đại dịch COVID-19 thông qua các gói hỗ trợ, đã giúp người dân, doanh nghiệp
trụ vững trong đại dịch COVID-19 với các gói hỗ trợ tài chính đã góp phần giảm
thiểu căng thẳng, giúp cân đối chi phí và áp lực tài chính ngắn hạn cho các doanh
nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh.
3.3. Hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế
Nhìn vào thực tiễn áp dụng Chính sách Tài khóa tại Việt Nam, bên cạnh những
thành tựu đáng kể đã đạt được trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ
người dân, ta có thể nhận thấy một vài hạn chế còn tồn đọng trong việc nới lỏng
Chính sách Tài khóa của Việt Nam. lOMoARcPSD|49605928
Theo thống kê từ Viện chiến lược và chính sách tài chính, việc triển khai gói hỗ
trợ tài khóa và an sinh xã hội còn chậm, mới đạt khoảng 46% giá trị gói tài khóa
và 63% gói an sinh xã hội. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do điều
kiện đặt ra ban đầu chưa phù hợp, chưa rõ ràng, chưa sát thực tiễn; quy trình, thủ
tục còn phức tạp, xử lý lâu khiến nhiều doanh nghiệp e ngại. Từ đó, các gói chính
sách chưa kịp thời đến tay doanh nghiệp, người lao động và chưa có độ phủ tới
các đối tượng khó khăn. Nhiều doanh nghiệp mong muốn được tiếp cận nguồn
vốn vay ưu đãi để có thể phục hồi tốt hơn.
Theo các chuyên gia, một số nguyên nhân chủ yếu gây ra hạn chế trong việc thực
thi Chính sách Tài khóa bao gồm: lOMoARcPSD|49605928
+ Thứ nhất, các chính sách đa số được thiết kế và thực thi theo hướng bình
quân giữa các địa phương, ngành nghề, quy mô mà ít tính đến mức độ ảnh
hưởng và khả năng chống chịu. Trong khi đó du lịch lại là lĩnh vực chịu
ảnh hưởng trực tiếp nhất và nặng nề nhất.
+ Thứ hai, liều lượng chính sách còn khiêm tốn, cùng với đó là số lượng đối
tượng được hỗ trợ quá nhiều, nên lợi ích từ chính sách bị dàn trải.
+ Thứ ba, mức độ hữu ích của chính sách hỗ trợ có xu hướng tỉ lệ thuận với
mức độ tiếp cận thông tin về chính sách. Theo đó, những doanh nghiệp tiếp
cận thông tin chính sách kém thường là những doanh nghiệp nhỏ và vừa,
trong khi đó doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch lại chủ yếu là
doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch
cũng gặp khó khăn nhiều hơn tuy nhiên lại chưa được hỗ trợ hiệu quả từ chính sách.
+ Thứ tư, nhiều chính sách hỗ trợ có quy trình xét duyệt còn phức tạp, các điều
kiện để được thụ hưởng chưa rõ ràng, thời gian xử lý lâu do bị ảnh hưởng
bởi các quy định giãn cách xã hội…
+ Thứ năm, các chính sách cải thiện đầu tư công được thực hiện trong giai
đoạn vừa qua chưa phát huy hiệu quả cao để thúc đẩy tốc độ giải ngân đầu
tư công, chưa tạo được cú hích mạnh để thúc đẩy tăng trưởng.
4. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - (Linh Đan)
Trên cơ sở thực tiễn, tác giả hệ thống một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
khi thực hiện Chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn khủng
hoảng do tác động của Covid-19:
Thứ nhất, về quy mô chính sách tài khóa
Do những tác động của việc tăng chi tiêu đến cán cân ngân sách và nợ công, quy
mô của các chính sách hỗ trợ cần phù hợp với vị thế tài khóa của các quốc gia lOMoARcPSD|49605928
trước dịch bệnh. Các quốc gia có vị thế tài khóa tốt có thể duy trì quy mô hỗ trợ
tài khóa ở mức cao, nhờ chi phí phát hành trái phiếu chính phủ thấp. Trong khi
đó, các quốc gia có vị thế tài khóa kém, chịu áp lực tài khóa và chi phí phát hành
lớn gặp hạn chế trong việc hỗ trợ doanh nghiệp trước dịch bệnh, dẫn đến quy mô
hỗ trợ tài khóa bị thu hẹp.
Thứ hai, về công cụ chính sách tài khóa sử dụng
Trong các chính sách cứu trợ tài khóa, hiệu quả của việc giảm thuế TNDN cho
các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh bị hạn chế do khả năng sinh lời của
các doanh nghiệp thấp. Điều này cho thấy, các khoản hỗ trợ mở rộng đầu tư và
xóa bỏ, cũng như chính sách hồi tố thuế (cho phép các công ty bù trừ phần lỗ liên
quan đến dịch bệnh vào thu nhập tính thuế năm trước), như Chính phủ Australia
đã thông qua, là những chính sách cứu trợ tài khóa có hiệu quả hơn. Các chính
sách hỗ trợ tài khóa gián tiếp, như thông qua các khoản cho vay và bảo lãnh khoản
vay cũng được sử dụng tại nhiều quốc gia, bao gồm các quốc gia Liên minh châu
Âu và một số nước thuộc thị trường mới nổi như Ấn Độ và Brazil.
Thứ ba, về lưu ý trong triển khai
Các chính sách trong giai đoạn này cần phải điều chỉnh từ cung cấp hỗ trợ đồng
bộ sang tập trung vào các lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đại dịch. Bên cạnh
đó, chính phủ các nước cần chú trọng việc lựa chọn đối tượng thụ hưởng của các
chính sách hỗ trợ. Đồng thời, phối hợp quốc tế là rất quan trọng để thúc đẩy sự
phục hồi kinh tế ở cấp độ toàn cầu, đồng thời tránh mất cân bằng thương mại và
căng thẳng địa kinh tế. (Phạm Mạnh Hùng và Trương Hoàng Diệp Hương, 2021). lOMoARcPSD|49605928
5. Giải pháp - (Hạnh)
Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt hoạt động của nền
kinh tế - xã hội, tạo sức ép rất lớn đến cân đối ngân sách nhà nước, nhiều hoạt
động kinh tế bị ngưng trệ hoặc sụt giảm khiến nguồn thu ngân sách nhà nước bị
ảnh hưởng tiêu cực. Trong khi đó, nhu cầu chi tiêu cho công tác phòng, chống và
khắc phục hậu quả do đại dịch COVID-19 mang lại tăng cao. Trong bối cảnh đó, lOMoARcPSD|49605928
các chính sách tài khóa đã được nới lỏng(chính sách tài khoá mở rộng) với mục
tiêu tập trung nguồn lực cho phòng, chống đại dịch COVID-19 và hỗ trợ kịp thời
cho doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn. 5.1 Đối với quốc tế
Hầu hết chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ của các nước, có thể thấy rõ
trong điều kiện suy giảm kinh tế kéo dài, doanh nghiệp phải ngừng sản xuất, kinh
doanh, người lao động mất việc làm, mất thu nhập, các giải pháp tài khóa của
các Chính phủ đều có nhiều nét tương đồng, mặc dù, quy mô và tính chất có khác
nhau nhưng đều tập trung vào hỗ trợ các đối tượng:
-Thứ nhất, hỗ trợ người lao động bị mất và giảm việc làm, để họ có thể sống
được và tiếp tục gắn bó với các doanh nghiệp mà họ đang làm việc.
-Thứ hai, hỗ trợ các doanh nghiệp, từ quy mô lớn (Hàng không) đến các doanh
nghiệp nhỏ và siêu nhỏ :miễn, giảm thuế, giúp họ không bị phá sản, có đủ điều
kiện tiếp tục sản xuất kinh doanh khi dịch bệnh giảm và kết thúc.
-Thứ ba, hỗ trợ người dân có được thu nhập cần thiết để duy trì cuộc sống, nuôi
dạy trẻ em, không bị tống ra khỏi nhà đang thuê vì không có khả năng trả tiền nhà. lOMoARcPSD|49605928
-Thứ tư, hỗ trợ ngành y tế và các nhân viên y tế để có thể mua sắm thiết bị, thuốc
men, vật tư phục vụ chống dịch, hỗ trợ người trực tiếp làm công tác chống dịch.
-Thứ năm, hỗ trợ các trường học để có kinh phí mua thiết bị, vật tư để phòng,
chống dịch ở các nhà trường và tiền lương cho các giáo viên.
-Thứ sáu, hỗ trợ các cơ sở văn hóa, các tổ chức hoạt động phúc lợi xã hội. -Thứ
bảy, hỗ trợ chính quyền các bang, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có
đủ ngân sách để phòng, chống dịch và duy trì các hoạt động khi thu ngân sách
không đạt kế hoạch vì các đơn vị sản xuất kinh doanh phải ngừng hoạt động,
người lao động không có lương đóng thuế thu nhập như bình thường. => Hầu hết
các nước đều tăng cường chi ngân sách hỗ trợ, kết hợp miễn, giảm, hoãn, gia hạn
nộp thuế, phí các loại, nhiều nước cũng có hỗ trợ gián tiếp thông qua các biện
pháp hỗ trợ lãi vay, thanh khoản, bảo lãnh .Các gói hỗ trợ tài khóa là hết sức cần
thiết trong giai đoạn nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch và cũng không kém
phần quan trọng khi nền kinh tế bước sang giai đoạn chuyển tiếp hướng tới phục hồi. 5.2 Đối với Việt Nam
Dưới góc độ chính sách kinh tế vĩ mô, cần sử dụng công cụ chính là chính
sách tài khóa còn chính sách tiền tệ sẽ đóng vai trò hỗ trợ. Các nhà phân tích
chính sách ở hầu hết các quốc gia đều thống nhất về sự cần thiết của việc sử dụng
ngân sách để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế. Thông thường, chính
sách tài khóa tập trung thực hiện 5 nhóm giải pháp sau: lOMoARcPSD|49605928
-Thứ nhất, hoàn thiện chính sách về thu ngân sách nhà nước, phân bổ hợp lý
nguồn lực phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ( Hiện nay việc thu
thuế/GDP ở nước ta còn thấp,có thể tăng thuế ở một số ngành như là bất động sản
,thuế thừa kế,...Ngoài ra, để mở rộng nguồn vốn, Chính phủ có thể thông qua
nguồn tài sản là doanh nghiệp nhà nước, giao quyền tự chủ cho người đại diện
phần vốn tại doanh nghiệp để thực hiện đầu tư các dự án theo kế hoạch đầu tư
trung hạn. Theo đó, doanh nghiệp nhà nước được quyền đem vốn và tài sản thế
chấp tại ngân hàng để đầu tư các dự án đó.
-Thứ hai, vay nợ là một nguồn tiềm năng, có thể vay nợ nước ngoài từ các tổ chức
tài chính quốc tế (trong bối cảnh khả năng cho vay trên thị trường quốc tế đang
gặp hạn chế thì việc phát hành trái phiếu cho nhà đầu tư trong nước là một lựa
chọn. Bên cạnh đó, để thu hút các nhà đầu tư trong nước mua trái phiếu, Chính
phủ có thể xem xét phát hành trái phiếu có lãi suất điều chỉnh theo lạm phát, phát
hành trái phiếu chính phủ cả nội tệ và ngoại tệ để có thu hút nguồn lực thực hiện
hỗ trợ cho doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch COVID-19 và tái cơ cấu nền kinh tế)