Bài tiểu luận cuối kì - Nhóm 08 -Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Bài tiểu luận cuối kì - Nhóm 08 -Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.

Môn:
Trường:

Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu

Thông tin:
17 trang 2 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tiểu luận cuối kì - Nhóm 08 -Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Bài tiểu luận cuối kì - Nhóm 08 -Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.

90 45 lượt tải Tải xuống
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
TÌNH BẠN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CÁ NHÂN
Môn: Triết học trong cuộc sống
Lớp: 1343
Giảng viên hướng dẫn: Bùi Nguyên Hãn
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 08
Thành phố Hồ Chí Minh, 02/2024
THÀNH VIÊN NHÓM
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................1
I. MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 2
1. Lý do chọn đề tài:.....................................................................................................2
2. Mục tiêu nghiên cứu:...............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...........................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu:.........................................................................................3
II. NỘI DUNG:.............................................................................................................3
Chương 1: Tổng quan về tình bạn và sự phát triển cá nhân...........................................3
1.1 Khái niệm về tình bạn ?.....................................................................................3
1.2 Định nghĩa sự phát triển cá nhân:......................................................................3
Chương 2: Quan niệm của các triết gia về tình bạn........................................................4
2.1 Quan niệm của Platon:.......................................................................................4
2.2 Quan niệm của Epicurus:...................................................................................5
2.3 Quan niệm của Voltaire:....................................................................................5
2.4 So sánh quan niệm của các triết gia về tình bạn:...............................................6
Chương 3: Tại sao tình bạn đóng góp phần quan trọng trong quá trình phát triển cá
nhân ?.............................................................................................................................7
3.1 Tình bạn đóng góp phần quan trọng trong quá trình phát triển cá nhân:................7
3.2 Tình bạn ảnh hưởng như thế nào đến cộng đồng ?................................................8
Chương 4: Cách thức xây dựng, duy trì và vượt qua cảm xúc tiêu cực của tình bạn
trong quá trình phát triển cá nhân:..................................................................................9
4.1 Cách thức xây dựng và duy trì tình bạn:............................................................9
4.2 Chấm dứt và vượt qua cảm xúc tiêu cực từ những mối quan hệ bạn bè độc hại
trong quá trình phát triển cá nhân:.............................................................................10
III. KẾT LUẬN:...........................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................13
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy đã đồng ý hướng dẫn và hỗ trợ
chúng em trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “ Tình bạn và sự phát triển cá
nhân”. Chúng em cảm thấy may mắn và tự hào khi được học tập và làm việc trong một
môi trường đầy thử thách và cơ hội như đại học.
Cuối cùng chúng em xin chúc thầy và các bạn luôn vững vàng trong sự nghiệp
giảng dạy và học tập, và hy vọng đề tài này sẽ đóng góp những giá trị tích cực cho việc
nâng cao nhận thức về vấn đề tình bạn ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển cá nhân trong
xã hội hiện nay.
1
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Heinrich Zschoke từng viết: “Ai không có bạn thì người đó đi lang thang trên
quả đất này như người xa lạ không nơi bám víu”.
- Từ câu viết của Heinrich Zschoke, chúng ta có thể khẳng định “tình bạn” là
một phần không thể thiếu trong cuộc sống, mỗi người ít nhất cũng sẽ có
những tình bạn khác nhau tồn tại và đồng hành trong quá trình phát triển cá
nahan, đó có thể là tình bạn xã giao, tình bạn thân, tình bạn tri kỉ, v.v….
“Tình bạn” không chỉ phản ánh sâu sắc về mối quan hệ xã hội trong giao
tiếp mà còn nhấn mạnh trong việc định hình tư duy, nhân cách và lối sống
của mỗi cá nhân.
- “Tình bạn” không chỉ là nền tảng xây dựng kĩ năng giao tiếp mà còn là sự
thấu hiểu, sự đồng cảm, nguồn hỗ trợ tinh thần giúp các cá nhân phát triển
những kĩ năng mềm, học hỏi từ chính mối quan hệ bạn bè, v.v…. “Tình
bạn” cũng có những ảnh hưởng và tác động sâu sắc về cả mặt tích cực và
tiêu cực trong quá trình phát triển cá nhân về cảm xúc và tâm lý.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Tác động của tình bạn đối với sự phát triển cá nhân: Nghiên cứu này có thể
quan tâm đến tác động của mối quan hệ bạn bè với sự phát triển cá nhân,
bao gồm cả khía cạnh về tâm lý, xã hội, và học thuật. Nghiên cứu này có
thể xem xét cách mối quan hệ bạn bè hỗ trợ góp phần vào sự phát triển cá
nhân tích cực.
- Hiểu rõ tầm quan trọng, sự ảnh hưởng và phương pháp xây dựng tình bạn
trong quá trình phát triển cá nhân: thời đại hiện nay, công nghệ và môi
trường xã hội đã ảnh hưởng đến cách mọi người xây dựng và duy trì mối
quan hệ bạn bè. Sự phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật số và sự kiêng nể về thời
gian có thể làm thay đổi cách mà tình bạn được phát triển và duy trì.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
2
- Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên Đại học Hoa Sen
- Phạm vi nghiên cứu: Trường Đại học Hoa Sen
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
II. NỘI DUNG:
Chương 1: Tổng quan về tình bạn và sự phát triển cá nhân
1.1 Khái niệm về tình bạn ?
Tình bạn là một mối quan hệ xã hội đặc biệt giữa hai hoặc nhiều người
dựa trên tình yêu, lòng tin, sự tôn trọng và sựu chia sẻ. Tình bạn là một dạng
quan hệ không phụ thuộc vào quyền lợi cá nhân hay các yếu tố khác như tình
yêu lãng mạng hay quan hệ gia đình.
Theo triết gia Aristotle, ông từng viết “Khi vướng vào đói nghèo và
những nỗi bất hạnh, người ta tìm đến tình bạn như nơi nương náu duy nhất
của mình. Tình bạn giúp người trẻ thoát khỏi những lầm lỡ giống như cách
người già tìm đến tình bạn khi họ cần sự chăm sóc, khi sức khỏe không còn
sung mãn; tình bạn cũng khiến người ta cư xử cao thượng hơn vì đi hai người
thì suy nghĩ và hành động chín chắn hơn.” (Thảo, 2020) Triết gia Aristotle cho
rằng tình bạn là một niềm vui lớn trong cuộc đời mỗi người, là nơi hỗ trợ tinh
thần khi ta gặp những khó khăn, sẽ là một cuộc đời đáng sống nếu ta có một
tình bạn đẹp, bền vững và lâu dài.
1.2 Định nghĩa sự phát triển cá nhân:
Theo huấn luyện về sự nghiệp và phát triển cá nhân Kathy Caprino cho
biết Phát triển cá nhân là quá trình trở nên mạnh mẽ hơn, tự tin hơn và hiệu
quả hơn với tư cách là một con người và là tác nhân thay đổi cuộc sống của
chính bạn. Cụ thể hơn, nó liên quan đến “cách bạn nhìn và nhận thức về bản
thân, tương tác với người khác, tương tác với thế giới và hình dung tương lai
và khả năng của bạn” . (Squillace, 2020) Phát triển cá nhân là quá trình liên
3
tục của việc tăng cường và mở rộng kỹ năng, kiến thức, và phẩm chất cá nhân
để đạt được tiềm năng tối đa và đáp ứng các mục tiêu cá nhân.
Quá trình này có thể bao gồm việc học hỏi từ kinh nghiệm, tham gia các
khóa đào tạo, đọc sách, tìm kiếm sự hỗ trợ và phản hồi từ người khác, và thực
hiện các hoạt động nhằm mục tiêu phát triển bản thân. Điều này cũng có thể
bao gồm việc xây dựng sự tự nhận thức, quản lý thời gian, xử lý stress, và phát
triển mối quan hệ xã hội. Quá trình này thường tập trung vào việc tạo ra sự cân
bằng giữa các khía cạnh của cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp để tạo ra sự
thịnh vượng toàn diện.
Chương 2: Quan niệm của các triết gia về tình bạn
Danh ngôn có câu “Sống mà không có tình bạn, chẳng khác nào cỏ cây
thiếu ánh sáng mặt trời”. Liệu rằng ví tình bạn như ánh sáng mặt trời có đúng
hay không ? Trong lịch sử nhân loại, có nhiều triết gia, và bậc thánh nhân đã có
những quan niệm khác nhau về tình bạn.
II.1 Quan niệm của Platon:
Triết gia Platon quan niệm rằng: “Thượng Đế dựng nên các người bạn,
và dẫn người bạn này đến với người bạn kia”. Theo triết gia, “Thượng Đế”
không nhấ thiết phải hiểu đơn giản là một thực thể siêu nhiên, mà có thể là
nguyên lý tối cao, tinh thần hay khái niệm về một sự hoàn hảo và tốt lành.
Platon cho rằng mỗi con người chứa đựng một phần của tinh thần tốt
lành, và khi chúng ta tìm thấy những người bạn, cũng như chúng ta đang tìm
thấy một phần của chính mình trong người khác. Qua tình bạn, chúng ta có
những cơ hội trở nên hoàn hảo hơn, và thông qua việc tương tác với những
người bạn, chúng ta được dẫn đến sự tốt lành.
Quan niệm của Platon về “Thượng Đế dựng nên các người bạn, và dẫn
người bạn này đến với người bạn kia” xoay quanh ý tưởng về sự kết nối tinh
4
thần, việc tìm thấy và phát triển mối quan hệ tốt lành, và xây dựng sự hoàn
thiện qua tình bạn.
II.2 Quan niệm của Epicurus:
Triết gia Epicurus quan niệm rằng “Tình bạn là điều quan trọng nhất,
bởi vì chính tình bạn dẫn đến sự khôn ngoan và sung mãn. Tình bạn cho mình
cảm giác được an tâm và giải tỏa cho mình khỏi lo lắng, làm cho mình sống
sâu đậm hơn. Đó là điều kiện thiết yếu cho một hạnh phúc thật sự”.
Triết gia Epicurus nổi tiếng với quan điểm về niềm vui và hạnh phúc.
Ông coi tình bạn là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống. Quan niệm của ông
về tình bạn không chỉ xoay quanh mặt tích cực của tương tác xã hội mà còn về
tầm quan trọng của nó với sự phát triển cá nhân và hạnh phúc.
Theo Epicurus, tình bạn không chỉ mang đến niềm vui và sự hỗ trợ tinh
thần mà còn giúp con người cảm thấy an tâm và giải tỏa những lo lắng. Tình
bạn còn là điều kiện cho sự khôn ngoan, và sung mãn bởi lẽ qua tình bạn, con
người có thể học hỏi, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm, và cảm nhận mức
độ sâu đậm của cuộc sống.
Tình bạn không chỉ là điều quan trọng nhất mà còn là một điều kiện
thiết yếu cho một hạnh phúc thật sự, và qua đó, tình bạn cũng góp phần vào sự
hoàn thiện và thành công cá nhân.
II.3 Quan niệm của Voltaire:
Voltaire đã từng nói “Tất cả những cái trọng đại ở đời này không bằng
một người bạn tốt”
Voltaire, một trong những triết gia nổi tiếng nhất của Thời kỳ Khai Sáng
Châu Âu, được biết đến với quan điểm sâu sắc về nhiều khía cạnh của cuộc
sống, bao gồm cả những suy nghĩ rất tinh tế về tình bạn. Câu nói "Tất cả
những cái trọng đại ở đời này không bằng một người bạn tốt” phản ánh quan
5
điểm của ông về giá trị vô giá của mối quan hệ cá nhân và tầm quan trọng của
tình bạn chân chính.
Dưới góc độ của Voltaire và nhiều tư tưởng gia Thời kỳ Khai Sáng
khác, lý trí và các mối quan hệ xã hội đóng một vai trò quan trọng trong cuộc
sống của con người. Tình bạn, theo quan niệm của họ, không chỉ là nguồn vui
và sự hỗ trợ mà còn là phương tiện để thúc đẩy sự phát triển cá nhân và trí tuệ.
Một người bạn tốt sẽ thúc đẩy ta suy nghĩ sâu sắc hơn, làm việc tốt hơn, và trở
thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
Trong thời đại của ông, các giá trị như lý trí, khoa học, và tiến bộ xã hội
đang trên đà lên ngôi, thay thế cho những suy nghiệm siêu nhiên và mê tín dị
đoan của thời Trung Cổ. Tình bạn, khi được hiểu theo cách này, cũng là một bộ
phận của mô hình lý tính ấy, khi nó nắm bắt được sự tương tác giữa các cá
nhân thông qua đối thoại, trao đổi ý kiến và sự hợp tác, đều là những yếu tố
cần thiết cho sự nở rộ của xã hội và văn minh.
Như vậy, quan điểm của Voltaire về tình bạn có thể được hiểu không
chỉ là việc đánh giá cao những mối quan hệ cá nhân mà còn là việc nhìn nhận
tình bạn như một phần quan trọng của cuộc sống xã hội và phát triển cá nhân,
phản ánh tư duy của một thời đại đầy tính khai sáng và tiến bộ.
II.4 So sánh quan niệm của các triết gia về tình bạn:
Quan niệm về tình bạn của ba triết gia Platon, Epicurus và Voltaire đều
nêu bật giá trị và vai trò quan trọng của tình bạn trong cuộc sống con người.
Tuy nhiên, họ đến từ các thời kỳ khác nhau và có những cách tiếp cận triết học
khác biệt, điều này phản ánh các khác biệt trong quan điểm của họ.
Triết gia Platon
Quan điểm của Platon xuất phát từ nền tảng lý thuyết hình thái về các
hình thức hoàn hảo vũ trụ, trong đó ông nhìn nhận tình bạn như là một phần
của thiết kế cao cả và trật tự thiêng liêng. Mối quan hệ tình bạn không chỉ là
6
| 1/17

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
TÌNH BẠN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CÁ NHÂN
Môn: Triết học trong cuộc sống Lớp: 1343
Giảng viên hướng dẫn: Bùi Nguyên Hãn
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 08
Thành phố Hồ Chí Minh, 02/2024 THÀNH VIÊN NHÓM MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................1
I. MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 2
1. Lý do chọn đề tài:.....................................................................................................2
2. Mục tiêu nghiên cứu:...............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...........................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu:.........................................................................................3 II.
NỘI DUNG:.............................................................................................................3
Chương 1: Tổng quan về tình bạn và sự phát triển cá nhân...........................................3 1.1
Khái niệm về tình bạn ?.....................................................................................3 1.2
Định nghĩa sự phát triển cá nhân:......................................................................3
Chương 2: Quan niệm của các triết gia về tình bạn........................................................4 2.1
Quan niệm của Platon:.......................................................................................4 2.2
Quan niệm của Epicurus:...................................................................................5 2.3
Quan niệm của Voltaire:....................................................................................5 2.4
So sánh quan niệm của các triết gia về tình bạn:...............................................6
Chương 3: Tại sao tình bạn đóng góp phần quan trọng trong quá trình phát triển cá
nhân ?.............................................................................................................................7
3.1 Tình bạn đóng góp phần quan trọng trong quá trình phát triển cá nhân:................7
3.2 Tình bạn ảnh hưởng như thế nào đến cộng đồng ?................................................8
Chương 4: Cách thức xây dựng, duy trì và vượt qua cảm xúc tiêu cực của tình bạn
trong quá trình phát triển cá nhân:..................................................................................9 4.1
Cách thức xây dựng và duy trì tình bạn:............................................................9 4.2
Chấm dứt và vượt qua cảm xúc tiêu cực từ những mối quan hệ bạn bè độc hại
trong quá trình phát triển cá nhân:.............................................................................10 III.
KẾT LUẬN:...........................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................13 LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy đã đồng ý hướng dẫn và hỗ trợ
chúng em trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “ Tình bạn và sự phát triển cá
nhân”. Chúng em cảm thấy may mắn và tự hào khi được học tập và làm việc trong một
môi trường đầy thử thách và cơ hội như đại học.
Cuối cùng chúng em xin chúc thầy và các bạn luôn vững vàng trong sự nghiệp
giảng dạy và học tập, và hy vọng đề tài này sẽ đóng góp những giá trị tích cực cho việc
nâng cao nhận thức về vấn đề tình bạn ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển cá nhân trong xã hội hiện nay. 1 I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài:
Heinrich Zschoke từng viết: “Ai không có bạn thì người đó đi lang thang trên
quả đất này như người xa lạ không nơi bám víu”.
- Từ câu viết của Heinrich Zschoke, chúng ta có thể khẳng định “tình bạn” là
một phần không thể thiếu trong cuộc sống, mỗi người ít nhất cũng sẽ có
những tình bạn khác nhau tồn tại và đồng hành trong quá trình phát triển cá
nahan, đó có thể là tình bạn xã giao, tình bạn thân, tình bạn tri kỉ, v.v….
“Tình bạn” không chỉ phản ánh sâu sắc về mối quan hệ xã hội trong giao
tiếp mà còn nhấn mạnh trong việc định hình tư duy, nhân cách và lối sống của mỗi cá nhân.
- “Tình bạn” không chỉ là nền tảng xây dựng kĩ năng giao tiếp mà còn là sự
thấu hiểu, sự đồng cảm, nguồn hỗ trợ tinh thần giúp các cá nhân phát triển
những kĩ năng mềm, học hỏi từ chính mối quan hệ bạn bè, v.v…. “Tình
bạn” cũng có những ảnh hưởng và tác động sâu sắc về cả mặt tích cực và
tiêu cực trong quá trình phát triển cá nhân về cảm xúc và tâm lý. 2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Tác động của tình bạn đối với sự phát triển cá nhân: Nghiên cứu này có thể
quan tâm đến tác động của mối quan hệ bạn bè với sự phát triển cá nhân,
bao gồm cả khía cạnh về tâm lý, xã hội, và học thuật. Nghiên cứu này có
thể xem xét cách mối quan hệ bạn bè hỗ trợ góp phần vào sự phát triển cá nhân tích cực.
- Hiểu rõ tầm quan trọng, sự ảnh hưởng và phương pháp xây dựng tình bạn
trong quá trình phát triển cá nhân: thời đại hiện nay, công nghệ và môi
trường xã hội đã ảnh hưởng đến cách mọi người xây dựng và duy trì mối
quan hệ bạn bè. Sự phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật số và sự kiêng nể về thời
gian có thể làm thay đổi cách mà tình bạn được phát triển và duy trì.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2
- Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên Đại học Hoa Sen
- Phạm vi nghiên cứu: Trường Đại học Hoa Sen
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu II. NỘI DUNG:
Chương 1: Tổng quan về tình bạn và sự phát triển cá nhân
1.1 Khái niệm về tình bạn ?
Tình bạn là một mối quan hệ xã hội đặc biệt giữa hai hoặc nhiều người
dựa trên tình yêu, lòng tin, sự tôn trọng và sựu chia sẻ. Tình bạn là một dạng
quan hệ không phụ thuộc vào quyền lợi cá nhân hay các yếu tố khác như tình
yêu lãng mạng hay quan hệ gia đình.
Theo triết gia Aristotle, ông từng viết “Khi vướng vào đói nghèo và
những nỗi bất hạnh, người ta tìm đến tình bạn như nơi nương náu duy nhất
của mình. Tình bạn giúp người trẻ thoát khỏi những lầm lỡ giống như cách
người già tìm đến tình bạn khi họ cần sự chăm sóc, khi sức khỏe không còn
sung mãn; tình bạn cũng khiến người ta cư xử cao thượng hơn vì đi hai người
thì suy nghĩ và hành động chín chắn hơn.” (Thảo, 2020) Triết gia Aristotle cho
rằng tình bạn là một niềm vui lớn trong cuộc đời mỗi người, là nơi hỗ trợ tinh
thần khi ta gặp những khó khăn, sẽ là một cuộc đời đáng sống nếu ta có một
tình bạn đẹp, bền vững và lâu dài.
1.2 Định nghĩa sự phát triển cá nhân:
Theo huấn luyện về sự nghiệp và phát triển cá nhân Kathy Caprino cho
biết “Phát triển cá nhân là quá trình trở nên mạnh mẽ hơn, tự tin hơn và hiệu
quả hơn với tư cách là một con người và là tác nhân thay đổi cuộc sống của
chính bạn. Cụ thể hơn, nó liên quan đến “cách bạn nhìn và nhận thức về bản
thân, tương tác với người khác, tương tác với thế giới và hình dung tương lai
và khả năng của bạn” (Squillace, 2020). Phát triển cá nhân là quá trình liên 3
tục của việc tăng cường và mở rộng kỹ năng, kiến thức, và phẩm chất cá nhân
để đạt được tiềm năng tối đa và đáp ứng các mục tiêu cá nhân.
Quá trình này có thể bao gồm việc học hỏi từ kinh nghiệm, tham gia các
khóa đào tạo, đọc sách, tìm kiếm sự hỗ trợ và phản hồi từ người khác, và thực
hiện các hoạt động nhằm mục tiêu phát triển bản thân. Điều này cũng có thể
bao gồm việc xây dựng sự tự nhận thức, quản lý thời gian, xử lý stress, và phát
triển mối quan hệ xã hội. Quá trình này thường tập trung vào việc tạo ra sự cân
bằng giữa các khía cạnh của cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp để tạo ra sự
thịnh vượng toàn diện.
Chương 2: Quan niệm của các triết gia về tình bạn
Danh ngôn có câu “Sống mà không có tình bạn, chẳng khác nào cỏ cây
thiếu ánh sáng mặt trời”. Liệu rằng ví tình bạn như ánh sáng mặt trời có đúng
hay không ? Trong lịch sử nhân loại, có nhiều triết gia, và bậc thánh nhân đã có
những quan niệm khác nhau về tình bạn. II.1
Quan niệm của Platon:
Triết gia Platon quan niệm rằng: “Thượng Đế dựng nên các người bạn,
và dẫn người bạn này đến với người bạn kia”. Theo triết gia, “Thượng Đế”
không nhấ thiết phải hiểu đơn giản là một thực thể siêu nhiên, mà có thể là
nguyên lý tối cao, tinh thần hay khái niệm về một sự hoàn hảo và tốt lành.
Platon cho rằng mỗi con người chứa đựng một phần của tinh thần tốt
lành, và khi chúng ta tìm thấy những người bạn, cũng như chúng ta đang tìm
thấy một phần của chính mình trong người khác. Qua tình bạn, chúng ta có
những cơ hội trở nên hoàn hảo hơn, và thông qua việc tương tác với những
người bạn, chúng ta được dẫn đến sự tốt lành.
Quan niệm của Platon về “Thượng Đế dựng nên các người bạn, và dẫn
người bạn này đến với người bạn kia” xoay quanh ý tưởng về sự kết nối tinh 4
thần, việc tìm thấy và phát triển mối quan hệ tốt lành, và xây dựng sự hoàn thiện qua tình bạn. II.2
Quan niệm của Epicurus:
Triết gia Epicurus quan niệm rằng “Tình bạn là điều quan trọng nhất,
bởi vì chính tình bạn dẫn đến sự khôn ngoan và sung mãn. Tình bạn cho mình
cảm giác được an tâm và giải tỏa cho mình khỏi lo lắng, làm cho mình sống
sâu đậm hơn. Đó là điều kiện thiết yếu cho một hạnh phúc thật sự”.
Triết gia Epicurus nổi tiếng với quan điểm về niềm vui và hạnh phúc.
Ông coi tình bạn là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống. Quan niệm của ông
về tình bạn không chỉ xoay quanh mặt tích cực của tương tác xã hội mà còn về
tầm quan trọng của nó với sự phát triển cá nhân và hạnh phúc.
Theo Epicurus, tình bạn không chỉ mang đến niềm vui và sự hỗ trợ tinh
thần mà còn giúp con người cảm thấy an tâm và giải tỏa những lo lắng. Tình
bạn còn là điều kiện cho sự khôn ngoan, và sung mãn bởi lẽ qua tình bạn, con
người có thể học hỏi, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm, và cảm nhận mức
độ sâu đậm của cuộc sống.
Tình bạn không chỉ là điều quan trọng nhất mà còn là một điều kiện
thiết yếu cho một hạnh phúc thật sự, và qua đó, tình bạn cũng góp phần vào sự
hoàn thiện và thành công cá nhân. II.3
Quan niệm của Voltaire:
Voltaire đã từng nói “Tất cả những cái trọng đại ở đời này không bằng
một người bạn tốt”
Voltaire, một trong những triết gia nổi tiếng nhất của Thời kỳ Khai Sáng
Châu Âu, được biết đến với quan điểm sâu sắc về nhiều khía cạnh của cuộc
sống, bao gồm cả những suy nghĩ rất tinh tế về tình bạn. Câu nói "Tất cả
những cái trọng đại ở đời này không bằng một người bạn tốt” phản ánh quan 5
điểm của ông về giá trị vô giá của mối quan hệ cá nhân và tầm quan trọng của tình bạn chân chính.
Dưới góc độ của Voltaire và nhiều tư tưởng gia Thời kỳ Khai Sáng
khác, lý trí và các mối quan hệ xã hội đóng một vai trò quan trọng trong cuộc
sống của con người. Tình bạn, theo quan niệm của họ, không chỉ là nguồn vui
và sự hỗ trợ mà còn là phương tiện để thúc đẩy sự phát triển cá nhân và trí tuệ.
Một người bạn tốt sẽ thúc đẩy ta suy nghĩ sâu sắc hơn, làm việc tốt hơn, và trở
thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
Trong thời đại của ông, các giá trị như lý trí, khoa học, và tiến bộ xã hội
đang trên đà lên ngôi, thay thế cho những suy nghiệm siêu nhiên và mê tín dị
đoan của thời Trung Cổ. Tình bạn, khi được hiểu theo cách này, cũng là một bộ
phận của mô hình lý tính ấy, khi nó nắm bắt được sự tương tác giữa các cá
nhân thông qua đối thoại, trao đổi ý kiến và sự hợp tác, đều là những yếu tố
cần thiết cho sự nở rộ của xã hội và văn minh.
Như vậy, quan điểm của Voltaire về tình bạn có thể được hiểu không
chỉ là việc đánh giá cao những mối quan hệ cá nhân mà còn là việc nhìn nhận
tình bạn như một phần quan trọng của cuộc sống xã hội và phát triển cá nhân,
phản ánh tư duy của một thời đại đầy tính khai sáng và tiến bộ. II.4
So sánh quan niệm của các triết gia về tình bạn:
Quan niệm về tình bạn của ba triết gia Platon, Epicurus và Voltaire đều
nêu bật giá trị và vai trò quan trọng của tình bạn trong cuộc sống con người.
Tuy nhiên, họ đến từ các thời kỳ khác nhau và có những cách tiếp cận triết học
khác biệt, điều này phản ánh các khác biệt trong quan điểm của họ. Triết gia Platon
Quan điểm của Platon xuất phát từ nền tảng lý thuyết hình thái về các
hình thức hoàn hảo vũ trụ, trong đó ông nhìn nhận tình bạn như là một phần
của thiết kế cao cả và trật tự thiêng liêng. Mối quan hệ tình bạn không chỉ là 6