-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tiểu luận đề tài “Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù “
Bài tiểu luận đề tài “Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù “nguyên nhân và kết quả” và vận dụng cặp phạm trù này trong giải quyết hoạt động thực tiễn về tai nạn lao động ở Việt Nam hiện nay” học phần Triết học Mac-Lênin của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Môn: Triết học Mac-Lenin & tư tưởng Hồ Chí Minh
Trường: Đại học Luật Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARc PSD|36517948
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................2
I.NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA CẶP PHẠM TRÙ
“NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ”........................................................................2
1.Khái niệm phạm trù nguyên nhân và kết quả......................................................2
2.Một số tính chất của mối liên hệ nhân quả..........................................................2
2.1. Tính khách quan...........................................................................................2
2.2. Tính phổ biến...............................................................................................3
2.3. Tính tất yếu..................................................................................................3
3.Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả.......................................3
3.1. Nguyên nhân sản sinh ra kết quả.................................................................3
3.2. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân...................................4
3.3. Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả............................................5
4.Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân
và kết quả................................................................................................................5
4.1. Trong nhận thức...........................................................................................5
4.2. Trong hoạt động thực tiễn............................................................................6
II.VẬN DỤNG CẶP PHỤM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ VÀO
PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TAI NẠN LAO ĐỘNG Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY.....................................................................................................7
1.Thực trạng vấn đề tai nạn lao động ở Việt Nam hiện nay...................................7
2.Vận dụng nội dụng và ý nghĩa cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả vào giải
quyết vấn đề tai nạn lao động ở Việt Nam..............................................................9
2.1. Phạm trù nguyên nhân trong vấn đề tai nạn lao độngở nước ta...................9
2.2. Phạm trù kết quả trong vấn đề tai nạn lao động ở Việt Nam.....................10
2.3. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả qua vấn đề tai nạn lao
động...................................................................................................................11
2.4. Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân, kết quả qua vấn đề
tai nạn lao động ở Việt Nam hiện nay..........................................................12
PHẦN KẾT LUẬN.....................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................15 lOMoARc PSD|36517948
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong quá trình vận động của thế giới vật chất nói chung, mối liên hệ giữa nguyên nhân
và kết quả là mối liên hệ có tính khách quan nhất, phổ biến nhất. Bởi mọi sự vận động
biến đổi nào của thế giới vật chất suy cho cùng cũng đều là mối liên hệ nhân quả, như
Lô-mô-nô-xốp đã từng khẳng định bằng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng:
“ Năng lượng không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ dạng
này sang dạng khác..” Do đó có thể nói, mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ tự nhiên
đầu tiên được phản ảnh vào đầu óc con người. Chính vì vậy, nhiệm vụ của nhận thức
khoa học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư
duy để giải thích được các hiện tượng đó. Từ những lý do trên, chúng em đã mạnh dạn
chọn đề tài “Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù “nguyên nhân
và kết quả” và vận dụng cặp phạm trù này trong giải quyết hoạt động thực tiễn về tai
nạn lao động ở Việt Nam hiện nay”.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên bài viết không tránh khỏi sai
sót. Chúng em mong nhận được những ý kiến nhận xét, đóng góp từ cô và các bạn để
bài làm được hoàn thiện hơn.
PHẦN NỘI DUNG I.NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA
CẶP PHẠM TRÙ
“NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ”
1.Khái niệm phạm trù nguyên nhân và kết quả
Nguyên nhân là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tương tác lẫn nhau giữa các mặt
trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một hoặc hơn một sự biến đổi nhất định.
Kết quả là phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tương tác giữa
các yếu tố mang tính nguyên nhân gây lên.
Ví dụ: Sự tác động qua lại giữa chiếc dùi và mặt trống là nguyên nhân của tiếng trống
kêu. Tiếng trống kêu là kết quả của sự tác động giữa chiếc dùi và mặt trống.
Trong hai khái niệm trên, chúng ta cần lưu ý phân biệt khái niệm về nguyên nhân và
nguyên cớ: Nguyên cớ là một sự kiện xảy ra ngay trước kết quả nhưng không sinh ra
kết quả. Nguyên cớ có liên hệ nhất định với kết quả nhưng đó là mối liên hệ bên ngoài,
không bản chất. Ví dụ: Chiến tranh Irap – bài học về tạo cớ gây chiến. Đây là một cuộc lOMoARc PSD|36517948
chiến điển hình về nghệ thuật ‘tạo cớ’ và khả năng ‘vượt mặt’ Liên Hợp Quốc để hành
động. Khi ấy Mỹ đã khẳng định rằng Irắc vẫn đang sở hữu và phát triển vũ khí hủy diệt
hàng loạt đồng thời có liên hệ với tổ chức khủng bố Al- Qaeda. Mặc dù không nhận
được nghị quyết phê chuẩn của Liên Hợp Quốc và bị thế giới phản đối, tổng thống Mỹ
W.Bush phát động chiến tranh xâm lược Iraq. Thực chất, Irap không có liên quan tới tổ
chức khủng bố và không sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt như thanh tra của Liên Hợp
Quốc đã kết luận. Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên
nhân nhưng có tác dụng đối với việc sinh ra kết quả. Ví dụ như nhiệt độ, áp suất, chất
xúc tác,… Các điều kiện này cùng với những hiện tượng khác có mặt khi nguyên nhân
gây ra kết quả được gọi là hoàn cảnh.
2.Một số tính chất của mối liên hệ nhân quả
2.1. Tính khách quan
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì mối liên hệ nhân quả là mối
liên hệ khách quan của bản thân các sự vật. Tính khách quan của mối liên hệ nhân quả
thể hiện ở chỗ mối liên hệ đó tồn tại trong bản thân các sự vật, nó tồn tại ngoài ý muốn
của con người, không phụ thuộc vào việc ta có nhận thức được nó hay không. Mối quan
hệ nhân quả là vốn có trong bản than sự vật nên không thể đồng nhất nó với khả năng
tiên đoán hay cảm giác của con người quyết định.
2.2. Tính phổ biến
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì tất cả mọi sự vật, hiện tượng
trong tự nhiên và xã hội đều được gây ra bởi những nguyên nhân nhất định, không có
sự vật, hiện tượng nào không có nguyên nhân của nó. Vấn đề là chúng ta đã phát hiện,
tìm ra được nguyên nhân đó hay chưa, các nguyên nhân vẫn tồn tại môt cách khách
quan. Đây là nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng hết sức quan trọng trong
nghiên cứu khoa học, nó đòi hỏi khi khoa học đứng trước một sự vật, hiện tượng nào đó
cần phải tìm ra nguyên nhân của sự vật, hiện tượng đó.
2.3. Tính tất yếu
Tính tất yếu ở đây không có nghĩa là cứ có nguyên nhân thì sẽ có kết quả, mà phải
đặt nguyên nhân trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Một nguyên nhân nhất định
trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định chỉ có thể gây ra một kết quả nhất định. Đó
là tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả trong những điều kiện nhất định.
Nếu những sự vật, hiện tượng về cơ bản là giống nhau, tác động trong những hoàn
cảnh tương đối giống nhau thì sẽ gây nên những kết quả giống nhau về cơ bản. lOMoARc PSD|36517948
Nếu các nguyên nhân và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì các kết quả do
chúng gây nên càng ít khác nhau bấy nhiêu.
Ví dụ: nước tinh khiết với hai nguyên tố cấu thành là hidro và oxy, không lẫn các tạp
chất khác thì nhiệt độ sôi của nước là 100 độ C.
3.Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
3.1. Nguyên nhân sản sinh ra kết quả
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nguyên nhân luôn có trước kết quả. Còn kết quả
chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động. Tuy nhiên, không phải
sự nối tiếp nào trong thời gian của các hiện tượng cũng đều biểu hiện mối liên hệ nhân
quả. Ví dụ: Ngày không phải là nguyên nhân của đêm và ngược lại hay sấm không phải nguyên nhân sinh ra chớp.
Mối liên hệ nhân quả không đơn thuần chỉ là sự tiếp nhau về mặt thời gian, mối quan
hệ nhân quả còn là mối quan hệ sản sinh. Trong thực tiễn thì mối liên hệ nhân quả biểu
hiện hết sức phức tạp, bởi nó còn phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh khác nhau. Cùng
một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau vì nguyên nhân sinh ra còn phụ
thuộc vào những điều kiện, hoàn cảnh nhất định, phép biện chứng duy vật cho rằng, một
nguyên nhân nhất định trong hoàn cảnh nhất định chỉ có thể gây ra một kết quả nhất
định. Ngược lại, cùng một kết quả có thể được gây nên bởi những nguyên nhân khác
nhau tác động riêng lẻ hoặc cùng một lúc. Nếu nguyên nhân khác nhau tác động lên sự
vật theo cùng một hướng thì sẽ gây nên ảnh hưởng cùng chiều, đẩy nhanh sự hình thành
kết quả. Ngược lại, nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng
khác nhau thì sẽ làm suy yếu, thậm chí triệt tiêu các tác dụng của nhau.
Căn cứ vào tính chất, vai trò, vị trí của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả,
có thể phân loại nguyên nhân thành:Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu,
nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
3.2. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân
Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai trò
thụ động đối với nguyên nhân, mà sẽ có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực ngược trở lại
đối với nguyên nhân. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân có thể diễn ra
hai chiều hướng: hoặc là tích cực thức đẩy các hoạt động của nguyên nhân, hạowc là
tiêu cực làm cản trở hoạt động của nguyên nhân. lOMoARc PSD|36517948
Ví dụ: Nhúng một thanh sắt vừa mới nung đỏ vào chậu nước nguội, thì nhiệt độ của
nước trong chậu sẽ tang lên. Sau đó, nước trong chậu do tăng nhiệt độ sẽ kìm hãm tốc
độ tỏa nhiệt của thanh sắt.
3.3. Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả
Trong quá trình vận động, phát triển, nguyên nhân có thể chuyển hóa thành kết quả.
Cái mà ở thời điểm hoặc trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì ở thời điểm hoặc
trong mối quan hệ khác lại là kết quả; còn kết quả lại trở thành nguyên nhân, nhưng ở
trong các quan hệ khác, thành nguyên nhân loại khác: nguyên nhân sinh ra kết quả, kết
quả cũng tác động lại nguyên nhân - chúng cũng nằm trong sự tương tác biện chứng. Ví
dụ: hoạt động của con người là một trong những nguyên nhân quan trọng trong sự phát
triển của xã hội từ đó là sự biến đổi của môi trường sự sống trên Trái đất. Và tiếp tục,
chính những biến đổi theo chiều hướng tiêu cực của môi trường hiện nay lại trở thành
nguyên nhân tác động trở lại theo chiều hướng bất lợi cho hoạt động của con người.
Engels nhân xét rằng: ” Nguyên nhân và kết quả là những biểu tượng có ý nghĩa là
nguyên nhân và kết quả khi nào được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt, nhưng khi
ta xét trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với toàn bộ thế giới, thì
nguyên nhân hội tụ lại và quyện vào nhau trong biểu tượng về sự tác động qua lại phổ
biến trong đó nguyên nhân và kết quả luôn đổi chỗ cho nhau: cái ở đây hay bây giờ là
nguyên nhân, thì ở chỗ khác hay lúc khác lại trở thành kết quả và ngược lại..”
Một hiện tượng nào đó là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt mình
sẽ trở thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ ba…. Và quá trình này tiếp tục mãi
không bao giờ kết thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng tận. Trong chuỗi đó không
có khâu nào là bắt đầu hay cuối cùng.
4.Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân
và kết quả
Từ việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả,
ta rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thực và hoạt động thực tiễn như sau:
4.1. Trong nhận thức
Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là không có sự vật,
hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân. Nhưng không phải con
người có thể nhận thức ngay được mọi nguyên nhân. Nhiệm vụ của nhận thức khoa học
là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy để
giải thích được những hiện tượng đó. Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế giới
hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không lOMoARc PSD|36517948
được tưởng tượng ra từ trong đầu óc của con người, tách rời thế giới hiện thực và để
nhận thức được sự vật, hiện tượng thì phải tìm đượcnguyên nhân xuất hiện của nó.
Bởi dấu hiệu đặc trưng của mối liên hệ nhân quả là nguyên sinh ra kết quả, nguyên
nhân luôn có trước kết quả nên khi xác định nguyên nhân của hiện tượng cần đặc biệt
chú ý dấu hiệu đặc trưng này.
Một hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra nên trong quá trình tìm nguyên
nhân của một hiện tượng nào đấy cần tìm trong những sự kiện những mối liên hệ xảy ra
trước khi hiện tượng đó xuất hiện, ta cần hết sức tỉ mỉ, thận trọng, vạch ra được kết quả
tác động của từng mặt, từng sự kiện, từng mối liên hệ cũng như từng tổ hợp khác nhau
của chúng. Từ đó ta mới có thể xác định đúng về nguyên nhân sinh ra hiện tượng.
Vì một hiện tượng trong mối quan hệ này là kết quả, trong mối quan hệ khác có thể
là nguyên nhân, nên để hiểu rõ tác dụng của hiện tượng ấy, cần xem xét nó trong những
mối quan hệ mà nó giữ vai trò là nguyên nhân cũng như trong những quan hệ nó là kết quả.
4.2. Trong hoạt động thực tiễn
Vì mối liên hệ nhân quả mang tính tất yếu nên ta có thể dựa vào mối liên hệ nhân quả
để hành động thực tiễn. Một sự vật, hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và
quyết định, nên khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó không vội kết luận về nguyên nhân
nào đã sinh ra nó; khi muốn gây ra một sự vật, hiện tượng có ích trong thực tiễn cần
phải lựa chọn phương pháp thích hợp nhất với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể chứ không
nên rập khuôn theo phương pháp cũ.
Khi hành động, ta cần chú ý: Muốn loại bỏ một hiện tượng nào đó, cần loại bỏ nguyên
nhân làm nảy sinh ra nó. Muốn cho hiện tượng xuất hiện, cần tạo ra nguyên nhân cùng
những điều kiện cần thiết. Vì hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân tác động
riêng lẻ hoặc đồng thời nên cần tùy hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn phương pháp thích
hợp. Trong hoạt động thực tiễn cần dựa trước hết vào các nguyên nhân chủ yếu và
nguyên nhân bên trong. Vì chúng giữ vai trò quyết định trong sự xuất hiện, vận động và
tiêu vong của hiện tượng. Để đẩy nhanh hay kìm hãm, loại trừ sự biến đổi của một hiện
tượng xã hội nào đó, ta cần làm cho các nguyên nhân chủ quan tác động cùng chiều, hay
lệch hoặc ngược chiều với chiều vận động của mối quan hệ nhân quả khách quan.
II.VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ VÀO PHÂN
TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TAI NẠN LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY lOMoARc PSD|36517948
1.Thực trạng vấn đề tai nạn lao động ở Việt Nam hiện nay
Theo bộ Lao động – thương binh và xã hội, trong lĩnh vực công nghiệp, mỗi năm có
khoảng 5000 vụ tai nạn lao động khiến từ 500 đến 600 người chết. Trong đó lĩnh vực
khai thác khoáng sản nói chung và khai thác đá nói riêng luôn chiếm tỷ lệ cao, khoảng
18 đến 20% tổng số vụ tai nạn lao động. Trong ngành xây dựng, các trường hợp xảy ra
tai nạn nhiều là ngã từ trên cao xuống, sập đổ công trình, vật đè, điện giật. Còn trong
các ngành hóa chất, chỉ riêng trong tập đoàn hóa chất trong 5 năm gần đây xảy ra 157
vụ tai nạn lao động. Tình trạng nhiễm độc ở các cơ sở hóa chất như sản xuất chất dẻo,
in bao bì, giày, da và nhiễm độc hóa chất qua thức ăn xảy ra thường xuyên ở nhiều nơi,
có nhiệm vụ rất nghiêm trọng. Theo thống kê, năm 2011, trên toàn quốc xảy ra 5125 vụ
tai nạn làm 5307 người bị tai nạn, có 554 vụ gây chết người và tổng cộng có 601 người
chết. Trong năm 2012 cả nước xảy ra 6777 vụ tai nạn lao động làm 606 người chết, chi
phí do tai nạn lao động là 82,6 tỷ đồng, thiệt hại về tài sản là 11 tỷ đồng, tổng số ngày
nghỉ cho tai nạn lao động là gần 86 nghìn ngày. Trong năm 2013, cả nước xảy ra 6600
vụ tai nạn lao động, làm 6887 người bị nạn, trong đó 626 người chết và 1500 người bị
thương nặng, tổng thiệt hại vất chất 71,85 tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm 2014 cả nước đã xảy ra 3454 vụ tai nạn lao động. Trong đó,
số vụ tai nạn laođộng chết người là 258 vụ. So với 6 tháng đầu năm 2013, số vụ tai nạn
lao động tăng 132 vụ (tăng 3%), tổng số nạn nhân tăng 74 người ( tăng 2%), số vụ tai
nạn lao động chết người giảm 65 vụ (giảm 20%) và số người chết giảm 25 người (giảm 8%)
Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, năm 2020 trên toàn quốc
đã xảy ra 7.473 vụ TNLĐ làm 7.649 người bị nạn trong đó: lOMoARc PSD|36517948
Số người chết: 661 người;
Số vụ TNLĐ chết người: 629 vụ;
Số người bị thương nặng: 1.617 người; Nạn nhân
là lao động nữ: 2.510 người;
Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 74 vụ.
Thống kê TNLĐ năm 2020 so với năm 2019 như sau: Stt Chỉ tiêu thống kê Năm 2019 Năm 2020 Tăng (+) /giảm(-) 1 Số vụ 7.130 7.473 +343(+4,81%) 2 Số nạn nhân 7.267 7.649 +382(+5,26%) 3 Số vụ có người chết 572 629 +57(+9,97%) 4 Số người chết 610 661 +51(+8,36%) 5
Số người bị thương nặng 1.592 1.617 +25(+1,57%) 6
Số nạn nhân là lao động nữ 2.535 2.510 -25(-0,99%) 7
Số vụ có 2 người bị nạn trở lên 119 74 -45(-37,82%) lOMoARc PSD|36517948
Những địa phương có nhiều người chết vì TNLĐ trong khu vực có quan hệ lao động
như: Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội; các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương,
Quảng Ninh, Hải Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu.
2.Vận dụng nội dụng và ý nghĩa cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả vào giải
quyết vấn đề tai nạn lao động ở Việt Nam
2.1. Phạm trù nguyên nhân trong vấn đề tai nạn lao động ở nước ta
Phạm trù nguyên nhân trong vấn đề tai nạn lao động là sự tác động lẫn nhau giữa
người sử dụng lao động , kĩ thuật , cơ quan quản lý nhà nước , môi trường, đồng thời là
sự tác động giữa các mặt về lợi ích kinh tế của chủ lao động
Tai nạn lao động đến từ sự tác động giữa người sử dụng lao động với người lao động.
Do tổ chức lao động thiếu khoa học, phân bố thời gian làm việc, thời gian nghỉ không
hợp lý, cường độ lao động cao dẫn tới tình trạng người lao động không đủ điều kiện sức
khỏe. Môi trường làm việc khắc nhiệt, không gian hẹp thiếu điều kiện ánh sáng , chất
lượng không khí thấp, vị trí máy móc cản trở quá trình lao động. Không đăng kiểm sửa
chữa, bảo trì máy móc định kì, thiếu hồ sơ hướng dẫn người lao động cách lắp đặt, vận
hành, bảo quản máy móc . Chưa quản lý chặt chẽ quá trình lao động của người lao động.
Vì lợi ích kinh tế mà cắt giảm thiết bị bảo hộ lao động; thiếu thiết bị báo động, không
đảm bảo chất lượng thực phẩm cung cấp cho người lao động, dẫn tới ngộ độc thực phẩm
. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh giai đoạn 2016-2020 của UBND tỉnh, làng
nghề Bình Yên có nồng độ thông số NO2 vượt quy chuẩn cho phép từ 1,09 đến 1,18 lần
(năm 2015, 2018); mức ồn có giá trị trung bình cao nhất là 75,58dBA (năm 2019) vượt
quy chuẩn cho phép 1,08 lần… phần lớn các hộ sản xuất chưa đầu tư hệ thống xử lý khí
thải trước khi thải ra ngoài môi trường, các khâu sản xuất gây tiếng ồn, bụi, khí thải độc
hại chưa được bố trí khu riêng và trang bị hê ̣ thống chống ồn, giảm bụi , gây ô nhiễm
môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ thể chất và tinh thần.
Nguyên nhân dẫn tới tai nạn lao động bắt nguồn từ người lao động , ví dụ như không
sử dụng đồ bảo hộ lao động; vi phạm quy định lao động (sử dụng chất kích thích khi
đang làm việc, tự ý bỏ máy móc khi đang vận hành) . Người lao động thiếu chuyên môn
nghiệp vụ, sơ suất dẫn tới việc vận hành sai máy móc; không đủ điều kiện về sức khỏe thể chất, tinh thần.
Nguyên nhân dẫn tới tai nạn lao động cũng có thể bắt nguồn từ cơ quan quản lý nhà
nước, việc thanh tra xử lý của các cơ quan nhà nước đối với các doanh nghiệp còn khá
lỏng lẻo dẫn tới tình trạng cả người sử dụng lao động và người lao động không chấp
hành nghiêm túc các quy định pháp luật . Đặc biệt tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các
hộ kinh doanh cá thể, các làng nghề tại các làng xã, chưa được hướng dẫn cụ thể về các
quy định an toàn - vệ sinh lao động dẫn tới việc vi phạm an toàn - vệ sinh lao động và
nguy cơ tai nạn lao động. lOMoARc PSD|36517948
Ngoài những yếu tố trên thì môi trường ô nhiễm, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai cũng
là một trong những tác nhân gây nên tai nạn lao động . Theo Công ty Tái bảo hiểm
Munich Re của Ðức, thiên tai đã gây thiệt hại 150 tỷ USD trên toàn cầu trong năm 2019,
tăng 10 tỷ USD so năm 2018. Năm ngoái, khoảng 9.000 người đã thiệt mạng trong 820
thảm họa thiên nhiên trên thế giới. Đặc biệt với điều kiện lao động ngoài trời , mưa bão
là một trong những nguyên nhân gián tiếp gây ra chập điện , phóng điện .
2.2. Phạm trù kết quả trong vấn đề tai nạn lao động ở Việt Nam
Phạm trù kết quả trong tai nạn lao động được thể hiện ở những biến đổi xảy ra ở các
bộ phận, chức năng hoạt động của các bộ phận trên cơ thể người lao động. Những biến
đổi này gây hại và thường dẫn đến tử vong đối với những người lao động. Chúng xảy
ra trong quá trình lao động, gắn với những công việc mà những người lao động thực
hiện hoặc được giao phó phải thực hiện. Nói cách khác thì phạm trù kết quả trong tai
nạn lao động thể hiện ở những chấn thương gặp phải khi tai nạn lao động xảy ra. Ví dụ:
- Té, ngã gây trầy xước, rách cơ, gãy xương,...
- Giật điện gây bỏng hoặc rối loạn nhịp tim, gây suy hô hấp,...
- Tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại nên gây bệnh ung thư
Nhìn vào các số liệu thống kê về tình hình tai nạn lao động hiện nay rõ ràng đang là
một vấn đề hết sức báo động trong đời sống xã hội ngày nay. Tai nạn lao động trực tiếp
làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người lao động, làm cho người lao động
mất sức lao động, hoặc có thể mất tính mạng của mình trong quá trình làm việc không
an toàn, từ đấy ảnh hưởng nặng nề đến hạnh phúc gia đình của người dân, níu kéo sự
phát triển của xã hội.
2.3. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả qua vấn đề tai nạn lao động a.
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả
Nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả về mặt thời gian, cũng giống như nguyên
nhân người chủ không tổ chức huấn luyện an toàn lao động cho người lao động trước
đó nên mới dẫn đến kết quả là người lao động không hiểu về quy trình an toàn mà để
xảy ra tai nạn, hệ quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, mặc dù đúng về mặt thời gian nhưng
không thể lấy việc “vì hôm qua người lao động xem bóng đá ” là nguyên nhân để dẫn
tới kết quả hôm nay anh ta xảy ra tai nạn lao động. Mà những mối liên hệ về mặt thời
gian ấy phải có tính sản sinh ra nhau, như do việc thiếu hiểu biết về quy trình an toàn lOMoARc PSD|36517948
của việc sử dụng thiết bị máy móc mà khi vận hành mà người lao động mới gặp tai nạn.
Chính vì vậy, khi muốn tìm nguyên nhân của tai nạn lao động thì chúng ta cần phải tìm
trong những sự kiện, những mối liên hệ trước khi tai nạn đó xuất hiện hoặc xảy ra.
Nguyên nhân nảy sinh ra tai nạn lao động rất phức tạp, bởi chính bản thân nó còn phụ
thuộc vào những điều kiện khác nhau, như thời tiết, khí hậu,...vv. Chẳng hạn như khi
điều kiện thời tiết xấu xuất hiện, cùng với nguyên nhân người lao động không trang bị
đầy đủ đồ bảo hộ thì có thể dẫn tới tai nạn.
Những nguyên nhân tác động cùng chiều sẽ nhanh chóng dẫn tới sự hình thành kết
quả. Thật vậy, trong trường hợp người chủ không trang bị thiết bị bảo hộ kết hợp với
việc người lao động chủ quan, không có ý thức bảo vệ chính bản thân thì tai nạn xảy ra
là điều khó tránh khỏi. Nhưng ngược lại, nếu người chủ không trang bị thiết bị an toàn
nhưng người lao động lại có ý thức bảo vệ, tiến hành các biện pháp an toàn hay đề xuất,
kiến nghị với người chủ về việc trang thiết bị thì có thể
cản trở việc xảy ra tai nạn. Đây chính là dẫn chứng của trường hợp những nguyên nhân
tác động ngược chiều thì sẽ cản trở tác dụng của nhau, thậm chí cản trở sự hình thành kết quả. b.
Kết quả tác dụng trở lại đối với nguyên nhân
Khi tai nạn lao động xảy ra (kết quả), chúng sẽ có những tác động ngược trở lại với
nguyên nhân theo hai hướng chính. Đầu tiên là theo hướng thúc đẩy sự phát triển của
nguyên nhân, điển hình là ngay từ khi bắt đầu, người sử dụng lao động không hề cung
cấp các trang bị thiết bị an toàn dẫn đến những tai nạn lao động đáng tiếc, tuy nhiên vì
lo sợ cơ quan quản lý phát giác và tiến hành xử phạt, họ chỉ đầu tư những thiết bị bảo
hộ với mẫu mã rất đẹp nhưng lại chẳng hề có tác dụng, và từ đó thì tai nạn lao động vẫn
sẽ tồn tại,.. Hướng thứ hai là ngăn chặn những nguyên nhân sinh ra nó, cụ thể như các
cơ quan quản lý nhà nước tiến hành kiểm tra, tìm nguyên nhân gây ra tai nạn để có
những biện pháp khắc phục, hạn chế tối thiểu nguyên nhân làm xảy ra tai nạn lao động.
Cụ thể bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chỉ đạo các Bộ, Ngành, Tập đoàn.. tăng
cường công tác chỉ đạo và đôn đốc các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình chấp
hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về an toàn lao động và các chế độ bảo hộ lao
động, đồng thời chú trọng triển khai công tác huấn luyện về an toàn lao động,.. c.
Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa cho nhau lOMoARc PSD|36517948
Trong mối quan hệ giữa “người sử dụng lao động trang bị thiết bị bảo hộ kém chất
lượng” và “xảy ra tai nạn lao động” thì “người sử dụng lao động trang bị thiết bị bảo hộ
kém chất lượng” là nguyên nhân còn “sự xảy ra tai nạn lao động” là kết quả, bên cạnh
đó, trong những mối liên hệ khác thì “việc xảy ra tai nạn lao động” lại là nguyên nhân
dẫn tới “người sử dụng lao động trang bị thiết bị bảo hộ kém chất lượng” để che mắt
các cơ quan quản lý. Từ đó, mối liên hệ nhân quả chỉ có ý nghĩa khi đặt nó trong những trường hợp cụ thể.
2.4. Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân, kết quả qua vấn
đề tai nạn lao động ở Việt Nam hiện nay
Trong thực tiễn khi tai nạn lao động xảy ra cần tôn trọng tính khách quan, tất yếu của
mối liên hệ nhân quả mà không được tách rời thế giới hiện thực thì mới có phương
hướng giải quyết hậu quả. Muốn cho tai nạn lao động không xảy ra thì phải làm mất đi
những nguyên nhân đã sinh ra nó. Chẳng hạn như phải loại bỏ nguyên nhân “người lao
động không trang bị thiết bị an toàn lao động” bằng việc “chủ lao động chủ động huấn
luyện bài bản các biện pháp an toàn và trang bị thiết bị cho người lao động”. Đồng thời,
phải biết xác định đúng nguyên nhân (do tác động từ ai, như thế nào,..) bằng việc phân
tích, báo cáo, tổng hợp,.. để giải quyết các vấn đề nảy sinh.
Các doanh nghiệp cần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật ATVSLĐ và thực hiện
chế độ, chính sách bảo hộ lao động cho người lao động theo quy định; đồng thời tăng
cường tổ chức hoạt động cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, đẩy mạnh
công tác tự kiểm tra, giám sát ATVSLĐ, PCCN tại doanh nghiệp, cơ sở. Các doanh
nghiệp có lập kế hoạch bảo hộ lao động với đầy đủ nội dung, chấp hành thực hiện các
quy định về biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc của người lao động, kịp
thời uốn nắn, điều chỉnh khắc phục những hạn chế, thiếu sót.
Thực hiện công tác bảo hộ lao động, trang bị đầy đủ, kịp thời các phương tiện bảo
vệ cá nhân cho người lao động theo đúng chức danh, nghề nghiệp quy định. Thực hiện
nghiêm túc công tác khám sức khỏe định kỳ, quan trắc môi trường làm việc và các chế
độ, chính sách bồi dưỡng độc hại.
Nguyên nhân có thể tác động trở lại kết quả, do đó trong khi tai nạn lao động xảy ra
cần khai thác, tận dụng những dẫn chứng từ kết quả để giải quyết vấn đề theo hướng
tích cực, nhằm hạn chế tai nạn đáng tiếc xảy ra như những hoạt động tích cực của bộ
Lao động- Thương binh và Xã hội đang thực hiện hiện nay . Bộ đã có những chương
trình hành động thanh tra, kiểm tra các công trình xây dựng trọng điểm tại Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh và các công trình khai thác mỏ trên địa bàn để giảm thiểu
các vụ tai nạn lao động. Bên cạnh đó, Ở thời điểm này, do tác động của đại dịch COVID- lOMoARc PSD|36517948
19, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất kinh doanh hoặc ngừng hoạt động, kéo
theo ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu hoạt động, bao gồm cả công tác ATVSLĐ. Trước
tình hình đó, trong những tháng đầu năm 2021, cùng với việc nhằm đảm bảo ATVSLĐ
tại nơi làm việc, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các sở ngành
liên quan tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người sử dụng lao
động và người lao động 13
nhằm đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc. Tiếp tục thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp,
cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ mất an toàn lao động, nhất là các doanh nghiệp,
cơ sở trong các lĩnh vực xây dựng, khai khoáng, hóa chất, sử dụng điện, cơ khí và làm
việc trong không gian hạn chế. Qua đó, phát hiện, xử lý nghiêm các doanh nghiệp có
hành vi vi phạm an toàn, vệ sinh lao động và các doanh nghiệp không thống kê, báo cáo
định kỳ về tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định…
PHẦN KẾT LUẬN
Victo Hurgo đã từng nói rằng “Hành động làm nên ta, hoặc làm hỏng ta, chúng ta là kết
quả hành vi bản thân”. Còn Isaac Newton nhận định “ Bất kỳ hành động nào cũng dẫn
đến một phản ứng tácđộng ngược lại với mức độ tương đương”.. Không ai có thể phủ
nhận tính khách quan của mối liên hệ nhân quả. Đặc biệt, nó có vai trò quan trọng trong
quá trình hình thành nhận thức của con người. Về thực tiễn có thể thấy, thành công
không phải như một phép nhiệm màu, mà do chính ta tạo ra bằng sự nỗ lực của bản thân
mình. Vì vậy, quy luật về mối liên hệ nhân quả chính là tâm điểm thúc đẩy sự phát triển
và hoàn thiện của một cá nhân, một quốc gia hay cả một xã hội. Nhà nước ta đã và đang
áp dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù này không chỉ vào
hoạt động nhằm hạn chế tai nạn lao động mà cả những hoạt động khác để có những
phương hướng chỉ đạo đúng đắn. Mối liên hệ nhân quả sẽ tiếp tục là kim chỉ nam cho
con người trong hoạt động thực tiễn để gặt hái những thành công to lớn hơn. Và cuối
cùng theo ý kiến của chúng em, thì việc đi lại là một hiện tượng bình thường trong đời
sống nhưng nó còn là một hiện tượng xã hội, hiện tượng văn hoá. Nó thể hiện tính trật
tự, kỉ cương và cả tính nhân văn của một xã hội. Xây dựng, tu sửa, mở rộng các tuyến
đường là tất yếu nhưng xây dựng ý thức con người về an toàn giao thông thì lại là điều
cần thiết hơn cả, và không cần đầu tư tốn kém nhưng đây không phải là vấn đề một sớm
một chiều là có thể giải quyết ngay. Vấn đề của nó chính là thời gian để có thể xây dưng
ý thức văn hoá cho mỗi cá nhân. Vì vậy, là một phần của xã hội, là yếu tố góp phần vào
sự đi lên của đất nước, chúng ta cần xây dưng cũng như tuyên truyền để mỗi người dân lOMoARc PSD|36517948
ý thức hơn trong vấn đề đi lại để tránh tai nạn giao thông nói riêng và sự phát triển của xã hội nói chung.