BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: CƠ SỞ BẢO TÀNG HỌC | Bảo tàng học và di sản văn hóa | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Bài tiểu luận về học phần "Cơ sở Bảo tàng học" tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM là một nghiên cứu sâu sắc về cách tổ chức và quản lý các bảo tàng, đặc biệt là trong ngữ cảnh của việc bảo tồn và truyền bá di sản văn hóa. Bài tiểu luận này không chỉ tập trung vào lý thuyết mà còn kết hợp với các nghiên cứu thực tế và thảo luận về các vấn đề thực tiễn. Nó cung cấp cái nhìn toàn diện về vai trò và ý nghĩa của bảo tàng học trong việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa của một quốc gia.
Môn: Bảo tàng học và di sản văn hóa
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ
NHÂN VĂN KHOA LỊCH SỬ ------- *** ------- BÀI TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: CƠ SỞ BẢO TÀNG HỌC
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN - GIÁO DỤC CỦA BẢO TÀNG
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. PHÍ NGỌC TUYẾN
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 6A
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM:
NGUYỄN KHÁNH NGỌC (nhóm trưởng) MSSV: 2256040057
LÊ TRƯƠNG NGỌC PHỤNG MSSV: 2256040074 TRANG NGUYỄN VY MSSV: 2256040111
NGUYỄN TÔN HỒNG NHUNG MSSV: 2256040068 HUỲNH NHẬT THANH MSSV: 2256040090 LỚP: LỊCH SỬ K48
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2023 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Đóng góp của đề tài (lý luận, thực tiễn) NỘI DUNG
Chương 1. VỊ TRÍ, Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC
TUYÊN TRUYỀN - GIÁO DỤC CỦA BẢO TÀNG 1.1. Vị trí 1.2. Ý nghĩa 1.3. Nhiệm vụ
1.3.1. Thu hút người xem tới bảo tàng
1.3.2. Giúp người xem tìm hiểu nội dung của bảo tàng
1.3.3. Tạo điều kiện phục vụ nhân dân ở những nơi xa bảo tàng
Chương 2. CÁC CÔNG TÁC CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN -
GIÁO DỤC CỦA BẢO TÀNG
2.1. Công tác hướng dẫn tham quan bảo tàng
2.1.1 Các bước trong công tác hướng dẫn tham quan bảo tàng
2.1.1.1 Xác định đối tượng tham quan
2.1.1.2. Các phương pháp và hình thức hướng dẫn tham quan tại bảo tàng
2.2. Công tác tuyên truyền ngoài bảo tàng
2.3. Công tác xuất bản công trình về bảo tàng
2.4. Hoạt động trưng bày, triển lãm, triển lãm lưu động của bảo tàng
2.4.1. Hoạt động trưng bày, triển lãm của bảo tàng
Chương 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN - GIÁO DỤC
CỦA BẢO TÀNG VIỆT NAM
Chương 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
TUYÊN TRUYỀN - GIÁO DỤC CỦA BẢO TÀNG
4.1. Quan tâm chú ý đến cơ sở vật chất
4.2. xây dựng các chương trình giáo dục tại bảo tàng phù hợp cho các đối
tượng khách tham quan.
4.3. Phối hợp với truyền thông báo chí, nhà đài, các trang mạng xã hội.
4.4. Đa dạng hóa các hoạt động giáo dục
4.5. Đổi mới hoạt động hướng dẫn tham quan KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu lịch sử là một lĩnh vực quan trọng và luôn thu hút sự chú ý của đông
đảo giới trẻ hiện nay. Bởi vì mang tính chất lớn và rộng thế nên việc để nghiên cứu
thành công một đề tài lịch sử thì việc sử dụng những tài liệu, những tư liệu tham
khảo là điều vô cùng cần thiết.
Thế nhưng không có gì là tuyệt đối, chúng ta không thể nghiên cứu một đề tài lịch
sử chỉ với những nguồn tài liệu, tư liệu giấy thông thường. Chúng ta cần phải mở
rộng hơn nữa, đi sâu vào những tư liệu hiện vật được lưu giữ tại các bảo tàng lịch
sử nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Bên cạnh đó với sự quan trọng của công tác tuyên truyền - giáo dục của bảo tàng
cần phải được năng cao, không chỉ riêng với việc dùng để nghiên cứu lịch sử mà
công tác tuyên truyền - giáo dục còn giúp cho khách tham quan hiểu được ý nghĩa
của những hiện vật được trưng bày trong bảo tàng.
Bởi mang tầm quan trọng to lớn vì thế chúng em chọn chủ đề Công Tác Tuyên
Truyền - Giáo Dục của bảo tàng để làm đề tài cho bài thi giữa kì của môn cơ sở Bảo
Tàng học. Địa điểm: Bảo Tàng Lịch Sử TP. Hồ Chí Minh.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Theo ICOM (Hội đồng Bảo tàng Quốc tế thuộc UNESCO) “Bảo tàng là một thiết
chế phi vụ lợi, hoạt động lâu dài phục vụ cho xã hội và sự phát triển của xã hội, mở
cửa đón công chúng đến xem, có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, tuyên
truyền và trưng bày các bằng chứng vật chất về con người và môi trường sống của
con người, vì mục đích nghiên cứu, giáo dục và thưởng thức.”
Công Tác Tuyên Truyền - Giáo Dục tại Bảo Tàng hiện nay vẫn còn khá mơ hồ đối với
giới trẻ và khách tham quan khi đến với Bảo Tàng. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh
và vượt bậc cả xã hội hiện nay thì vấn đề tuyên truyền và giáo dục tại bảo tàng gần như
được lu mờ khi hầu hết khách tham quan đến bảo tàng chỉ để chụp ảnh.
Với hoạt động quan trọng góp phần phát huy những giá trị di sản, kiến thức về lịch
sử, văn hóa, xã hội của tỉnh đến đông đảo công chúng trong, ngoài nước. Để nâng
cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục trong giai đoạn hiện nay Bảo tàng cần
nghiên cứu, đề ra các giải pháp hữu hiệu, nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ trong thời kỳ mới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công Tác Tuyên Truyền - Giáo Dục của Bảo Tàng.
Phạm vi nghiên cứu: Bảo Tàng Lịch Sử TP. Hồ Chí Minh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát: Người nghiên cứu tự thu thập số liệu, tư liệu qua quan sát,
theo dõi, nghe, nhìn từ đó đem lại cho mình những số liệu và tìm ra được bản chất
vấn đề. Nhưng nhược điểm của phương pháp này là tốn nhiều thời gian, chi phí và
quy mô thực hiện nhỏ.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích trước hết là phân chia đối tượng
nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố đơn giản hơn để phân
tích, phát hiện ra bản chất, thuộc tính, quy luật của từng bộ phận nhận của đối
tượng nghiên cứu để từ đó hiểu rõ hơn đối tượng nghiên cứu, từng bước bóc tách
từng mảng dữ liệu để nhìn rõ hơn bản chất của sự vật, hiện tượng nghiên cứu.
5. Đóng góp của đề tài (lý luận, thực tiễn)
Bài luận không chỉ đóng vai trò là một đề tài nghiên cứu khoa học mà còn là một
bài tham khảo đối với những bạn muốn tìm hiểu về công tác tuyên truyền và giáo
dục tại một bảo tàng bất kì. Không những có vai trò trong việc làm bài tham khảo,
bài luận còn là nguồn tư liệu mà tác giả đã đúc kết, chắt lọc từ những tài liệu đến từ
những vị trí khác nhau. NỘI DUNG
Chương 1. VỊ TRÍ, Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC
TUYÊN TRUYỀN - GIÁO DỤC CỦA BẢO TÀNG 1.1.Vị trí
Bảo tàng thuộc hệ thống giáo dục văn hóa ngoài nhà trường có chức năng, nhiệm
vụ giáo dục tuyên truyền góp phần hoàn thiện nhân cách con người. Nhiệm vụ giáo
dục con người là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Do đó, “tất cả các bảo tàng đều
có trách nhiệm giáo dục công chúng mà bảo tàng phục vụ”.
Lúc sinh thời V.I.Lênin đã chỉ rõ “Bảo tàng phải thực hiện chức năng của nhà
nước là giáo dục”, cũng như mọi cơ quan giáo dục khác, bảo tàng phải làm công tác
giáo dục-tuyên truyền với những nội dung, hình thức và đặc điểm riêng biệt (tr135) 1.2. Ý nghĩa
Đây là một trong những chức năng cơ bản quan trọng, thông qua các hình thức
hoạt động của mình nhầm để chuyển giao có mục đích rõ ràng các thông tin, những
tri thức về khoa học, lịch sử, văn hóa giúp cho việc hình thành thế giới quan, giáo
dục tư tưởng đạo đức, thẩm mỹ cho con người phát triển toàn diện. (Tr136)
Không có trưng bày, không có công tác tuyên truyền – giáo dục, bảo tàng chỉ là một
cơ quan lưu trữ mà thôi. Chỉ có thông qua công tác tuyên truyền – giáo dục, nhân
dân ta mới biết được những hoạt động của bảo tàng và mới tìm hiểu đầy đủ giá trị
của mọi di sản văn hóa vật chất và tinh thần trong các bảo tàng. Bởi vậy, công tác
tuyên truyền – giáo dục luôn luôn có nhiệm vụ tạo mọi điều kiện tốt để đón rước
được đông đảo nhân dân đến xem bảo tàng. 1.3. Nhiệm vụ
Luật Di sản văn hóa của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đã
khẳng định vai trò, chức năng, giáo dục của bảo tàng trong đời sống xã hội, đồng
thời khẳng định nhiệm vụ của bảo tàng phải “tổ chức phát huy giá trị di sản văn
hoá phục vụ lợi ích của toàn xã hội”. (Tr135)
Nhiệm vụ chính trong công tác giáo dục của bảo tàng là nâng cao những kỹ năng cơ
bản, nhận thức cơ bản và sự hiểu biết cơ bản. Nhiệm vụ này đã được tổ chức bảo
tàng Quốc tế (ICOM) ghi nhận trong hội nghị toàn thể lần thứ 15 “công nhận sự
đóng góp của các bảo tàng trong công tác giáo dục là to lớn”. (Tr136)
Công tác tuyên truyền – giáo dục của bảo tàng gồm những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
1.3.1. Thu hút người xem tới bảo tàng
Đây cũng là nhiệm vụ chủ yếu của bảo tàng. Số lượt người xem hàng năm là thước
đo kết quả cuối cùng của công tác bảo tàng. Để đạt được mục tiêu đó, bảo tàng có
thể áp dụng nhiều biện pháp như tuyên truyền, quảng cáo, cổ động trong nhân dân
để mọi người biết hoạt động của bảo tàng. Chỉ có như thế, bảo tàng mới mở rộng
phạm vi người xem và thực hiện chức năng giáo dục khoa học của mình.
1.3.2. Giúp người xem tìm hiểu nội dung của bảo tàng
Mục đích cuối cùng của bảo tàng là làm cho người xem, thông qua hiện vật trưng
bày, hiểu được nội dung tư tưởng của bảo tàng. Từ đó, người xem nhận thức được
giá trị khoa học và giá trị tư tưởng được giới thiệu trong mỗi hiện vật hay nhóm
(bộ) hiện vật trưng bày.
1.3.3. Tạo điều kiện phục vụ nhân dân ở những nơi xa bảo tàng
Mỗi một bảo tàng đều ở một địa điểm nhất định. Dù cho phương tiện đi lại có thuận
lợi, nhanh chóng đến đâu cũng không thể làm thỏa mãn yêu cầu của đông đảo nhân
dân ở xa bảo tàng. Vì thế, một trong những nhiệm vụ của công tác tuyên truyền –
giáo dục là phải lưu ý đến nhân dân các vùng xa xôi, hẻo lánh. Từ sự lưu ý đó,
những người làm công tác tuyên truyền – giáo dục mới định ra được mục tiêu và
các hình thức thích hợp để phục vụ nhân dân.
Chương 2. CÁC CÔNG TÁC CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN
- GIÁO DỤC CỦA BẢO TÀNG
2.1. Công tác hướng dẫn tham quan (thuyết minh) của bảo tàng
Thuyết minh hướng dẫn khách tham quan là khâu cuối cùng để phát huy tác dụng của các
hiện vật bảo tàng. Công tác này được tiến hành trên cơ sở nội dung và hiện vật trưng bày,
giúp người xem tiếp thu được những di sản văn hóa vật chất, tinh thần của dân tộc làm
cho di sản đó trở thành tài sản của người dân. Cùng với các hoạt động khác, hướng dẫn
tham quan góp phần đưa bảo tàng thực sự tham gia vào cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa,
thực hiện việc giáo dục truyền thống cách mạng tới mọi đối tượng khách tham quan. Tuy
nhiên, để làm cho nội dung trưng bày trở nên hay, hấp dẫn, thu hút người xem phụ thuộc
rất nhiều vào khả năng truyền đạt của người hướng dẫn thuyết minh.
Trong xu thế phát triển của xã hội hiện nay, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ
văn hóa ngày càng cao của đông đảo các tầng lớp nhân dân đòi hỏi chất lượng công
tác tuyên truyền giáo dục trong các bảo tàng không ngừng được nâng cao.
2.1.1. Các bước trong công tác hướng dẫn tham quan bảo tàng
Trong công tác nghiệp vụ của bảo tàng, hoạt động tuyên truyền - giáo dục là khâu
công tác cuối cùng phản ánh kết quả của mọi khâu công tác trước nó. Dù là loại hình
bảo tàng nào và hình thức tuyên truyền phong phú đến đâu, nhưng việc hướng dẫn
khách tham quan tại bảo tàng vẫn là hình thức tuyên truyền quan trọng nhất, bởi
thông qua đó bảo tàng thực hiện chức năng giáo dục khoa học của mình.
Hướng dẫn tham quan trong bảo tàng chính là hoạt động để bảo tàng thực hiện
nhiệm vụ của một cơ quan văn hóa gắn bó với xã hội, với con người. Chính qua
tham quan thực tiễn, nội dung tư tưởng hàm chứa trong mỗi tài liệu, hình ảnh, hiện
vật được trưng bày tại bảo tàng sẽ giúp công chúng có thêm những tri thức về lịch
sử, truyền thống, nền văn hóa dân tộc,v.v...
2.1.1.1. Xác định đối tượng tham quan
Việc xác định đối tượng tham quan là nền tảng để xây dựng các đề cương giới thiệu
khác nhau tương ứng với những đối tượng khác nhau mà bảo tàng phục vụ. Căn
cứ vào đặc điểm tâm lý, tuổi tác của một số đối tượng đến tham quan và những
kiến thức tích lũy được trong quá trình nghiên cứu mà bảo tàng xây dựng nên một
số đề cương hướng dẫn khác nhau. a.
Đối tượng tham quan: Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham quan Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (Ảnh: báo điện tử Tổ quốc) b.
Đối tượng tham quan: Các đoàn khách quốc tế.
Khách tham quan nghe hướng dẫn viên giới
thiệu về cây thuốc nam trong khuôn viên Bảo
tàng Dân tộc học.
(Ảnh: Báo điện tử Đại đoàn kết) c.
Đối tượng tham quan: Học sinh
Với học sinh tiểu học, hiệu quả giáo dục của bảo tàng phụ thuộc rất nhiều vào
phương pháp giới thiệu của người hướng dẫn. Ở độ tuổi của các em cần bám sát
chương trình học theo khối lớp, cách thuyết minh, diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, phù
hợp với trình độ, khả năng tiếp thu của các em... Để tránh sự nhàm chán và tạo sự
hấp dẫn cho các em, qua mỗi chủ đề trưng bày cần đưa ra những câu hỏi ngắn, đơn
giản gắn với những câu chuyện lịch sử, giúp các em hiểu thêm về những giá trị
truyền thống lịch sử văn hóa của quê hương, đất nước.
Học sinh tham quan Bảo tàng Đà Nẵng (Ảnh: Báo
điện tử Báo Lao Động) d.
Đối tượng tham quan: Sinh viên
Đây là đối tượng khách tham quan có trình độ, có sự hiểu biết về kiến thức lịch sử, xã hội
nhất định. Mục đích, yêu cầu của các đoàn khách này là thông qua nội dung trưng bày của
bảo tàng để hiểu biết thêm về lịch sử. Người cán bộ thuyết minh cần đi sâu, giới thiệu kĩ
nội dung trưng bày, cung cấp những kiến thức mới thông qua những tài liệu, hiện vật cụ
thể. Trong quá trình tham quan, cần có sự trao đổi giữa người hướng dẫn và sinh viên để
tạo sự gần gũi, thoải mái, tránh nói dài không có trọng tâm, dễ gây ra nhàm chán…
Vì vậy, cán bộ thuyết minh tập trung giới thiệu một số sự kiện, tài liệu tiêu biểu
trong hành trình tham quan để qua đó giúp mọi người tự đánh giá, tự chiêm
nghiệm và rút ra bài học cho mình.
(Ảnh: Sinh viên tự chụp trong chuyến tham quan tại Bảo
tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh)
2.1.1.2. Các phương pháp và hình thức hướng dẫn tham quan tại bảo tàng a.
Các phương pháp thuyết minh:
Để làm tốt được những công việc trên đòi hỏi những cán bộ thuyết minh bên cạnh việc
trau dồi chuyên môn nghiệp vụ cần phải có kiến thức về mọi mặt của xã hội, luôn mở
rộng, cập nhật những thông tin, sự kiện mới, tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân;
có kỹ năng viết, khả năng phân tích, tổng hợp tư liệu…Sử dụng cách gây sự chú ý như:
Đặt câu hỏi, kể chuyện… nhằm kích thích trí tưởng tượng của khách tham quan. b.
Hình thức hướng dẫn tham quan:
Dạng tĩnh: Thuyết minh các hiện vật, mô hình, tranh ảnh, hộp hình, giới thiệu
thông tin theo sách hướng dẫn.
Dạng động: Hướng dẫn tham quan bằng âm thanh, tiếng động, phim, slide, mô hình
hoạt động, hiện vật cho phép cầm nắm, thuyết minh tự động…
2.2. Công tác tuyên truyền ngoài bảo tàng
Đây là một trong những hình thức, phương pháp đạt hiệu quả cao và mang lại
nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong công tác tuyên truyền là việc thực hiện xã hội
hóa hoạt động tuyên truyền, giáo dục.
Bảo tàng vận động mời gọi nhiều thành phần xã hội, các cơ quan đơn vị, các tổ chức
hội đoàn, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, các cá nhân tham gia vào hoạt
động nhằm giới thiệu về bảo tàng và nội dung trưng bày của bảo tàng với nhiều
hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với đối tượng, ngành nghề, lứa tuổi của
công chúng ở thành phố và nhiều địa phương khác.
Ban quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò làm công tác tuyên truyền ngoài bảo tàng, đưa
nội dung trưng bày của khu di tích đến gần hơn với người dân mọi lứa tuổi, ở khắp
cả nước bằng những nội dung độc đáo, thú vị, gần gũi trên trang fanpage Di tích
Nhà tù Hỏa Lò – Hoa Lo Prison Relic trên nền tảng mạng xã hội Facebook với hơn
305 nghìn lượt theo dõi.
Nguồn ảnh: Fanpage Di tích Nhà tù Hỏa Lò – Hoa Lo Prison Relic
Bảo tàng tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về bảo tàng, về nội dung trưng bày của bảo
tàng, về hoạt động của bảo tàng… Ngày 30/10/2020, Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch đã tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu giá trị các di tích trên địa bàn huyện Xuân Lộc,
tỉnh Đồng Nai – năm 2020” tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, hay cuộc thi “Tìm
hiểu về Di tích lịch sử nhà tù Hỏa Lò” được Ban quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò phối
hợp với trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức.
→ Đây là phương thức để bảo tàng thực hiện “đưa bảo tàng đến với công chúng”.
2.3. Công tác xuất bản công trình về bảo tàng
Ngoài hệ thống trưng bày, các bảo tàng còn tuyên truyền qua sách báo, các ấn
phẩm, phim tài liệu, phim truyện,… nhằm giới thiệu nhiều và sâu rộng hơn về bảo
tàng, nội dung trưng bày của bảo tàng, hoạt động của bảo tàng.
Nguồn ảnh: Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Giới thiệu ấn phẩm mới: “Bảo vật quốc gia
lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia”,
(Ảnh: https://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3129/an-pham)
2.4. Hoạt động trưng bày, triển lãm, triển lãm lưu động của bảo tàng
Triển lãm lưu động là cách để Bảo tàng đến gần hơn với công chúng, tạo cơ hội cho
đông đảo công chúng tiếp cận với những tài liệu, hiện vật, hình ảnh, câu chuyện gắn
với cuộc sống, chiến đấu và truyền thống hào hùng của dân tộc. Nhiều hoạt động đa dạng và sáng tạo.
Ví dụ như những cuộc triển lãm lưu động tại các cơ sở giáo dục như trường học
giữa các cán bộ giáo dục Bảo tàng và giáo viên, học sinh như: tham quan, giao lưu,
chia sẻ, đóng tiểu phẩm… đã lôi cuốn sự tham gia của học sinh, tạo ra những tiết
học ngoại khóa hiệu quả trong khuôn viên nhà trường.
Triển lãm lưu động “Việt Nam: Chiến tranh và Hòa bình” tại trường THCS Hoa Lư, thành phố Thủ Đức vào sáng
(13/3/2023). (Ảnh: Bảo tàng Chứng Tích Chiến Tranh)
2.4.1. Hoạt động trưng bày, triển lãm của bảo tàng
Trưng bày của bảo tàng là cầu nối công chúng giữa các hiện vật bảo tàng. Không
có trưng bày, bảo tàng chỉ là kho bảo quản, một kho lưu trữ các sưu tập đã được
hệ thống hoá. Bên cạnh đó, mục đích quan trọng của trưng bày là làm cho khách
tham quan thoải mái hơn và nâng cao cuộc sống tinh thần của họ.
“Các bảo tàng phần nhiều giống như một tảng băng - phần lớn nằm bên dưới bề
mặt, chìm khuất khỏi sự quan sát của công chúng. Vì các bảo tàng phụ thuộc vào
việc phê chuẩn của công chúng để họ biện hộ cho sự tồn tại của bảo tàng trong xã
hội hiện đại, nên có một nhu cầu thực tế là phải biểu hiện giá trị phong phú ẩn dấu
ở phía dưới tảng băng. Đó chính là lý do tại sao ICOM lại cho rằng các phần trưng
bày là cơ sở quan trọng trong định nghĩa về bảo tàng
Điều 9, Thông tư 18 ngày 31/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
quy định hoạt động trưng bày tài liệu, hiện vật và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể:
* Hoạt động trưng bày tài liệu, hiện vật và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể của bảo tàng bao gồm:
a) Trưng bày dài hạn, ngắn hạn tại bảo tàng;
b) Trưng bày, triển lãm lưu động ở trong và ngoài nước;
c) Tổ chức giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể.
* Trưng bày tài liệu, hiện vật và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể của bảo tàng phải bảo đảm:
a) Phù hợp với phạm vi, đối tượng, nội dung hoạt động của bảo tàng;
b) Chú trọng trưng bày tài liệu, hiện vật gốc;
c) Việc giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể phải gắn với tài liệu, hiện vật, nội dung
trưng bày của bảo tàng, góp phần bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể;
d) Thuyết minh trưng bày cung cấp đầy đủ, rõ ràng, chính xác thông tin về tài liệu,
hiện vật và phù hợp với đối tượng khách tham quan;
đ) Bản phục dựng, bản sao tài liệu, hiện vật phải chính xác, khoa học và được ghi chú rõ ràng;
e) Thuận lợi cho việc tham quan và giữ gìn an ninh, an toàn cho tài liệu, hiện vật, khách tham quan;
g) Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Chương 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN - GIÁO DỤC
CỦA BẢO TÀNG VIỆT NAM
Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, giáo dục của Bảo tàng luôn được nhà nước
quan tâm chú trọng. Để công tác tuyên truyền, giáo dục đạt hiệu quả cao, đòi hỏi mỗi cán
bộ làm công tác thuyết minh tuyên truyền phải nắm bắt độ tuổi, tâm lý, trình độ nhận
thức của từng đối tượng khách để lựa chọn cách thuyết minh phù hợp. Trong quá trình
hướng dẫn tham quan tại bảo tàng, cán bộ thuyết minh có thể vận dụng những phương
pháp hướng dẫn khác nhau như tái hiện, kể chuyện, đặt ra những câu hỏi mang tính gợi
mở, tạo không khí gần gũi để khách tham quan có thể tương tác, tránh hình thức
chuyển tải thông tin một chiều.
Ngoài ra, đã có sự đầu tư về sở vật chất trong bảo tàng, lắp đặt những màn hình
trình chiếu tại mỗi phòng trưng bày, tạo mã “QR” để nhận diện hiện vật trưng
bày. Việc tuyên truyền trên các hệ thống mạng xã hội đang dần được chú trọng và
thu hút được đông đảo sự quan tâm. Theo đó các bảo tàng đã tăng cường việc
tuyên truyền trên các trang mạng như: Website, Fanpage, youtube... Bảo tàng tỉnh
luôn đăng tải, cập nhật hoạt động một cách kịp thời và hiệu quả. Số lượt người
theo dõi dần tăng lên đáng kể. Thông qua các trang mạng xã hội, bảo tàng thực
hiện đồng thời hai nhiệm vụ là chia sẻ thông tin, giới thiệu về bảo tàng, giữ liên lạc
thường xuyên, lắng nghe, tạo mối quan hệ tương tác với công chúng.
Một số bảo tàng đã bắt đầu đưa những loại hình nghệ thuật truyền thống vào để
nhằm trước hết là bảo tồn được những giá trị nhân văn của các loại hình, quảng bá
được cái đẹp của dân tộc không chỉ trong nước mà còn là bạn bè quốc tế.
Có thể nói là bảo tàng hiện nay không còn là một khu vực trưng bày nhàm chán
như mọi người từng nghĩ mà là một cầu nối giữa quá khứ và hiện tại hàm chứa
những ý nghĩa nhân văn, tốt đẹp mà từ ngày xưa lưu giữ được tới nay. Và nhờ như
thế bảo tàng cũng là nơi điểm giáo dục hợp lý cho những lớp học ngoại khóa. Thật
như thế, bảo tàng hiện nay đã nhận được nhiều lời ủy thác tổ chức những lớp học
ngoài giờ và thực hiện rất tốt chức năng giáo dục của mình.
Chương 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
TUYÊN TRUYỀN - GIÁO DỤC CỦA BẢO TÀNG
4.1. Quan tâm chú ý đến cơ sở vật chất
Bảo tàng cần tiến hành một số công việc hết sức quan trọng để không ngừng nâng
cao hiệu quả giáo dục - tuyên truyền đó là: quan tâm chú ý đến cơ sở vật chất tối
thiểu phục vụ khách tham quan như: ghế ngồi nghỉ ngơi thư giãn, nơi để mũ áo,
các dịch vụ ăn uống, các điểm cung cấp thông tin và khu vực cửa hàng bán đồ lưu
niệm mang tính đặc trưng của bảo tàng… (tr140)
4.2. Xây dựng các chương trình giáo dục tại bảo tàng phù hợp cho các đối
tượng khách tham quan
Khách tham quan đến với bảo tàng rất đa dạng, nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp, mục đích
khác nhau. Vì vậy, việc xây dựng các chương trình giáo dục tại bảo tàng phù hợp cho các
đối tượng khách tham quan là cần thiết. Ví dụ: khi xây dựng các chương trình giáo dục
cho giới trẻ, đặc biệt là học sinh các cấp học, sinh viên cần tạo điều kiện cho các em tự tìm
hiểu khám phá kiến thức thông qua giáo cụ trực quan nhằm bổ trợ thêm những kiến thức
còn thiếu trong nhà trường qua những hình ảnh, hiện vật trưng bày tại Bảo tàng… Tiến
hành điều tra xã hội học, nghiên cứu nhu cầu của công chúng đến với bảo tàng, như nghiên
cứu thành phần xã hội, trình độ học vấn, lứa tuổi, nghề nghiệp, mục đích của công
chúng,… Việc nghiên cứu điều tra xã hội học để nắm được sở thích, mục đích của họ để
bảo tàng có cơ hội xây dựng trưng bày và xây dựng chương trình giáo dục thích hợp với
từng đối tượng công chúng, tránh sự nhàm chán, mệt mỏi, gây được sự hứng thú cho công
chúng để họ tích cực, chủ động, tham gia các hoạt động của bảo tàng. (Tr138)
4.3. Phối hợp với truyền thông báo chí, nhà đài, các trang mạng xã hội
Bảo tàng cần thông qua các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình tỉnh
nhà, Trung ương để tuyên truyền hoạt động của mình. Xây dựng mối quan hệ với cơ
quan báo chí, truyền thông, kết nối mỗi nhà báo trở thành một người bạn thân thiết,
đây là điều kiện cần thiết để công tác truyền thông của Bảo tàng đạt được hiệu quả.
Tăng cường tuyên truyền trên website của bảo tàng, đầu tư thay đổi giao diện, nội dung
thường xuyên nhằm tạo sự hấp dẫn, mới lạ. Ngoài ra, việc ứng dụng mạng xã hội trong tuyên
truyền, quảng bá hình ảnh của bảo tàng là rất cần thiết. Thông qua các trang mạng xã hội,
bảo tàng thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ là chia sẻ thông tin, giới thiệu về bảo tàng, giữ liên
lạc thường xuyên, lắng nghe, tạo mối quan hệ tương tác với công chúng.
Tiến hành các hình thức tuyên truyền quảng bá rộng rãi cho công chúng biết về
các sự kiện đặc biệt, cách sưu tầm hiện vật, các hoạt động của bảo tàng trên các
phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, đài phát thanh truyền hình trung
ương và địa phương, xuất bản ấn phẩm, tờ rơi, tờ gấp, bưu ảnh, cuốn sách nhỏ,
đưa hình ảnh địa chỉ bảo tàng lên internet, trang Web riêng của bảo tàng. Để lôi
cuốn và thu hút công chúng tiềm năng tìm hiểu về bảo tàng. (Tr138)
“Giải pháp về tuyên truyền
- Xây dựng và triển khai kế hoạch ký kết với cơ quan thông tin, truyền thông liên
quan ở Trung ương và địa phương thực hiện các chương trình giới thiệu, quảng bá
về các bảo tàng với nội dung và hình thức hấp dẫn, phù hợp với các đối tượng, được
gắn kết với việc giới thiệu, quảng bá về các tuyến du lịch.
- Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động giới thiệu, quảng bá về hoạt động của
các bảo tàng thông qua website, mạng xã hội.” - Quyết định 4788/QĐ-BVHTTDL
ngày 24/12/2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Phê duyệt Đề án “Đổi mới,
nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động bảo tàng gắn với phát triển du lịch”
4.4. Đa dạng hóa các hoạt động giáo dục
Bên cạnh các hoạt động giáo dục mang tính truyền thống, Bảo tàng đang nghiên cứu
giải pháp tổ chức đa dạng các hoạt động giáo dục như: tổ chức các buổi tọa đàm,
thuyết trình, nói chuyện liên quan đến các chủ đề trưng bày của bảo tàng; tổ chức tái
hiện các hoạt động lễ hội truyền thống; tổ chức các buổi chiếu phim tư liệu về các đề
tài lịch sử, văn hóa, các sự kiện quan trọng của tỉnh... Bên cạnh đó, việc nghiên cứu
xây dựng phòng khám phá, bảo tàng ảo nhằm góp phần thỏa mãn sự tò mò, sáng tạo
cho khách tham quan cũng là điều cần thiết, phù hợp xu thế phát triển chung.
4.5. Đổi mới hoạt động hướng dẫn tham quan
Việc giáo dục dưới hình thức những bài thuyết minh được chuẩn bị sẵn sẽ kém hấp
dẫn, không còn hiệu quả như mong muốn. Để công việc này đem lại hiệu quả thực
sự, đòi hỏi cán bộ làm công tác thuyết minh, hướng dẫn tham quan tại bảo tàng
phải tự đổi mới, tìm tòi, sáng tạo trên cơ sở khuyến khích sự tương tác, đối thoại
với công chúng, khách tham quan.
Ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác thuyết minh, giảm dần công tác tuyên
truyền từ phía thuyết minh viên, tăng dần tự tham quan khám phá của công chúng
bằng việc ứng dụng khoa học công nghệ. Trong thời gian tới, Bảo tàng nghiên cứu xây
dựng hồ sơ từng hiện vật một cách khoa học, gắn lý luận với thực tiễn một cách sâu
sắc, được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau để khách tham quan có thể tìm hiểu hiện
vật bằng cách tự bấm vào máy nghe mà không ảnh hưởng đến người xung quanh. KẾT LUẬN
V. Lenin đã chỉ rõ: “Bảo tàng phải thực hiện chức năng của nhà nước là giáo dục”.
Chức năng giáo dục của bảo tàng là một trong những chức năng cơ bản quan trọng,
thông qua các hình thức hoạt động của mình nhằm để chuyển giao có mục đích rõ ràng
các thông tin, những trí thức về khoa học, lịch sử, văn hóa giúp cho việc hình thành thế
giới quan, giáo dục tư tưởng đạo đức, thẩm mỹ cho con người phát triển toàn diện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Thị Huệ, Cơ sở Bảo Tàng Học (2008), NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
[2]. Thái Thu Hà, Một số trao đổi về công tác thuyết minh theo đối tượng ở
bảo tàng Hồ Chí Minh (2011), http://ditichhochiminhphuchutich.gov.vn/, 15/10/2023
[3]. Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa, https://baotang.thanhhoa.gov.vn/, 15/10/2023
[4]. Bảo tàng Chứng Tích Chiến Tranh,
https://baotangchungtichchientranh.vn/trien-lam-luu-dong-viet-nam-chien-
tranh-va-hoa-b inh-tai-truong-thcs-hoa-lu/22/, 17/10/2023
[5]. Trưng bày Bảo tàng, Khoa Di Sản Văn Hóa Trường Đại Học Văn Hóa
TP.HCM, http://disanvanhoa.hcmuc.edu.vn/trung-bay-bao-tang.html, 17/10/2023
[6]. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tỉnh Điện Biên,