Tài liệu Cảm nghĩ về bảo tàng | Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Tài liệu Cảm nghĩ về bảo tàng | Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Tài liệu gồm 3 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Bảo tàng học và di sản văn hóa
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI LÀM
Câu 1: Mô tả vắn tắt bảo tàng HCM (5Đ)
Bảo tàng Hồ Chí Minh là một đơn vị thuộc Sở Văn hoá Thông tin TP. Hồ Chí
Minh và là một chi nhánh nằm trong Hệ thống các Bảo tàng và Di tích lưu niệm về
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước. Bến Nhà Rồng khởi đầu là một thương cảng lớn
của Sài Gòn, từng là trụ sở của Tổng Công ty vận tải Hoàng đế (Messageries
Impériales), là một trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau
khi chiếm được Sài Gòn. Để ghi nhớ sự kiện ngày 5/6/1911, người thanh niên Việt
Nam yêu nước Nguyễn Tất Thành (tên gọi lúc bấy giờ là Văn Ba) đã xuống tàu
Amiral Latouche Tréville từ bến cảng Sài Gòn một mình đi ra nước ngoài tìm đường
cứu nước, giải phóng dân tộc, sau giải phóng, Uỷ ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh
quyết định lấy Nhà rồng là "Khu lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh" (tức Bảo tàng Hồ
Chí Minh - Bến Nhà Rồng).
Hiện nay, hơn 12 vạn tư liệu hiện vật và những thước phim ảnh phác hoạ cuộc
đời và sự nghiệp cách mạng của Người được trưng bày, bảo tàng có 07 phòng
trưng bày trong đó có 4 phòng trưng bày về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 03 phòng trưng bày chuyên đề đặc biệt, nhấn mạnh đến sự
kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước; tình cảm của Bác Hồ đối với nhân dân miền
Nam và tình cảm kính yêu của nhân dân miền Nam đối với Bác Hồ; Hệ thống đền thờ Bác Hồ ở Nam Bộ.
Khuôn viên bảo tàng rộng rãi, thoáng mát, nằm tại vị trí ngã ba sông Sài Gòn,
trước bảo tàng là đài phun nước, người tham quan có thể ngồi xung quanh để nghỉ
chân cũng như có thể nhìn ngắm vẻ đẹp trang nghiêm, tráng lệ của 1 công trình kiến
trúc vùa hiện đại vừa cổ kính, rất cứng cáp với những cột trụ lớn bao quanh. Trước khi
vào tham quan bảo tàng, chúng ta có thể dừng chân tại phòng tưởng niệm Chủ tịch
HCM thắp nén hương để tưởng nhớ Bác. Bước vào trong bảo tàng, người tham quan
sẽ được nghe về lịch sử, về Bác qua giọng kể đầy truyền cảm, sâu lắng của hướng dẫn
viên; được xem các hiện vật (như chiếc mũ cối cũ kĩ, chiếc áo kaki sờn vai, đôi dép
cao su đã mòn, những vật dụng đã theo chân Bác từ những ngày đầu tiên…),
tranh ảnh (như hình ảnh con tàu Latouche Trévile, hình ảnh “Ngôi nhà quê nội” - tại Làng
Sen, thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An – quê hương Bác..), rất nhiều
những bút tích của vị chủ tịch nước kính yêu,… Giữa sân bảo tàng, hướng ra sông Sài
Gòn là tượng “Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước” do điêu khắc gia Phạm
Mười thực hiện, khánh thành vào ngày 5/6/2003 nhân kỷ niệm 92 năm ngày Bác Hồ
ra đi tìm đường cứu nước. Đây là nơi khách tham quan dừng chân để lưu giữ những
khoảnh khắc đẹp khi đến với bảo tàng. Ngoài các phòng trửng bày cố định, dọc theo
hành lang bên ngoài bảo tàng còn có các gian trưng bày, triển lãm khác gồm một số
hình ảnh về Sài gòn những năm 1910,…; hiện vật (như chiếc xe ô tô hiệu Peugeot do
Việt kiều Pháp gửi tặng Chủ tịch HCM năm 1964…).
Đến tham quan bảo tàng, chúng ta có cơ hội đến gần hơn với lịch sử, cả 1 bầu
không khí lịch sử oai hung, sự nghiệp cách mạng của Bác được tái hiện một cách chân
thật, để lại ấn tượng khó quên trong lòng người. Từ đó, như là 1 bài học nhắc nhở
chúng ta – những thế hệ trẻ trong tương lai, rằng: biết ơn Bác Hồ vĩ đại – người đi tìm
hình cho đất nước, biết thêm yêu đát nước, yêu dân tộc mình, không ngừng phấn đấu
học tập, xây dựng quê hương thêm giàu mạnh như đúng lời Bác đã dạy. Chính vì lẽ
đó, Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã thực sự trở thành một
trung tâm giáo dục về lịch sử cách mạng, về tư tưởng đạo đức và cuộc đời hoạt động
cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thế hệ sau.
Câu 2: Sự kiện ngày 5/6/1911 để lại những bài học về:
- Lòng yêu quê hương đất nước, yêu Tổ quốc, tình yêu đồng bào nồng nàn, tấm
long tận tụy, hy sinh thân mình vì độc lâp, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân
- Nghị lực phi thường, lòng quyết tâm mạnh mẽ, dám nghĩ dám làm, dám dấn
than vào cái khó, cái khổ, không ngại khó khãn
- Vượt qua chính mình khi dám bỏ qua “cuộc đời riêng” của mình để hướng đến
“cuộc đời chung” của đất nước, của dân tộc
- Tinh thần chủ động, ham học hỏi
- Bản lĩnh độc lập, tự chủ
- Tư duy sáng tạo, biết nhìn xa trông rộng, không theo bản ngã của người khác
mà dũng cảm tìm tòi lối đi riêng cho mình, sống phải có lý tưởng riêng
Câu 3: Trong những bài học đó, bài học về nghị lực phi thường, lòng quyết tâm mạnh
mẽ, dám nghĩ dám làm, dám dấn than vào cái khó, cái khổ, không ngại khó khan là
quan trọng nhất với sv kinh tế.
Bởi vì, trách nhiệm đưa Việt Nam trở thành nước giàu mạnh, sánh ngang với các
cường quốc trên thế giới, tất cả phụ thuộc vào tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám dấn
thân của thế hệ trẻ hôm nay nói chung, thế hệ sinh viên kinh tế nói riêng. Dù học giỏi
đến đâu, có lý tưởng riêng, có những ý định hay… mà lại thiếu nghị lực, thiếu ý chí,
nản chí khi gặp thất bại thì không 1 lý tưởng, 1 mục tiêu nào có thể được hiện thực
hóa và trở nên hoàn thiện. Chẳng hạn, đối với sinh viên kinh tế, đa số họ sẽ có ước mơ
khởi nghiệp thành công, bản thân em cũng vậy. 1 sự thật phũ phàng là có 10 người
khởi nghiệp thì chỉ 1 người thành công. Cho dù những dự án khởi nghiệp được lên kế
hoạch hoàn chỉnh mà chúng ta trong tâm thế sợ sệt sẽ thất bại, ngại khó khăn rồi nản
chí, không dám làm thì ước mơ cũng chỉ là ước mơ. Khi Bác quyết định ra đi tìm
đường cứu nước, dù gặp khó khăn và không có cơ sở khẳng định rõ con đường đó sẽ
thành công, nhưng Bác vẫn 1 lòng quyết tâm, dám nghĩ dám làm, đi theo hướng mình
đã chọn, sẵn sàng chịu khổ, không nản chí và cuối cùng Bác đã thành công trên con
đường đi tìm hình của Nước. Cho nên bây giờ, yêu nước là sinh viên kinh tế phải dám
hướng tầm nhìn ra thế giới, quyết tâm học tập, chinh phục những đỉnh cao trên lĩnh
vực của mình, quan trọng là nghị lực phi thường, quyết tâm mạnh mẽ, dũng cảm dám
nghĩ dám làm, dám dấn thân, không ngại khó, thất bại thì không nản. Chỉ có làm được
như vậy, thì sinh viên kinh tế mới vững bước thực hiện những dự định mình ấp ủ, góp
phần vào sự nghiệp dân giàu, nước mạnh..