-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tiểu luận môn Lịch sử học thuyết kinh tế đề tài "Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa trọng nông và chủ nghĩa trọng thương, so sánh, rút ra ý nghĩa thực tế"
Bài tiểu luận môn Lịch sử học thuyết kinh tế đề tài "Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa trọng nông và chủ nghĩa trọng thương, so sánh, rút ra ý nghĩa thực tế" của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử về các học thuyết kinh tế
Trường: Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 36086670
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 2 TIỂU LUẬN
Môn học: LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ Đề tài:
Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa trọng nông và chủ nghĩa trọng thương, so sánh
các quan điểm kinh tế chủ yếu của các trường phái kinh tế Trọng thương- Trọng
nông, từ đó rút ra ý nghĩa thực tế của các trường phái này đối với nền kinh tế nước ta. GV: Trần Văn Mạnh
SV thực hiện: Nhóm 1 – Lớp D21CQMR01-N
1 . Huỳnh Phương Anh - N21DCMR002 (Nhóm trưởng )
2 . Nguyễn Ngọc Quế Anh – N21DCMR 003
3 . Võ Ngọc Kiều Ánh – N21DCMR006
4 . Lê Thị Hoài - N21DCMR 025
5 . Phạm Thị Yến Nhi - N21DCMR 042
6 . Nguyễn Thị Thu Trà - N21DCMR 058
7 . Lư Ngọc Phương Uyên – N21DCMR 065
8 . Trần Tú Uyên – N21DCMR 068 TP.HCM, năm 2022 lOMoARcPSD| 36086670 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG VÀ CHỦ
NGHĨA TRỌNG NÔNG .............................................................................................. 2
1.1 Chủ nghĩa trọng thương ........................................................................................ 2
1.1.1 Khái niệm chủ nghĩa trọng thương ................................................................. 2
1.1.2 Đặc điểm chủ nghĩa trọng thương .................................................................. 2
1.1.3 Nội dung chủ nghĩa trọng thương .................................................................. 3
1.2 Chủ nghĩa trọng nông ............................................................................................ 4
1.2.1 Khái niệm chủ nghĩa trọng nông .................................................................... 4
1.2.2 Đặc điểm chủ nghĩa trọng nông ..................................................................... 4
1.2.3 Nội dung chủ nghĩa trọng nông ...................................................................... 5
CHƯƠNG 2: HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG
VÀ CHỦ NGHĨA TRỌNG NÔNG .............................................................................. 6
2.1 Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa trọng thương ..................................................... 6
2.1.1 Về mặt lịch sử ................................................................................................. 7
2.1.2 Về mặt kinh tế ................................................................................................ 7
2.1.3 Về mặt chính trị .............................................................................................. 7
2.1.4 Về phương diện khoa học tự nhiên ................................................................ 7
2.1.5 Về mặt tư tưởng, triết học .............................................................................. 7
2.2 Hoàn cảnh ra đời của trường phái trọng nông ..................................................... 8
2.2.1 Sự chiếm hữu về ruộng đất của quý tộc và tăng lữ ........................................ 8
2.2.2 Sự bóc lột hà khắc của địa chủ phong kiến, nông dân phải nộp địa tô cao và
nhiều thứ thuế khác ................................................................................................. 8
2.2.3 Chính sách trọng thương của Colbert ............................................................. 8
2.2.4 Sự tan rã của chủ nghĩa trọng thương ............................................................. 8
CHƯƠNG 3: SO SÁNH CÁC QUAN ĐIỂM KINH TẾ KHÁC NHAU GIỮA ..... 9
CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG VÀ TRỌNG NÔNG ........................................... 9 lOMoARcPSD| 36086670
CHƯƠNG 4: Ý NGHĨA THỰC TẾ CỦA CÁC CHỦ NGHĨA TRỌNG
THƯƠNG, .................................................................................................................... 12
TRỌNG NÔNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ NƯỚC TA ........................................... 12
4.1 Ý nghĩa thực tế của trường phái Trọng thương đối với nền kinh tế nước ta ....... 12
4.2 Ý nghĩa thực tế của trường phái Trọng nông đối với nền kinh tế nước ta .......... 14
LỜI KẾT ...................................................................................................................... 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 17 lOMoAR cPSD| 36086670 ST Họ và tên
Công việc đảm nhận Điể T m 1 Huỳnh
- Trình bày ý nghĩa thực tế của trường phái Trọng Phương Anh
thương đối với nền kinh tế nước ta
- Nội dung chủ nghĩa trọng nông
- Kiểm tra nội dung - Thuyết trình 2
Nguyễn Ngọc - Làm powerpoint
Quế Anh - Trình bày ý nghĩa thực tế của trường phái Trọng nông đối với nền kinh tế nước ta - Thuyết trình 3 Võ Ngọc - Làm tiểu luận Kiều Ánh - Lời mở đầu
- Khái niệm chủ nghĩa trọng nông - Thuyết trình 4
Lê Thị Hoài - Làm powerpoint - Lời kết - Thuyết trình 5 Phạm Thị
- Hoàn cảnh ra đời của trường phái kinh tế Trọng Yến Nhi thương
- Khái niệm, đặc điểm chủ nghĩa trọng thương - Thuyết trình 6
Nguyễn Thị - Làm tiểu luận Thu Trà - Lời mở đầu - Thuyết trình 7 Lư Ngọc
- Hoàn cảnh ra đời của trường phái kinh tế Trọng Phương Uyên nông
- Nội dung chủ nghĩa trọng thương - Thuyết trình 8 Trần Tú Uyên
- So sánh các quan điểm kinh tế chủ yếu của các
trường phái kinh tế Trọng thương -Trọng nông
- Đặc điểm chủ nghĩa trọng nông - Thuyết trình lOMoARcPSD| 36086670 LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử các học thuyết kinh tế là môn khoa học xã hội nghiên cứu quá trình phát
sinh, phát triển, thay thế của tư tưởng kinh tế của các giai cấp cơ bản trong các giai đoạn
phát triển của lịch sử xã hội. Trong đó, học thuyết có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát
triển của nền kinh tế thế giới phải kể đến chủ nghĩa trọng nông. Tuy còn những hạn chế
nhất định do hoàn cảnh lịch sử, điều kiện phát triển của xã hội đương thời và nhận thức
còn mang tính chủ quan cá nhân, nhưng chủ nghĩa trọng nông đã đánh dấu một bước
trưởng thành lớn của phái trọng nông. Đặc biệt đối với Việt Nam - đất nước phát triển
từ nông nghiệp, thì những giá trị, tư tưởng kinh tế của chủ nghĩa trọng nông có ý nghĩa
tích cực trong việc vận dụng, xây dựng những chính sách phát triển cho nền kinh tế.
Trước đó, chủ nghĩa trọng thương ra đời tuy còn nhiều hạn chế, nhưng với tư
cách là học thuyết kinh tế đầu tiên cũng đã đưa ra những lý luận cơ bản trong quá trình
phát triển của chủ nghĩa tư bản, tạo tiền đề cho nền sản xuất hàng hoá phát triển. Trong
điều kiện thực tế nước ta hiện nay, phát triển thương nghiệp vẫn còn có thể vận dụng
những tư tưởng kinh tế của chủ nghĩa trọng thương. Tuy nhiên, việc nắm bắt và nhận
thức những tư tưởng đó phải có chọn lọc, phù hợp với lịch sử và tình hình thực tế cũng
như tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển cụ thể nhằm mang lại hiệu quả cao nhất, góp
phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Với những lý do trên, nhóm chúng em đã chọn nghiên cứu về đề tài “Hoàn cảnh
ra đời của chủ nghĩa trọng nông và chủ nghĩa trọng thương, so sánh các quan điểm kinh
tế chủ yếu của các trường phái kinh tế Trọng thương- Trọng nông, từ đó rút ra ý nghĩa
thực tế của các trường phái này đối với nền kinh tế nước ta.”
Trong bài tiểu luận này, đề tài được chia làm 4 chương gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chủ nghĩa trọng nông và chủ nghĩa trọng thương
Chương 2: Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa trọng nông và chủ nghĩa trọng thương
Chương 3: So sánh các quan điểm kinh tế chủ yếu của các trường phái kinh tế
Trọng thương- Trọng nông
Chương 4: Ý nghĩa thực tế của các trường phái Trọng thương - Trọng nông đối
với nền kinh tế nước ta lOMoARcPSD| 36086670
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA TRỌNG
THƯƠNG VÀ CHỦ NGHĨA TRỌNG NÔNG
1.1 Chủ nghĩa trọng thương
1.1.1 Khái niệm chủ nghĩa trọng thương
Chủ nghĩa trọng thương là hình thái đầu tiên của hệ tư tưởng tư sản trong lĩnh
vực kinh tế chính trị, xuất hiện từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVII, trong giai đoạn
tan rã của chế độ phong kiến và thời kỳ tích lũy nguyên thủy tư bản chủ nghĩa. Chủ
nghĩa trọng thương là thời kỳ chủ nghĩa duy vật đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm,
kinh tế hàng hoá và khoa học tự nhiên phát triển mạnh (cơ học, thiên văn học, địa lý…).
Đặc biệt là những phát kiến địa lý cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI tìm ra châu Mỹ, đường
biển qua châu Phi, từ châu Âu sang Ấn Độ… đã tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển.
Chủ nghĩa trọng thương lấy tiền làm nội dung căn bản của của cải, là biểu hiện
sự giàu có của một quốc gia; dựa vào quyền lực nhà nước để phát triển kinh tế; nguồn
gốc của lợi nhuận là từ thương nghiệp do mua rẻ bán đắt… nhằm tích lũy tiền tệ, đẩy
nhanh sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
Chủ nghĩa trọng thương chưa biết đến quy luật kinh tế. Phương pháp nghiên cứu
là sự khái quát có tính chất kinh nghiệm những hiện tượng bề ngoài của đời sống kinh
tế – xã hội. Họ mới chỉ đứng trên lĩnh vực lưu thông, trao đổi để xem xét những biện
pháp tích luỹ tư bản. Vì vậy, khi sự phát triển cao hơn của chủ nghĩa tư bản đã dần dần
làm cho những luận điểm của chủ nghĩa trọng thương trở nên lỗi thời, phải nhường chỗ
cho học thuyết kinh tế mới, tiến bộ hơn.
1.1.2 Đặc điểm chủ nghĩa trọng thương
Chủ nghĩa trọng thương là những chính sách cương lĩnh của giai cấp tư sản (tầng
lớp tư sản thương nghiệp Châu Âu trong thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư
bản. Những chính sách, cương lĩnh này nhằm kêu gọi thương nhân tận dụng ngoại
thương, buôn bán để cướp bóc thuộc địa và nhằm bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản đang
hình thành. Những đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa trọng thương là: 2
Downloaded by Dung Tran (tiendungtr12802@gmail.com) lOMoARcPSD| 36086670 -
Những tư tưởng kinh tế chủ yếu của họ còn đơn giản, chủ yếu là mô tả
bềngoài của các hiện tượng và quá trình kinh tế, chưa đi sâu vào phân tích được bản
chất của các hiện tượng kinh tế. -
Chủ nghĩa trọng thương chưa hiểu biết các quy luật kinh tế, do đó họ rất
coitrọng vai trò của nhà nước đối với kinh tế. -
Chủ nghĩa trọng thương chỉ mới dừng lại nghiên cứu lĩnh vực lưu thông
màchưa nghiên cứu lĩnh vực sản xuất. -
Chủ nghĩa trọng thương mặc dù có những đặc trưng cơ bản giống nhau,
nhưngở các nước khác nhau thì có những sắc thái dân tộc khác nhau. Ví dụ: ở Pháp chủ
nghĩa trọng thương kỹ nghệ Pháp, ở Tây Ban Nha là chủ nghĩa trọng thương trọng kim,
ở Anh là chủ nghĩa trọng thương trọng thương mại.
Tóm lại, chủ nghĩa trọng thương ít tính lý luận nhưng lại rất thực tiễn. Lý luận
còn đơn giản thô sơ, nhằm thuyết minh cho chính sách cương lĩnh chứ không phải là cơ
sở của chính sách cương lĩnh. Mặt khác, đã có sự khái quát kinh nghiệm thực tiễn thành
quy tắc, cương lĩnh, chính sách. Có thể nói chủ nghĩa trọng thương là hiện thực và tiến
bộ trong điều kiện lịch sử lúc đó.
1.1.3 Nội dung chủ nghĩa trọng thương
Thứ nhất: Đề cao vai trò của tiền tệ (cụ thể là vàng, bạc, kim loại quý khác) và
coi vàng, bạc là thước đo đánh giá mức độ giàu nghèo của các quốc gia và cá nhân.
Thứ hai: Đánh giá cao vai trò của thương mại, đặc biệt là ngoại thương. Chỉ có
thương mại mới là nguồn gốc tạo ra của cải và khả năng tăng trưởng của một nền kinh
tế chỉ có thể có được thông qua hoạt động thương mại; trong đó, ngoại thương đóng vai
trò sinh tử đối với phát triển kinh tế quốc gia. Chủ nghĩa trọng thương cho rằng nội
thương như hệ thống ống dẫn và ngoại thương là máy bơm. Muốn tăng của cải, phải có
ngoại thương nhập dẫn của cải thông qua hệ thống ống dẫn nội thương.
Thứ ba: Chủ nghĩa trọng thương đề cao vai trò của nhà nước, sử dụng quyền lực
nhà nước để phát triển kinh tế vì tích lũy tiền tệ chỉ thực hiện được nhờ sự giúp đỡ của
nhà nước. Họ đòi hỏi nhà nước phải tham gia tích cực vào đời sống kinh tế để thu hút
tiền tệ càng nhiều càng tốt, và hạn chế tiền tệ ra khỏi nước. Chủ nghĩa trọng thương lOMoARcPSD| 36086670
không quan tâm đến việc cải thiện cuộc sống của con người hay thúc đẩy hợp tác giữa
các quốc gia trong hệ thống thế giới. Mục tiêu hàng đầu của cách tiếp cận này là tối đa
hóa an ninh quốc gia và quyền lực, đồng thời xem hoạt động kinh tế như là một phương
tiện để đạt được mục đích.[CITATION stu \l 1033 ]
1.2 Chủ nghĩa trọng nông
1.2.1 Khái niệm chủ nghĩa trọng nông
Chủ nghĩa trọng nông hay trường phái trọng nông (trong tiếng Anh được gọi là
Agrarianism) là một trong những trường phái kinh tế tiêu biểu, cho rằng nguồn gốc thuần
túy của sự giàu có của mỗi quốc gia là từ sản xuất nông nghiệp hay các dạng phát triển
đất đai khác. [ CITATION Ste03 \l 1033 ]
Các nhà kinh tế học theo chủ nghĩa trọng nông sử dụng thuật ngữ tiếng Pháp
laissez faire với nghĩa: chỉ có giá trị nông nghiệp là dạng hợp pháp của thu nhập quốc
dân. Học thuyết này đã hình thành ở Đức, Ba Lan, Thụy Sĩ và nhiều nước khác, tuy
nhiên chỉ ở Pháp nó mới phát triển nhất và trở thành một trường phái hoàn chỉnh, phổ
biến nhất trong nửa sau của thế kỷ 18.
Người đầu tiên mở ra học thuyết này là François Quesnay (1694–1774) và những
đại biểu có ảnh hưởng lớn trong trường phái này là Victor de Mirabeau (17151789),
Pierre Samuel du Pont de Nemours (1739-1817) và Anne-Robert-Jacques Turgot (1727–
1781) [ CITATION Ste03 \l 1033 ]. Đây là một trong những tư tưởng kinh tế tiền thân
của trường phái kinh tế học hiện đại đầu tiên - trường phái kinh tế học cổ điển, ra đời
với tác phẩm The Wealth of Nations (Sự giàu có của các quốc gia) của Adam Smith năm 1776.
1.2.2 Đặc điểm chủ nghĩa trọng nông
Chủ nghĩa trọng nông là tư tưởng giải phóng kinh tế nông nghiệp, giải phóng
nông dân khỏi quan hệ phong kiến, là một trong những cơ sở cho cuộc cách mạng dân
chủ tư sản Pháp (1789). [CITATION CNN13 \l 1033 ]
Những đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa trọng nông là: 4
Downloaded by Dung Tran (tiendungtr12802@gmail.com) lOMoARcPSD| 36086670 -
Chuyển đối tượng nghiên cứu sang lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đánh
giácao vai trò của nông nghiệp. Coi nó là lĩnh vực duy nhất tạo ra của cải cho xã hội,
chỉ có lao động nông nghiệp mới là lao động có ích và là lao động sinh lời, muốn giàu
có phải phát triển nông nghiệp. -
Thừa nhận nguyên tắc trao đổi ngang giá, chủ nghĩa trọng nông đã phê
phánmột cách có hiệu quả chủ nghĩa trọng thương về vấn đề này, theo đó lưu thông không tạo ra giá trị. -
Phê phán chủ nghĩa trọng thương đã đánh giá cao vai trò của tiền và
khẳngđịnh tiền chỉ là phương tiện di chuyển của cải. -
Chủ nghĩa trọng nông bênh vực nền nông nghiệp kinh doanh theo lối tư bảnchủ nghĩa. -
Những đại biểu tiêu biểu của trường phái: Francois Quesney (1694 -
1774),Turgot (1727 - 1781), Boisguillebert (1646 - 1714). Trong các đại biểu có F.
Quesney với tác phẩm “Biểu kinh tế” (1758) đã đạt đến sự phát triển rực rỡ nhất, những
quan điểm của ông thật sự đặc trưng cho trường phái trọng nông. C.Mác gọi ông là cha
đẻ của kinh tế chính trị học.[CITATION CNN13 \l 1033 ]
1.2.3 Nội dung chủ nghĩa trọng nông
Thứ nhất: phê phán chủ nghĩa Trọng thương. Chủ nghĩa trọng nông phê phán
gay gắt những tư tưởng kinh tế phiến diện của trường phái trọng thương, cho rằng không
phải “phi thương bất phú”, với lý do: hoạt động thương nghiệp chỉ là hoạt động phục vụ
tiêu dùng chứ không làm tăng thêm giá trị nghĩa là không đem lại giàu có cho xã hội
theo quan điểm của Francois Quesnay lợi nhuận của thương nhân có được chỉ là nhờ sự
tiết kiệm các khoản chi phí thương mại. Thực ra, đối với việc mua bán hàng hoá, cả bên
mua và bên bán không ai được và mất gì cả. Ông khẳng định tiền của thương nhân không
phải là lợi nhuận của quốc gia. Còn Turgot khẳng định: bản thân thương mại không thể
tồn tại được nếu như đất đai được chia đều và mỗi người chỉ có “số cần thiết để sinh
sống”.[CITATION Ths22 \l 1033 ]
Thứ hai: quan điểm về nông nghiệp. Các nhà tư tưởng thuộc trường phái trọng
nông cho rằng nguồn gốc của cải là từ trong nông nghiệp mới tạo ra của cải. Nội dung lOMoARcPSD| 36086670
giai cấp của chủ nghĩa trọng nông là giải phóng kinh tế nông nghiệp thoát khỏi quan hệ
phong kiến để phát hiện theo hướng tư bản.[CITATION Ths22 \l 1033 ]
Thứ ba: quan điểm về sự can thiệp của Nhà nước. Đây là phần quan trọng của
học thuyết này là Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào quá trình kinh tế. Nhà nước
chỉ đặt ra các điều luật cần thiết phù hợp với “quy luật tự nhiên” và sau đó các chức
năng nhà nước sẽ phai mờ dần.[CITATION Ths22 \l 1033 ]
Thứ tư: quan điểm về hàng hóa và tiền. Học thuyết trọng nông rất đề cao vai trò
của sản xuất nông nghiệp, ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp. Họ quan niệm, chỉ có sản
xuất nông nghiệp mới sản xuất ra của cải hàng hoá và khối lượng hàng hóa biểu hiện
cho sự giàu có, làm cho của cải tăng thêm. Một quốc gia giàu mạnh là một quốc gia
nhiều lương thực, thực phẩm và ngược lại. Quan điểm của học thuyết về đồng tiền chỉ
là phương tiện kỹ thuật của lưu thông không phản ánh sự giàu mạnh của một quốc gia.[CITATION Ths22 \l 1033 ]
Thứ năm: quan điểm về giai cấp. Theo F. Quesnay xã hội được chia thành 3 giai cấp, đó là: -
Giai cấp sở hữu – địa chủ, quý tộc, thầy tu, tăng lữ: thu sản phẩm thuần túy. -
Giai cấp sản xuất – những người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp –
côngnhân nông nghiệp, chủ đồn điền, chủ trang trại: tạo ra sản phẩm thuần túy. -
Giai cấp không sản xuất là những người làm việc trong lĩnh vực công nghiệp:
không tạo ra sản phẩm thuần túy.[CITATION Ths22 \l 1033 ]
CHƯƠNG 2: HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA
TRỌNG THƯƠNG VÀ CHỦ NGHĨA TRỌNG NÔNG
2.1 Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa trọng thương
Chủ nghĩa trọng thương là tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản, ra đời
trước hết ở Anh vào khoảng những năm 1450, phát triển tới giữa thế kỷ thứ XVII và sau
đó bị suy đồi. Nó ra đời trong bối cảnh phương thức sản xuất phong kiến tan rã, phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mới ra đời. 6
Downloaded by Dung Tran (tiendungtr12802@gmail.com) lOMoARcPSD| 36086670
2.1.1 Về mặt lịch sử
Đây là thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản ngày càng tăng, tức là
thời kỳ tước đoạt bằng bạo lực nền sản xuất nhỏ và tích luỹ tiền tệ ngoài phạm vi các
nước Châu Âu, bằng cách cướp bóc và trao đổi không ngang giá với các nước thuộc địa
thông qua con đường ngoại thương.[CITATION Ngu \l 1033 ]
2.1.2 Về mặt kinh tế
Kinh tế hàng hoá phát triển, thương nghiệp có ưu thế hơn sản xuất, tầng lớp thương
nhân tăng cường thế lực. Do đó trong thời kỳ này thương nghiệp có vai trò rất to lớn.
Nó đòi hỏi phải có lý thuyết kinh tế chính trị chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động thương
nghiệp.[CITATION Ngu \l 1033 ]
2.1.3 Về mặt chính trị
Giai cấp tư sản lúc này mới ra đời, đang lên, là giai cấp tiên tiến có cơ sở kinh tế
tương đối mạnh nhưng chưa nắm được chính quyền, chính quyền vẫn nằm trong tay giai
cấp quý tộc, do đó chủ nghĩa trọng thương ra đời nhằm chống lại chủ nghĩa phong
kiến.[CITATION Ngu \l 1033 ]
2.1.4 Về phương diện khoa học tự nhiên
Điều đáng chú ý nhất trong thời kỳ này là những phát kiến lớn về mặt địa lý như:
Crixtôp Côlông tìm ra Châu Mỹ, Vancôđơ Gama tìm ra đường sang Ấn Độ Dương... đã
mở ra khả năng làm giàu nhanh chóng cho các nước phương Tây. [CITATION Ngu \l 1033 ]
2.1.5 Về mặt tư tưởng, triết học
Thời kỳ xuất hiện chủ nghĩa trọng thương là thời kỳ phục hưng, trong xã hội đề
cao tư tưởng tư sản, chống lại tư tưởng đen tối của thời kỳ trung cổ, chủ nghĩa duy vật
chống lại những thuyết giáo duy tâm của nhà thờ...[CITATION Ngu \l 1033 ] lOMoARcPSD| 36086670
2.2 Hoàn cảnh ra đời của trường phái trọng nông
2.2.1 Sự chiếm hữu về ruộng đất của quý tộc và tăng lữ
Cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến chuyên chế Pháp đã phát
triển đến đỉnh cao nhất, giới quý tộc và tăng lữ thống trị xã hội nắm hầu hết ruộng đất.
2.2.2 Sự bóc lột hà khắc của địa chủ phong kiến, nông dân phải nộp địa tô
cao và nhiều thứ thuế khác
Nông dân Pháp đã được hưởng quyền tự do về thân thể, nhưng cuộc sống rất cực
khổ vì thuế khóa nặng nề phải nộp cho Nhà nước phong kiến và giới tăng lữ, thường
chiếm từ ⅓ đến ¼ nông phẩm sản xuất ra. [CITATION Spi83 \l 1033 ]
Cùng với sự phát triển chung của châu Âu, đặc biệt là cuộc cách mạng công
nghiệp ở nước Anh, công trường thủ công đã bám rễ sâu ở nước Pháp, các xí nghiệp
công nghiệp, công ty ngoại thương đã được hình thành ở Pháp, kinh tế đồn điền trong
nông nghiệp của những người Fermier bắt đầu phát triển. Trong khi đó, nhà nước phong
kiến Pháp tiếp tục chính sách bảo vệ đặc quyền đặc lợi của quý tộc, kinh tế tư bản chủ
nghĩa vì thế phát triển khá chậm chạp và vẫn mang cái vỏ ngoài phong kiến. Khác với
ở Anh, ở Pháp trung tâm mâu thuẫn kinh tế nằm trong lĩnh vực nông nghiệp. Trước tình
hình đó giai cấp tư sản đang lớn lên đòi hỏi phải có lý luận vạch rõ con đường và những
hình thức phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp. [ CITATION Ths22 \l 1033 ]
2.2.3 Chính sách trọng thương của Colbert.
Đã cướp bóc nông nghiệp để phát triển công nghiệp (hạ giá ngũ cốc, thực hiện
“ăn đói để xuất khẩu” …) làm cho nông nghiệp nước Pháp đã kém phát triển nay càng
sa sút nghiêm trọng, nông dân túng quẫn. Tại thời điểm này các nước tư bản chủ nghĩa
đang lần lượt ra đời và phát triển như một hệ thống thế giới về mặt kinh tế, thì tư tưởng
kinh tế của trường phái trọng thương không còn phù hợp về mặt lý luận trong hoàn cảnh
phát triển của tư bản chủ nghĩa.[CITATION Spi83 \l 1033 ]
2.2.4 Sự tan rã của chủ nghĩa trọng thương.
Chủ nghĩa tư bản bắt đầu xuất hiện và sinh ra trong lòng chủ nghĩa phong kiến,
tuy lúc bấy giờ chủ nghĩa tư bản chưa đủ mạnh để có thể lật đổ chế độ phong kiến tại 8
Downloaded by Dung Tran (tiendungtr12802@gmail.com) lOMoARcPSD| 36086670
Pháp nhưng sức mạnh của chủ nghĩa tư bản về kinh tế rất to lớn và có tầm ảnh hưởng
đến tình hình của Pháp lúc này, đặc biệt là nó muốn cách tân trong lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp; đồng thời trong tình hình này sự thống trị của giai cấp phong kiến pháp đã
suy yếu, lỗi thời mang lại nhiều đau thương, khổ cực cho nhân dân.[CITATION Spi83 \l 1033 ]
Song, khác với ở nước Anh, để chống lại chế độ phong kiến và tư tưởng trọng
thương, các nhà tư tưởng đặt niềm tin và hy vọng vào công nghiệp, thì ở Pháp do chính
sách trọng thương của Colbert đã làm cho nền nông nghiệp suy sụp nghiêm trọng. Bởi
vậy cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa trọng thương ở Pháp biến thành cuộc đấu tranh bảo
vệ sự phát triển của nông nghiệp và chính điều này đã dẫn đến việc lý tưởng hóa nghề
nông, tìm kiếm nguồn gốc của cải quốc dân trong nông nghiệp là điều không thể tránh
khỏi.[CITATION Spi83 \l 1033 ]
Chủ nghĩa trọng nông Pháp đã ra đời trong bối cảnh lịch sử đó.
CHƯƠNG 3: SO SÁNH CÁC QUAN ĐIỂM KINH TẾ KHÁC NHAU GIỮA
CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG VÀ TRỌNG NÔNG Trọng thương Trọng nông
- Lưu thông là nguồn gốc tạo ra của cải - Lưu thông không dẫn đến giàu có. Sản dẫn đến
giàu có. phẩm nông nghiệp là lĩnh vực duy nhất tạo ra của cải vật chất.
- Tiền là mục đích, hàng hóa là phương - Hàng hóa là mục đích, tiền là phương tiện. tiện.
- Tiền là biểu hiện của sự giàu có, nông - Khối lượng nông sản biểu hiện cho sự sản
phẩm chỉ là trung gian giàu có, làm cho của cải tăng thêm.
- Tiền vừa là phương tiện lưu thông, vừa - Tiền chỉ là phương tiện kỹ thuật của là tư bản
để sinh lời. lưu thông.
- Tiền là của cải duy nhất -> tích trữ tiền. - Tiền không là của cải duy nhất -> chống việc tích trữ tiền. lOMoARcPSD| 36086670
- Quốc gia giàu có là quốc gia có khối - Quốc gia giàu có là quốc gia có nhiều lượng
tiền (vàng, bạc...) khổng lồ. lương thực, thực phẩm.
- Sản xuất nông nghiệp là ngành trung - Sản xuất nông nghiệp tạo ra của cải, gian, không
làm tăng cũng không là sản phẩm thuần túy, còn lao động trong giảm khối lượng tiền
tệ quốc gia. các ngành khác là lao động không có ích, không tạo ra sản phẩm thuần
túy, không phải lao động sản xuất.
- Quy tắc trao đổi không ngang giá.
- Quy tắc trao đổi ngang giá.
- Lợi nhuận là kết quả của lưu thông.
- Lợi nhuận là kết quả của tự nhiên.
- Kết quả của thương mại: bên có lợi, - Kết quả của thương mại: không lợi, bên bị thiệt hại. không hại.
- Không thấy vai trò của lao động trong - Lao động sản xuất là lao động tạo ra việc làm
tăng của cải. của cải thặng dư.
- Ngoại thương là nguồn gốc mang
thương đối với phát triển kinh tế quốc
lạigiàu có cho quốc gia với chính sách gia.
xuất - Không thấy vai trò của ngoại siêu.
- Coi trọng lưu thông vì tạo ra của cải, - Coi trọng sản xuất, xem nhẹ lưu thông. xem nhẹ
sản xuất vì sản xuất không tạo ra của cải.
- Chỉ nghiên cứu hiện tượng kinh tế bên - Không chỉ nghiên cứu, phân tích hiện ngoài,
không phân tích hiện tượng kinh tượng bên ngoài mà còn cố gắng phát tế bên trong. triển bên trong.
- Chưa thấy được tính khách quan của - Quy luật khách quan chi phối hoạt các hoạt
động kinh tế, theo ý chủ quan. động kinh tế một cách tốt nhất.
- Ủng hộ sự can thiệp của nhà nước. - Ủng hộ tự do kinh tế, quy luật khách quan, không
can thiệp của nhà nước, kêu gọi nhà nước tôn trọng nguyên tắc Laissez faire.
- Bảo vệ lợi ích tư bản tư nhân.
- Bảo vệ lợi ích địa chủ phong kiến.
- Thông qua trao đổi giữa các tầng lớp, - Chu chuyển kinh tế từ sản xuất, phân thỏa mãn
nhu cầu và làm lợi cho tư bản phối, trao đổi, và tiêu dùng. Các giai cấp tư nhân. đều
thỏa mãn nhu cầu một cách tốt nhất.
- Quốc gia này làm giàu trên cơ sở bần - Trên cơ sở phát triển nông nghiệp tư cùng hóa quốc gia khác. bản. 10
Downloaded by Dung Tran (tiendungtr12802@gmail.com) lOMoAR cPSD| 36086670 Nhận xét:
Tóm lại, chủ nghĩa trọng nông đã phê phán chủ nghĩa trọng thương một cách sâu
sắc và khá toàn diện, "công lao quan trọng nhất của phái trọng nông là ở chỗ họ đã phân
tích tư bản trong giới hạn của tầm mắt tư sản, chính công lao này mà họ đã trở thành
người cha thực sự của khoa kinh tế chính trị hiện đại". Phái trọng nông đã chuyển công
tác nghiên cứu về nguồn gốc của giá trị thặng dư từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản
xuất trực tiếp, như vậy là họ đặt cơ sở cho việc phân tích nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Họ cho rằng nguồn gốc của cải là lĩnh vực sản xuất, không phải là lưu thông và thu nhập
thuần túy chỉ được tạo ra ở lĩnh vực sản xuất. Đây là cuộc cách mạng về tư tưởng kinh
tế của nhân loại.[CITATION Hạnh21 \l 1033 ]
Chủ nghĩa trọng nông nghiên cứu không chỉ quá trình sản xuất cá biệt đơn lẻ mà
quan trọng hơn họ biết nghiên cứu quá trình tái sản xuất của toàn xã hội, đặt cơ sở cho
nghiên cứu mối liên hệ bản chất nền sản xuất tư bản - một nội dung hết sức quan trọng của kinh tế chính trị.
Chủ nghĩa trọng nông còn lần đầu tiên nêu tư tưởng hệ thống quy luật khách quan
chi phối hoạt động kinh tế mang lại tính khoa học cho tư tưởng kinh tế.
Ngoài ra họ đã nêu ra nhiều vấn đề có giá trị cho đến ngày nay: như tôn trọng vai
trò tự do của con người, đề cao tự do cạnh tranh, tự do buôn bán... Chủ nghĩa trọng nông
thật sự đã có những bước tiến bộ vượt bậc so với chủ nghĩa trọng thương còn quá nhiều
hạn chế về lý luận và quan điểm. lOMoARcPSD| 36086670 CHƯƠNG 4:
Ý NGHĨA THỰC TẾ CỦA CÁC CHỦ NGHĨA TRỌNG
THƯƠNG, TRỌNG NÔNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ NƯỚC TA
4.1 Ý nghĩa thực tế của trường phái Trọng thương đối với nền kinh tế nước ta
Thông qua việc phân tích lý luận kinh tế cơ bản của chủ nghĩa trọng thương,
nhiều chính sách kinh tế của các nước hiện nay vẫn kế thừa những tư tưởng trọng thương.
Đối với nền kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, trên cơ sở các chính sách của
Việt Nam như: gợi ý về giải quyết vấn đề tự do hoá thương mại hay bảo hộ mậu dịch,
về chiến lược phát triển kinh tế sản xuất thay thế hàng nhập khẩu và sản xuất hướng về
xuất khẩu cũng như về vai trò của nhà nước điều tiết kinh tế và thúc đẩy phát triển ngoại
thương. Trong bối cảnh đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế, những gợi ý này vẫn còn nhiều ý nghĩa và khả năng vận dụng
vào quá trình phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay.
Thứ nhất: Việt Nam xuất phát từ nước kinh tế lạc hậu, chịu hậu quả nặng nề từ
chiến tranh nên thương mại của nước ta kém phát triển. Trước đổi mới, do sai lầm trong
tư duy, nhận thức Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chính sách đóng cửa nền kinh tế,
mọi hoạt động của nền kinh tế đều nhỏ hẹp. Chính điều này đã kìm hãm sự phát triển
kinh tế của đất nước, làm cho kinh tế tụt hậu quá xa so với thế giới. Đến Đại hội Đảng
lần thứ VI (năm 1986) Đảng và Nhà nước quyết định chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từ nền
kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa giao lưu kinh tế với nước ngoài. Các văn kiện Đại hội
Đảng VI, VII, VIII, IX, X, XI, đều khẳng định phát triển kinh tế đối ngoại là một tất yếu
khách quan nhằm phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung, xây dựng đất nước để
phát triển kinh tế đối ngoại cần phải xử lý hợp lý mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị;
tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời phải phát huy ý chí tự lực, tự
cường, kết hợp sức mạnh của dân tộc với thời đại, triệt để khai thác những lợi thế khu
vực và thế giới, chủ trương mở rộng diện bạn hàng, đối tượng hợp tác, đa phương hoá 12
Downloaded by Dung Tran (tiendungtr12802@gmail.com) lOMoAR cPSD| 36086670
các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, phù hợp với cơ chế thị trường, trên nguyên tắc bình
đẳng các bên cùng có lợi. Chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đối ngoại phù hợp
với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tế, không chỉ dừng lại
ở chủ trương, đường lối mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện những chính
sách kinh tế cụ thể. Sau khi mở cửa, Việt Nam từng bước hội nhập với các tổ chức quốc
tế trong khu vực và toàn cầu như ASEAN, APEC, WTO [CITATION stu21 \l 1033 ]
Thứ hai: Thực tiễn Việt Nam cũng cho thấy, nắm giữ vàng bạc không phải là
chính sách hợp lý nhằm phát triển đất nước. Quan niệm về một quốc gia giàu có không
chỉ là nước có nhiều quý kim mà là dân nước đó có cuộc sống sung túc, ấm no; khoa
học công nghệ hiện đại, đem lại năng suất cao và giảm bớt cực nhọc cho người lao động.
Việt Nam là một nước đang phát triển có nguồn lao động dồi dào, nhưng lại khan hiếm
về vốn và yếu công nghệ. Nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
chúng ta cần nhiều vốn để nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghệ. Để làm được như
vậy, cần phải đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng sử dụng nhiều lao động, những sản
phẩm có lợi thế so sánh, để đổi lấy ngoại tệ, dùng cho nhập khẩu. Trong giai đoạn này,
tình trạng nhập siêu tức là giá trị nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu là một điều khó tránh khỏi.
Thứ ba: Các chính sách điều tiết kinh tế và bảo hộ lao động thương mại tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước tham gia mạnh mẽ và phân công lao
động quốc tế và mậu dịch quốc tế, khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong
nước, đồng thời cũng bảo vệ thị trường nội địa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong
nước đứng vững và vươn lên trong hoạt động kinh doanh quốc tế, đáp ứng yêu cầu tăng
cường lợi ích quốc gia. Việt Nam cũng đã thực hiện những chính sách hướng đến xuất
khẩu như miễn giảm thuế, tạo điều kiện về tín dụng cho các doanh nghiệp và hộ gia đình
sản xuất hàng xuất khẩu, quảng bá thương mại thông qua kênh ngoại giao…Chính phủ
cũng sử dụng hàng rào thuế quan để bảo hộ mậu dịch đối với các ngành công nghiệp
non trẻ như công nghiệp sản xuất thép, công nghiệp sản xuất ô tô…bằng cách đánh thuế
cao các sản phẩm hoàn chế như xe ô tô nguyên chiếc, các mặt hàng xa xỉ, nhưng lại đánh
thuế thấp đối với các hàng hoá trung gian. Tuy nhiên, bảo hộ sẽ có mặt trái của nó gây
thiệt hại cho Nhà nước và người tiêu dùng; hoặc nếu chính sách nào hộ không hợp lý sẽ
dẫn đến tâm lý “ỷ lại” của các doanh nghiệp sản xuất trong nước mà không tự mình tăng lOMoARcPSD| 36086670
cường năng lực cạnh tranh như ngành ô tô hay điện tử là những ví dụ điển hình cho
trường hợp này. Sau nhiều năm bảo hộ sẽ làm cho các ngành này không những không
phát triển mà còn có nguy cơ thụt lùi. Mặt khác, nếu bảo hộ không hợp lý còn vấp phải
sự trả đũa của các quốc gia khác ví dụ như các vụ kiện chống bán phá giá mà một trong
những nguyên nhân dẫn đến các vụ kiện này là do chính sách bảo hộ không hợp lý. Do
đó, khi hội nhập thì các chính sách bảo hộ vi phạm các nguyên tắc và cam kết quốc tế cần phải xoá bỏ.
Tóm lại: Trong điều kiện của nước ta hiện nay, những tư tưởng kinh tế của chủ
nghĩa trọng thương vẫn còn có ý nghĩa. Phát triển thương nghiệp, tăng khả năng cạnh
tranh trên thị trường thế giới đối với hàng hoá sản xuất trong nước là điều kiện tiên quyết
để từng bước tích lũy vốn, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện công nghiệp hoá hiện đại
hoá đất nước. Tuy nhiên quá trình phát triển ngành thương nghiệp, đặc biệt là ngoại
thương, cần phải hoạt động trên cơ sở củng cố vững chắc những điều kiện hiện có của
đất nước, chú trọng phát triển các ngành có khả năng sản xuất cao và có nhiều lợi thế
tuyệt đối nhằm thu hút vốn, đảm bảo công bằng.
4.2 Ý nghĩa thực tế của trường phái Trọng nông đối với nền kinh tế nước ta
Sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng đối với đời sống cũng như hoạt động
kinh tế của cong người: nông nghiệp không chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã
hội mà còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và
công nghiệp chế biến thực phẩm. Ở Việt Nam, với kết cấu kinh tế gồm hơn 80% dân số
làm nông nghiệp ở thời điểm bắt đầu tiến hành công nghiệp hóa- hiện đại hóa, Chính vì
vậy phát triển nông nghiệp, nông thôn là chủ trương lớn nhất của nước ta. Văn kiện Đại
hội Đảng X nhấn mạnh: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp và
nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân”. Với
những chủ trương này của Đảng và Nhà nước thì những luận điểm, cương lĩnh của chủ
nghĩa trọng nông như chúng ta vừa phân tích ở trên sẽ cho nhìn nhận, đồng thời đưa ra
được những giải pháp đúng đắn cho sự phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp hóa
– hiện đại hóa ở nước ta: 14
Downloaded by Dung Tran (tiendungtr12802@gmail.com) lOMoAR cPSD| 36086670
Thứ nhất: Đề ra những biện pháp để khuyến khích phát triển nông nghiệp đó là
kiến nghị của nhà nước đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Trong những năm
qua, Nhà nước đã rất quan tâm và tiến hành hàng loạt các biện pháp như tăng cường các
hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, công tác bảo vệ giống cây trồng, vật
nuôi. Nhìn chung, mặt bằng dân trí của nước ta còn thấp bởi vậy Nhà nước càng chú
trọng việc hướng dẫn và phổ biến cho nông dân các cách thức thực hiện để đạt được hiệu quả cao.
Cùng với chủ trương coi trọng khoa học công nghệ là quyết sách hàng đầu Nhà
nước cũng đã đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp, nông
thôn. Với chủ trương chung là trang bị kỹ thuật cho các ngành của nền kinh tế theo
hướng hiện đại, Nhà nước đã vận dụng tiến bộ khoa học-công nghệ vào sản xuất nông
nghiệp thể hiện tập trung ở những lĩnh vực: từng bước cơ giới hóa nông nghiệp nông
thôn, thủy lợi hóa, điện khí hóa, phát triển công nghệ sinh học đã từng bước góp phần
giải phóng sức lao động cả con người, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng
vật nuôi cây trồng. Nhà nước cũng đã chủ trương tăng đầu tư vào ngân sách và đa dạng
hóa các nguồn vốn phát triển mạnh kết cấu hạ tầng nông thôn hướng tới hướng tới xây
dựng một nền nông nghiệp hàng hoá lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng
suất, có chất lượng, và khả năng cạnh tranh cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực
và tạo điều kiện từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch. Đồng thời, cải thiện chất
lượng nguồn nhân lực ở nông thôn vốn có đặc điểm là trình độ học vấn thấp, phần đông
người lao động là chưa qua đào tạo, bằng cách cử cán bộ kỹ sư về tận nơi sản xuất,
hướng dẫn nông dân cách sản xuất khoa học và hiệu quả.[CITATION Ýng22 \l 1033 ]
Thứ hai: Nhà nước cần có chính sách giá cả, chính sách tiền lương hợp lý để hỗ
trợ, khuyến khích cho lĩnh vực nông nghiệp. Nhìn chung, mức thu nhập của người làm
nông nghiệp ở nước ta đang rất thấp, song mức thu nhập tối thiểu của người dân đang
được điều chỉnh dần để rút ngắn dần khoảng cách về thu nhập giữa người lao động, đảm
bảo cho người lao động có đủ khả năng nuôi sống bản thân và tái tạo sức lao động.
Thứ ba: Quá trình phát triển nông nghiệp phải gắn với sự phát triển của các
ngành kinh tế khác. Trong đó công nghiệp giữ vai trò chủ đạo, dịch vụ giữ vai trò mũi
nhọn. Từng bước chuyển dịch lao động sang làm công nghiệp và dịch vụ, mở rộng thị lOMoARcPSD| 36086670
trường xuất khẩu lao động cùng với việc tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng thủy lợi,
giao thông nông thôn giúp nông dân áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, bảo quản;
đầu tư nghiên cứu ra các giống cây trồng mới, tăng cường cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Thứ tư: Thừa nhận các ngành kinh tế khác kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, các
chính sách kinh tế phải được đánh giá toàn diện, thúc đẩy không chỉ kinh tế Nhà nước
mà còn thúc đẩy sự phát triển của toàn nền kinh tế.
Tóm lại: Phát triển nông nghiệp đi đôi với phát triển công nghiệp trong thời kỳ
đổi mới của nước ta là nhiệm vụ quan trọng của Đảng Nhà nước và của toàn dân. LỜI KẾT
Việc tìm hiểu chủ nghĩa trọng nông và chủ nghĩa trọng thương từ đó rút ra ý nghĩa
thực tế của các chủ nghĩa này đối với nền kinh tế nước ta, tóm gọn lại đều là những việc
rất quan trọng trong thực tiễn xã hội. Bằng việc phát huy điểm mạnh và xóa bỏ hạn chế
của từng chủ nghĩa, công cuộc phát triển đất nước sẽ ngày càng tiến bộ hơn.
Việt Nam là một đất nước đi lên từ nông nghiệp. Chính vì thế, những giá trị tư
tưởng kinh tế của trường phái trọng nông có ý nghĩa lớn trong việc xây dựng những
chính sách, nguyên lý kinh tế. Vì vậy, nước ta nên đầu tư nông nghiệp một cách mạnh
mẽ hơn, từ đó có những bước tiến mới cho nền nông nghiệp.
Bên cạnh đó, hiện nay những tư tưởng kinh tế của chủ nghĩa trọng thương vẫn
còn tồn tại ở đất nước ta. Điều đó được thể hiện rõ qua việc nước ta chú trọng vào thương
nghiệp (nội thương và ngoại thương) nhằm tạo tiềm lực về vốn cho quá trình công nghiệp
hóa – hiện đại hóa đất nước, xây dựng thành công nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc vận dụng tư tưởng kinh tế của chủ nghĩa trọng thương với
các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước sẽ giúp cho nước ta có sự phát triển bền vững.
Tuy nhiên chúng ta không nên tuyệt đối hóa trường phái trọng thương.
Tóm lại, để một đất nước phát triển mạnh mẽ và thịnh vượng thì ta phải biết cân
bằng giữa hai trường phái nông và thương. Nếu chủ nghĩa trọng nông là nền móng của
kinh tế đất nước thì chủ nghĩa trọng thương chính là bước nhảy cho sự phát triển cho nền kinh tế nước nhà. 16
Downloaded by Dung Tran (tiendungtr12802@gmail.com) lOMoARcPSD| 36086670
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đại học Bách Khoa Hà Nội. (2013). Tài liệu Kinh tế Chính trị Mác Lênin. Retrieved
from studocu.com: https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hocbach-
khoa-ha-noi/kinh-te-chinh-tri-mac-lenin/chu-nghia-trongthuong/25236132
Đại học Ngân Hàng. (2022). Ý nghĩa lý luận thực tiễn khi nghiên cứu lý thuyết kinh tế
trường phái Trọng nông và Trọng thương. Retrieved from
https://text.123docz.net/document/2571790-y-nghia-ly-luan-thuc-tien-
khinghien-cuu-ly-thuyet-kinh-te-truong-phai-trong-thuong-trong-nong-trong-
congcuoc-doi-moi-o-viet-nam-hien-nay.htm
Đinh Thùy Dung. (2022). Chủ nghĩa Trọng nông là gì? Phái Trọng nông và thuyết
Trọng nông? Retrieved from luatduonggia.vn:
https://luatduonggia.vn/chunghia-trong-nong-la-gi-phai-trong-nong-va-thuyet- trong-nong/
Học viện Tài chính. (2021). Học thuyết kinh tế chủ nghĩa Trọng thương Anh. Retrieved
from studocu.com: https://www.studocu.com/vn/document/hoc-vien-
taichinh/lich-su-dang/hoc-thuyet-kinh-te-cua-chu-nghia-trong-thuong-anh-
nhungnoi-dung-nao-duoc-van-dung-vao-hoat-dong-thuc-tien-de-phat-trien-
thuongmai-cua-nuoc-ta-hien-nay/20964056
Nguyễn Hạnh. (2021). Câu hỏi ôn tập Lịch sử các học thuyết kinh tế. Retrieved from
studocu.com: https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-kinh-te-
quocdan/lich-su-kinh-te/cau-hoi-on-tap-lich-su-cac-htkt-truong-dai-
hocktqd/20598929?origin=home-recent-1
Nguyễn Quang Hạnh. (2013). Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Pháp.
Retrieved from https://voer.edu.vn/m/hoc-thuyet-kinh-te-cua-chu-nghia- trongnong-phap/c296a367
Nguyễn Quang Hạnh. (2021). Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa trọng thương.
Retrieved from http://quantri.vn/dict/details/9323-hoan-canh-ra-doi-cua- chunghia-trong-thuong lOMoAR cPSD| 36086670
Phillippe, S. (2003). Physiocracy and French Pre-Classical Political Economy trong A
Companion to the History of Economic Thought. Blackwell Publishing.
Spiegel, H. W. (1983). The Growth of Economic Thought. Duke University. Retrieved from 123docz. 18
Downloaded by Dung Tran (tiendungtr12802@gmail.com)