Bài trắc nghiệm ôn tập số 4 - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
1.Biện pháp chế tài nào sau đây không áp dụng với chủ thể vi phạm pháp luật hành chính Cải tạo không giam giữ 2.Hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật hành chính? -Đi vào đường cấm, đường ngược chiều. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI 4
1.Biện pháp chế tài nào sau đây không áp dụng với chủ thể vi phạm pháp luật hành chính
Cải tạo không giam giữ
2.Hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật hành chính?
-Đi vào đường cấm, đường ngược chiều
3.Đối với một hành vi vi phạm hành chính, người vi phạm có thể bị xử
phạt theo nguyên tắc nào sau đây?
Xử phạt một lần (2)
4.Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật hành chính?
-Đi vào đường ngược chiều
5.Trách nhiệm pháp lí hành chính do __________ áp dụng đối với cá nhân, tổ
chức đã vi phạm pháp luật hành chính
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
6.Vi phạm hành chính bao gồm dấu hiệu nào sau đây?
Tất cả đều đúng
-Hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện (1)
-Vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước (2)
-Hành vi đó không phải là tội phạm (3)
-Theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính (4)
7.Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính là:
Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính
8.Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính là:
Những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính giữa các cơ
quan, tổ chức, cá nhân với nhau
9.Cơ quan nào sau đây là cơ quan hành chính nhà nước: Bộ tư pháp
10.Chủ thể vi phạm pháp luật hành chính có thể bị áp dụng biện pháp chế tài nào sau đây:
-Chỉ bị tịch thu tang vật phương tiện vi phạm -Chỉ bị cảnh cáo -Chỉ bị phạt tiền
Có thể áp dụng 1 hoặc 1 số biện pháp trên
11.Quy định thường gặp trong pháp luật hành chính là Quy định dứt khoát
12.Đâu không phải là nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi, không phải là tội phạm và phải bị xử lý vi phạm hành chính.
13.Phạt tiền là hình thức xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với
đối tượng nào sau đây?
Người từ đủ 16 tuổi trở lên thực hiện hành vi vi phạm hành chính và không thuộc
trường hợp phạt cảnh cáo (3)
14.Điều kiện để các cơ quan, tổ c ứ
h c, cá nhân trở thành chủ thể của quan hệ
pháp luật hành chính là phải có: Năng lực chủ thể
15.Các biện pháp xử lý hành chính được áp dụng đối với chủ thể nào sau đây?
Cá nhân là công dân Việt Nam vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội
nhưng chưa đến mức phải xử lý hình sự
16.Trục xuất là hình thức xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng là: -Hình phạt chính (1) -Hình phạt bổ sung (2)
-Chỉ áp dụng đối với người nước ngoài (3)
17.Theo Luật xử lý vi phạm hành chính, độ tuổi tối thiểu có thể chịu trách
nhiệm hành chính là từ đủ: 14 tuổi
18.Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính:
-Cảnh cáo; phạt tiền; trục xuất
-Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
-Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
19.Vi phạm hành chính là hành vi do:
-Cá nhân, tổ chức thực hiện
-Xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước
-Hành vi đó không phải là tội phạm
20.Hình thức xử phạt chính được áp dụng trong xử lý vi phạm hành chính
có thể bao gồm các hình thức nào sau đây?
Cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất