Bài văn mẫu lớp 8: Phân tích giá trị nhân văn trong Chiếu dời đô Ngữ Văn 8 | Cánh diều
Bài văn mẫu lớp 8: Phân tích giá trị nhân văn trong Chiếu dời đô Ngữ Văn 8 | Cánh diều. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp các kiến thức chọn lọc hay nhất giúp cho các bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các bạn đón xem!
Chủ đề: Bài 5: Nghị luận xã hội (CD)
Môn: Ngữ Văn 8
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài văn mẫu lớp 8
Phân tích giá trị nhân văn trong Chiếu dời đô
Phân tích giá trị nhân văn trong Chiếu dời đô - Mẫu 1
Trong thực tiễn lịch sử Việt Nam, trong thời đại của mình, các vị vua không chỉ
lo bảo vệ độc lập, chống sự xâm lăng của kẻ thù; ổn định và phát triển cuộc
sống của người dân mà việc chọn kinh đô cho mình cũng là một nhân tố quan
trọng trong việc trị vì. Bởi kinh đô, nơi triều đình ngự tại để có thể trị vì, chăm
lo tới mọi vấn đề của đất nước, nơi đóng đô phù hợp sẽ làm cho vận nước thêm
trường thịnh, phát triển và ngược lại, nếu chọn không phù hợp thì vận nước sẽ
bị suy vong, sự tồn tại của vương triều ấy không thể lâu dài. Nhận thức được
tầm quan trọng này, nhà vua Lí Công Uẩn đã có một quyết định lớn lao trong
sự nghiệp trị vì của mình, đó là dời đô từ Hoa Lư và thành Thăng Long. Quá
trình dời đô này cũng được thể hiện rõ nét thông qua bài chiếu của nhà vua tới
nhân dân: "Chiếu dời đô".
Ngay sau khi lên làm vua, bằng chí tuệ và bản lĩnh của một vị minh quân, Lí
Công Uẩn đã sâu sắc nhận ra tầm quan trọng của việc dời đô, bởi lúc bấy giờ
nhà Lí vẫn đang đóng đô ở kinh đô Hoa Lư, nhà vua nhận ra được những hạn
chế, yếu điểm của kinh đô này, từ đó đã mạnh dạn, bản lĩnh triển khai việc dời
đô sang một vùng đất mới mà ông cho là phù hợp, thuận lợi hơn cho việc trị vì
của triều đại mình, đó là vùng đất Thăng Long. Tuy nhiên, qua tác phẩm
"Chiếu dời dô" ta cũng có thể thấy được sự sáng suốt, coi trọng ý kiến dân
chúng của bậc minh quân này. Là người đứng đầu của một nước, ông hoàn toàn
có thể quyết định dời đô theo ý kiến của mình, chỉ cần một lời thông báo cho toàn dân được biết.
Nhưng ở đây Lí Công Uẩn đã viết một bài chiếu để gửi đến những người dân
của mình, cũng là để bàn bạc, trưng bầy ý kiến của người dân về việc dời đô.
Chiếu là một thể văn cổ chức năng, thường dùng bởi các bậc vua chúa trong
việc ban bố, cáo lệnh xuống cho người dân. Ở đây, Lí Công uẩn đã sử dụng thể
văn này để thể hiện sự tôn trọng của mình đến với người dân, trước khi quyết
định một vấn đề liên quan đến vận mệnh của quốc gia, của dân tộc. Mở đầu bài
chiếu, Lí Công Uẩn đã nêu ra những trường hợp dời đô của những vị vua xưa:
"Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh, năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô".
Đây đều là những vị vua tài giỏi của Trung Quốc, cũng là những người đi đầu
trong việc dời đô, chuyển đô đến một nơi tốt đẹp hơn. Những vị vua này đâu
phải tự ý dời đô theo sở thích của mình, họ đều căn cứ vào những nhân tố tốt,
những ưu điểm của vùng đất mới: "...Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn
ở chỗ giữa, làm kế lâu dài cho con cháu muôn vạn đời, trên vâng mệnh trời,
dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong
tục được giàu thịnh". Như vậy, chuyển đô là mong cho đất nước có thêm những
điều kiện để phát triển, vận nước được lâu dài.
Như vậy, việc dời đô là việc tất yếu, tuy nhiên, Lí Công Uẩn cũng nghiêm khắc
phê phán việc nhà Đinh, Lê lại không hề hay biết, làm cho vận nước ngắn ngủi,
cuộc sống của người dân phải chịu nhiều lầm than: "...Thế mà hai nhà Đinh, Lê
lại theo ý riêng, coi thường mệnh trường, không noi theo việc cũ Thương Chu,
cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm
họ tổn hao, muôn vật không hợp". Vùng đất Hoa Lư là nơi đóng đô của nhiều
triều đại, nhưng chưa có một vị vua nào nhận thấy việc cần thiết của việc dời
đô, đã qua bao lần chứng kiện vận mệnh ngắn ngủi của thời đại mình nhưng
cũng không sáng ngộ. Nhà vua phê phán hành động "cố ngự" của hai triều đại
này là xuất phát từ tấm lòng yêu nước, thương dân, chứng kiến cảnh chia li của
đất nước, lầm than của người dân khiến nhà vua đau khổ: "Trẫm vô cùng đau khổ".
Từ việc nêu ra những luận cứ cho việc dời đô, Lí Công Uẩn đã đưa ra lí do
mình chọn vùng đất sẽ chuyển đến là Thăng Long, bởi những lẽ vị trí của khu
đất là nơi thắng địa, trung tâm của trời đất, đất cao bà bằng, rộng mà thoáng,
người dân có thể thuận lợi trong việc làm ăn, canh tác. Hơn nữa, cái thế "Rồng
cuộn hổ ngồi" rất có lợi trong việc chính trị, việc quân của đất nước, ở đây
không chỉ kinh tế, đời sống sinh hoạt của người dân thuận lợi mà việc nước
cũng muôn bề suôn sẻ. Và trong cách nhìn của nhà vua, đây là một mảnh đất
hiếm, hội tụ mọi ưu điểm có thể trở thành kinh đô mới: " Xem khắp nước Việt,
đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yến của bốn phương, đúng là nơi
thượng đô kinh sư mãi muôn đời".
Như vậy, "Chiếu dời đô" tuy là một bài văn nhằm mục đích ban bố lệnh của
nhà vua đến với quần chúng nhân dân nhưng xem xét lời nói chân thành, da
diết của vua Lí Công Uẩn, ta lại thấy đây giống một lời trưng cầu ý dân hơn,
bởi mọi luận cứ đưa ra đều vô cùng chặt chẽ, xác đáng. Việc dời đô cũng hoàn
toàn là muốn cho cuộc sống của nhân dân thêm tốt đẹp, vận nước thêm trường
tồn. Tính nhân văn được thể hiện rõ nét qua bài chiếu, đặc biệt qua câu nói của
nhà vua cuối tác phẩm: " Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?" .
Phân tích giá trị nhân văn trong Chiếu dời đô - Mẫu 2
Trong lịch sử khai quốc của dân tộc ta việc dời đi kinh đô sang một nơi khác là
một điều vô cùng khó khăn và không hề dễ dàng chút nào. Thế nhưng, Lý
Công Uẩn lại là một nhà vua có tầm nhìn chiến lược, đã lần đầu tiên dời kinh
đô của đất nước từ kinh thành Hoa Lư về Đại La. Và chỉ với một bài chiếu
cùng những lời lẽ, lập luận vô cùng chặt chẽ, ông đã thuyết phục được toàn bộ
dân chúng, văn võ bá quan cùng nhau ủng hộ việc ông làm. Và bài " chiếu dời
đô" cũng có thể coi là bài chiếu đầu tiên của đất nước chúng ta nhà vua viết cho
dân chúng lại có ảnh hưởng lớn tới như vậy.
Lý Công Uẩn là một trong những vị vua có tài có đức của dân tộc ta. Với
những cố gắng của mình, ông đã xây dựng được một đất nước hòa bình và phát
triển nông nghiệp, thương nghiệp. Ông đã soạn thảo ra bài chiếu để công bố ý
định di dời kinh đô của mình. Cả bài chiếu sử dụng những lập luận vô cùng
chặt chẽ và hợp lí, giúp cho tất cả mọi người đều có thể đọc và hiểu được
những suy nghĩ,, ý kiến của nhà vua một cách đơn giản nhất. Cả bài chiếu được
chia ra thành hai đoạn: đoạn đầu tiên tác giả nói lên lí do mà nhà vua muốn dời
kinh đô và đoạn thứ hai là những dẫn chứng cụ thể của việc dời đô qua lịch sử
của cả đất nước ta và đất nước Trung Quốc.
Đầu tiên nhận thấy vị trí địa lí của kinh đo tại Hoa Lư không còn phù hợp với
sự phát triển của đất nược nữa, ông đã có quyết định dời kinh đô từ Hoa Lư về
tới Đại La. Địa lí của kinh thành tại Hoa Lư vốn là nơi có nhiều rừng núi, có rất
nhiều lợi ích trong những cuộc chiến đấu chống lại quân thù, thế nhưng trong
hoàn cảnh sau này thì những điều đó đã không còn là ưu điểm nữa mà chúng đã
trở thành những điều khó khăn, gây cản trở cho việc phát triển đất nước giữa
thời bình. Và điều tất yếu đó chính là việc phải dời kinh đô tới một nơi có
những điều kiện phù hợp hơn. Những lời lẽ và lập luận được tác giả chỉ ra một
cách vô cùng hợp lí. Ở Thăng long được coi là nơi có địa lí rất tốt cho việc phát
triển của nhân dân và cả đất nước. Với một địa thế bằng phẳng, được bao bọ
bởi con sông lớn, như thành trì tự nhiên bảo vệ được cả kinh đô, xung quanh
tràn ngập long khí, là nơi được coi là có phong thủy vô cùng đẹp. Những điều
đó đã khiến cho chúng ta càng cảm nhận được tầm nhìn chiến lược của nhà
vua. Vị trí của nơi ở mới giúp cho dân chúng có được nhiều cơ hội hợp tác
buôn bán khắp nơi do có đường giao thông thuận lợi có thể đi được bằng
đường bộ và đường thủy mà không gặp bất cứ trở ngại nào cả. Điều đó giúp
thuận lợi rất nhiều cho việc phát triển của những người nhân dân xung quanh.
Qua đây chúng ta cũng thấy được tầm nhìn của nhà vua cùng những suy nghĩ
mà nhà vua dành cho người dân của mình.
Không chỉ có sức thuyết phục từ những lập luận về phong thủy mà Lý Công
Uẩn còn đưa ra những chứng cứ cho thấy từ những triều đại trước đã có sự di
chuyển kinh thành. Chúng ta cùng nhìn về những triều đại trước đó, đó chính là
nhà Đinh tồn tại có 12 năm hay như nhà Lê cũng chỉ có hai chín năm là kết
thúc số phận ngắn ngủi của những người làm bậc đế vương, suy tàn cả một chế
độ. Điều đó cũng ảnh hưởng rất lớn tới sự an cư lạc nghiệp của muôn dân. Thế
nên, mới có thể kết luận một cách đơn giản rằng: muốn nhân dân được no đủ,
đất nước phát triển thì chính các triều đại cần phải hùng mạnh và vững bền thì
mới được. Vì vậy vùng đất được lựa chọn hứa hẹn rất nhiều những lợi ích mới
phát triển cho đất nước. Với những tư thế như " long bàn hổ cứ". " Long bàn"
là tư thế của những con rồng đang cuộn mình làm tổ, hình ảnh của những dãy
núi trùng điệp rất giống như con rồng đang di chuyển trong không gian, bởi thế
cho nên tại những vùng đất nào có nhiều ưu thế đều có long mạch, gặp địa
hình, vùng đất thuận lợi, chúng càng cuộn vào nhiều hơn. Còn hổ cứ là tư thế
của con hổ đang chuẩn bị tập trung sức mạn, giơ vuốt sẵn sàng tấn công con
mồi. Đó đều là những đại thế rất đẹp mà không phải ở đâu cũng có thể có được.
Thứ hai, nhà vua đã nêu ra những trường hợp và chứng cứ của việc không tuân
theo những quy luật của tự nhiên tại Trung Quốc. Đó chính là nỗi lo của người.
Mục đích dời đô không phải chỉ vì những lợi ích của dòng dõi nhà vua mà vì
chính an nguy của cả dân tộc. Đó chính là lí do mà tại sao đã có rất nhiều nhà
vua của đất nước Trung Quốc cũng đã dời kinh đô khi cảm thấy nơi ở cũ không
còn phù hợp nữa. Đó có thể coi là một quy luật tự nhiên của thời đại mà nếu
như con người không tuân theo thì sẽ bị đào thải. Đó chính là lí do tại sao rất
nhiều những triều đại chỉ có thể tồn tại trong một thời gian ngắn và không thể
phát triển được lâu dài như những triều đại khác. Bằng những lập luận và
chứng cứ giàu sức thuyết phục, nhà vua đã chứng minh cho những người dân
thấy được những kinh nghiệm được đúc rút ra từ chính những triều đại đi trước.
Chiếu dời đô là một trong những tác phẩm mà cho tới nay vẫn còn có rất nhiều
giá trị không chỉ về mặt lịch sử mà còn về mặt nhân văn. Những giá trị ấy vẫn
còn lại mãi với thời gian mà không hề thay đổi. Nó cho ta thấy được hình ảnh
của một triều đại rất phát triển và vị vua Lý Công Uẩn có tầm nhìn xa trông rộng của đát nước.
Phân tích giá trị nhân văn trong Chiếu dời đô - Mẫu 3
" Chiếu dời đô là tác phẩm của Lý Công Uẩn soạn ra vào tháng 7 năm 1010 để
thông báo quyết định rời kinh thành lúc bấy giờ từ Hoa Lư ra Đại La. Đây là
một trong những quyết định quan trọng nhất lúc bấy giờ. Với những lí lẽ sắc
bén cùng cách nhìn vượt thời đại của nhà vua Lý Công Uẩn mà " chiếu dời đô"
vẫn còn mang rất nhiều giá trị nhân văn nguyên vẹn cho tới tận bây giờ.
Lý Công Uẩn (974- 1028) là một nhà vua được dân gian ghi lại với đức tính
cương trực mạnh mẽ. Sau khi lên ngôi vua ông đã ban hành ra rất nhiều những
chính sách khuyến khích phát triển và có giá trị to lớn trong công cuộc xây
dựng và phát triển của đất nước. Vào tháng bảy năm 1010 vua Lý công uẩn đã
nhân thấy kinh thành Hoa Lư không còn phù hợp cho việc giao thương buôn
bán trong thời kì hào bình nữa. Điều cấp thiết hiện nay là phải tìm được một
nới mới phù hợp làm nơi chuyển tất cả những kinh thành về nơi đo cho dân
chúng được an cư lạc nghiệp phát triển sản xuất, giao thương buôn bán. Quyết
định đó chính là quyết đình rời kinh thành Hoa Lư về Đại La( nay chính là thành Thăng Long Hà nội).
Theo các thuật ngữ, chiếu chính là một thể loại văn thư mà nhà vua dùng để
ban bố mệnh lệnh cho các thần dân. Như vậy chúng ta cũng có thể nối chiếu là
một loại văn cung đình có tính chất nghiêm trang. Với người viết- tác giả là nhà
vua còn người đọc, người nghe chính à nhân dân của cả nước. Do đó bởi tính
chất của mình mà chiếu thường được đưa ra với những lời lẽ khô khan, lời văn
đơn giản dễ hiểu, luôn nêu lí do và mục đích một cách thẳng thắn không áp
dụng những biện pháp tu từ hoán dụ, ẩn dụ nhiều như những tác phẩm văn học
nghê thuật khác. Thế nên khi bàn và công bố những quyết định to lớn và quan
trọng như phải di dời kinh đô thì thể loại chiếu được sử dụng là cực kì đúng đắn.
Nội dung của bài chiếu " chiếu dời đô" được chia ra làm hai phần: phần một chỉ
ra những lí do cần thiết vì sao phải dời kinh thành và phần 2 là lí do vì sao lựa
chọn Đại La thay vì Hoa Lư làm kinh đo của đất nước. Trong đoạn một, tác giả
đưa ra những bài học lịch sử đã có về việc mục đích của việc rời đô cùng
những ý kiến phê phán việc hai nhà Đinh và nhà Lê chọn Hoa Lư là kinh đô
của đất nước. Tác giả đưa ra những ví dụ chuyển dời kinh đô của đất nước
Trung Quốc. Tại đây nhà vua đã nêu rõ việc di dời đất nước là bởi những yếu
tố bắt buộc cho sự hình thành và phát triển của đất nước Bởi khi kinh thành
được đặt ở đúng chỗ thì những yếu tố đi theo nó mới có thể được phát triển. Ví
dụ như việc những yếu tố quan trọng với đời sống của nhân dân sự sự thuận
tiện của hệ thống giao thông, buôn bán thì khi đó cuộc sống nhân dân mới có
sự thay đổi, hay nơi ở mới là nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ thì
giúp cho nền nông nghiệp phát triển, có sự giao lưu và buôn bán giữa những
người sống gần kinh thành. Lịch sử đã nêu rõ những ví dụ của việc đi ngược lại
với quy luật của tự nhiên. Bởi khi kinh thành không còn phù hợp tại nơi ở cũ
nữa thì chúng sẽ trở thành những trở ngại cho chính sự hình thành và phát triển
của một quốc gia. Vây nên điều tất yêu thuận lợi phát triển là phải tuân theo
những yêu tố thiên thời địa lợi nhân hòa. Có như vậy thì đất nước mới có thể
phát triển. Kinh Thành Hoa Lư chỉ phù hợp cho nhưng việc giữ kinh thành vào
thời kì chiến tranh chống lại những kẻ xâm lược bởi những lợi thế về địa hình
rừng núi. Còn trong thời kì hòa bình thì những yếu tố ấy đã không còn là lợi thế
mà đã trở thành khó khăn. Bởi yêu tố đại hình của mình mà Hoa Lư đã ngăn
cản sự phát triển và giao thương của dân kinh thành.
Phần thứ hai, nhà vua đã đưa ra những lí do thuyết phục cho việc di dời kinh
thành tới Đại La. Đại La được coi là nơi hội tụ những yếu tố tất yếu, là nơi
trung tâm về phong thủy, tâm linh, chính trị văn hóa xã hội. Đây là nơi hội tụ
của bốn phương rất tiện lợi cho sự phát triển của đất nước. Với con sông Cái
với những dòng chảy chứa đựng trong người những phù sa màu mỡ, là thành
lũy của tự nhiên che chở cho cả mạn Bắc, có thể mở rộng giao thương của các
nơi trê thế giới. Nơi đây được coi là " long bàn hổ cứ". " long bàn" là tư thế của
những con rồng đang cuộn mình làm tổ, bởi hình ảnh của những dãy núi trùng
điệp nối tiếp nhau chạy dài mãi, họ là hình ảnh con rồng di chuyển trong không
gian nên gọi là Sơn mạch hay Long mạch, khi gặp được địa hình thuận lợi nó
liền cuộn lại nhiều hơn, đó gọi là long bàn. Còn Hổ là tư thế chuẩn bị vồ mồi,
tư thế sẵn sáng tấn công đánh trả kẻ kịch. Các khía cạnh về phong thủy, tâm
linh. Bởi thế cho nên kình thành Thăng Long là nơi mà có đầy đủ những yếu tố
cho việc trở thành nơi đứng đầu của cả kinh thành.
Tóm lại, Chiếu dời đo là một tác phẩm văn học- chính trị có giá trị sâu sắc thể
hiện tài năng, tầm nhìn vượt trội của Lý Công Uẩn. Đó là một trong những giá
trị to lớn để lại cho muôn đời sau.
Phân tích giá trị nhân văn trong Chiếu dời đô - Mẫu 4
Lý Công Uẩn sinh năm 974, quê ở Từ Sơn(Bắc Ninh). Là người có chí lớn lại
khoan từ nhân thứ(lời sư Vạn Hạnh), nên sau khi Lê Long Đĩnh mất, vua kế vị
còn nhỏ không thể đảm đương trọng trách gánh vác giang sơn xã tắc, ông đã
được các vị đại thần trong triều tôn lên ngôi hoàng đế.
Vốn thông minh bẩm sinh lại nhập thân văn hóa ở một vùng đất văn minh, văn
hiến, là con nuôi của các vị cao tăng xuất chúng, Lí Công Uẩn thực sự là người
con ưu tú của dân tộc. Ông đã cùng triều Lí làm rạng danh nước Đại Việt, viết
nên những trang sử oanh liệt dựng nước và giữ nước.
Lí Công Uẩn(tức Lí Thái Tổ) khởi đầu sự nghiệp trị vì đất nước của mình bằng
việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La. Việc dời đô vốn là một sự kiện quan trọng và
việc dời đô của Lí Thái Tổ càng in đậm dấu ấn trong lịch sử vì nó mở ra một
giai đoạn phát triển phồn vinh của đất nước, hơn nữa nó lại gắn với một áng
văn chương bất hủ: Chiếu dời đô.
Tiếp xúc với áng văn chương kiệt tác này, không những ta được sống trong hào
khí của một khát vọng cao cả và một khí phách anh hùng, mà còn được chiêm
ngưỡng vẻ đẹp của ánh sáng nhân văn.
Để hiểu rõ giá trị nhân văn cao đẹp của bài Chiếu, ta cần suy ngẫm kĩ xem vì
sao Lí Thái Tổ quyết định rời đô? Việc dời đô của ông xuất phát từ những ý
nguyện và quyền lợi của ai và nhằm mục đích gì?
Vậy mà vì sao mà Lí Thái Tổ quyết định dời đô?
Khi Lí Công Uẩn được suy tôn lên ngôi hoàng đế, triều đình vẫn còn đang
đóng đô ở Hoa Lư. Kinh đô Hoa Lư nằm ở một vùng đất hẹp(thuộc tỉnh Ninh
Bình ngày nay), Địa thế hiểm trở chỉ tiện cho việc chống giữ mà không dễ bề
phát triển. Với trí tuệ nhạy cảm, Lí Thái Tổ cảm nhận một cách sâu sắc và thấm
thía những cái bất lợi của việc đóng đô ở đây.
Nhìn lại hai triều trước, nhà Đinh chỉ tồn tại có 12 năm(968-980), nhà Lê chỉ
tồn tại có 29 năm(980-1009). Số vận của họ mới ngắn ngủi làm sao! Số vận của
một vương triều, đâu chỉ là vấn đề riêng của một dòng họ, nó có quan hệ mật
thiết tới sự suy thịnh, tồn vong của một quốc gia, dân tộc. Hơn nữa, nó còn
quan hệ mật thiết với phận của trăm dân, muôn họ. Triều đình suy thì trăm họ
cũng phải hao tổn. Điều đó khiến Lí Thái Tổ vô cùng đau xót: Trẫm rất đau xót về việc đó.
Nỗi lòng và tình cảm của hoàng đế Thái Tổ chính là tình cảm yêu nước thương
dân tha thiết, sau nặng của ông. Tấm lòng ấy khiến ông đi đến một quyết định
đúng đắn và dứt khoát: dời đô!
Như vậy, lí do dời đô của Lí Thái Tổ xuất phát từ sự lo lắng cho sự an nguy,
tồn vong, suy thịnh của giang sơn xã tắc, lo lắng cho số phận và hạnh phúc của
nhân dân. Tấm lòng lo nghĩ cho nước, cho dân, há chẳng phải là biểu hiện của
tư tưởng nhân văn đó sao?
Với một trí tuệ hiếm có và tầm nhìn khác thường, hoàng đế Thái Tổ thấy rõ lợ
thế to lớn của thành Đại La. Đó là một vùng đất vừa thuận lợi về mặt địa lí để
có thể phát triển kinh tế giàu mạnh khiến cho muôn dân được ấm no, hạnh
phúc: huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm
trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại
tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng.
Dân cư khỏi phải chịu cảnh khốn khổ, ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong
phú tốt tươi. Đồng thời cũng là nơi thuận tiện cho việc xây dựng và phát triển
chính trị, văn hóa: Thật là chốn hội tụ của bốn phương đất nước, cũng là nơi
kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
Mục đích dời đô của Lí Thái Tổ không chỉ vì quyền lợi của dòng họ mình, cao
hơn nữa là quyền lợi của quốc gia, dân tộc, nhân dân. Mục đích đó thật cao đẹp
và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc!
Có thể nói, Chiếu dời đô đã phản ánh được khát vọng của nhân dân ta về một
đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường. chính khát vọng ấy làm cho bài
Chiếu thấm đẫm tinh thần tinh thần nhân văn cao cả.
Để tận hôm nay, ánh sáng nhân văn trong bài Chiếu vẫn tỏa sáng.