Bản chất con người và sự tha hóa giải phóng con người - Chủ nghĩa xã hội khoa học | Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Con người hơn loài vật trên cả ba phương diện khác nhau: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người. Cả ba mối quan hệ đó, suy cho cùng , đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội giữa người với người là quan hệ bản chất, bao chùm tất cả các mối quan hệ khác và mọi hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (Science socialism)
Trường: Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|46342985 lOMoARcPSD|46342985 Thuyết trình triết
Con người hơn loài vật trên cả ba phương diện khác nhau: quan hệ với tự
nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người. Cả ba
mối quan hệ đó, suy cho cùng , đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã
hội giữa người với người là quan hệ bản chất, bao chùm tất cả các mối
quan hệ khác và mọi hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người.
C.Mác đã nêu lên luận điểm nối tiếng trong tác phẩm Luận cương về
Phoibac:“Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của
cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là
tổng hòa các quan hệ xã hội”
- Bản chất con người hình thành và thể hiện ở những con người hiện thực,
đó là những con người cụ thể, sống trong những điều kiện cụ thể mà ở đó
những mặt khác nhau tạo nên bản chất của con người sẽ được bộc lộ ở
những mức độ cụ thể.
- Tất cả các quan hệ xã hội đều góp phần hình thành nên bản chất của con
người. các quan hệ này không kết hợp với nhau theo phép cộng mà chúng
là tổng hòa, nghĩa là chúng có vị trí, vai trò khác nhau nhưng không tách
rời nhau, mà tác động qua lại lẫn nhau.
- Bản chất con người chỉ có thể được hình thành, được nhận thức qua các
quan hệ xã hội của nó. Bản chất con người không phải là thần bí, trừu tượng,
bất biến, tách rời khỏi những mối quan hệ xã hội khách quan, nó có thể được
nhận thức thống qua các tổ chức, thể chế chính trị, các mối quan hệ xã hội
hiện thực, xác định. Tất cả các mối quan hệ vật chất tinh thần đều góp phần
vào việc hình thành bản chất con người, trong đó quan hệ sản xuất đóng vai trò quyết định nhất.
- Bản chất con người không phải được sinh ra mà nó được hình thành, phát
triển, thay đổi bởi các quan hệ xã hội, trong đó trước hết và quan trọng nhất
là các quan hệ thuộc lĩnh vực kinh tế. Muốn thay đổi bản chất con người thì
không thể không thay đổi những quan hệ của họ. Ví dụ:
Các quan hệ xã hội có nhiều loại: Quan hệ quá khứ, quan hệ hiện tại, quan hệ
vật chất, quan hệ tinh thần, quan hệ trực tiếp, gián tiếp, tất nhiên hoặc ngẫu
nhiên, bản chất hoặc hiện tượng, quan hệ kinh tế, quan hệ phi kinh tế, v.v…,
quan hệ sản xuất đóng vai trò quyết định nhất nó là quan hệ kinh tế, vật chất
cho nên quan hệ sản xuất nó lOMoARcPSD|46342985
đóng vai trò quyết định nhất trong việc hình thành nên bản chất con người
Tất cả các quan hệ đó đều góp phần hình thành nên bản chất của con người.
Con người là sự kết hợp giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội nên Mác nhiều
lần đã so sánh con người với con vật, so sánh con người với những con
vật có bản năng gần giống với con người... Và để tìm ra sự khác biệt đó.
Mác đã chỉ ra sự khác biệt ở
nhiều chỗ như chỉ có con người làm ra tư liệu sinh hoạt của mình, con người
biến đổi tự nhiên theo quy luật của tự nhiên, con người là thước đo của vạn
vật, con người sản xuất ra công cụ sản xuất... Luận điểm xem con người là
sinh vật biết chế tạo ra công cụ sản xuất được xem là luận điểm tiêu biểu của
chủ nghĩa Mác về con người.
Luận đề trên khẳng định rằng, không có con người trừu tượng, thoát ly
mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội. Con người luôn luôn cụ thể, xác định,
sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định. Trong
điều kiện lịch sử đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo ra những
giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực và tư duy trí tuệ.
Điều cần lưu ý là luận đề trên khẳng định bản chất xã hội không có nghĩa là
phủ nhận mặt tự nhiên trong đời sống con người. Song, ở con người, mặt tự
nhiên tồn tại trong sự thống nhất với mặt xã hội; ngay cả việc thực hiện những
nhu cầu sinh vật ở con người cũng đã mang tính xã hội. Quan niệm bản chất
con người là tổng hoà những quan hệ xã hội mới giúp cho chúng ta nhận thức
đúng đắn, tránh khỏi cách hiểu thô thiển về mặt tự nhiên, cái sinh vật ở con người
Tha hóa là quá trình xã hội trong đó hoạt động của con người và sản phẩm
của nó biến thành một lực lượng độc lập, thù địch và thống trị lại con người lOMoARcPSD|46342985 Đặc trưng:
- Sự tha hóa của điều kiện lao động
- Sự tha hóa của kết quả lao động
- Sự tha hóa của thiết chế chính trị xã hội
- Sự tha hóa của tư tưởng
- Sự tha hóa của tự nhiên
Nguồn gốc của sự tha hóa: do sự phát của phân công lao động xã hội và
xuất hiện của chế độ tư hữu.
Hậu quả của tha hóa: con người tự đánh mất những “năng lực bản chất
người” của mình, trở thành một thực thể khác.
Biểu hiện của sự tha hóa:
- Lao động là hoạt động sáng tạo của con người, là đặc trưng chỉ có ở
con người chứ không hề có ở con vật, là hoạt động người nhưng khi
hoạt động nó lại trở thành hoạt động của con vật. Lao động bị cưỡng
bức ép bược bởi điều kiện xã hội. con người lao động không phải để
sáng tạo, phát triển bản các phẩm chất người mà nó chỉ là để đàm bảo
sự tồn tại về thể xác. Còn khi họ thực hiện các chức năng vật như ăn
uống sinh con đẻ cái thì con người lại trở nên tự do trở về chính bản
thân họ là bản chất người. tính chất bị trái người trong chức năng như
vậy là biểu hiện đầu tiên của sự tha hóa.
- Trong lao động, con người là chủ thể là người tạo ra trong quan hệ với
tự liệu sản xuất nhưng vì trong chế độ tư hữu tư bản về tư liệu sản
xuất thì người lao động phải phụ thuộc vào các tư liêu sản xuất, mà
những tư liệu này lại do chính con người tạo ra.
Theo C.Mác, thực chất của lao động bị tha hóa là quá trình lao động và sản
phẩm của lao động từ chỗ để phục vụ con người, để phát triển con người đã
bị biến thành lực lượng đối lập, nô dịch và thống trị con người. ( lao động bị
tha hóa là quá trình người lao động đánh mất mình trong hoạt động người
và tìm thấy mình trong hoạt động vật)
Theo quan điểm của các nhà sáng lập chỉ nghĩa Mác, hiện tượng tha hóa
của con người là một hiện tượng lịch sử đặc thù, chỉ diễn ra trong, chỉ diễn
ra trong xã hội có phân chia giai cấp.
Tha hóa con người được đẩy lên cao nhất trong nên sản xuất tư bản chủ nghĩa. lOMoARcPSD|46342985
Với quan điểm lao động là bản chất của con người, lao động của con người
là lao động sáng tạo. Lao động trở thành gánh nặng đề lên thể xác và tinh
thần của người lao động, làm cho họ kiệt quệ. Lao động không còn là nhu
cầu, là bản chất con người mà trở thành một lực lượng xa lạ, đối lập và nô
dịch con người. vì vậy lao động của người công nhân trở thành lao động
cưỡng bức và bản thân người lao động cũng né tránh lao động. Người lao
động chỉ cảm thấy tự do khi ở ngoài quá trình lao động.
Để có được tư liệu sinh hoạt, người lao động buộc phải lao động cho
các chủ tư bản, các sản phẩm do họ tạo ra trở nên xa lạ và các chủ sở
hữu dùng để trói buộc họ, bắt họ phải lệ thuộc nhiều hơn vào chủ sở
hữu và vào các vật phẩm lao động. Lao động bị tha hóa đã làm đảo lộn
quan hệ xã hội của người lao động. Vật phẩm do người lao động tạo ra
lại trở thành công cụ thống trị, trói bược con người. Quan hệ giữa chủ
sở hữu tư liệu sản xuất với người lđ là quan hệ giữa người với người,
nhưng trong thực tế nó đã được thực hiện thông qua số sản phẩm do
người lao động tạo thành và số tiền mà họ nhận được từ các chủ sở
hữu. Quan hệ giữa người với người đã thay thế bằng quan hệ giữa vật
với vật. Đó là biểu hiện thứ hai của sự tha hóa.
Tha hóa con người vốn là thuộc tính vốn có của các nền sản xuất dựa
trên chế độ tư hữu sản xuất, được đẩy lên cao nhất trong nền sản xuất
tư bản chủ nghĩa. Không những thế sự tha hóa còn được tạo nên bởi
sự tha hóa trên các phương diện khác của đời sống xã hội: sự tha hóa
của nền chính trị, của tư tưởng tầng lớp thống trị, của các thiết chế xã
hội khác. Chính vì vậy, sự khắc phục sự tha hóa không chỉ gắn liền với
việc xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa mà còn gắn liền với việc
khắc phục sự tha hóa trên các phương tiện khác của đời sống xã hội.
Đó là một quá trình lâu dài, phức tạp để giải phóng con người, giải phóng lao động.
Đây là một trong những tư tưởng căn bản, cốt lõi. Đấu tranh giai cấp để
thay thế chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất để
giải phóng con người về phương diện chính trị. Khắc phục sự tha hóa
của con người và của lao động của họ, biến lao động sáng tạo trở thành
chức năng thực sự của con người là nội dung then chốt. Còn trong tôn
giáo, quan niệm giải phóng con người là sự giải thoát khỏi cuộc sống tạm, khỏi bể lOMoARcPSD|46342985
khổ cuộc đời để lên cõi Niết bàn hoặc lên thiên đường ở kiếp sau.
Chế độ tư hữu bị thủ tiêu, lao động không còn bị tha hóa, con người
được giải phóng, khi đó xã hội là sự liên hiệp của các cá nhân, con
người bắt đầu được phát triển tự do. Mà bản chất con người là tổng
hòa các quan hệ xã hội. Do vậy sự phát triển tự do của mỗi người tất
yếu là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người. Sự phát triển tự
do này có thể đạt được khi con người thoát khỏi sự tha hóa, thoát khỏi
sự nô dịch do chế độ tư hữu bị thủ tiêu triệt để, khi sự....HẾT
VÍ DỤ VỀ THA HÓA: Công nhân làm giày, là người may ra những chiếc
giày nhưng lại bị những chiếc này này chi phối theo số lượng của nó để
đổi lấy tiền chi trang trải cho cuộc sống để tồn tại ở xã hội này. Người
công nhân này đã bị tha hóa không còn có bản chất người trong lao động là sáng tạo.