Báo cáo bài tập nhóm môn Kế toán quản trị nội dung đề tài "Giá bán điện và điều tiết giá bán điện"

Báo cáo bài tập nhóm môn Kế toán quản trị nội dung đề tài "Giá bán điện và điều tiết giá bán điện" của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
10 trang 11 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Báo cáo bài tập nhóm môn Kế toán quản trị nội dung đề tài "Giá bán điện và điều tiết giá bán điện"

Báo cáo bài tập nhóm môn Kế toán quản trị nội dung đề tài "Giá bán điện và điều tiết giá bán điện" của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

427 214 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|36067889
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................................ 2
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ GIÁ BÁN ĐIỆN ........................................................................................ 3
1.1 Định nghĩa ................................................................................................................................................................. 3
1.2. Phân loại giá bán điện ........................................................................................................................................... 3
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán điện tại VN .............................................................................................. 4
PHẦN 2: CƠ CHẾ ĐIỀU TIẾT GIÁ BÁN ĐIỆN ................................................................................ 4
2.1. Các cơ quan quản lý và quyết định giá bán điện ............................................................................................ 4
2.2. Các nguyên tắc cơ bản trong điều tiết giá bán điện ....................................................................................... 5
PHẦN 3: CÁC CHÍNH SÁCH ĐIỀU TIẾT GIÁ BÁN ĐIỆN HIỆN NAY TẠI VIỆT
NAM ................................................................................................................................................................................ 5
3.1. Bình ổn giá................................................................................................................................................................ 5
3.2. Định giá ..................................................................................................................................................................... 6
3.3. Hiệp thương giá....................................................................................................................................................... 6
3.4. Kiểm tra các yếu tố hình thành giá .................................................................................................................... 7
PHẦN 4: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG ĐIỀU TIẾT GIÁ BÁN
ĐIỆN ............................................................................................................................................................................... 8
4.1. Tình hình cung và cầu điện hiện nay ................................................................................................................. 8
4.2. Những thách thức trong điều tiết giá bán điện ............................................................................................... 8
4.3. Những giải pháp để điều tiết giá bán điện hiệu quả ...................................................................................... 9
KẾT LUẬN ............................................................................................................................................................... 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO: ......................................................................................... 12
lOMoARcPSD|36067889
LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế và nâng cao sự thịnh
vượng cho cuộc sống con người cần đến dịch vụ điện năng được cung cấp một cách
hiệu quả và tin cậy. Điện năng là đầu vào cho phần lớn các hoạt động sản xuất, kinh
doanh và tiêu dùng.
Điện một mặt hàng đặc thù rất quan trọng đối với nền kinh tế cũng như
sinh hoạt của nhân dân, do đó thông tin về giá điện luôn được luận hội quan
tâm. Vì tính chất quan trọng đó, dù định hướng theo cơ chế thị trường, thu đúng, thu
đủ, lên xuống nhưng giá điện tại Việt Nam vẫn sự điều tiết của nhà nước
theo hướng bảo vệ cho đa số người dân.
Tuy nhiên điều tiết khâu nào, mức nào điều tiết như thế nào cho phù
hợp lại những u hỏi được nhiều nhà nghiên cứu, người m chính sách đặt ra
trong thời gian tới.
Với mục đích hướng đến một thị trường vận hành hiệu quả, cung cấp điện
năng tới khách hàng một cách an toàn, tin cậy chất lượng dịch vụ cao hơn, nhóm
chúng em chọn vấn đề “ Giá bán điện điều tiết giá bán điện” làm đề tài thảo luận
cho bài tập nhóm môn Kế toán quản trị
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ GIÁ BÁN ĐIỆN
1.1 Định nghĩa
Giá bán điện là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ mức giá mà các nhà cung
cấp điện tính cho khách hàng sử dụng dịch vđiện. Giá bán điện thường được tính
dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm chi phí sản xuất, vận hành bảo trì hệ
thống phân phối điện, chi phí nhiên liệu, thuế và các khoản phí khác.
Việt Nam, giá bán điện được quy định bởi Bộ Công Thương được áp dụng
cho các doanh nghiệp điện lực trên toàn quốc.
Giá bán lẻ điện bình quân: Là giá bán điện được xác định theo nguyên tắc tính
tổng chi phí sản xuất, kinh doanh mức lợi nhuận hợp bình quân cho 01
kWh điện thương phẩm trong từng thời kỳ, được sử dụng cùng với cơ cấu biểu
giá bán lẻ điện để tính giá bán lẻ điện cụ thể cho từng đối tượng khách hàng
sử dụng điện.
Giá bán lẻ bình quân được tính theo công thức do Bộ Công Thương ban hành.
Tuy nhiên, GBĐB thay đổi theo từng kỳ được cập nhật hàng tháng theo quy
định của Bộ Công Thương.
Giá bán buôn điện: giá bán điện do Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện
lực hoặc đơn vi được y quyền thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam bán cho
đơn vị bán lẻ điện.
Giá bán điện buôn thường được quy định bởi quan quản nhà nước
được tính theo đơn vị kWh. Giá bán điện buôn thường có giá cao hơn giá bán
lOMoARcPSD|36067889
điện lẻ để đảm bảo tính ổn định và bền vững cho hệ thống điện quốc gia. Tuy
nhiên, gbán điện buôn thể khác nhau giữa các khu vực hoặc các đơn vị
sản xuất điện khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
1.2. Phân loại giá bán điện
a. Biểu giá bán điện
Giá bán điện tại Việt Nam được phân thành biểu giá
Biểu giá bán lẻ điện
Biểu giá bán buôn điện
Giá bán điện theo giờ
Giá điện cho hộ nghèo, thu nhập thấp.
b. Bậc giá bán lẻ điện sinh hoạt
Có 6 bậc giá cụ thể với cách tính lũy tiến với mức giá như sau:
Bậc 1: Từ 0-50kWh: 1.678 đồng/kWh
Bậc 2: Từ 51 – 100 kWh: 1.734 đồng/kWh
Bậc 3: Từ 101 – 200 kWh: 2.014 đồng/kWh
Bậc 4: Từ 201 – 300 kWh: 2.536 đồng/kWh
Bậc 5: Từ 301 – 400 kWh: 2.834 đồng/kWh
Bậc 6: Từ 401 kWh trở lên: 2.927 đồng/kWh
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán điện tại VN.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá bán điện tại Việt Nam, một số yếu tố chính:
Giá thành sản xuất điện: Giá thành sản xuất điện phụ thuộc vào các nguồn năng
lượng đầu vào như than, khí đốt, dầu mỏ, thủy điện, nhiệt điện, điện gió, điện
mặt trời... Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến giá bán điện.
Chi phí vận hành, bảo trì đầu sở hạ tầng: Bao gồm chi pnhân sự,
chi phí vật tư, chi phí nhiên liệu và chi phí sửa chữa thiết bị. Tất cả những chi
phí này đều ảnh hưởng đến giá bán điện.
Thị trường năng lượng: Giá bán điện thbị ảnh hưởng bởi giá cả của các
nguồn năng lượng khác nhau.
cấu giá bán điện: cấu giá bán điện ở Việt Nam hiện nay gồm các mức
giá khác nhau cho từng bậc tiêu thụ, do đó, giá bán điện sẽ khác nhau y thuộc
vào mức tiêu thụ của từng hộ gia đình, doanh nghiệp.
Chính sách của chính phủ: Chính phủ thể đưa ra các chính sách thuế, hỗ trợ,
giảm giá và khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng sạch để tăng cường
sự phát triển của các nguồn năng lượng sạch và giảm giá bán điện.
lOMoARcPSD|36067889
PHẦN 2: CƠ CHẾ ĐIỀU TIẾT GIÁ BÁN ĐIỆN
2.1. Các cơ quan quản lý và quyết định giá bán điện
Các quan quản quyết định về giá bán điện tại Việt Nam đảm bảo tính
công bằng, minh bạch và hợp trong việc định giá bán điện đđáp ứng nhu cầu sử
dụng điện của khách hàng và đồng thời đảm bảo lợi ích của người sản xuất và các cơ
quan quản lý. Tại Việt Nam, các quan quản quyết định về giá bán điện
gồm:
Bộ Công Thương (MOIT): quan trực thuộc Chính phủ trách nhiệm
đề xuất, điều chỉnh quản các chính sách quy định liên quan đến giá
bán điện.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN): Là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ
Công Thương, trách nhiệm sản xuất, phân phối bán điện tại Việt Nam.
EVN thực hiện định giá bán điện dựa trên các quy định chính sách của
Chính phủ và Bộ Công Thương.
Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh (EVNHCMC): Là công ty con
của EVN, trách nhiệm sản xuất, phân phối bán điện tại khu vực thành
phố Hồ Chí Minh. EVNHCMC cũng thực hiện định giá bán điện dựa trên các
quy định và chính sách của Chính phủ và Bộ Công Thương.
Ủy ban Nhân dân các cấp: quan đại diện của Nhà nước tại địa phương,
có trách nhiệm giám sát quản lý việc sản xuất, phân phối và bán điện tại địa
phương.
Hội đồng Thành viên EVN: quan quyết định chính của EVN, trách
nhiệm đưa ra các quyết định liên quan đến sản xuất, phân phối bán điện của
EVN.
2.2. Các nguyên tắc cơ bản trong điều tiết giá bán điện
Các nguyên tắc cơ bản trong điều tiết giá bán điện giúp đảm bảo tính công bằng,
minh bạch, hợp lý và đủ chi phí trong việc định giá bán điện để đáp ứng nhu cầu sử
dụng điện của khách hàng và đồng thời đảm bảo lợi ích của người sản xuất và các
cơ quan quản lý.
Tính công bằng hợp lý: Giá bán điện phải đảm bảo tính công bằng hợp
lý giữa nhu cầu sử dụng điện của khách hàng và lợi ích của người sản xuất.
Tính minh bạch: Giá bán điện phải được công khai, minh bạch để đảm bảo
khách hàng biết được giá cả mà họ phải trả cho sử dụng điện.
Tính ổn định: Giá bán điện phải ổn định để tránh tình trạng dao động giá
ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng điện của khách hàng.
Tính linh hoạt: Giá n điện phải được điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với
tình hình thị trường và các chính sách quản lý của Chính phủ.
lOMoARcPSD|36067889
Tính đa dạng: Giá bán điện phải được phân loại điều chỉnh theo nhiều cấp
độ sử dụng điện khác nhau để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của các đối tượng
khách hàng khác nhau.
Tính đủ chi phí: Gbán điện phải đủ chi phí để bồi thường cho các chi phí
sản xuất, vận hành, phân phối và đầu tư của người sản xuất.
Tính khuyến khích sử dụng hiệu quả: Giá bán điện phải khuyến khích sử dụng
điện hiệu quả và bảo vệ môi trường.
PHẦN 3: CÁC CHÍNH SÁCH ĐIỀU TIẾT GIÁ BÁN ĐIỆN HIỆN NAY
TẠI VIỆT NAM
Điều tiết giá bán điện là quá trình can thiệp của chính phủ hoặc cơ quan quản
lý nhà nước vào giá bán điện để đảm bảo tính ổn định và bền vững cho ngành điện
lực, đồng thời đảm bảo tính công bằng và hiệu quả cho các bên tham gia và người
tiêu dùng.
3.1. Bình ổn giá
Khoản 2 Điều 15 Luật giá 2012 quy định các hàng hóa, dịch vụ thực hiện
bình ổn giá là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất, đời sống bao gồm: Xăng,
dầu thành phẩm; Điện; Khí dầu mỏ hóa lỏng; Vac-xin phòng bệnh cho gia súc, gia
cầm; Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi; Thóc, gạo tẻ thường; Thuốc phòng bệnh.
Bình ổn giá bán điện tại Việt Nam là một trong những chính sách kinh tế của
Nhà nước nhằm ổn định giá bán điện trên thị trường trong một khoảng thời gian
nhất định. Bình ổn giá bán điện được áp dụng để giúp đảm bảo tính ổn định và bền
vững của ngành điện lực trong quá trình sản xuất và kinh doanh, đồng thời đảm bảo
tính công bằng cho các khách hàng sử dụng điện.
Bình ổn giá bán điện được thực hiện dựa trên các yếu tố như giá thành sản
xuất, truyền tải và phân phối điện, giá dầu thô và khí đốt, tỷ giá hối đoái và các yếu
tố khác ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ điện. Nhà nước sẽ can thiệp vào thị
trường bán điện khi giá bán điện trên thị trường tăng quá cao, gây ảnh hưởng đến
người tiêu dùng và các doanh nghiệp.
Để thực hiện chính sách bình ổn giá bán điện, Nhà nước thường thiết lập các
cơ chế quản lý giá bán điện, thông qua các quy định pháp luật và các quyết định của
cơ quan quản lý Nhà nước. Đồng thời, Nhà nước cũng thường xuyên theo dõi và
đánh giá thị trường điện lực, để có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thị
trường và yêu cầu phát triển của ngành điện lực.
3.2. Định giá
Tại Điểm a Khoản 3 Điều 19 Luật Giá 2012 có quy định: Định mức giá cụ
thể đối với hàng hóa, dịch vụ cụ thể: “Các dịch vụ hàng không, bao gồm: dịch v
lOMoARcPSD|36067889
cất cánh, hạ cánh; điều hành bay đi, đến; …giá truyền tải điện; giá dịch vụ phụ trợ
hệ thống điện”.
Định khung giá đối với: giá phát điện; giá bán buôn điện; mức giá bán lẻ điện
bình quân; dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa tuyến độc quyền
Năm 2012 giá điện có 2 lần điều chỉnh, mức tăng 10% (đó là 1/7 và 22/12).
Giá điện bình quân tăng từ 1369 đồng/kWh lên 1.437 đồng/kWh ơng đương
7USCen/kWh (kể cả thuế VAT). Đến năm 2013 thì giá điện một lần nữa lại được
điều chỉnh, theo Thông tư số 19/2013/TT-BCT quy định về giá bán điện và hướng
dẫn thực hiện do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành thì giá điện bình quân là
1.508,85 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT).
Tại Việt Nam, giá bán điện được định giá theo các bậc giá khác nhau, dựa trên
mức độ sử dụng điện của khách hàng
3.3. Hiệp thương giá
Hiệp thương giá bán điện là quá trình đàm phán giữa các bên liên quan đến
giá bán điện, bao gồm các doanh nghiệp sản xuất, truyền tải và phân phối điện, cùng
với các đại diện của các khách hàng sử dụng điện, nhằm đạt được thỏa thuận vgiá
bán điện hợp lý và công bằng cho các bên.
Tại Việt Nam, hiệp thương giá bán điện được thực hiện trong khuôn khổ của
cơ chế bình ổn giá bán điện, với sự tham gia của các đơn vị sản xuất điện, các đơn
vị truyền tải và phân phối điện, cùng với các đại diện của các khách hàng sử dụng
điện. Các bên tham gia sẽ đưa ra các đề xuất về giá bán điện dựa trên các yếu tố liên
quan đến sản xuất, truyền tải và phân phối điện, giá dầu thô và khí đốt, tỷ giá hối
đoái và các yếu tố khác ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ điện.
Sau đó, các bên sẽ thảo luận và đàm phán để đạt được thỏa thuận về giá bán
điện hợp lý và công bằng cho các bên. Quá trình đàm phán sẽ được thực hiện trong
một khoảng thời gian nhất định, với sự hỗ trợ của cơ quan quản lý Nhà nước để đảm
bảo tính công bằng và hiệu quả cho cả các bên tham gia và người tiêu dùng.
3.4. Kiểm tra các yếu tố hình thành giá
Các trường hợp áp dụng kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định tại
Điều 26, theo đó thì tại Khoản 2 quy định cụ thể các loại hàng hóa phải kiểm tra yếu
tố hình thành giá. Và thẩm quyền và trách nhiệm kiểm tra yếu tố hình thành giá
được quy định tại Điều 27 Luật Giá 2012.
Các cơ quan quản lý nhà nước tại Việt Nam thường tiến hành kiểm tra các
yếu tố hình thành giá bán điện để điều chỉnh giá bán điện một cách hợp lý và đảm
bảo tính bền vững và công bằng cho các bên tham gia và người tiêu dùng. Các yếu
tố hình thành giá bán điện bao gồm:
lOMoARcPSD|36067889
Chi phí đầu tư: Bao gồm chi phí đầu tư ban đầu để xây dựng các nhà máy phát
điện, hệ thống truyền tải và phân phối điện.
Chi phí vận hành bảo trì: Bao gồm chi phí hoạt động, bảo trì sửa chữa
các nhà máy phát điện, hệ thống truyền tải và phân phối điện.
Chi phí nhiên liệu: Bao gồm chi phí mua các nhiên liệu như than, dầu, khí đốt
để sản xuất điện.
Chi phí tiền thuê đất: Bao gồm chi phí thuê đất để xây dựng các nhà máy phát
điện, hệ thống truyền tải và phân phối điện.
Chi phí vốn vay: Bao gồm chi phí vốn vay để đầu xây dựng các nhà y
phát điện, hệ thống truyền tải và phân phối điện.
Chi phí quản lý: Bao gồm chi phí quản vận hành của các công ty điện
lực và các cơ quan quản lý nhà nước.
Các cơ quan quản lý nhà nước tại Việt Nam cũng thường xuyên kiểm tra và
đánh giá các yếu tố khác như tình hình tiêu thụ điện, tình hình sản xuất điện, giá
điện trên thị trường quốc tế, tình hình kinh tế, chính sách thuế và các yếu tố khác để
điều chỉnh giá bán điện một cách hợp lý.
PHẦN 4: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG ĐIỀU TIẾT
GIÁ BÁN ĐIỆN
4.1. Tình hình cung và cầu điện hiện nay
Ngành điện lực Việt Nam có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, bao gồm
các tập đoàn kinh tế nhà nước như EVN, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn
Công nghiệp Than - Khoáng Sản Việt Nam (Vinacomin), các doanh nghiệp nhân
các nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư theo hình thức BOT và IPP. Trong đó, Tập đoàn
Điện lực Quốc gia Việt Nam là tập đoàn kinh tế hàng đầu của Nhà nước, là Công ty mẹ
trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam. EVN được tổ chức theo mô hình liên kết
dọc giữa các khâu Phát điện -Truyền tải điện - Phân phối điện. Hiện nay, EVN đang giữ
vai trò chủ chốt trong ngành điện, nắm giữ thị phần lớn trong lĩnh vực phát điện, thay
mặt nhà nước để quản lý toàn bộ hệ thống truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc
gia, quản lý và nắm giữ thị phần chi phối trong khâu phân phối và bán lẻ điện. Tuy còn
một số khó khăn vướng mắc nhưng thị phần trong khâu phát điện của nhóm các công ty
này ny càng tăng cao, đóng góp quan trọng vào việc đảm bảo nhu cầu điện cho phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời động lực quan trọng cho việc y dựng
và hình thành thị trường điện lực ở Việt Nam
Trong giai đoạn vừa qua, nhu cầu năng lượng của Việt nam đã không ngừng
tăng trưởng với tốc độ cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Theo số liệu
từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, Trong tháng 6/2022, công suất tiêu thụ
điện toàn quốc lần đầu tiên vượt 45.000MW thiết lập mức kỷ lục mới với con s
45.528MW. Sản lượng điện ngày toàn hệ thống điện quốc gia lần đầu tiên vượt 900 triệu
lOMoARcPSD|36067889
với con scụ thể 909 triệu kWh, vượt xa mức đỉnh năm 2021 880 triệu kWh. Dự
báo trong 5 năm tới, nhu cầu điện năng vẫn tăng trưởng ở mức khoảng 8,5%/m.
Tình hình sản xuất và cung ứng điện toàn hệ thống trong 6 tháng đầu năm 2022
đã được thực hiện tốt, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sản xuất và đời sống sinh
hoạt của nhân dân cả nước, đặc biệt là trong các dịp nghỉ Lễ, Tết dài ngày và trong thời
gian diễn ra SEA Games 31. Theo tính toán cập nhật, lũy kế cả năm 2022, điện năng sản
xuất nhập khẩu toàn hệ thống điện ước đạt 274,235 tỷ kWh, tăng 7,6% so với năm
2021. Đánh giá tổng thể, Bộ Công Thương nhận định việc cung cấp điện năm 2022 đảm
bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
4.2. Những thách thức trong điều tiết giá bán điện
Giá thành sản xuất điện tăng cao: Việc điều tiết giá điện trong nước đang phải
đối mặt với nhiều khó khăn, như thiếu hụt nguồn năng lượng, giá thành đầu vào tăng
cao sự cạnh tranh khốc liệt từ các nhà sản xuất điện nhân. Cụ thể, theo Cục
trưởng Cục Quản giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Tiến Thỏa, giá than thế giới năm
2022 đã tăng gấp 6 lần so với năm 2020 tăng gấp 2,6 lần so với năm 2021. Còn
giá dầu năm 2022 tăng khoảng 2,2 lần so với m 2020 tăng 1,3 lần so với m
2021.
Tình trạng thiếu hụt điện: Khi việc cung cấp điện không đáp ứng được nhu cầu
sử dụng điện của người dân và các doanh nghiệp, các nhà cung cấp điện sẽ phải tăng
sản xuất điện để đáp ứng nhu cầu, đồng thời, giá thành sản xuất điện cũng sẽ tăng lên.
Điều y thể dẫn đến tăng giá bán điện đđảm bảo lợi nhuận cho các nhà cung
cấp điện.
Áp lực từ phía khách hàng: Khách hàng những người tiêu dùng cuối cùng
của điện, họ vai trò quan trọng trong việc quyết định việc mua bán điện ảnh
hưởng đến giá bán điện. Nếu khách hàng cảm thấy giá bán điện quá cao hoặc không
hợp lý, họ có thể tìm cách tiết kiệm điện hoặc sử dụng các nguồn điện thay thế.
Ngoài ra, áp lực từ phía khách hàng cũng có thể dẫn đến các yêu cầu về giảm
giá bán điện hoặc tăng cường chất lượng dịch vụ điện. Điều y có thể tăng chi phí
sản xuất và điều tiết giá bán điện tại Việt Nam.
Thuế bảo vệ môi trường có thể ảnh hưởng đến điều tiết giá điện như sau:
Tăng giá thành sản xuất điện: Thuế bảo vệ môi trường thể m tăng giá
thành sản xuất điện, đặc biệt đối với các nhà máy điện sử dụng nhiên
liệu gây ô nhiễm nặng. Điều này có thể dẫn đến tăng giá bán điện để đảm
bảo lợi nhuận cho các nhà cung cấp điện.
Khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo: Thuế bảo vệ môi trường có thể
được thiết lập để khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, ví dụ như thuế
giảm cho sản xuất điện từ năng lượng tái tạo. Điều này thể giúp giảm
giá thành sản xuất điện và giảm giá bán điện.
Thúc đẩy sự tiết kiệm năng lượng: Thuế bảo vệ môi trường cũng thể
được sử dụng để thúc đẩy sự tiết kiệm năng lượng, ví dụ như thuế cao đối
lOMoARcPSD|36067889
với các loại thiết bị tiêu thụ năng lượng cao. Điều y thể giúp giảm
nhu cầu sử dụng điện và giảm giá bán điện.
4.3. Những giải pháp để điều tiết giá bán điện hiệu quả
Điều chỉnh phtải điện: được xác định giải pháp sử dụng điện hiệu quả
đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp ngành Điện. một trong những chương
trình quản nhu cầu điện nhằm khuyến khích khách hàng chủ động điều chỉnh giảm
nhu cầu sử dụng điện được cung cấp từ hệ thống điện quốc gia theo các n hiệu về
giá điện hoặc các chế khuyến khích khi yêu cầu của đơn vị thực hiện chương
trình điều chỉnh phụ tải điện.
Tăng sự minh bạch trong việc định giá điện: Tăng sự minh bạch trong việc
định giá điện sẽ giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về cơ chế định giá điện, đồng thời
tạo ra sự tin tưởng và thăng tiến tính minh bạch trong thị trường sản xuất và cung cấp
điện.
Tạo ra sự cạnh tranh trong thị trường sản xuất và cung cấp điện, thu hút thành
phần tư nhân đầu tư lĩnh vực nguồn điện: Việc tạo ra sự cạnh tranh sẽ giúp tạo ra sự
linh hoạt trong việc điều chỉnh giá bán điện, đồng thời đẩy mạnh sự phát triển của các
nhà cung cấp điện mới cung cấp điện ổn định giá cả hợp cho người tiêu
dùng.Để khuyến khích cạnh tranh trên thtrường, chính phủ thể tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đầu tư và phát triển các doanh nghiệp mới, hạn
chế sự chi phối của các doanh nghiệp điện độc quyền lớn trên thị trường.
Thiết lập giá bán điện cơ bản: Giá bán điện cơ bản thường được áp dụng trong
một khoảng thời gian nhất định, từ sáu tháng đến một năm không thay đổi trong
thời gian đó. Việc thiết lập giá bán điện cơ bản giúp đảm bảo tính ổn định của giá cả,
giảm thiểu sự bất ổn định trong thị trường và đảm bảo tính công bằng trong việc phân
phối giá cả
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh chịu nhiều tác động của nền kinh tế thế giới giá nhiên liệu
đầu vào cho sản xuất điện tăng cao cần phải xem xét điều chỉnh giá bán điện mức độ
phù hợp, tuy nhiên, việc điều chỉnh giá điện cần phải lộ trình và tính toán kỹ tác động
đến nền kinh tế, sức chịu đựng của người dân, doanh nghiệp vừa góp phần ổn định kinh
tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
Ông Trần Đình Nhân - Tổng giám đốc EVN cho biết, năm 2022 năm khó
khăn đối với EVN các đơn vị thành viên trong việc cân đối tài chính do giá nhiên
liệu, tỷ giá ngoại tệ tăng cao.
Ông Nhân cho rằng, trong bối cảnh chi phí mua điện tăng quá cao song "giá bán
lẻ điện không được điều chỉnh kịp thời", dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh của EVN
năm 2022 lỗ đến 27.685 tỷ đồng.
lOMoARcPSD| 36067889
"Đây cũng năm thứ 4 liên tiếp giá bán lẻ điện bình quân chưa được tăng.
Trong khi chi phí mua điện tăng cao do giá nhiên liệu cho phát điện tăng rất cao EVN
phải huy động tăng các nguồn đắt tiền để đảm bảo nhu cầu phụ tải.
Trong tháng 2.2023, EVN sẽ hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục để điều chỉnh giá bán
lẻ điện bình quân theo quy định tại Quyết định số 24 của Thủ tướng; phối hợp với các
quan thẩm quyền để tính toán, đề xuất lộ trình điều chỉnh giá n lẻ điện bình quân
phù hợp.
EVN ng phải phối hợp với Tổng cục Thống đánh giá kcác tác động về
tình hình kinh tế vĩ mô, các nhóm khách hàng sử dụng điện để đề xuất ltrình điều chỉnh
giá ở mức độ phù hợp
Việc điều chỉnh giá điện cần được tính toán, đánh giá, cân nhắc đầy đủ tác động
đến lạm phát, đời sống người dân điều nh kinh tế của Chính phủ đúng
quy định.
Trước hết về phía Nhà nước, cần phải tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ
khó khăn cho sản xuất kinh doanh nói chung, sản xuất kinh doanh điện nói riêng và cho
thu hút đầu tư phát triển ngành điện.
Đồng thời cũng cần giải pháp tổng thể để kiểm soát, bình ổn mặt bằng giá,
ngăn ngừa tác động lan tỏa của việc điều chỉnh giá điện đến mặt bằng giá của nền kinh
tế, của các loại hàng hóa dịch vụ khác có sử dụng điện, tránh lợi dụng việc tăng giá điện
để đẩy mặt bằng giá lên, ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát
Đối với người tiêu dùng điện, vẫn phải áp dụng quyết liệt các giải pháp tiết kiệm
tiêu dùng điện. Ngoài việc chúng ta phải chấp nhận điều chỉnh giá điện mức nào, dù
có điều chỉnh thấp hay điều chỉnh cao vẫn phải thực hiện giải pháp tiết kiệm trong tiêu
dùng điện, thực hiện các chương trình tiết kiệm điện của Chính phủ. Các bộ, các ngành
cũng phải có chương trình, giải pháp tiết kiệm tiêu dùng điện.
Tài liệu tham khảo:
https://moit.gov.vn/tin-tuc/su-dung-nang-luong-tiet-kiem-va-hieu-qua/tinh-hinh-
trienkhai-chuong-trinh-tiet-kiem-dien-den-het-thang-7-2022-cua-bo-cong-thuong.html
https://www.evn.com.vn/c2/nang-luong-tai-tao/NL-tai-tao-141.aspx
https://luatduonggia.vn/1-so-dien-bao-nhieu-tien-bieu-gia-dien-sinh-hoat-kinh-
doanh/#:~:text=%2B%20B%E1%BA%ADc%201%3A%20T%E1%BB%AB%200%2
0%E2%80%93,l%C3%A0%202.340%20%C4%91%E1%BB%93ng%2FkWh).
| 1/10

Preview text:

lOMoARcPSD| 36067889
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................................ 2
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ GIÁ BÁN ĐIỆN ........................................................................................ 3
1.1 Định nghĩa ................................................................................................................................................................. 3
1.2. Phân loại giá bán điện ........................................................................................................................................... 3
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán điện tại VN .............................................................................................. 4
PHẦN 2: CƠ CHẾ ĐIỀU TIẾT GIÁ BÁN ĐIỆN ................................................................................ 4
2.1. Các cơ quan quản lý và quyết định giá bán điện ............................................................................................ 4
2.2. Các nguyên tắc cơ bản trong điều tiết giá bán điện ....................................................................................... 5
PHẦN 3: CÁC CHÍNH SÁCH ĐIỀU TIẾT GIÁ BÁN ĐIỆN HIỆN NAY TẠI VIỆT
NAM ................................................................................................................................................................................ 5
3.1. Bình ổn giá................................................................................................................................................................ 5
3.2. Định giá ..................................................................................................................................................................... 6
3.3. Hiệp thương giá....................................................................................................................................................... 6
3.4. Kiểm tra các yếu tố hình thành giá .................................................................................................................... 7
PHẦN 4: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG ĐIỀU TIẾT GIÁ BÁN
ĐIỆN ............................................................................................................................................................................... 8
4.1. Tình hình cung và cầu điện hiện nay ................................................................................................................. 8
4.2. Những thách thức trong điều tiết giá bán điện ............................................................................................... 8
4.3. Những giải pháp để điều tiết giá bán điện hiệu quả ...................................................................................... 9
KẾT LUẬN ............................................................................................................................................................... 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO: ......................................................................................... 12 lOMoARcPSD| 36067889 LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế và nâng cao sự thịnh
vượng cho cuộc sống con người cần đến dịch vụ điện năng được cung cấp một cách
hiệu quả và tin cậy. Điện năng là đầu vào cho phần lớn các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
Điện là một mặt hàng đặc thù và rất quan trọng đối với nền kinh tế cũng như
sinh hoạt của nhân dân, do đó thông tin về giá điện luôn được dư luận xã hội quan
tâm. Vì tính chất quan trọng đó, dù định hướng theo cơ chế thị trường, thu đúng, thu
đủ, có lên có xuống nhưng giá điện tại Việt Nam vẫn có sự điều tiết của nhà nước
theo hướng bảo vệ cho đa số người dân.
Tuy nhiên điều tiết ở khâu nào, ở mức nào và điều tiết như thế nào cho phù
hợp lại là những câu hỏi được nhiều nhà nghiên cứu, người làm chính sách đặt ra trong thời gian tới.
Với mục đích hướng đến một thị trường vận hành hiệu quả, cung cấp điện
năng tới khách hàng một cách an toàn, tin cậy và chất lượng dịch vụ cao hơn, nhóm
chúng em chọn vấn đề “ Giá bán điện và điều tiết giá bán điện” làm đề tài thảo luận
cho bài tập nhóm môn Kế toán quản trị
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ GIÁ BÁN ĐIỆN 1.1 Định nghĩa
Giá bán điện là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ mức giá mà các nhà cung
cấp điện tính cho khách hàng sử dụng dịch vụ điện. Giá bán điện thường được tính
dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm chi phí sản xuất, vận hành và bảo trì hệ
thống phân phối điện, chi phí nhiên liệu, thuế và các khoản phí khác.
Ở Việt Nam, giá bán điện được quy định bởi Bộ Công Thương và được áp dụng
cho các doanh nghiệp điện lực trên toàn quốc. •
Giá bán lẻ điện bình quân: Là giá bán điện được xác định theo nguyên tắc tính
tổng chi phí sản xuất, kinh doanh và mức lợi nhuận hợp lý bình quân cho 01
kWh điện thương phẩm trong từng thời kỳ, được sử dụng cùng với cơ cấu biểu
giá bán lẻ điện để tính giá bán lẻ điện cụ thể cho từng đối tượng khách hàng sử dụng điện. •
Giá bán lẻ bình quân được tính theo công thức do Bộ Công Thương ban hành.
Tuy nhiên, GBĐB thay đổi theo từng kỳ và được cập nhật hàng tháng theo quy
định của Bộ Công Thương. •
Giá bán buôn điện: là giá bán điện do Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện
lực hoặc đơn vi được ủy quyền thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam bán cho đơn vị bán lẻ điện. •
Giá bán điện buôn thường được quy định bởi cơ quan quản lý nhà nước và
được tính theo đơn vị kWh. Giá bán điện buôn thường có giá cao hơn giá bán lOMoARcPSD| 36067889
điện lẻ để đảm bảo tính ổn định và bền vững cho hệ thống điện quốc gia. Tuy
nhiên, giá bán điện buôn có thể khác nhau giữa các khu vực hoặc các đơn vị
sản xuất điện khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
1.2. Phân loại giá bán điện a. Biểu giá bán điện
Giá bán điện tại Việt Nam được phân thành biểu giá • Biểu giá bán lẻ điện •
Biểu giá bán buôn điện • Giá bán điện theo giờ •
Giá điện cho hộ nghèo, thu nhập thấp. b.
Bậc giá bán lẻ điện sinh hoạt
Có 6 bậc giá cụ thể với cách tính lũy tiến với mức giá như sau: •
Bậc 1: Từ 0-50kWh: 1.678 đồng/kWh •
Bậc 2: Từ 51 – 100 kWh: 1.734 đồng/kWh •
Bậc 3: Từ 101 – 200 kWh: 2.014 đồng/kWh •
Bậc 4: Từ 201 – 300 kWh: 2.536 đồng/kWh •
Bậc 5: Từ 301 – 400 kWh: 2.834 đồng/kWh •
Bậc 6: Từ 401 kWh trở lên: 2.927 đồng/kWh
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán điện tại VN.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá bán điện tại Việt Nam, một số yếu tố chính: •
Giá thành sản xuất điện: Giá thành sản xuất điện phụ thuộc vào các nguồn năng
lượng đầu vào như than, khí đốt, dầu mỏ, thủy điện, nhiệt điện, điện gió, điện
mặt trời... Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến giá bán điện. •
Chi phí vận hành, bảo trì và đầu tư cơ sở hạ tầng: Bao gồm chi phí nhân sự,
chi phí vật tư, chi phí nhiên liệu và chi phí sửa chữa thiết bị. Tất cả những chi
phí này đều ảnh hưởng đến giá bán điện. •
Thị trường năng lượng: Giá bán điện có thể bị ảnh hưởng bởi giá cả của các
nguồn năng lượng khác nhau. •
Cơ cấu giá bán điện: Cơ cấu giá bán điện ở Việt Nam hiện nay gồm các mức
giá khác nhau cho từng bậc tiêu thụ, do đó, giá bán điện sẽ khác nhau tùy thuộc
vào mức tiêu thụ của từng hộ gia đình, doanh nghiệp. •
Chính sách của chính phủ: Chính phủ có thể đưa ra các chính sách thuế, hỗ trợ,
giảm giá và khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng sạch để tăng cường
sự phát triển của các nguồn năng lượng sạch và giảm giá bán điện. lOMoARcPSD| 36067889
PHẦN 2: CƠ CHẾ ĐIỀU TIẾT GIÁ BÁN ĐIỆN
2.1. Các cơ quan quản lý và quyết định giá bán điện
Các cơ quan quản lý và quyết định về giá bán điện tại Việt Nam đảm bảo tính
công bằng, minh bạch và hợp lý trong việc định giá bán điện để đáp ứng nhu cầu sử
dụng điện của khách hàng và đồng thời đảm bảo lợi ích của người sản xuất và các cơ
quan quản lý. Tại Việt Nam, có các cơ quan quản lý và quyết định về giá bán điện gồm: •
Bộ Công Thương (MOIT): Là cơ quan trực thuộc Chính phủ có trách nhiệm
đề xuất, điều chỉnh và quản lý các chính sách và quy định liên quan đến giá bán điện. •
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN): Là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ
Công Thương, có trách nhiệm sản xuất, phân phối và bán điện tại Việt Nam.
EVN thực hiện định giá bán điện dựa trên các quy định và chính sách của
Chính phủ và Bộ Công Thương. •
Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh (EVNHCMC): Là công ty con
của EVN, có trách nhiệm sản xuất, phân phối và bán điện tại khu vực thành
phố Hồ Chí Minh. EVNHCMC cũng thực hiện định giá bán điện dựa trên các
quy định và chính sách của Chính phủ và Bộ Công Thương. •
Ủy ban Nhân dân các cấp: Là cơ quan đại diện của Nhà nước tại địa phương,
có trách nhiệm giám sát và quản lý việc sản xuất, phân phối và bán điện tại địa phương. •
Hội đồng Thành viên EVN: Là cơ quan quyết định chính của EVN, có trách
nhiệm đưa ra các quyết định liên quan đến sản xuất, phân phối và bán điện của EVN.
2.2. Các nguyên tắc cơ bản trong điều tiết giá bán điện
Các nguyên tắc cơ bản trong điều tiết giá bán điện giúp đảm bảo tính công bằng,
minh bạch, hợp lý và đủ chi phí trong việc định giá bán điện để đáp ứng nhu cầu sử
dụng điện của khách hàng và đồng thời đảm bảo lợi ích của người sản xuất và các cơ quan quản lý. •
Tính công bằng và hợp lý: Giá bán điện phải đảm bảo tính công bằng và hợp
lý giữa nhu cầu sử dụng điện của khách hàng và lợi ích của người sản xuất. •
Tính minh bạch: Giá bán điện phải được công khai, minh bạch để đảm bảo
khách hàng biết được giá cả mà họ phải trả cho sử dụng điện. •
Tính ổn định: Giá bán điện phải ổn định để tránh tình trạng dao động giá và
ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng điện của khách hàng. •
Tính linh hoạt: Giá bán điện phải được điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với
tình hình thị trường và các chính sách quản lý của Chính phủ. lOMoARcPSD| 36067889 •
Tính đa dạng: Giá bán điện phải được phân loại và điều chỉnh theo nhiều cấp
độ sử dụng điện khác nhau để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của các đối tượng khách hàng khác nhau. •
Tính đủ chi phí: Giá bán điện phải đủ chi phí để bồi thường cho các chi phí
sản xuất, vận hành, phân phối và đầu tư của người sản xuất. •
Tính khuyến khích sử dụng hiệu quả: Giá bán điện phải khuyến khích sử dụng
điện hiệu quả và bảo vệ môi trường.
PHẦN 3: CÁC CHÍNH SÁCH ĐIỀU TIẾT GIÁ BÁN ĐIỆN HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM
Điều tiết giá bán điện là quá trình can thiệp của chính phủ hoặc cơ quan quản
lý nhà nước vào giá bán điện để đảm bảo tính ổn định và bền vững cho ngành điện
lực, đồng thời đảm bảo tính công bằng và hiệu quả cho các bên tham gia và người tiêu dùng. 3.1. Bình ổn giá
Khoản 2 Điều 15 Luật giá 2012 quy định các hàng hóa, dịch vụ thực hiện
bình ổn giá là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất, đời sống bao gồm: Xăng,
dầu thành phẩm; Điện; Khí dầu mỏ hóa lỏng; Vac-xin phòng bệnh cho gia súc, gia
cầm; Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi; Thóc, gạo tẻ thường; Thuốc phòng bệnh.
Bình ổn giá bán điện tại Việt Nam là một trong những chính sách kinh tế của
Nhà nước nhằm ổn định giá bán điện trên thị trường trong một khoảng thời gian
nhất định. Bình ổn giá bán điện được áp dụng để giúp đảm bảo tính ổn định và bền
vững của ngành điện lực trong quá trình sản xuất và kinh doanh, đồng thời đảm bảo
tính công bằng cho các khách hàng sử dụng điện.
Bình ổn giá bán điện được thực hiện dựa trên các yếu tố như giá thành sản
xuất, truyền tải và phân phối điện, giá dầu thô và khí đốt, tỷ giá hối đoái và các yếu
tố khác ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ điện. Nhà nước sẽ can thiệp vào thị
trường bán điện khi giá bán điện trên thị trường tăng quá cao, gây ảnh hưởng đến
người tiêu dùng và các doanh nghiệp.
Để thực hiện chính sách bình ổn giá bán điện, Nhà nước thường thiết lập các
cơ chế quản lý giá bán điện, thông qua các quy định pháp luật và các quyết định của
cơ quan quản lý Nhà nước. Đồng thời, Nhà nước cũng thường xuyên theo dõi và
đánh giá thị trường điện lực, để có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thị
trường và yêu cầu phát triển của ngành điện lực. 3.2. Định giá
Tại Điểm a Khoản 3 Điều 19 Luật Giá 2012 có quy định: Định mức giá cụ
thể đối với hàng hóa, dịch vụ cụ thể: “Các dịch vụ hàng không, bao gồm: dịch vụ lOMoARcPSD| 36067889
cất cánh, hạ cánh; điều hành bay đi, đến; …giá truyền tải điện; giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện”.
Định khung giá đối với: giá phát điện; giá bán buôn điện; mức giá bán lẻ điện
bình quân; dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa tuyến độc quyền
Năm 2012 giá điện có 2 lần điều chỉnh, mức tăng 10% (đó là 1/7 và 22/12).
Giá điện bình quân tăng từ 1369 đồng/kWh lên 1.437 đồng/kWh – tương đương
7USCen/kWh (kể cả thuế VAT). Đến năm 2013 thì giá điện một lần nữa lại được
điều chỉnh, theo Thông tư số 19/2013/TT-BCT quy định về giá bán điện và hướng
dẫn thực hiện do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành thì giá điện bình quân là
1.508,85 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT).
Tại Việt Nam, giá bán điện được định giá theo các bậc giá khác nhau, dựa trên
mức độ sử dụng điện của khách hàng
3.3. Hiệp thương giá
Hiệp thương giá bán điện là quá trình đàm phán giữa các bên liên quan đến
giá bán điện, bao gồm các doanh nghiệp sản xuất, truyền tải và phân phối điện, cùng
với các đại diện của các khách hàng sử dụng điện, nhằm đạt được thỏa thuận về giá
bán điện hợp lý và công bằng cho các bên.
Tại Việt Nam, hiệp thương giá bán điện được thực hiện trong khuôn khổ của
cơ chế bình ổn giá bán điện, với sự tham gia của các đơn vị sản xuất điện, các đơn
vị truyền tải và phân phối điện, cùng với các đại diện của các khách hàng sử dụng
điện. Các bên tham gia sẽ đưa ra các đề xuất về giá bán điện dựa trên các yếu tố liên
quan đến sản xuất, truyền tải và phân phối điện, giá dầu thô và khí đốt, tỷ giá hối
đoái và các yếu tố khác ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ điện.
Sau đó, các bên sẽ thảo luận và đàm phán để đạt được thỏa thuận về giá bán
điện hợp lý và công bằng cho các bên. Quá trình đàm phán sẽ được thực hiện trong
một khoảng thời gian nhất định, với sự hỗ trợ của cơ quan quản lý Nhà nước để đảm
bảo tính công bằng và hiệu quả cho cả các bên tham gia và người tiêu dùng.
3.4. Kiểm tra các yếu tố hình thành giá
Các trường hợp áp dụng kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định tại
Điều 26, theo đó thì tại Khoản 2 quy định cụ thể các loại hàng hóa phải kiểm tra yếu
tố hình thành giá. Và thẩm quyền và trách nhiệm kiểm tra yếu tố hình thành giá
được quy định tại Điều 27 Luật Giá 2012.
Các cơ quan quản lý nhà nước tại Việt Nam thường tiến hành kiểm tra các
yếu tố hình thành giá bán điện để điều chỉnh giá bán điện một cách hợp lý và đảm
bảo tính bền vững và công bằng cho các bên tham gia và người tiêu dùng. Các yếu
tố hình thành giá bán điện bao gồm: lOMoARcPSD| 36067889
Chi phí đầu tư: Bao gồm chi phí đầu tư ban đầu để xây dựng các nhà máy phát
điện, hệ thống truyền tải và phân phối điện.
Chi phí vận hành và bảo trì: Bao gồm chi phí hoạt động, bảo trì và sửa chữa
các nhà máy phát điện, hệ thống truyền tải và phân phối điện.
Chi phí nhiên liệu: Bao gồm chi phí mua các nhiên liệu như than, dầu, khí đốt để sản xuất điện.
Chi phí tiền thuê đất: Bao gồm chi phí thuê đất để xây dựng các nhà máy phát
điện, hệ thống truyền tải và phân phối điện.
Chi phí vốn vay: Bao gồm chi phí vốn vay để đầu tư xây dựng các nhà máy
phát điện, hệ thống truyền tải và phân phối điện.
Chi phí quản lý: Bao gồm chi phí quản lý và vận hành của các công ty điện
lực và các cơ quan quản lý nhà nước.
Các cơ quan quản lý nhà nước tại Việt Nam cũng thường xuyên kiểm tra và
đánh giá các yếu tố khác như tình hình tiêu thụ điện, tình hình sản xuất điện, giá
điện trên thị trường quốc tế, tình hình kinh tế, chính sách thuế và các yếu tố khác để
điều chỉnh giá bán điện một cách hợp lý.
PHẦN 4: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG ĐIỀU TIẾT GIÁ BÁN ĐIỆN
4.1. Tình hình cung và cầu điện hiện nay
Ngành điện lực Việt Nam có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, bao gồm
các tập đoàn kinh tế nhà nước như EVN, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn
Công nghiệp Than - Khoáng Sản Việt Nam (Vinacomin), các doanh nghiệp tư nhân và
các nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư theo hình thức BOT và IPP. Trong đó, Tập đoàn
Điện lực Quốc gia Việt Nam là tập đoàn kinh tế hàng đầu của Nhà nước, là Công ty mẹ
trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam. EVN được tổ chức theo mô hình liên kết
dọc giữa các khâu Phát điện -Truyền tải điện - Phân phối điện. Hiện nay, EVN đang giữ
vai trò chủ chốt trong ngành điện, nắm giữ thị phần lớn trong lĩnh vực phát điện, thay
mặt nhà nước để quản lý toàn bộ hệ thống truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc
gia, quản lý và nắm giữ thị phần chi phối trong khâu phân phối và bán lẻ điện. Tuy còn
một số khó khăn vướng mắc nhưng thị phần trong khâu phát điện của nhóm các công ty
này ngày càng tăng cao, đóng góp quan trọng vào việc đảm bảo nhu cầu điện cho phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời là động lực quan trọng cho việc xây dựng
và hình thành thị trường điện lực ở Việt Nam
Trong giai đoạn vừa qua, nhu cầu năng lượng của Việt nam đã không ngừng
tăng trưởng với tốc độ cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Theo số liệu
từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, Trong tháng 6/2022, công suất tiêu thụ
điện toàn quốc lần đầu tiên vượt 45.000MW và thiết lập mức kỷ lục mới với con số là
45.528MW. Sản lượng điện ngày toàn hệ thống điện quốc gia lần đầu tiên vượt 900 triệu lOMoARcPSD| 36067889
với con số cụ thể là 909 triệu kWh, vượt xa mức đỉnh năm 2021 là 880 triệu kWh. Dự
báo trong 5 năm tới, nhu cầu điện năng vẫn tăng trưởng ở mức khoảng 8,5%/năm.
Tình hình sản xuất và cung ứng điện toàn hệ thống trong 6 tháng đầu năm 2022
đã được thực hiện tốt, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sản xuất và đời sống sinh
hoạt của nhân dân cả nước, đặc biệt là trong các dịp nghỉ Lễ, Tết dài ngày và trong thời
gian diễn ra SEA Games 31. Theo tính toán cập nhật, lũy kế cả năm 2022, điện năng sản
xuất và nhập khẩu toàn hệ thống điện ước đạt 274,235 tỷ kWh, tăng 7,6% so với năm
2021. Đánh giá tổng thể, Bộ Công Thương nhận định việc cung cấp điện năm 2022 đảm
bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
4.2. Những thách thức trong điều tiết giá bán điện
Giá thành sản xuất điện tăng cao: Việc điều tiết giá điện trong nước đang phải
đối mặt với nhiều khó khăn, như thiếu hụt nguồn năng lượng, giá thành đầu vào tăng
cao và sự cạnh tranh khốc liệt từ các nhà sản xuất điện tư nhân. Cụ thể, theo Cục
trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Tiến Thỏa, giá than thế giới năm
2022 đã tăng gấp 6 lần so với năm 2020 và tăng gấp 2,6 lần so với năm 2021. Còn
giá dầu năm 2022 tăng khoảng 2,2 lần so với năm 2020 và tăng 1,3 lần so với năm 2021.
Tình trạng thiếu hụt điện: Khi việc cung cấp điện không đáp ứng được nhu cầu
sử dụng điện của người dân và các doanh nghiệp, các nhà cung cấp điện sẽ phải tăng
sản xuất điện để đáp ứng nhu cầu, đồng thời, giá thành sản xuất điện cũng sẽ tăng lên.
Điều này có thể dẫn đến tăng giá bán điện để đảm bảo lợi nhuận cho các nhà cung cấp điện.
Áp lực từ phía khách hàng: Khách hàng là những người tiêu dùng cuối cùng
của điện, họ có vai trò quan trọng trong việc quyết định việc mua bán điện và ảnh
hưởng đến giá bán điện. Nếu khách hàng cảm thấy giá bán điện quá cao hoặc không
hợp lý, họ có thể tìm cách tiết kiệm điện hoặc sử dụng các nguồn điện thay thế.
Ngoài ra, áp lực từ phía khách hàng cũng có thể dẫn đến các yêu cầu về giảm
giá bán điện hoặc tăng cường chất lượng dịch vụ điện. Điều này có thể tăng chi phí
sản xuất và điều tiết giá bán điện tại Việt Nam.
Thuế bảo vệ môi trường có thể ảnh hưởng đến điều tiết giá điện như sau: •
Tăng giá thành sản xuất điện: Thuế bảo vệ môi trường có thể làm tăng giá
thành sản xuất điện, đặc biệt là đối với các nhà máy điện sử dụng nhiên
liệu gây ô nhiễm nặng. Điều này có thể dẫn đến tăng giá bán điện để đảm
bảo lợi nhuận cho các nhà cung cấp điện. •
Khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo: Thuế bảo vệ môi trường có thể
được thiết lập để khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, ví dụ như thuế
giảm cho sản xuất điện từ năng lượng tái tạo. Điều này có thể giúp giảm
giá thành sản xuất điện và giảm giá bán điện. •
Thúc đẩy sự tiết kiệm năng lượng: Thuế bảo vệ môi trường cũng có thể
được sử dụng để thúc đẩy sự tiết kiệm năng lượng, ví dụ như thuế cao đối lOMoARcPSD| 36067889
với các loại thiết bị tiêu thụ năng lượng cao. Điều này có thể giúp giảm
nhu cầu sử dụng điện và giảm giá bán điện.
4.3. Những giải pháp để điều tiết giá bán điện hiệu quả
Điều chỉnh phụ tải điện: được xác định là giải pháp sử dụng điện hiệu quả
đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và ngành Điện. Nó là một trong những chương
trình quản lý nhu cầu điện nhằm khuyến khích khách hàng chủ động điều chỉnh giảm
nhu cầu sử dụng điện được cung cấp từ hệ thống điện quốc gia theo các tín hiệu về
giá điện hoặc các cơ chế khuyến khích khi có yêu cầu của đơn vị thực hiện chương
trình điều chỉnh phụ tải điện.
Tăng sự minh bạch trong việc định giá điện: Tăng sự minh bạch trong việc
định giá điện sẽ giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về cơ chế định giá điện, đồng thời
tạo ra sự tin tưởng và thăng tiến tính minh bạch trong thị trường sản xuất và cung cấp điện.
Tạo ra sự cạnh tranh trong thị trường sản xuất và cung cấp điện, thu hút thành
phần tư nhân đầu tư lĩnh vực nguồn điện: Việc tạo ra sự cạnh tranh sẽ giúp tạo ra sự
linh hoạt trong việc điều chỉnh giá bán điện, đồng thời đẩy mạnh sự phát triển của các
nhà cung cấp điện mới và cung cấp điện ổn định và giá cả hợp lý cho người tiêu
dùng.Để khuyến khích cạnh tranh trên thị trường, chính phủ có thể tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đầu tư và phát triển các doanh nghiệp mới, hạn
chế sự chi phối của các doanh nghiệp điện độc quyền lớn trên thị trường.
Thiết lập giá bán điện cơ bản: Giá bán điện cơ bản thường được áp dụng trong
một khoảng thời gian nhất định, từ sáu tháng đến một năm và không thay đổi trong
thời gian đó. Việc thiết lập giá bán điện cơ bản giúp đảm bảo tính ổn định của giá cả,
giảm thiểu sự bất ổn định trong thị trường và đảm bảo tính công bằng trong việc phân phối giá cả KẾT LUẬN
Trong bối cảnh chịu nhiều tác động của nền kinh tế thế giới và giá nhiên liệu
đầu vào cho sản xuất điện tăng cao cần phải xem xét điều chỉnh giá bán điện ở mức độ
phù hợp, tuy nhiên, việc điều chỉnh giá điện cần phải có lộ trình và tính toán kỹ tác động
đến nền kinh tế, sức chịu đựng của người dân, doanh nghiệp vừa góp phần ổn định kinh
tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
Ông Trần Đình Nhân - Tổng giám đốc EVN cho biết, năm 2022 là năm khó
khăn đối với EVN và các đơn vị thành viên trong việc cân đối tài chính do giá nhiên
liệu, tỷ giá ngoại tệ tăng cao.
Ông Nhân cho rằng, trong bối cảnh chi phí mua điện tăng quá cao song "giá bán
lẻ điện không được điều chỉnh kịp thời", dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh của EVN
năm 2022 lỗ đến 27.685 tỷ đồng. lOMoAR cPSD| 36067889
"Đây cũng là năm thứ 4 liên tiếp giá bán lẻ điện bình quân chưa được tăng.
Trong khi chi phí mua điện tăng cao do giá nhiên liệu cho phát điện tăng rất cao và EVN
phải huy động tăng các nguồn đắt tiền để đảm bảo nhu cầu phụ tải.
Trong tháng 2.2023, EVN sẽ hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục để điều chỉnh giá bán
lẻ điện bình quân theo quy định tại Quyết định số 24 của Thủ tướng; phối hợp với các
cơ quan có thẩm quyền để tính toán, đề xuất lộ trình điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân phù hợp.
EVN cũng phải phối hợp với Tổng cục Thống kê đánh giá kỹ các tác động về
tình hình kinh tế vĩ mô, các nhóm khách hàng sử dụng điện để đề xuất lộ trình điều chỉnh
giá ở mức độ phù hợp
Việc điều chỉnh giá điện cần được tính toán, đánh giá, cân nhắc đầy đủ tác động
đến lạm phát, đời sống người dân và điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ và đúng quy định.
Trước hết về phía Nhà nước, cần phải tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ
khó khăn cho sản xuất kinh doanh nói chung, sản xuất kinh doanh điện nói riêng và cho
thu hút đầu tư phát triển ngành điện.
Đồng thời cũng cần có giải pháp tổng thể để kiểm soát, bình ổn mặt bằng giá,
ngăn ngừa tác động lan tỏa của việc điều chỉnh giá điện đến mặt bằng giá của nền kinh
tế, của các loại hàng hóa dịch vụ khác có sử dụng điện, tránh lợi dụng việc tăng giá điện
để đẩy mặt bằng giá lên, ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát
Đối với người tiêu dùng điện, vẫn phải áp dụng quyết liệt các giải pháp tiết kiệm
tiêu dùng điện. Ngoài việc chúng ta phải chấp nhận điều chỉnh giá điện ở mức nào, dù
có điều chỉnh thấp hay điều chỉnh cao vẫn phải thực hiện giải pháp tiết kiệm trong tiêu
dùng điện, thực hiện các chương trình tiết kiệm điện của Chính phủ. Các bộ, các ngành
cũng phải có chương trình, giải pháp tiết kiệm tiêu dùng điện.
Tài liệu tham khảo:
https://moit.gov.vn/tin-tuc/su-dung-nang-luong-tiet-kiem-va-hieu-qua/tinh-hinh-
trienkhai-chuong-trinh-tiet-kiem-dien-den-het-thang-7-2022-cua-bo-cong-thuong.html
https://www.evn.com.vn/c2/nang-luong-tai-tao/NL-tai-tao-141.aspx
https://luatduonggia.vn/1-so-dien-bao-nhieu-tien-bieu-gia-dien-sinh-hoat-kinh-
doanh/#:~:text=%2B%20B%E1%BA%ADc%201%3A%20T%E1%BB%AB%200%2
0%E2%80%93,l%C3%A0%202.340%20%C4%91%E1%BB%93ng%2FkWh).