Báo cáo chính trị xã hội | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lịch sử hình thành Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai. Thành tựu tiêu biểu của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai. Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và Chính quyền điện tử. Hệ thống Báo chí tuyên truyền thông tin, quảng bá hình ảnh Lào Cai. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Báo chí chính trị và xã hội
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
MỤC LỤC Trang
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH SỞ THÔNG TIN VÀ 2
TRUYỀN THÔNG TỈNH LÀO CAI
2. THÀNH TỰU TIÊU BIỂU CỦA SỞ THÔNG TIN 2
VÀ TRUYỀN THÔNG TỈNH LÀO CAI 2.1.
Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và Chính 2 quyền điện tử 2.2.
Hệ thống Báo chí tuyên truyền thông tin, quảng bá 5 hình ảnh Lào Cai 2.3.
Một số giải thưởng thi đua nổi bật của Sở Thông tin 7
và Truyền thông tỉnh Lào Cai giai đoạn 2005 – 2011
3. NHẬN ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ SỞ THÔNG TIN VÀ 9
TRUYỀN THÔNG TỈNH LÀO CAI VỚI NHỮNG
YÊU CẦU ĐẶT RA TRONG GIAI ĐOẠN MỚI
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
BÁO CÁO MÔN: THỰC TẾ CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI
THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TỈNH
LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2005 – 2020
1. Lịch sử hình thành Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai
Ngày 14/11/2005, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 715/2005/QĐ–
UBND về việc thành lập Sở Bưu chính Viễn thông tỉnh Lào Cai. Năm 2008, bổ
sung nhiệm vụ về báo chí, xuất bản và đổi tên thành Sở Thông tin và Truyền thông
Lào Cai. Việc thành lập Sở Thông tin và Truyền thông thể hiện lối tư duy kiểu mới
trong công tác quản lý đa ngành, đa lĩnh vực theo hướng tinh gọn bộ máy quản lý
hành chính, phù hợp với bước tiến phát triển công nghiệp số và hạ tầng truyền thông.
2. Thành tựu tiêu biểu của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai
2.1. Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và Chính quyền điện tử
Ngày 10/1/2006, Sở Bưu chính Viễn thông tỉnh Lào Cai chính thư뀁c ra mWt và đi vào hoạt đô X
ng với chư뀁c năng quản lý nhà nước về Bưu chính, Viễn thông, Công
nghệ thông tin tại địa phương.
Sở được kiện toàn, sWp xếp lại thành Sở Thông tin và Truyền thông theo Quyết
định số 702/UBND vào ngày 27/3/2008 của UBND tỉnh Lào Cai trên cơ sở sở Bưu
chính viễn thông và tiếp nhận chư뀁c năng, tổ chư뀁c quản lý nhà nước về báo chí,
xuất bản từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du dịch. Từ năm 2008, Lào Cai là một trong
6 tỉnh của cả nước được lựa chọn triển khai mô hình điểm về ư뀁ng dụng công nghệ
thông tin trong cơ quan nhà nước theo Quyết định 43/2008/QĐ–TTg ngày
24/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện mô hình điểm đã tạo bước ngoặt,
đột phá mới trong việc ư뀁ng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.
Xác định việc phát triển và ư뀁ng dụng công nghệ thông tin là khâu then chốt trong
cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, Lào Cai luôn quan tâm phát
triển cơ sở hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin đồng bộ, rộng khWp.
Đến nay, hạ tầng mạng viễn thông phủ sóng di động đến 100% trung tâm các xã,
phường, thị trấn, trên 95% thôn, bản; cung cấp dịch vụ internet đến 60% thôn, tổ
dân phố. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin hiện đại, đồng bộ từ cấp tỉnh đến
cấp huyện, xã. Trung tâm dữ liệu của tỉnh được đầu tư, nâng cấp, mở rộng đáp ư뀁ng
yêu cầu triển khai các ư뀁ng dụng dùng chung của tỉnh, đảm bảo an toàn, bảo mật dữ
liệu và đáp ư뀁ng cho việc triển khai chuyển đổi số.
Hạ tầng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đoàn thể từng
bước được đầu tư hiện đại, việc ư뀁ng dụng công nghệ thông tin đã có những chuyển
biến tích cực, nhận thư뀁c của xã hội về vai trò của ư뀁ng dụng công nghệ thông tin
được nâng lên rõ rệt. Đến nay 100% cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã có mạng LAN
kết nối Internet tốc độ cao; 100% cán bộ, công chư뀁c cấp tỉnh, huyện và 50% cán
bộ, công chư뀁c cấp xã được trang bị máy tính. Hệ thống hội nghị truyền hình đã
triển khai ở 11 điểm cầu, đảm bảo 100% cuộc họp của UBND tỉnh với các huyện
thực hiện trên môi trường mạng. Hệ thống Cổng thông tin điện tử của tỉnh và hơn
500 trang thông tin điện tử các Sở, ngành, UBND các huyện và trường học, doanh
nghiệp được quan tâm đầu tư đã góp phần từng bước minh bạch hóa hoạt động của
cơ quan nhà nước, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh, tạo môi trường đối
thoại trực tuyến hiệu quả giữa lãnh đạo các sở, ngành, UBND với nhân dân trong
tỉnh. Đặc biệt, Sở đã chủ động đi đầu trong việc ư뀁ng dụng công nghệ thông tin vào
cung cấp dịch vụ hành chính công như cấp hơn 60% số lượng giấy phép xuất bản
tài liệu không kinh doanh thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến mư뀁c độ 3.
Chỉ số về Mư뀁c độ sẵn sàng cho phát triển, ư뀁ng dụng công nghệ thông tin cấp tỉnh
nhiều năm liền xếp hạng cao thuộc top 10 cả nước. Phát triển và ư뀁ng dụng công
nghệ thông tin góp phần chuyển dần phương thư뀁c làm việc truyền thống sang làm
việc trên môi trường số hiện đại, công khai, minh bạch, trách nhiệm, giảm giấy tờ,
tiết kiệm chi phí, thời gian, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh
nghiệp. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý, chỉ đạo điều hành, cải
cách hành chính được triển khai sâu rộng. Điển hình là Công bố kết nối thành công
nền tảng, tích hợp, chia sẻ kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Lào Cai cấp địa
phương – phiên bản 1.0; khai trương Trung tâm điều hành đô thị thông minh; khai
trương Trung tâm điều hành thông minh IOC tỉnh Lào Cai; tích hợp thành công
ư뀁ng dụng Zalo vào Chính quyền điện tử… tạo bước đột phá về ư뀁ng dụng công
nghệ thông tin, góp phần nâng tỷ lệ dịch vụ hành chính công mư뀁c 3, mư뀁c 4 lên
42%, trong đó mư뀁c 4 đạt trên 32%, từng bước kết nối với cổng dịch vụ công quốc
gia. Lào Cai là tỉnh đư뀁ng thư뀁 6/63 các tỉnh, thành phố về kết quả triển khai dịch vụ công trực tuyến.
Với quan điểm lấy Chính quyền điện tử làm nền tảng phát triển đô thị thông minh,
Lào Cai ưu tiên phát triển 5 lĩnh vực gồm: du lịch; giáo dục; y tế; giao thông, môi
trường và cảnh báo thiên tai; thí điểm một số dịch vụ đô thị thông minh phục vụ
người dân và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Lào Cai và thị xã Sa Pa như: hệ
thống camera giám sát trật tự xã hội, du lịch thông minh, giáo dục thông minh,
giao thông thông minh... Xây dựng trung tâm điều hành tập trung, các dịch vụ nền
tảng, các cơ sở dữ liệu dùng chung như cơ sở dữ liệu dân cư, đất đai, doanh
nghiệp, an sinh xã hội… tạo “Hệ sinh thái Chính quyền điện tử tỉnh Lào Cai”, kết
nối đến cơ sở dữ liệu quốc gia, đặt tiền đề cho phát triển đô thị thông minh giai đoạn mới.
2.2. Hệ thống Báo chí tuyên truyền thông tin, quảng bá hình ảnh Lào Cai
Lào Cai là tỉnh đầu tiên trong cả nước có Cổng thông tin đối ngoại với 3 ngôn ngữ
(Việt, Anh, Trung Quốc) – điểm sáng trong cả nước về hoạt động thông tin đối
ngoại; là một trong ít tỉnh, thành trong cả nước tổ chư뀁c phong trào thi đua trong
các cơ quan báo chí và những người làm báo; là tỉnh ban hành nhiều cơ chế, chính
sách đặc thù tạo điều kiện cho báo chí phát triển; là một trong tỉnh tiên phong trong
việc đặt hàng nhiệm vụ thông tin tuyên truyền sử dụng ngân sách Nhà nước; Đài
phát thanh truyền hình tỉnh là một trong những Đài của khu vực Tây BWc có Trung
tâm Kỹ thuật sản xuất chương trình hiện đại, đồng bộ, thể hiện bước phát triển
vượt bậc và khẳng định vị thế mới của một Đài địa phương… là những thành tựu
nổi bật, mang dấu ấn đậm nét, mang tính đột phá, sáng tạo, là minh chư뀁ng rõ nét
nhất trong công tác quản lý và hoạt động của hệ thống truyền thông Lào Cai.
Năm 2011, Quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 – 2015, định
hướng đến năm 2020 được phê duyệt làm căn cư뀁 để hệ thống báo chí trong tỉnh
phát triển mạnh mẽ. Đến nay, công tác quản lý Báo chí, xuất bản, phát thanh truyền
hình được quan tâm chú trọng, vai trò chỉ đạo, định hướng thông tin của cơ quan
quản lý báo chí được đề cao, với hệ thống toàn diện 4 loại hình: báo in, báo nói,
báo hình và báo điện tử hoạt động đúng tôn chỉ thông qua sự hoạt động của 3 cơ
quan báo chí: Báo Lào Cai, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lào Cai, Tạp chí
Phansipăng. Dịch vụ truyền hình trả tiền phát triển tốt với hơn 50.000 thuê bao với
hệ thống các đài truyền thanh – truyền hình có mặt tại 9/9 huyện, thành phố; 31
bản tin nội bộ của các sở, ban, ngành; 4 cổng thông tin điện tử cấp tỉnh và hệ thống
các cổng thành viên; 9 cơ quan báo chí Trung ương thường trú tại tỉnh.
Năm 2012, sóng phát thanh – truyền hình Lào Cai chính thư뀁c được phát trên vệ
tinh Vinasat 1, phủ sóng 100% địa bàn dân cư tỉnh. Sở Thông tin và Truyền thông
tỉnh Lào Cai đã tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện việc cải tạo, nâng cao chất
lượng hoạt động của hệ thống đài truyền thanh cấp xã, qua đó góp phần tạo điều
kiện thuận lợi để mọi người dân các địa phương trong tỉnh, đặc biệt là người dân ở
vùng núi cao đều có cơ hội được thông tin đầy đủ về các chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Tính tới thời điểm hiện tại, 100% xã,
phường, thị trấn trên toàn địa bàn tỉnh Lào Cai đều có đài truyền thanh và hơn
1.600 cụm loa truyền thanh thôn, bản đang hoạt động. Tỷ lệ hộ dân nghe được Đài
Tiếng nói Việt Nam đạt 97%, xem đài truyền hình Việt Nam và truyền hình Lào
Cai đạt 90%, nghe chương trình phát thanh địa phương đạt 95%.
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai thường xuyên phối hợp tổ chư뀁c các
cuộc giao ban báo chí nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí, kết hợp định
hướng thông tin tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế – xã hội của địa
phương. Hoạt động thông tin đối ngoại được triển khai với nhiều nội dung phong
phú, đặc biệt là Cổng thông tin đối ngoại của tỉnh Lào Cai và Cụm thông tin đối
ngoại tại cửa khẩu Lào Cai tạo hiệu ư뀁ng tuyên truyền, quảng bá đến du khách và
bạn bè quốc tế về hình ảnh con người, những giá trị lịch sử, văn hóa đặc sWc của
tỉnh Lào Cai, góp phần thu hút vốn đầu tư, khách du lịch vào tỉnh, nâng cao vị thế
của tỉnh trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển. Công tác thông tin cơ sở
có nhiều chuyển biến đáng kể.
Cơ quan báo chí của tỉnh không ngừng đổi mới, đẩy mạnh ư뀁ng dụng công nghệ
thông tin và các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý và sản xuất nội dung,
chuyển dần phương thư뀁c hoạt động truyền thống sang hoạt động theo mô hình tòa
soạn hội tụ. Với phương châm người dân ở đâu thông tin tới đó, tỉnh Lào Cai đã
chú trọng việc phát triển thông tin trên không gian mạng với tất cả các loại hình
như báo chí, cổng thông tin điện tử, mạng xã hội Facebook, Youtube, Instagram,
Zalo... Việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh, con người, vùng đất nơi địa đầu Tổ quốc
được quan tâm đẩy mạnh bằng việc phối hợp với các cơ quan báo chí thường trú
đưa thông tin thường xuyên, liên tục về Lào Cai tới bạn bè trong nước và quốc tế.
Hai từ Lào Cai vì thế xuất hiện thường xuyên trên các ấn phẩm báo chí Trung
ương, qua đó, Lào Cai từ một mảnh đất còn ít người biết đến, trở thành nơi thu hút
hàng triệu du khách, một mảnh đất thu hút các nhà đầu tư chiến lược, mảnh đất có
những con người năng động sáng tạo, là trung tâm kết nối vùng Tây BWc của Tổ quốc.
Truyền thông đã trở thành cầu nối giữa Đảng, chính quyền với nhân dân, góp phần
tạo sự thống nhất trong Đảng, đồng thuận trong xã hội, nâng cao dân trí, phát triển
kinh tế – xã hội, quảng bá hình ảnh Lào Cai năng động, phát triển đến với nhân dân
trong nước và bạn bè quốc tế. Đặc biệt trong năm 2020, báo chí đã đồng hành cùng
Lào Cai vượt qua giai đoạn khó khăn do tác động của đại dịch Covid–19. Với sự
bền bỉ, sáng tạo, đã rất nhiều tác phẩm báo chí của tỉnh đạt giải cao trong các cuộc
thi viết về về xây dựng Đảng, về học tập và làm theo tấm gương đạo đư뀁c Hồ Chí
Minh, giải Báo chí Quốc gia, giải Liên hoan phát thanh – truyền hình toàn quốc,
Giải báo chí toàn quốc...
2.3. Một số giải thưởng thi đua nổi bật của Sở Thông tin và Truyền
thông tỉnh Lào Cai giai đoạn 2005 – 2011
Bằng khen của Bộ Bưu chính, Viễn thông (Quyết định số 63/QĐ-BBCVT ngày 16/01/2007);
Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai (Quyết định số 719/QĐ-UBND ngày 28/3/2007);
Giải "Vì lợi ích xã hội" cho Chuyên mục Hỏi-Đáp (Đối thoại chính quyền với
người dân) trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai (Quyết định số 14/ BTC ngày
20/11/2007 của Ban tổ chư뀁c giải Nhân tài Đất Việt năm 2007);
Cúp Đồng sản phẩm Công nghệ thông tin cấp ngành xuất sWc nhất (Quyết định số
2511/HTH/2007 ngày 26/11/2007 của Hội Tin học Việt Nam);
Cờ thi đua của Bộ Thông tin và Truyền thông (Quyết định số 23/QĐ- BTTTT ngày 07/01/2008);
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích trong công tác giai đoạn từ năm
2005 đến năm 2007 góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ
Tổ quốc (Quyết định số 1614/QĐ-TTg ngày 11/11/2008);
Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh về thành tích phát triển Cổng Giao tiếp điện tử
tỉnh Lào Cai giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2008 (QĐ số 3354/QĐ-UBND ngày 10/11/2008).
Cờ thi đua của Bộ Thông tin và Truyền thông (QĐ số 1968/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2008);
Bằng khen của Bộ Thông tin và Truyền thông trong công tác quản lý báo chí từ
năm 2007-2008 (QĐ số 717/QĐ-BTTTT ngày 01/6/2009);
Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh về thống kê Thủ tục hành chính giai đoạn
I (QĐ số 2636/QĐ-UBND ngày 25/8/2009);
Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh về thành tích trong công tác chữa cháy khu
vực Vườn Quốc gia Hoàng Liên (QĐ số 392/QĐ-UBND ngày 15/02/2010).
Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ (QĐ số 490/QĐ-TTg ngày 19/4/2010);
Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam (QĐ Số 1245/QĐ-CTN ngày 11/8/2010);
Bằng khen của UBND tỉnh về thành tích xuất sWc trong thực hiện Chương trình
135 giai đoạn 2006- 2010 (QĐ số 3312/QĐ-UBND ngày 18/11/2010);
Cờ Thi đua của UBND tỉnh trong phong trào thi đua toàn diện năm 2010 (QĐ 756/QĐ-UBND ngày 31/3/2011);
Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác tuyên truyền bầu cử Đại biểu
Quốc hội và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 (QĐ 1513/QD-UBND ngày 20/6/2011).
3. Nhận định, đánh giá Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai với
những yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới
Với mục tiêu xây dựng địa phương trở thành một trong những đô thị thông minh
đầu tiên của khu vực vùng núi phía BWc, Lào Cai đã và đang tiếp tục đẩy mạnh
phát triển công nghệ thông tin – truyền thông trên mọi mặt của đời sống, nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của cơ quan nhà nước, cải thiện môi trường
kinh doanh, nâng cao sư뀁c cạnh tranh, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp,
góp phần quảng bá đưa Lào Cai trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư trong và
ngoài nước. Những bước đi chính xác, hạ tầng công nghệ thông tin của tỉnh đã bWt
đầu gặt hái được những thành tựu quan trọng, tạo nền tảng vững chWc để góp sư뀁c
thực hiện mục tiêu chiến lược được đề ra trong nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Phát triển hạ tầng bưu chính theo hướng hạ tầng chuyển phát và hạ tầng Logistic
nhằm phục vụ cho phát triển thương mại điện tử và kinh tế số. Bưu chính là cánh
tay nối dài của cơ quan nhà nước các cấp trong thực hiện Chính quyền điện tử
nhằm mang lại nhiều tiện ích hơn cho người dân, doanh nghiệp.
Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin hướng tới xây dựng hạ tầng số, xã hội số,
nền kinh tế số vẫn được xem là một trong những lĩnh vực ưu tiên của tỉnh. Mục
tiêu rõ ràng đó chính phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn; rút ngWn thời
gian, chi phí và khoảng cách giữa người dân, doanh nghiệp với chính quyền các cấp.
Phát triển hệ thống báo chí chuyên nghiệp, hiện đại, phù hợp với xu hướng hội tụ
công nghệ đa phương tiện. Báo chí phải thể hiện trung thực dòng chảy chính của
xã hội, tạo đồng thuận và niềm tin xã hội. Chú trọng công tác thông tin đối ngoại
và nâng cao chất lượng nội dung thông tin cơ sở. Ứng dụng, đổi mới công nghệ,
kết hợp các loại hình thông tin, truyền thông nhằm thu hẹp khoảng cách về hưởng
thụ thông tin của nhân dân giữa các vùng, miền.
Thông tin – Truyền thông với các lĩnh vực báo chí, xuất bản, bưu chính, viễn thông
và công nghệ thông tin đang đi lên đa ngành, đa lĩnh vực, vừa mang tính chính trị,
tư tưởng sâu sWc, nhạy cảm, vừa mang tính công nghệ kỹ thuật cao, phát triển
nhanh, lại vừa là ngành kinh tế quan trọng – một trong những ngành đóng góp lớn
và bền vững cho ngân sách Nhà nước. Tình hình thế giới và khu vực ngày càng có
diễn biến nhanh chóng, khó lường, các thế lực thù địch vẫn không ngừng lợi dụng
môi trường Internet để tuyên truyền, chống phá Đảng và Nhà nước; kích động, xúi
giục nhân dân thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khiến cho công tác bảo đảm
an toàn, an ninh thông tin, tuyên truyền đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thư뀁c.
Với phương châm quản lý để thúc đẩy phát triển của ngành, vai trò của ngành
thông tin và truyền thông ngày càng quan trọng và cần thiết đối với sự nghiệp phát
triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh, quốc phòng hiện nay. Trước yêu cầu đó, ở
Trung ương là Bộ Thông tin và Truyền thông, ở địa phương là các Sở Thông tin và
Truyền thông, trong đó có Sở Thông tin và Truyền thông Lào Cai cần phải nỗ lực
hơn nữa để hoàn thành trọng trách mà Đảng và Nhà nước giao phó. Đòi hỏi mỗi
người cán bộ, công chư뀁c, viên chư뀁c trong Ngành cần phải có tư tưởng, bản lĩnh
chính trị vững vàng, sẵn sàng đáp ư뀁ng mọi yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới,
liên tục cập nhật kiến thư뀁c chuyên môn, xu thế phát triển của công nghệ chuyên
ngành đưa sự nghiệp thông tin và truyền thông thực sự trở thành một trong những
động lực ngày càng quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Anh, Sở Thông tin và Truyền thông Lào Cai kỷ niệm 10 năm ngày
thành lập, Báo Vietnam Net
2. Vinh Quang – Xuân Anh, Lào Cai –Điểm sáng về phát triển công nghệ
thông tin, Truyền hình Lao Cai
3. Vũ Hùng Dũng (Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai),
Thông tin và Truyền thông Lào Cai: 15 năm xây dựng và phát triển, Bộ Thông tin và Truyền thông
4. Niên giám thống kê năm 2018
5. 10 thành tựu nổi bật ngành thông tin và truyền thông tỉnh Lào Cai giai đoạn
2005 – 2015, Cổng thông tin điện tử Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai
6. Những thành tích nổi bật của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai từ
năm 2005 đến năm 2011, Cổng thông tin điện tử Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai