-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Báo cáo chuyên đề học phần lập trình web nâng cao | Trường đại học Điện Lực
Báo cáo chuyên đề học phần lập trình web nâng cao | Trường đại học Điện Lực được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Lập trình Web nâng cao 11 tài liệu
Đại học Điện lực 313 tài liệu
Báo cáo chuyên đề học phần lập trình web nâng cao | Trường đại học Điện Lực
Báo cáo chuyên đề học phần lập trình web nâng cao | Trường đại học Điện Lực được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lập trình Web nâng cao 11 tài liệu
Trường: Đại học Điện lực 313 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Điện lực
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ HỌC PHẦN
LẬP TRÌNH WEB NÂNG CAO
ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG WEBSITE CỬA HÀNG BÁN QUẦN ÁO IVY
Sinh viên thực hiện
: LÊ THỊ DUYÊN - 19810310677
: CAO THỊ HUYỀN TRANG - 19810310075
Giảng viên hướng dẫn : PHƯƠNG VĂN CẢNH Ngành
: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Chuyên ngành
: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM Lớp tín chỉ : D14CNPM2
Hà Nội, tháng 12 năm 2021 PHIẾU CHẤM ĐIỂM Sinh viên thực hiện: Họ và tên
Phân công công việc Chữ ký Lê Thị Duyên Cao Thị Huyền Trang Giảng viên chấm: Họ và tên Chữ ký Ghi chú Giảng viên chấm 1 : Giảng viên chấm 2 : MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH ẢNH LỜI CẢM ƠN
Hiện nay, công nghệ thông tin là một trong những ngành học được chú trọng
trong hệ thống đào tạo của các trường đại học. Nó được xem là một ngành “mũi
nhọn” hướng đến sự phát triển của công nghệ và khoa học kỹ thuật trong thời đại số
hóa ngày nay. Bản thân chúng em rất yêu công nghệ thông tin và tự nhận thức được
tầm quan trọng của nó trong xã hội nên ngay từ khi còn là học sinh đang ngồi trên
ghế nhà trường THPT, chúng em đã tìm hiểu về các đại học đào tạo ngành học này.
Qua tìm hiểu với một thời gian rất lâu, chúng em quyết định sẽ là một sinh viên của
trường Đại học Điện Lực Hà Nội bởi trường luôn xuất sắc về nghiên cứu, đào tạo đa
ngành, đa lĩnh vực đặc biệt là ngành công nghệ thông tin.
Bây giờ chúng em đã là sinh viên của trường Đại học Điện Lực và đã học đến
học kỳ II của năm ba. Trong học kỳ này, trường đã tổ chức cho chúng em được tiếp
cận với môn học mà theo em là rất hữu ích đối với sinh viên thuộc chuyên ngành
công nghệ thông tin. Đó là môn: “ Đồ án lập trình web nâng cao ”. Môn học đã giúp
chúng em bổ sung cho bản thân một lượng kiến thức bổ ích.
Mặc dù đã rất cố gắng hoàn thiện báo cáo với tất cả sự nỗ lực, tuy nhiên, do
bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu và xây dựng báo cáo trong thời gian có hạn, và kiến
thức còn hạn chế, nhiều bỡ ngỡ, nên báo cáo “Đồ án lập trình web nâng cao” sẽ
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm, thông
cảm và những đóng góp quý báu của các cô và các bạn để báo cáo này được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, chúng em xin kính chúc các thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý.
Chúng em xin chân thành cảm ơn! LỜI NÓI ĐẦU
Sự phát triển của internet cùng các dịch vụ trên không gian
mạng đã làm nên một cuộc “cách mạng” về mọi mặt từ kinh tế, văn
hóa đến khoa học kỹ thuật, giáo dục và cả chính trị. Ở thời điểm
hiện tại nếu không có internet xã hội chúng ta sẽ quay về thời đồ đá
bởi nó có quá nhiều lợi ích và mọi hoạt động hiện nay đều sử dụng
nó cả. Dù bạn giải trí, làm việc hay học tập đều cần đến internet
đặc biệt là trong kinh doanh của cả cá nhân và doanh nghiệp. Các
công ty không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới muốn làm ăn,
kinh doanh cần internet để liên lạc, truyền tải dữ liệu ….. Các lĩnh
vực giải trí hiện tại cũng hoạt động bằng hình thức online, trực
tuyến trên các trang mạng xã hội. Và còn rất nhiều lợi ích khác tùy
vào mục đích sử dụng của chúng ta.
Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại điển tử đã
khẳng định được xúc tiến và thúc đẩy sự phát triển của doanh
nghiệp. Ngày nay, hầu hết mọi người đều sở hữu một nhu cầu mua
sắm rất lớn, với mua sắm truyền thống trong thời đại này đang mất
dần xu thế, thay vào đó mua sắm online phát triển mạnh mẽ. Trong
đó, theo thực tế khảo sát, thời trang là ngành có tỉ lệ mua và thanh
toán online lớn nhất. ZUNEX.ZN đáp ứng được xuất sắc về các
phong cách, phụ kiện chất lượng cùng với giá cả phải chăng đã trở
thành một shop thời trang tin cậy, thu hút được nhiều khách hàng
tìm đến. Vì vậy, qua tìm hiểu, chúng em xin thực hiện đề tài “ xây
dựng website quản lý cửa hàng LOCAL BRAND ZUNEX.ZN” với mục
đích có thể giúp đỡ cửa hàng ZUNEX.ZN sẽ có một hệ thống quản lý
vững chãi và đáng tin cậy, giúp cho việc đưa sản phẩm lên hệ thống
của mình và quản lý hệ thống đó chính xác, an toàn hơn; đối với
khách hàng thì khách hàng có thể tin tưởng đặt mua mà không lo có
lỗi của hệ thống, mua hàng của cửa hàng mà không cần đến cửa
hàng, cửa hàng sẽ gửi sản phẩm đến tận tay khách hàng. Đây là nơi
để cửa hàng quảng bá tốt nhất tất cả các sản phẩm mình bán ra.
CHƯƠNG I: KHẢO SÁT VÀ XÁC LẬP BÀI TOÁN 1.1.Khảo sát hệ thống
1.1.1.Giới thiệu về website
ZUNEX.ZN tự tin là địa chỉ chuyên nghiệp và uy tín bậc nhất trong việc cung
cấp các sản phẩm quần áo, phụ kiện, theo phong cách phi giới tính khác biệt. Đến với
ZUNEX.ZN bạn sẽ tìm được mọi thứ bạn cần cho bản thân mình.
Bạn là người có phong cách thời trang táo bạo, mới lạ nhưng chưa tìm được
sản phẩm phù hợp với bant thân mình?
Bạn đang muốn tìm hiểu những phong cách thời trang mới mẻ,theo xu hướng?
Bạn đang tìm mua các phụ kiện thời trang chất lượng?
Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và nhận được sự ủng hộ từ mọi người,
ZUNEX.ZN sẽ không ngừng cố gắng để mở rộng quy mô, nâng cao dịch vụ nhằm
mang đến hệ thống cửa hàng cùng nhiều tiện ích tốt nhất, phục vụ tối ưu nhất nhu cầu của khách hàng. 1.1.2.Đánh giá thực tế
Đến với ZUNEX.ZN, bạn sẽ nhận được sự tư vấn tận tình, chuyên nghiệp đến
từ đội ngũ nhân viên bán hàng trẻ nhưng đầy nhiệt huyết và kinh nghiệm trong việc
tư vấn thời trang và phong cách. Hơn thế nữa, ZUNEX.ZN còn có các chương trình
ưu đãi, khuyến mãi dành cho khách hàng diễn ra thường xuyên.
Hiện nay, cửa hàng đã có website của riêng mình, tuy nhiên, trang web chưa
được hoàn thiện và được khai thác, sử dụng đúng công năng mà một trang web nên có.
1.1.3.Xác định bài toán cần giải quyết
- Để chấm dứt những vấn đề đã nêu trên cũng như để phù hợp với phương châm
làm việc của cửa hàng, trang web cần phải được nâng cấp đề phù hợp với một số yêu cầu sau:
+ Giao diện, hình ảnh, bố cục website đẹp.
+ Thông tin các mặt hàng được cập nhật đầy đủ, chi tiết.
+ Thao tác mua, đặt hàng, thanh toán thuận lợi, rõ ràng.
+ Giao diện admin dễ nhìn, dễ sử dụng
+ Thao tác với hệ thống đơn giản, thuận tiện. 1.2.Yêu cầu website 1.2.1.Yêu cầu chức năng
- Các chức năng chính quản lý cửa hàng: + Quản lý đăng nhập + Quản lý đơn hàng + Quản lý sản phẩm + Quản lý nhân viên
+ Quản lý báo cáo thống kê
1.2.2.Yêu cầu phi chức năng
1.2.2.1. Yêu cầu bảo mật.
Điều quan trọng cần chú ý nhất đó là thông tin khách hàng do khách hàng cung
cấp, nếu không được khách hàng cho phép cần phải được bảo mật tuyệt đối.
1.2.2.2. Yêu cầu về sao lưu.
Việc sao lưu dữ liệu cũng rất quan trong bởi cũng có rất nhiều dữ liệu quan trọng
như thông tin đơn hàng, thông tin sản phẩm, hay báo cáo thống kê thường kì rất được
các quản lý cửa hàng chú trọng nên họ sẽ thường xuyên sao lưu dữ liệu. Hoặc khi
đang thanh toán cho khách hàng mà đột nhiên gặp sự cố mất điện xảy ra mà ta chưa
sao lưu thì sẽ mệt cho cả 2 bên.
1.2.2.3. Yêu cầu về tính năng sử dụng.
+ Sử dụng được đầy đủ các chức năng trên phần mềm.
+ Cập nhật được thời gian thực.
+ Đảm bảo nhiều người có thể sử dụng hệ thống cùng một lúc.
+ Cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết.
1.2.2.4. Yêu cầu phần cứng.
+ Hệ điều hành Window 7 trở lên.
+ Bộ xử lý: CPU lớn hơn hoặc bằng 2.3 GHz.
+ Ram: lớn hơn hoặc bằng 4GB.
+ Ổ cứng: lớn hơn hoặc bằng 200GB.
1.2.2.5. Phần mềm được sử dụng.
+ Cơ sở dữ liệu: My SQL. + Ngôn ngữ: PHP.
1.2.2.6. Yêu cầu khi sử dụng phần mềm.
+ Nhân viên sẽ được phổ biến rõ hơn các chức năng của cửa hàng khi sử dụng
1.2.2.7. Các yêu cầu khác.
+ Giao diện dễ nhìn, dễ sử dụng, và thu hút người sử dụng.
+ Khi mới sử dụng cần có hướng dẫn chi tiết.
+ Hiệu suất: phản hồi nhanh. + Khả năng bảo trì.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.1. Xác định các Actor và Use case tổng quát của hệ thống.
2.1.1. Xác định các Actor của hệ thống
2.1.1.1. Người quản lý:
- Quản lý có thể nhập thông tin nhân viên, xóa thông tin nhân viên, sửa thông tin
nhân viên, tìm kiếm thông tin nhân viên.
- Quản lý có trách nhiệm thống kê thu chi, hóa đơn nhập/ xuất hàng, thống kê các sản
phẩm còn tồn trong kho. Sau đó in ra báo cáo.
- Là người quản lý tất cả các chức năng trong hệ thống.
- Khi hệ thống bị lỗi, quản lý hệ thống là người sẽ tìm cách khắc phục, sửa lỗi hoặc update lại hệ thống. 2.1.1.2. Khách hàng:
- Sau khi được nhân viên tư vấn về thông tin Hàng hóa và các dịch vụ của WEBSIDE
thì khách hàng có thể quyết định chọn Hàng hóa và dịch vụ mà khách hàng mong
muốn sau đó sẽ cung cấp thông tin cá nhân để nhân viên có thể lập hóa đơn.
- Khách hàng có thể thanh toán ngay thông qua hai hình thức là qua thẻ ngân hàng
hoặc tiền mặt. Khách hàng có thể lập thẻ tích điểm để tích điểm giảm giá các lần chơi kế tiếp tại WEBSIDE. 2.1.1.3. Nhân viên:
- Vào mỗi đầu giờ khi nhận ca, nhân viên làm theo ca hoặc nhân viên làm full-time sẽ
đăng nhập vào hệ thống tích điểm danh ca làm.
- Nhân viên có thể tìm các Hàng hóa theo mã Hàng hóa. Nhập thông tin về Hàng hóa
hoặc tên khách hàng hệ thống sẽ tìm kiếm theo yêu cầu và gửi kết quả lại cho nhân viên biết.
- Nhân viên có thể tìm khách hàng theo mã hoặc tên sau đó có thể tùy chọn các
chương năng tương ứng như nhập thông tin khách hàng, xóa thông tin khách hàng,
sửa thông tin khách hàng…
- Nhân viên có thể nhập thông tin tên dịch vụ mà khách hàng đã lựa chọn tài
WEBSIDE. Sau khi nhập hết thông tin khách hàng cùng thông tin dịch vụ mà khách
hàng chọn thì nhân viên tiến hành in hóa đơn cho khách hàng và lưu thông tin hóa đơn vào hệ thống.
- Nhân viên có thể nhập, xóa, sửa và tìm kiếm thông tin hàng hóa được nhập vào kho
thông qua các trường như: Mã hàng hóa, tên hàng hóa, giá tiền,…
2.1.2. Biểu đồ Use case của toàn hệ thống
Hình 2.1. Use case của toàn hệ thống
2.2. Phân tích chi tiết từng chức năng của hệ thống
2.2.1. Chức năng đăng nhập:
2.2.1.1. Biểu đồ Use case chức năng đăng nhập:
*Đặc tả use case đăng nhập:
- Tác nhân: Quản lý cửa hàng, nhân viên
- Mô tả: Mỗi khi tác nhân sử dụng hệ thống quản lý thì cần thực hiện chức năng đăng
nhập vào hệ thống. Khi dùng xong phần mềm thì đăng xuất tài khoản ra khỏi phần mềm quản lý. - Dòng sự kiện chính:
+ Tác nhân yêu cầu giao diện đăng nhập vào hệ thống.
+ Hệ thống hiện thị giao diện đăng nhập cho tác nhân.
+ Tác nhân : nhập tên đăng nhập (usename) và mật khẩu (password).
+ Hệ thống kiểm tra dữ liệu và xác nhận thông tin từ tác nhân gửi vào hệ thống.
+ Thông tin đúng thì hệ thống gửi thông báo và đưa tác nhân vào hệ thống chính.
+ Kết thúc use case đăng nhập. - Dòng sự kiện phụ:
+ Sự kiện 1: Nếu tác nhân đăng nhập đúng, nhưng lại muốn thoát khỏi hệ thống. Hệ
thống thông báo thoát bằng cách đăng xuất. Kết thúc use case.
+ Sự kiện 2: Nếu tác nhân đăng nhập sai. Hệ thống thông báo đăng nhập lại hoặc
thoát. Sau khi tác nhân chọn thoát. Kết thúc use case.
- Các yêu cầu đặc biệt: Không có
- Trạng thái hệ thống trước khi sử dụng use case: Không có yêu cầu
- Trạng thái hệ thống sau khi sử dụng use case:
+ Nếu đăng nhập thành công: Hệ thống sẽ gửi thông báo “Bạn đã đăng nhập thành
công!!!” và hiển thị giao diện chính cho tác nhân thực hiện các chức năng khác.
+ Nếu đăng nhập thất bại: Hệ thống cũng sẽ gửi thông báo “Bạn đã đăng nhập thất
bại!!!” và quay lại chức năng đăng nhập cho bạn đăng nhập lại thông tin của mình.
Hình 2.2 Use case chức năng đăng nhập
2.2.1.2. Biểu đồ hoạt động chức năng đăng nhập a. Người thực hiện
Quản lý cửa hàng, nhân viên. b. Điều kiện kích hoạt
Quản lý cửa hàng đăng nhập vào hệ thống.
c. Sơ đồ luồng nghiệp vụ cơ bản
Hình 2.3: Biểu đồ hoạt động chức năng đăng nhập d. Mô tả các bước
Bước 1: Quản lý đăng nhập vào hệ thống, nhập vào tên đăng nhập và mật khẩu.
Bước 2: Hệ thống sẽ kiểm tra thông tin đăng nhập nếu đúng thì đăng nhập vào
hệ thống nếu sai yêu cầu nhập lại thông tin. Bước 3: Kết thúc.
2.2.1.3. Biểu đồ trình tự chức năng đăng nhập:
Hình 2.4: Biểu đồ trình tự chức năng đăng nhập
*Mô tả chi tiết biểu đồ trình tự với chức năng đăng nhập
- Bước 1: Tác nhân cụ thể là quản lý cửa hàng khi yêu cầu đăng nhập hệ thống bán hàng.
- Bước 2: Yêu cầu hệ thống hiển thị giao diện đăng nhập.
- Bước 3: Hệ thống trả về form đăng nhập.
- Bước 4: Hệ thống yêu cầu nhập thông tin tài khoản username và password.
- Bước 5: nhập thông tin tài khoản gồm username và password.
- Bước 6: Click vào button đăng nhập để hệ thống xử lý thông tin.
- Bước 7: Kiểm tra thông tin đăng nhập.
- Bước 8: Kiểm tra thông tin đăng nhập trên cơ sở dữ liệu.
- Bước 9: Xác nhận thôn tin đăng nhập và dối chiếu kết quả với cơ sở dữ liệu.
- Bước 10-11: Gửi kết quả sau khi đối chiếu.
- Bước 12-13: Gửi thông báo ra màn hình:
+ Nếu kết quả nhận được trùng với kết quả trên cơ sở dữ liệu thì hiển thị thông
báo cho tác nhân “Bạn đã đăng nhập thành công! ”.
+ Và ngược lại, nếu kết quả không trùng nhau thì gửi thông báo cho tác nhân
“Bạn đã đăng nhập thất bại lêu lêu! ”.
2.2.2. Chức năng quản lý hóa đơn:
2.2.2.1. Biểu đồ use case chức năng quản lý hóa đơn:
Hình 2.6: Biểu đồ Use Case chức năng quản lý hóa đơn
*Đặc tả use case hóa đơn: - Tác nhân: Nhân viên.
- Mô tả: Tác nhân tiến hành đăng nhập thành công. Sau đó tác nhân sử dụng hệ thống
quản lý hóa đơn để thao tác tới hóa đơn như thêm, sửa, xóa, tìm kiếm, in hóa đơn. - Dòng sự kiện chính:
+ Tác nhân đăng nhập hệ thống bằng tài khoản đã được cấp thành công.
+ Tác nhân yêu cầu giao diện quản lý hóa đơn.
+ Hệ thống hiện thị giao diện quản lý hóa đơn cho tác nhân.
+ Tác nhân sẽ: Thêm, sửa, xóa, tìm kiếm, in hóa đơn.
+ Hệ thống kiểm tra dữ liệu và xác nhận thông tin từ tác nhân gửi vào hệ thống.
+ Thông tin đúng thì hệ thống gửi thông báo và lưu hóa đơn thành công hoặc in hóa đơn.
+ Kết thúc use case hóa đơn. - Dòng sự kiện phụ:
+ Sự kiện 1: Nếu tác nhân chọn chức năng quản lý hóa đơn, nhưng lại
muốn trở về giao diện chính. Hệ thống trở về giao diện chính. Kết thúc use case.
+ Sự kiện 2: Nếu tác nhân nhập dữ liệu sai. Hệ thống thông báo dữ liệu
nhập sai yêu cầu nhập lại hoặc trở về giao diện chính. Sau khi tác
nhân trở về giao diện chính. Kết thúc use case.
- Các yêu cầu đặc biệt: Không có
- Trạng thái hệ thống trước khi sử dụng use case: Không có yêu cầu
- Trạng thái hệ thống sau khi sử dụng use case:
+ Nếu lưu hóa đơn thành công hoặc xuất hóa đơn thành công: Hệ thống
sẽ gửi thông báo “Bạn đã lưu hóa đơn thành công và có thể xuất hóa
đơn!!!” và hiển thị giao diện chính cho tác nhân thực hiện các chức năng khác.
+ Nếu lưu hóa đơn thất bại hoặc xuất hóa đơn thất bại: Hệ thống cũng
sẽ gửi thông báo “Bạn đã lưa hóa thất bại và không thể xuất hóa
đơn!!!” và quay lại chức năng quản lý hóa đơn cho bạn nhập lại thông tin hóa đơn.
2.2.2.2. Biểu đồ hoạt động chức năng quản lý hóa đơn:
Hình 2.7: Biểu đồ hoạt động chức năng quản lý hóa đơn
- Chức năng quản lý sự kiện bao gồm có 5 chức năng con: 1. Thêm hóa đơn 2. Sửa hóa đơn 3. Xóa hóa đơn 4. Tìm kiếm hóa đơn 5. In hóa đơn
2.2.2.2.1. Thêm hóa đơn: a. Người thực hiện Nhân viên b. Điều kiện kích hoạt
Quản lý chọn chức năng quản lý hóa đơn, sau đó chọn chức năng thêm hóa đơn.
c. Sơ đồ luồng nghiệp vụ cơ bản
Hình 2.7.1: Biểu đồ hoạt động quản lý hóa đơn chức năng con thêm hóa đơn d. Mô tả các bước
Bước 1: Quản lý đăng nhập vào hệ thống, chọn chức năng quản lý hóa đơn hệ
thống sẽ hiện màn hình các chức năng.
Bước 2: Quản lý chọn chức năng thêm hóa đơn.
Bước 3: Hệ thống chuyển sang màn hình thêm hóa đơn.
Bước 4: Quản lý thực hiện thêm hóa đơn mới nhập các thông tin: Mã hóa đơn,
tên hóa đơn, ngày lập, tên khách hàng, tên dịch vụ, thành tiền, địa chỉ
WEBSIDE, thông tin liên lạc.
Bước 5: Thêm hóa đơn. Nếu thông tin sai trở về bước 4, đúng thức hiện tiếp bước 6.
Bước 6: Hệ thống lưu kết quả.
Bước 7: Thông báo kết quả. Bước 8: Kết thúc.
2.2.2.2.2. Xóa hóa đơn: a. Người thực hiện Nhân viên b. Điều kiện kích hoạt
Quản lý chọn chức năng quản lý hóa đơn, sau đó chọn chức năng xóa hóa đơn.
c. Sơ đồ luồng nghiệp vụ cơ bản:
Hình 2.7.2: Biểu đồ hoạt động quản lý hóa đơn chức năng con xóa hóa đơn d. Mô tả các bước
Bước 1: Quản lý WEBSIDE đăng nhập vào hệ thống, chọn chức năng quản lý
hóa đơn hệ thống sẽ hiện lên màn hình các chức năng.
Bước 2: Quản lý WEBSIDE chọn chức năng xóa hóa đơn.
Bước 3: Hệ thống chuyển sang màn hình xóa hóa đơn.
Bước 4: Quản lý WEBSIDE thực hiện xóa hóa đơn mà mình cần xóa.
Bước 5: Hệ thống lưu kết quả.
Bước 6: Thông báo kết quả. Bước 7: Kết thúc.
2.2.2.2.3. Tìm kiếm hóa đơn: a. Người thực hiện Nhân viên b. Điều kiện kích hoạt
Quản lý chọn chức năng quản lý hóa đơn, sau đó chọn chức năng tìm kiếm hóa đơn.
c. Sơ đồ luồng nghiệp vụ cơ bản:
Hình 2.7.3: Biểu đồ hoạt động quản lý hóa đơn chức năng con tìm kiếm hóa đơn d. Mô tả các bước
Bước 1: Quản lý WEBSIDE đăng nhập vào hệ thống, chọn chức năng quản lý
hóa đơn hệ thống sẽ hiện lên màn hình các chức năng.
Bước 2: Quản lý WEBSIDE chọn chức năng tìm kiếm hóa đơn.
Bước 3: Hệ thống chuyển sang màn hình tìm kiếm hóa đơn.
Bước 4: Quản lý WEBSIDE thực hiện tìm kiếm hóa đơn bằng việc chọn và
điền vào 1 hoặc nhiều thông tin sau: nhập mã hóa đơn, tên hóa đơn, ngày lập để tìm kiếm hóa đơn.
Bước 5: Thông báo kết quả. Bước 6: Kết thúc.
2.2.2.2.4. Sửa hóa đơn: a. Người thực hiện Nhân viên b. Điều kiện kích hoạt
Quản lý chọn chức năng quản lý hóa đơn, sau đó chọn chức năng sửa hóa đơn.
c. Sơ đồ luồng nghiệp vụ cơ bản:
Hình 2.7.4: Biểu đồ hoạt động quản lý hóa đơn chức năng con sửa hóa đơn d. Mô tả các bước
Bước 1: Quản lý WEBSIDE đăng nhập vào hệ thống, chọn chức năng quản lý
hóa đơn hệ thống sẽ hiện lên màn hình các chức năng.
Bước 2: Quản lý WEBSIDE chọn chức năng sửa hóa đơn.
Bước 3: Hệ thống chuyển sang màn hình chức năng sửa hóa đơn.
Bước 4: Quản lý WEBSIDE thực hiện sửa hóa đơn bằng việc nhập lại một
hoặc nhiều trong các thông tin: Mã hóa đơn, tên hóa đơn, ngày lập, tên khách
hàng, tên dịch vụ, thành tiền, địa chỉ WEBSIDE, thông tin liên lạc.
Bước 5: Sửa thông tin. Nếu thông tin đúng thực hiến tiếp bước 6, sai trở về bước 4. Bước 6: Lưu thông tin.
Bước 7: Thông báo kết quả. Bước 8: Kết thúc.
2.2.2.2.5. In hóa đơn: a. Người thực hiện Nhân viên b. Điều kiện kích hoạt
Quản lý chọn chức năng quản lý hóa đơn, sau đó chọn chức năng in hóa đơn.
c. Sơ đồ luồng nghiệp vụ cơ bản:
Hình 2.7.5: Biểu đồ hoạt động quản lý hóa đơn chức năng con in hóa đơn d. Mô tả các bước
Bước 1: Quản lý WEBSIDE đăng nhập vào hệ thống, chọn chức năng quản lý
hóa đơn hệ thống sẽ hiện lên màn hình các chức năng.
Bước 2: Quản lý WEBSIDE chọn chức năng in hóa đơn.
Bước 3: Hệ thống chuyển sang màn hình chức năng in hóa đơn.
Bước 4: Quản lý WEBSIDE thực hiện in hóa đơn bằng việc chọn hóa đơn mà
mình muốn thực hiên in hóa đơn.
Bước 5: Thông báo kết quả. Bước 6: Kết thúc.
2.2.2.3. Biểu đồ trình tự chức năng quản lý hóa đơn:
Hình 2.8: Biểu đồ trình tự chức năng quản lý hóa đơn
2.2.3. Chức năng quản lý nhân viên:
2.2.3.1. Biểu đồ use case chức năng quản lý nhân viên: Tim kiem nhan vien Sua nhan vien <> <> <> Quan ly Webside Nguoi quan ly Quan ly nhan vien Them nhan vien <> Xoa nhan vien
Hình 2.11: Biểu đồ usecase chức năng quản lý nhân viên
Đặc tả use case nhân viên:
- Tác nhân: người quản lý
- Mô tả: Tác nhân sử dụng hệ thống quản lý thì cần thực hiện chức năng đăng nhập
vào hệ thống thành công. Tiếp theo chọn chức năng quản lý nhân viên và thực hiện
các chức năng như thêm, sửa, xóa, tìm kiếm thông tin nhân viên. - Dòng sự kiện chính:
+ Tác nhân đăng nhập hệ thống thành công.
+ Tác nhân yêu cầu giao diện quản lý nhân viên.
+ Hệ thống hiện thị giao diện quản lý nhân viên cho tác nhân.
+ Tác nhân sẽ: Thêm, sửa, xóa dữ liệu nhân viên cần thiết.
+ Hệ thống kiểm tra dữ liệu và xác nhận thông tin từ tác nhân gửi vào hệ thống.
+ Thông tin đúng thì hệ thống gửi thông báo.
+ Kết thúc use case quản lý nhân viên. - Dòng sự kiện phụ:
+ Sự kiện 1: Nếu tác nhân thêm, sửa, xóa thông tin đúng, nhưng lại muốn trở về
giao diện chính. Hệ thống trở về giao diện chính. Kết thúc use case.
+ Sự kiện 2: Nếu tác nhân thêm, sửa, xóa thông tin sai. Hệ thống thông báo thêm,
sửa, xóa thông tin lại hoặc trở về giao diện chính. Sau khi tác nhân chọn trở về
giao diện chính. Kết thúc use case.
- Các yêu cầu đặc biệt: không có
- Trạng thái hệ thống sau khi sử dụng use case: không có yêu cầu
- Trạng thái hệ thống sau khi sử dụng use case:
+ Nếu thêm, sửa, xóa thành công: Hệ thống sẽ gửi thông báo “Bạn đã thêm, sửa,
xóa thành công!!!” và hiển thị giao diện chính cho tác nhân thực hiện các chức năng khác.
+ Nếu thêm, sửa, xóa thất bại: Hệ thống cũng sẽ gửi thông báo “Bạn đã thêm,
sửa, xóa thất bại!!!” và quay lại chức năng thêm, sửa, xóa cho bạn nhập lại
thông tin nhân viên cần thực hiện.
2.2.3.2. Biểu đồ hoạt động chức năng quản lý nhân viên:
Hình 2.12: Biểu đồ hoạt động chức năng quản lý nhân viên
Chức năng quản lý sự kiện bao gồm có 4 chức năng con: 1. Thêm nhân viên 2. Sửa nhân viên 3. Xóa nhân viên 4. Tìm kiếm nhân viên
2.2.3.2.1. Thêm nhân viên: a. Người thực hiện Người quản lý b. Điều kiện kích hoạt
Người quản lý chọn chức năng quản lý nhân viên, sau đó chọn chức năng thêm nhân viên
c. Sơ đồ luồng nghiệp vụ cơ bản
Hình 2.12.1: Biểu đồ hoạt động quản lý nhân viên chức năng con thêm nhân viên d. Mô tả các bước
Bước 1: Người quản lý đăng nhập vào hệ thống, chọn chức năng quản lý nhân
viên, hệ thống sẽ hiện màn hình các chức năng.
Bước 2: Người quản lý chọn chức năng thêm nhân viên.
Bước 3: Hệ thống chuyển sang màn hình thêm nhân viên.
Bước 4: Người quản lý thực hiện thêm nhân viên mới nhập các thông tin: Mã
nhân viên, tên nhân viên, chức vụ, ngày sinh, số điện thoại, địa chỉ, gmail.
Bước 5: Thêm nhân viên nếu đúng thực hiện tiếp bước 6, nếu sai trở về bước4.
Bước 6: Hệ thống lưu kết quả.
Bước 7: Thông báo kết quả. Bước 8: Kết thúc.
2.2.3.2.2. Sửa nhân viên: a. Người thực hiện Người quản lý b. Điều kiện kích hoạt
Người quản lý chọn chức năng quản lý nhân viên, sau đó chọn chức năng sửa nhân viên
c. Sơ đồ luồng nghiệp vụ cơ bản
Hình 2.12.2: Biểu đồ hoạt động quản lý nhân viên chức năng con sửa nhân viên d. Mô tả các bước
Bước 1: Người quản lý đăng nhập vào hệ thống, chọn chức năng quản lý nhân
viên, hệ thống sẽ hiện màn hình các chức năng.
Bước 2: Người quản lý chọn chức năng sửa nhân viên.
Bước 3: Hệ thống chuyển sang màn hình sửa nhân viên.
Bước 4: Người quản lý thực hiện sửa nhân viên nhập lại một hoặc các thông tin
sau: Mã nhân viên, tên nhân viên, chức vụ, ngày sinh, số điện thoại, địa chỉ, gmail.
Bước 5: Sửa nhân viên. Nếu sai về bước 4, đúng thực hiện tiếp bước 6.
Bước 6: Hệ thống lưu kết quả.
Bước 7: Thông báo kết quả. Bước 8: Kết thúc.
2.2.3.2.3. Xóa nhân viên: a. Người thực hiện Người quản lý b. Điều kiện kích hoạt
Người quản lý chọn chức năng quản lý nhân viên, sau đó chọn chức năng xóa nhân viên
c. Sơ đồ luồng nghiệp vụ cơ bản
Hình 2.12.3: Biểu đồ hoạt động quản lý nhân viên chức năng con xóa nhân viên d. Mô tả các bước
Bước 1: Người quản lý đăng nhập vào hệ thống, chọn chức năng quản lý nhân
viên, hệ thống sẽ hiện màn hình các chức năng.
Bước 2: Người quản lý chọn chức năng xóa nhân viên.
Bước 3: Hệ thống chuyển sang màn hình xóa nhân viên.
Bước 4: Người quản lý thực hiện xóa nhân viên.
Bước 5: Hệ thống lưu kết quả.
Bước 6: Thông báo kết quả. Bước 7: Kết thúc.
2.2.3.2.3. Tìm kiếm nhân viên: a. Người thực hiện Người quản lý b. Điều kiện kích hoạt
Người quản lý chọn chức năng quản lý nhân viên, sau đó chọn chức năng tìm kiếm nhân viên
c. Sơ đồ luồng nghiệp vụ cơ bản
Hình 2.12.4: Biểu đồ hoạt động quản lý nhân viên chức năng con tìm kiếm nhân viên d. Mô tả các bước
Bước 1: Người quản lý đăng nhập vào hệ thống, chọn chức năng quản lý nhân
viên, hệ thống sẽ hiện màn hình các chức năng.
Bước 2: Người quản lý chọn chức năng tìm kiếm nhân viên.
Bước 3: Hệ thống chuyển sang màn hình tìm kiếm nhân viên.
Bước 4: Người quản lý thực hiện nhập 1 trong các thông tin sau để tìm kiếm
nhân viên: Mã nhân viên, tên nhân viên, chức vụ.
Bước 5: Thông báo kết quả. Bước 6: Kết thúc.
2.2.3.3. Biểu đồ trình tự chức năng quản lý nhân viên:
Hình 2.13: Biểu đồ trình tự chức năng quản lý nhân viên
2.2.4. Chức năng quản lý kho:
2.2.4.1. Biểu đồ use case chức năng quản lý kho:
Hình 2.16: Biểu đồ Use Case chức năng quản lý kho
* Đặc tả use case quản lý kho: - Tác nhân: quản lý
- Mô tả: Tác nhân sử dụng hệ thống quản lý thì cần thực hiện chức năng đăng nhập
vào hệ thống thành công. Tiếp theo tác nhân chọn chức năng quản lý kho và thực hiện
các chức năng mở rộng trong đó như thêm, sửa, xóa, tìm kiếm nhà cung cấp. - Dòng sự kiện chính:
+ Tác nhân đăng nhập hệ thống thành công.
+ Tác nhân yêu cầu giao diện quản lý kho.
+ Hệ thống hiển thị giao diện quản lý kho cho tác nhân.
+ Tác nhân: thêm, sửa, xóa dữ liệu trong kho cần thiết.
+ Hệ thống kiểm tra dữ liệu và xác nhận thông tin từ tác nhân gửi vào hệ thống.
+ Thông tin đúng thì hệ thống gửi thông báo.
+ Kết thúc use case quản lý nhân viên. - Dòng sự kiện phụ:
+ Sự kiện 1: Nếu tác nhân thêm, sửa, xóa thông tin đúng, nhưng lại muốn trở về
giao diện chính. Hệ thống trở về giao diện chính. Kết thúc use case.
+ Sự kiện 2: Nếu tác nhân thêm, sửa, xóa thông tin sai. Hệ thống thông báo thêm,
sửa, xóa thông tin lại hoặc trở về giao diện chính. Sau khi tác nhân chọn trở về
giao diện chính. Kết thúc use case.
- Các yêu cầu đặc biệt: không có
- Trạng thái hệ thống trước khi sử dụng use case: không có yêu cầu
- Trạng tháu hệ thống sau khi sử dụng use case:
+ Nếu thêm, sửa, xóa thành công: Hệ thống sẽ gửi thông báo “Bạn đã thêm, sửa,
xóa thành công!!!” và hiển thị giao diện chính cho tác nhân thực hiện các chức năng khác.
+ Nếu thêm, sửa, xóa thất bại: Hệ thống cũng sẽ gửi thông báo “Bạn đã thêm,
sửa, xóa thất bại!!!” và quay lại chức năng thêm, sửa, xóa cho bạn nhập lại
thông tin nhà cung cấp cần thực hiện.
2.2.4.2. Biểu đồ hoạt động chức năng quản lý kho:
Hình 2.17: Biểu đồ hoạt động chức năng quản lý kho
Chức năng quản lý sự kiện bao gồm 4 chức năng con:
1. Thêm thông tin hàng vào kho
2. Sửa thông tin hàng trong kho
3. Xóa thông tin hàng trong kho 4. Tìm kiếm hàng trong kho 2.2.4.2.1. Thêm hàng: a. Người thực hiện Nhân viên b. Điều kiện kích hoạt
Nhân viên chọn chức năng quản lý kho, sau đó chọn chức năng thêm hàng.
c. Sơ đồ luồng nghiệp vụ cơ bản
Hình 2.17.1: Biểu đồ hoạt động quản lý nhà cung cấp chức năng con thêm nhà cung cấp d. Mô tả các bước
Bước 1: Người quản lý đăng nhập vào hệ thống, chọn chức năng quản lý nhà
cung cấp, hệ thống sẽ hiện màn hình các chức năng.
Bước 2: Người quản lý chọn chức năng thêm hàng.
Bước 3: Hệ thống chuyển sang màn hình thêm hàng.
Bước 4: Người quản lý thực hiện thêm hàng mới nhập các thông tin: Mã hàng, tên hàng, giá.
Bước 5: Thêm hàng. Nếu sai trở về bước 4, đúng thực hiện tiếp bước 6.
Bước 6: Hệ thống lưu kết quả.
Bước 7: Thông báo kết quả. Bước 8: Kết thúc. 2.2.4.2.2. Sửa hàng: a. Người thực hiện Nhân viên b. Điều kiện kích hoạt
Nhân viên chọn chức năng quản lý kho, sau đó chọn chức năng sửa hàng.
c. Sơ đồ luồng nghiệp vụ cơ bản
2.17.2: Biểu đồ hoạt động quản lý nhà cung cấp chức năng con sửa nhà cung cấp d. Mô tả các bước
Bước 1: Người quản lý đăng nhập vào hệ thống, chọn chức năng quản lý kho, hệ
thống sẽ hiện màn hình các chức năng.
Bước 2: Người quản lý chọn chức năng sửa hàng.
Bước 3: Hệ thống chuyển sang màn hình sửa hàng.
Bước 4: Người quản lý thực hiện sửa thông tin hàng bằng cách nhập lại một
hoặc các thông tin: Mã hàng, tên hàng, giá .
Bước 5: Sửa thông tin hàng. Nếu đúng thực hiện tiếp bước 6, sai trở lại bước 4.
Bước 6: Hệ thống lưu kết quả.
Bước 7: Thông báo kết quả. Bước 8: Kết thúc. 2.2.4.2.3. Xóa hàng: a. Người thực hiện Nhân viên b. Điều kiện kích hoạt
Nhân viên chọn chức năng quản lý kho, sau đó chọn chức năng xóa hàng.
c. Sơ đồ luồng nghiệp vụ cơ bản
Hình 2.17.3: Biểu đồ hoạt động quản lý nhà cung cấp chức năng con xóa nhà cung cấp d. Mô tả các bước
Bước 1: Người quản lý đăng nhập vào hệ thống, chọn chức năng quản lý kho,
hệ thống sẽ hiện màn hình các chức năng.
Bước 2: Người quản lý chọn chức năng xóa hàng.
Bước 3: Hệ thống chuyển sang màn hình xóa hàng.
Bước 4: Người quản lý thực hiện xóa hàng.
Bước 5: Hệ thống lưu kết quả.
Bước 6: Thông báo kết quả. Bước 7: Kết thúc
2.2.4.2.4. Tìm kiếm hàng: a. Người thực hiện Nhân viên b. Điều kiện kích hoạt
Nhân viên chọn chức năng quản lý kho, sau đó chọn chức năng tìm kiếm hàng.
c. Sơ đồ luồng nghiệp vụ cơ bản
Hình 2.17.4: Biểu đồ hoạt động quản lý nhà cung cấp chức năng con tìm kiếm nhà cung cấp d. Mô tả các bước
Bước 1: Người quản lý đăng nhập vào hệ thống, chọn chức năng quản lý kho,
hệ thống sẽ hiện màn hình các chức năng.
Bước 2: Người quản lý chọn chức năng tìm kiếm hàng.
Bước 3: Hệ thống chuyển sang màn hình tìm kiếm hàng.
Bước 4: Người quản lý thực hiện tìm kiếm hàng.
Bước 5: Thông báo kết quả cầm tìm. Bước 6: Kết thúc.
2.2.4.3. Biểu đồ trình tự chức năng quản lý kho:
Hình 2.18: Biểu đồ trình tự chức năng quản lý nhà cung cấp
2.2.5. Chức năng quản lý Hàng hóa:
2.2.5.1. Biểu đồ use case chức năng quản lý hàng hóa: Tim kiem hang hoa <> <> Them hang hoa Dang nhap Quan ly tinh trang hang hoa Nhan vien <> name <> Cap nhat hang hoa Xoa hang hoa
Hình 2.21: Biểu đồ Use Case chức năng quản lý Hàng hóa
*Đặc tả use case quản lý Hàng hóa: - Tác nhân: Nhân viên
- Mô tả: Tác nhân sửa dụng hệ thống quản lý thì cần thực hiện chức năng đăng nhập
vào hệ thống thành công. Tiếp theo chọn chức năng quản lý nhân viên và thực hiện
các năng như thêm, sửa, xóa, tìm kiếm thông tin Hàng hóa. - Dòng sự kiện chính:
+ Tác nhân đăng nhập hệ thống thành công.
+ Tác nhân yêu cầu giao diện quản lý Hàng hóa.
+ Hệ thống hiển thị giao diện quản lý Hàng hóa cho tác nhân.
+ Tác nhân sẽ: Thêm, sửa, xóa, tìm kiếm dữ liệu Hàng hóa cần thiết.
+ Hệ thống kiểm tra dữ liệu và xác nhận thông tin từ tác nhân gửi vào hệ thống.
+ Thông tin đúng thì hệ thống gửi thông báo.
+ Kết thúc use case quản lý Hàng hóa. - Dòng sự kiện phụ:
+ Sự kiện 1: Nếu tác nhân thêm, sửa, xóa thông tin đúng, nhưng lại
muốn trở về giao diện chính. Hệ thống trở về giao diện chính. Kết thúc use case.
+ Sự kiện 2: Nếu tác nhân thêm, sửa, xóa thông tin sai. Hệ thống thông
báo thêm, sửa, xóa thông tin lại hoặc trở về giao diện chính. Sauk hi
tác nhân chọn trở về giao diện chính. Kết thúc use case.
- Các yêu cầu đặc biệt: không có
- Trạng thái hệ thống sau khi sử dụng use case:
+ Nếu thêm, sửa, xóa thành công: Hệ thống sẽ gửi thông báo “Bạn đã
thêm, sửa, xóa thành công!” và hiển thị giao diện chính cho tác nhân
thực hiện các chức năng khác.
+ Nếu thêm, sửa, xóa thất bại: Hệ thống cũng sẽ gửi thông báo “Bạn đã
thêm, sửa, xóa thất bại!” và quay lại chức năng thêm, sửa, xóa cho
bạn nhập lại thông tin Hàng hóa.
2.2.5.2. Biểu đồ hoạt động chức năng quản lý Hàng hóa:
Hình 2.22: Biểu đồ hoạt động chức năng quản lý nhân viên
Chúc năng quản lý sự kiện bao gồm có 4 chức năng con: 1. Thêm Hàng hóa 2. Sửa Hàng hóa 3. Xóa Hàng hóa 4. Tìm kiếm Hàng hóa
2.2.5.2.1. Thêm Hàng hóa: a. Người thực hiện Nhân viên b. Điều kiện kích hoạt
Nhân viên chọn chức năng quản lý Hàng hóa, sau đó chọn chức năng thêm Hàng hóa c. Sơ đồ luồn cơ bản.
Hình 2.22.1: Biểu đồ hoạt động quản lý Hàng hóa chức năng con thêm Hàng hóa d. Mô tả các bước
Bước 1: Người quản lý đăng nhập vào hệ thống, chọn chức năng quản lý Hàng
hóa, hệ thống sẽ hiện màn hình các chức năng.
Bước 2: Người quản lý chọn chức năng thêm Hàng hóa.
Bước 3: Hệ thống chuyển sang màn hình thêm Hàng hóa.
Bước 4: Người quản lý thực hiện thêm Hàng hóa mới nhập các thông tin: Mã
Hàng hóa, số Hàng hóa, loại Hàng hóa, giá Hàng hóa, tầng, tên dịch vụ.
Bước 5: Thêm Hàng hóa nếu đúng thực hiện tiếp bước 6, nếu sai trở về bước 4.
Bước 6: Hệ thống lưu kết quả.
Bước 7: Thống báo kết quả
2.2.5.2.1. Sửa Hàng hóa: a. Người thực hiện Nhân viên b. Điều kiện kích hoạt
Nhân viên chọn chức năng quản lý Hàng hóa, sau đó chọn chức năng thêm Hàng hóa c. Sơ đồ luồn cơ bản.
Hình 2.22.2: Biểu đồ hoạt động quản lý Hàng hóa chức năng con sửa Hàng hóa d. Mô tả các bước
Bước 1: Người quản lý đăng nhập vào hệ thống, chọn chức năng quản lý Hàng
hóa, hệ thống sẽ hiện màn hình các chức năng.
Bước 2: Người quản lý chọn chức năng sửa Hàng hóa.
Bước 3: Hệ thống chuyển sang màn hình sửa Hàng hóa.
Bước 4: Người quản lý thực hiện sửa Hàng hóa mới nhập lại một hoặc các
thông tin: Mã Hàng hóa, số Hàng hóa, loại Hàng hóa, giá Hàng hóa, tầng, tên dịch vụ.
Bước 5: Sửa Hàng hóa nếu đúng thực hiện tiếp bước 6, nếu sai trở về bước 4.
Bước 6: Hệ thống lưu kết quả.
Bước 7: Thống báo kết quả. Bước 8: Kết thúc
2.2.5.2.1. Xóa Hàng hóa: a. Người thực hiện Nhân viên b. Điều kiện kích hoạt
Nhân viên chọn chức năng quản lý Hàng hóa, sau đó chọn chức năng thêm Hàng hóa c. Sơ đồ luồn cơ bản.
Hình 2.22.3: Biểu đồ hoạt động quản lý Hàng hóa chức năng con xóa Hàng hóa d. Mô tả các bước
Bước 1: Người quản lý đăng nhập vào hệ thống, chọn chức năng quản lý Hàng hóa,
hệ thống sẽ hiện màn hình các chức năng.
Bước 2: Người quản lý chọn chức năng xóa Hàng hóa.
Bước 3: Hệ thống chuyển sang màn hình xóa Hàng hóa.
Bước 4: Người quản lý thực hiện xóa Hàng hóa.
Bước 5: Hệ thống lưu kết quả
Bước 6: Thống báo kết quả. Bước 7: Kết thúc
2.2.5.2.1. Tìm kiếm Hàng hóa: a. Người thực hiện Nhân viên b. Điều kiện kích hoạt
Nhân viên chọn chức năng quản lý Hàng hóa, sau đó chọn chức năng thêm Hàng hóa c. Sơ đồ luồn cơ bản.
Hình 2.22.4: Biểu đồ hoạt động quản lý Hàng hóa chức năng con tìm kiếm Hàng hóa d. Mô tả các bước
Bước 1: Người quản lý đăng nhập vào hệ thống, chọn chức năng quản lý Hàng
hóa, hệ thống sẽ hiện màn hình các chức năng.
Bước 2: Người quản lý chọn chức năng tìm kiếm Hàng hóa.
Bước 3: Hệ thống chuyển sang màn hình tìm kiếm Hàng hóa.
Bước 4: Người quản lý thực hiện nhập 1 trong các thông tin sau để tìm kiếm
nhân viên: Mã Hàng hóa, số Hàng hóa.
Bước 5: Thống báo kết quả. Bước 6: Kết thúc.
2.2.5.3. Biểu đồ trình tự chúc năng quản lý Hàng hóa:
Hình 2.23: Biểu đồ trình tự chức năng quản lý Hàng hóa
2.3. Biểu đồ lớp tổng quát