-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Báo cáo đồ án tốt nghiệp | Học viện kỹ thuật quân sự
Báo cáo đồ án tốt nghiệp | Học viện kỹ thuật quân sự. Tài liệu gồm 91 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Công nghệ thông tin– QS 5 tài liệu
Học viện kỹ thuật quân sự 90 tài liệu
Báo cáo đồ án tốt nghiệp | Học viện kỹ thuật quân sự
Báo cáo đồ án tốt nghiệp | Học viện kỹ thuật quân sự. Tài liệu gồm 91 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Công nghệ thông tin– QS 5 tài liệu
Trường: Học viện kỹ thuật quân sự 90 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện kỹ thuật quân sự
Preview text:
BỘ QUỐC PHÒNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Phê chuẩn Độ mật: …………
Ngày ….. tháng …. năm ……. Số: ……………… CHỦ NHIỆM KHOA
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên: Bùi Thị Minh Lớp: Tin Học 11B Khóa:11
Họ và tên: Lê Thị Thắm Lớp: Tin Học 11B Khóa: 11
Ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên ngành: Kỹ thuật hệ thống thông tin 1. Tên đề tài:
Xây dựng hệ thống hỗ trợ thông tin du lịch
2. Các số liệu ban đầu:
- Dựa trên nhu cầu thực tế về lượng khách du lịch và những khảo sát người
dùng về yêu cầu tra cứu thông tin du lịch của khách du lịch.
3. Nội dung bản thuyết minh:
- Chương 1: Tổng quan về đề tài.
- Chương 2: Phân tích hệ thống.
- Chương 3: Thiết kế hệ thống.
4. Số lượng, nội dung các bản vẽ và sản phẩm cụ thể:
- Gồm .. hình vẽ trải đều trong 2 chương Chương 2 và Chương 3.
- Sản phẩm: Website hỗ trợ thông tin du lịch và ứng dụng trên điện thoại nền tảng Android. 5. Cán bộ hướng dẫn:
Đại úy, Tiến sĩ Trần Văn An
Đơn vị: Bộ Môn Hệ thống thông Tin, khoa Công Nghệ Thông Tin.
Hướng dẫn: Toàn bộ đồ án.
Ngày giao: 18/01/2017 Ngày hoàn thành: 09/05/2017
Hà Nội, ngày ........ tháng ……..năm ……..
Chủ nhiệm bộ môn Cán bộ hướng dẫn TS. Trần Văn An
Học viên thực hiện
Đã hoàn thành và nộp đồ án, ngày 03 tháng 05 năm 2017 (Ký và ghi rõ họ tên)
DANH SÁCH THUẬT NGỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Ý nghĩa
Viết tắt của Application Programming Interface - Giao diện 1 API lập trình ứng dụng.
Viết tắt của Base Transceiver Station -Trạm thu phát sóng 2 BTS di động
Viết tắt của Global Positioning System - Hệ thống định vị 3 GPS toàn cầu.
Viết tắt của Object Oriented Analysis - Phân tích theo 4 OOA hướng đối tượng
Viết tắt của Hypertext Preprocessor - Ngôn ngữ lập trình 5 PHP kịch bản mã nguồn mở
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Hình 2. 1 Sơ đồ phân rã chức năng ................................................................... 11
Hình 2. 2Sơ đồ tổng quan hệ thống .................................................................. 12
Hình 2. 3 Biểu đồ hoạt động đăng ký ............................................................... 13
Hình 2. 4 Biểu đồ hoạt động đăng nhập ............................................................ 13
Hình 2. 5 Biểu đồ hoạt động tìm kiếm địa điểm ............................................... 14
Hình 2. 6 Biểu đồ hoạt động xem địa điểm ....................................................... 14
Hình 2. 7 Biểu đồ hoạt động xem dịch vụ du lịch ............................................. 15
Hình 2. 8 Biểu đồ hoạt động thêm địa điểm du lịch .......................................... 15
Hình 2. 9 Biểu đồ hoạt động thêm dịch vụ du lịch ............................................ 16
Hình 2. 10 Biểu đồ hoạt động thay đổi thông tin tài khoản cá nhân .................. 16
Hình 2. 11 Biểu đồ use case tổng quát .............................................................. 18
Hình 2. 12 Biểu đồ use case quản lý người dùng .............................................. 19
Hình 2. 13 Biểu đồ use case quản lý địa điểm .................................................. 20
Hình 2. 14 Biểu đồ use case quản lý loại địa điểm ............................................ 21
Hình 2. 15 Biểu đồ use case quản lý dịch vụ .................................................... 22
Hình 2. 16 Biểu đồ use case quản lý loại dịch vụ.............................................. 23
Hình 2. 17 Biểu đồ use case quản lý nhận xét, hình ảnh ................................... 24
Hình 2. 18 Biểu đồ use case quản lý tin tức ...................................................... 25
Hình 2. 19 Biểu đồ use case quản lý loại tin tức ............................................... 26
Hình 2. 20Biểu đồ use case quản lý dịch vụ của chủ dịch vụ ............................ 27
Hình 2. 21 Biểu đồ use case quản lý thông tin cá nhân của người dùng ............ 28
Hình 2. 22 Biểu đồ use case quản lý địa điểm của người dùng ......................... 29
Hình 2. 23 Biểu đồ use case quản lý nhận xét của người dùng ......................... 30
Hình 2. 24 Biểu đồ use case quản lý địa phương của quản trị ........................... 31
Hình 2. 25 Biểu đồ lớp tổng quát ...................................................................... 32
Hình 2. 26 Biểu đồ tuần tự cho chức năng đăng nhập ....................................... 45
Hình 2. 27 Biểu đồ tuần tự cho chức năng đăng ký ......................................... 46
Hình 2. 28 Biểu đồ tuần tự cho chức năng thêm địa điểm của quản trị ............. 46
Hình 2. 29 Biểu đồ tuần tự cho chức năng sửa địa điểm của quản trị ................ 47
Hình 2. 30 Biểu đồ tuần tự cho chức năng thêm địa điểm của người dùng ....... 47
Hình 2. 31 Biểu đồ tuần tự cho chức năng thêm người dùng ............................ 48
Hình 2. 32 Biểu đồ tuần tự cho chức năng sửa thông tin cá nhân ...................... 48
Hình 2. 33 Biểu đồ tuần tự cho chức năng thêm dịch vụ................................... 49
Hình 2. 34 Biểu đồ tuần tự cho chức năng sửa dịch vụ ..................................... 49
Hình 2. 35 Biểu đồ tuần tự cho chức năng thêm tin tức .................................... 50
Hình 2. 36 Biểu đồ tuần tự cho chức năng sửa tin tức....................................... 50
Hình 2. 37 Biểu đồ tuần tự cho chức năng tìm kiếm ......................................... 51
Hình 2. 38 Biểu đồ tuần tự cho chức năng thêm loại dịch vụ ............................ 51
Hình 2. 39 Biểu đồ tuần tự cho chức năng sửa loại dịch vụ .............................. 52 DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 3. 1 Mô hình quan hệ ............................................................................... 53
Hình 3. 2 Giao diện menu chính ....................................................................... 64
Hình 3. 3 Giao diện đăng nhập hệ thống ........................................................... 65
Hình 3. 4 Hình ảnh lựa chọn đối tượng thêm tài khoản..................................... 65
Hình 3. 5 Giao diện nhập thông tin người dùng ................................................ 66
Hình 3. 6Hình ảnh lựa chọn nhóm người dùng hiển thị .................................... 66
Hình 3. 7 Hình ảnh lựa chọn thao tác muốn thực hiện ...................................... 67
Hình 3. 8 Hình ảnh lựa chọn sửa thông tin ....................................................... 67
Hình 3. 9 Hình ảnh trang đăng nhập hệ thống................................................... 68
Hình 3. 10 Hình ảnh lựa chọn loại chức năng ................................................... 68
Hình 3. 11Hình ảnh giao diện nhập thông tin dịch vụ ....................................... 69
Hình 3. 12Hình ảnh trang đăng nhập hệ thống cho người dùng thông thường .. 70
Hình 3. 13 Hình ảnh lựa chọn loại chức năng cho người dùng thông thường.... 70
Hình 3. 14Nhập thông tin địa điểm mới do người dùng thông thường thực hiện
......................................................................................................................... 71
Hình 3. 15 Hình ảnh tìm kiếm địa điểm trên bản đồ bằng tên gọi ..................... 72
Hình 3. 16 Hình ảnh trang đăng nhập ............................................................... 72
Hình 3. 17 Hình ảnh lựa chọn địa điểm du lịch để hiển thị trên bản đồ ............. 73
Hình 3. 18 Hình ảnh lựa chọn chức năng đăng ảnh của người dùng ................. 73
Hình 3. 19 Hình ảnh chức năng bình luận của người dùng ............................... 73
Hình 3. 20 Hình ảnh bảng chọn nhập điều kiện tìm kiếm vị trí ......................... 74
Hình 3. 21Hình ảnh hiển thị kết quả trả về tìm kiếm vị trí trên bản đồ ............. 74
Hình 3. 22 Hình ảnh chức năng chọn và xem chi tiết địa điểm ......................... 75
Hình 3. 23 Giao diện đăng nhập của ứng dụng ................................................. 76
Hình 3. 24 Giao diện đăng kí thành viên .......................................................... 77
Hình 3. 25 Giao diện trang chủ ......................................................................... 78
Hình 3. 26 Giao diện menu chức năng .............................................................. 79
Hình 3. 27 Giao diện hiển thị một địa điểm ...................................................... 80
Hình 3. 28 Giao diện hiển thị danh sách địa điểm người dùng đã lưu ............... 81 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam là đất nước được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng
cảnh đẹp. Đó là những điểm đến du lịch hấp dẫn đối với khách trong nước và
đặc biệt là du khách nước ngoài. Tuy nhiên với đặc thù của người du lịch là lần
đầu tiên ghé thăm, không có nhiều kinh nghiệm hoặc không biết nhiều về điểm
du lịch như vị trí, thời tiết, nơi nghỉ chân và các dịch vụ ăn uống khác. Nhưng
thay vào đó hầu như vị khách nào cũng sử dụng thiết bị truy cập mạng hoặc các
thiết bị điện thoại thông minh.
Qua yêu cầu thực tế đó nhóm đã tìm hiểu cũng như đánh giá đi đến giải
pháp xây dựng Hệ thống hỗ trợ thông tin du lịch và phát triển xây dựng ứng
dụng trên thiết bị di động chạy trên nền tảng Android. Ứng dụng hoàn thành sẽ
giới thiệu cho du khách những sự lựa chọn địa điểm du lịch hấp dẫn nhất hoặc
những địa điểm du lịch theo tỉnh vùng cùng với những thông tin của địa điểm đó
như: món ăn nổi tiếng, các lễ hội, những hình ảnh đặc trưng nhất...; cung cấp
thêm các thông tin về thời tiết khu vực, nơi nghỉ dưỡng, ăn uống. Website và
ứng dụng trên điện thoại cũng cung cấp các chức năng về chia sẻ, bình luận và
bài giới thiệu về địa điểm để làm tài liệu tham khảo cho các du khách khác.
Ngoài ra nhiều loại hình du lịch mới và các chức năng hữu ích cho người dùng
sẽ được cập nhật, bổ sung trong quá trình phát triển.
Nội dung của đồ án bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về đề tài: Giới thiệu sơ lược về mục tiêu đề tài và
các cơ sở lý thuyết liên quan.
Chương 2: Phân tích hệ thống: Chương này đi sâu vào tiếp cận hệ thống
được xây dựng trong đề tài từ các bước khảo sát, phân tích hệ thống.
Chương 3: Thiết kế hệ thống: Thiết kế cơ sở dữ liệu và giao diện hệ thống trong đề tài.
Kết luận và hướng phát triển: Đưa ra kết quả và đánh giá hệ thống,
hướng phát triển trong tương lai của hệ thống.
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự
hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong
suốt quãng thời gian năm năm từ khi bắt đầu học tập tại giảng đường trường
Học viện Kỹ thuật quân sự, nhóm em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp
đỡ của thầy cô và các bạn.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Công nghệ thông tin – Học viện Kỹ thuật
Quân sự, những người đã dạy dỗ và truyền đạt vốn kiến thức vô cùng quý báu
của mình cho chúng em trong suốt quãng thời gian học tại đây. Những tình cảm
và kiến thức mà thầy cô đã gửi trao cho chúng em sẽ là hành trang cho chúng
em để bước đi trên những đoạn đường tương lai.
Nhóm em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy giáo – Tiến sĩ Trần
Văn An, người đã tận tình hỗ trợ và dẫn dắt chúng nhóm em trong suốt quá trình
thực hiện đồ án để có được kết quả một cách tốt nhất.
Một lần nữa nhóm em xin được chân thành cảm ơn!. Chương 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Giới thiệu về hệ thống
Việt Nam đất nước được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh
đẹp. Đó những điểm đến du lịch hấp dẫn đối với khách trong nước và đặc biệt là
khách du lịch là người nước ngoài. Tính trung bình năm 2015, tổng lượng khách
du lịch nội địa lên đến 57 triệu lượt và 7,94 triệu lượt khách quốc tế (theo Tổng cục Du lịch Việt Nam).
Trên thực tế có những website (dulichvietnam.com.vn, travel.com.vn,
skydoor.net,…)và ứng dụng (Du Lịch Việt Nam S, 63 Tỉnh Thành Việt Nam,…)
trên điện thoại di động đã giải quyết vấn đề về tra cứu thông tin du lịch nhưng
vẫn chưa thực sự đầy đủ. Đi kèm với đó còn tồn tại các mặt hạn chế:
- Nguồn thông tin chưa xác thực, còn mang tính quảng cáo nhiều khiến
người dùng bị loãng thông tin.
- Thiếu một vài chức năng mà theo phần lớn người dùng thì những điều này
là cần thiết như xác định địa điểm hiện tại, xem thời tiết tại vị trí du lịch.
Từ yêu cầu thực tế đó và cũng như phân tích từ những sản phẩm đi trước,
nhóm đã tìm hiểu cũng như đánh giá để đi đến giải pháp xây dựng Hệ thống hỗ
trợ thông tin du lịch để khắc phục những hạn chế còn tồn động trên. Cùng với
đó, nhóm còn xây dựng cả website và ứng dụng trên điện thoại di động chạy hệ
điều hành android như một thể thống nhất, để du khách có thể tiện truy cập theo hai hình thức như trên.
Trang web mà đề tài hướng đến sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho những
ai muốn đi du lịch trong vùng miền lãnh thổ Việt Nam. Người dùng có thể đặt
những câu hỏi về điểm đến, khách sạn, nhà hàng, thời tiết hay bất cứ câu hỏi gì
khác, hệ thống sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin hoặc có rất nhiều người từ
có kinh nghiệm hoặc hiểu biết sẽ trả lời cho bạn. Những chuyến đi và kinh
nghiệm thực tế được người dùng chia sẻ cho những người khác, từ đó bạn có thể
dễ dàng thiết kế lịch trình cho chuyến đi của mình.
1.2 Lựa chọn ngôn ngữ lập trình PHP và lập trình Android cho hệ thống.
1.2.1 Lựa chọn ngôn ngữ lập trình PHP
- Hiện nay ngôn ngữ lập trình kịch bản mã nguồn mở (PHP) đang là ngôn ngữ
mà các bạn trẻ theo ngành công nghệ thông tin đang rất quan tâm và muốn
tìm hiểu để thiết kế Website bởi tính ưu việt và mở rộng của nó. Có tới 90%
các trang web hiện nay viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP, từ những trang báo
điện tử, trang mạng xã hội cho tới các cổng thông tin của Chính phủ.
- PHP là một ngôn ngữ lập trình kịch bản được chạy ở phía server nhằm sinh
ra mã Hyper Text Markup Language (HTML).
- Những đặc điểm nổi trội để ta lựa chọn PHP:
+ PHP là một mã nguồn mở nên việc cài đặt và sử dụng PHP rất dễ dàng,
miễn phí và tự do. Vì ưu thế đó mà PHP đã được cài đặt phổ biến trên các
WebServer thông dụng hiện nay như Apache,…
+ Tính cộng đồng của PHP: Vì đây là một ngôn ngữ phổ biến nên cộng đồng
PHP phát triển khá lớn mạnh, việc cập nhật các bản mới cũng như khắc phục lỗi
phiên bản diễn ra thường xuyên khiến PHP càng ngày càng hoàn thiện. Đã rất
nhiều blog, diễn đàn trong và ngoài nước thường xuyên đề cập đến PHP nên khả
năng tiếp cận của mọi người về ngôn ngữ này nhanh chóng và dễ dàng hơn, quá
trình tiếp cận được rút ngắn đi nhiều. Vì vậy cộng đồng hỗ trợ, chia sẻ kinh
nghiệm về lập trình PHP cũng rất dồi dào.
+ Thư viện phong phú: Ngoài sự hỗ trợ của cộng đồng, thư viện kịch bản
PHP cũng rất phong phú, đa dạng. Từ những cái rất nhỏ như chỉ là một đoạn mã
nguồn nho nhỏ, một hàm hay cho tới những cái lớn hơn như Framework (Zend,
CakePHP, CogeIgniter, Symfony…) hay ứng dụng hoàn chỉnh (Joomla,
WordPress,…) Với thư viện code phong phú, việc học tập và ứng dụng PHP trở
nên rất dễ dàng và nhanh chóng.
+ Nhu cầu xây dựng web có sử dụng cơ sở dữ liệu là một nhu cầu tất yếu và
PHP cũng đáp ứng nhu cầu này rất tốt. Với việc tích hợp sẵn nhiều Cơ sở dữ liệu
phía người dùng (Database Client) trong PHP đã làm cho ứng dụng PHP dễ
dàng kết nối tới các hệ cơ sở dữ liệu thông dụng. Một số hệ cơ sở dữ liệu thông
dụng mà PHP có thể làm việc là: MySQL, MS SQL, Oracle, Cassandra…
+ Lập trình hướng đối tượng trong PHP: Ngày nay, khái niệm lập trình
hướng đối tượng (OOP) đã không còn xa lạ với lập trình viên. Với khả năng và
lợi ích của mô hình lập trình này nên nhiều ngôn ngữ đã triển khai để hỗ trợ
OOP. Từ phiên bản PHP 5, PHP đã có khả năng hỗ trợ hầu hết các đặc điểm nổi
lập của lập trình hướng đối tượng như là Inheritance, Abstraction,
Encapsulation, Polymorphism, Interface, Autoload… Kết hợp với sự gia tăng
không ngừng của các Framework và ứng dụng PHP viết bằng mô hình OOP nên
lập trình viên dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận với cái mới này. + Tính bảo mật:
Bản thân PHP là mã nguồn mở và cộng đồng phát triển rất tích cực nên có thể
nói PHP khá là an toàn. Nó cũng cung cấp nhiều cơ chế cho phép lập trình viên
triển khai tính bảo mật cho ứng dụng của mình như session, các hàm lọc dữ liệu,
kỹ thuật ép kiểu dữ liệu, thư viện PHP Data Object để tương tác với cơ sở dữ
liệu an toàn hơn. Nếu kết hợp với các kỹ thuật bảo mật ở các tầng khác thì ứng
dụng PHP sẽ trở nên chắc chắn hơn và đảm bảo hoạt động an toàn cho website.
1.2.2 Lý do phát triển ứng dụng trên hệ điều hành Android
- Android là một hệ điều hành dựa trên nền tảng Linux được thiết kế dành cho
các thiết bị di động có màn hình cảm ứng như điện thoại thông minh và máy tính bảng.
- Android có mã nguồn mở và Google phát hành mã nguồn theo Giấy phép
Apache. Chính mã nguồn mở cùng với một giấy phép không có nhiều ràng
buộc đã cho phép các nhà phát triển thiết bị, mạng di động và các lập trình
viên nhiệt huyết được điều chỉnh Android một cách tự do. Ngoài ra, Android
còn có một cộng đồng lập trình viên đông đảo chuyên viết các ứng dụng để
mở rộng chức năng của thiết bị, bằng ngôn ngữ lập trình Java.
- Vào tháng 10 năm 2012, có khoảng 700.000 ứng dụng trên Android, và ước
tính có khoảng 25 tỷ lượt tải ứng dụng từ Google Play - cửa hàng ứng dụng
chính của Android về thiết bịu.
- Hơn nữa, Android chiếm 75% thị phần điện thoại thông minh trên toàn thế
giới vào thời điểm quý 3 năm 2012, với tổng cộng 500 triệu thiết bị đã được
kích hoạt và 1,3 triệu lượt kích hoạt mỗi ngày.
- Dựa theo sự phổ biến rộng rãi cũng như sự lớn mạnh của cộng đồng lập trình
viên hệ điều hành Android mà nhóm đã lựa chọn phát triển ứng dụng trên nền tảng này.
1.3 Các lý thuyết liên quan đến ứng dụng
1.3.1 Phân tích hệ thống hướng đối tượng
- Phân tích hệ thống theo hướng đối tượng (OOA) là giai đoạn phát triển một
mô hình chính xác và súc tích của vấn đề, có thành phần là các đối tượng và
khái niệm đời thực, dễ hiểu đối với người sử dụng.
- Trong giai đoạn này, vấn đề được trình bày bằng các thuật ngữ tương ứng với
các đối tượng có thực. Thêm vào đó, hệ thống cần phải được định nghĩa sao
cho người không chuyên Tin học có thể dễ dàng hiểu được.
- Dựa trên một vấn đề có sẵn, người phân tích cần ánh xạ các đối tượng hay
thực thể có thực như khách hàng, ô tô, người bán hàng,… vào thiết kế để tạo
ra được bản thiết kế gần với tình huống thực. Mô hình thiết kế sẽ chứa các
thực thể trong một vấn đề có thực và giữ nguyên các mẫu hình về cấu trúc,
quan hệ cũng như hành vi của chúng. Nói một cách khác, sử dụng phương
pháp hướng đối tượng chúng ta có thể mô hình hóa các thực thể thuộc một
vấn đề có thực mà vẫn giữ được cấu trúc, quan hệ cũng như hành vi của chúng.
- Việc phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng được áp dụng trong bài
toán dễ dàng tiếp cận hệ thống lớn, phức tạp, chỉ tập trung vào hành động và dữ liệu.
1.3.2 Google Map API
- Google Map API là dịch vụ ứng dụng và công nghệ bản đồ trực tuyến trên
web miễn phí được cung cấp bởi Googe và hỗ trợ nhiều dịch vụ dựa vào bản
đồ như Goolge Ride Finder và một số có thể dùng để nhúng vào các trang
web của bên thứ ba thông qua Google Maps API. Nó cho phép thấy bản đồ
đường xá khắp nơi trên thế giới.
- Google Map cung cấp một dịch vụ xác định vị trí giống như GPS nhưng nó
vẫn hoạt động nếu thành phần GPS trong phần cứng không hoạt động. Chỉ
bắt được vị trí hiện tại nếu thành phần GPS sẵn sàng hoạt động. Tính năng
định vị không cần thành phần GPS dựa vào phần mềm xác định trạm phát
sóng không dây và Trạm thu phát sóng di động (BTS) gần nhất. Sau đó phần
mềm sẽ tìm trong cơ sở dữ liệu của nó vị trí các điểm phát sóng wifi và các
trạm BTS mà nó biết được. Bằng cách xác định cường độ tín hiệu từ nhiều
trạm phát sóng wifi và BTS đã biết vị trí, phần mềm sẽ tính toán ra được vị
trí hiện tại của người dùng.
- Việc sử dụng Google Map API được áp dụng vào đồ án để xác định vị trí
người dùng và hiển thị bản đồ địa điểm. 1.4 Kết chương
Như vậy chương này ta đã tìm hiểu được tổng quan hướng phát triển và các
giải pháp áp dụng cần có để xây dựng ứng dụng. Đây là tiền đề cho việc khảo
sát và phương pháp nghiên cứu, tiếp cận bài toán trong phần sau. Chương 2
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
2.1 Khảo sát hệ thống
2.1.1 Mục đích
Hiện nay các Website về thông tin du lịch khá nhiều, nhưng chỉ mang tính
chất quảng cáo cho các dịch vụ du lịch. Việc tìm được thông tin chính xác về địa
điểm, cảnh quan và những đánh giá khách quan từ phía người dùng đều gặp khó
khăn. Hệ thống hỗ trợ thông tin du lịch được xây dựng trên cả nền web và ứng
dụng di động để khắc phục những nhược điểm đó, ngoài ra còn cung cấp thêm
các tiện ích khác sẽ nói rõ trong mô tả hệ thống.
Người dùng có thể dễ dàng xem thời tiết tại địa điểm, chỉ đường, thao tác
thêm các địa điểm du lịch mới và đăng tải hình ảnh về địa điểm du lịch dễ dàng
qua điện thoại di động, đồng thời cảnh báo sự cố tại một địa điểm du lịch nào đó
cho những người dùng khác trong hệ thống.
Những nhóm người cung cấp dịch vụ như chủ nhà hàng khách sạn tham gia
vào hệ thống, giới thiệu về loại hình dịch vụ mà mình cung cấp cho khách du
lịch mà ở đây là người dùng hệ thống tham khảo và lựa chọn.
2.1.2 Mô tả hệ thống
- Hệ thống được xây dựng với nhiệm vụ đầu tiên là cung cấp thông tin về các
địa điểm du lịch Việt Nam.
- Khi đã đăng nhập vào hệ thống, người dùng có thể truy cập hệ thống để xem
thông tin về địa điểm, tình hình thời tiết tại địa điểm, các bình luận và hình
ảnh của người dùng trong hệ thống đăng tải về địa điểm nhằm giới thiệu kinh
nghiệm du lịch của họ cho những người khác, được tìm kiếm địa điểm du
lịch có sẵn trong hệ thống. Đồng thời người dùng cũng được phép bình luận
và đăng tải hình ảnh trải nghiệm về các địa điểm, lưu lại địa điểm du lịch và
các đơn vị cung cấp dịch vụ để xem sau, chia sẻ địa điểm lên các trang mạng
xã hội; thêm địa điểm du lịch mới được phát hiện và khai phá nhanh chóng
bằng cách đăng tải hình ảnh địa điểm, vị trí địa điểm này có thể được định vị
tự động hoặc do người dùng viết.
- Nhóm chủ nhà hàng khách sạn cung cấp các dịch vụ du lịch được phép truy
cập hệ thống như một khách du lịch, đồng thời nhóm người này có thể thêm
thông tin như giá tiền, các dịch vụ nhà hàng khách sạn mà mình cung cấp cho
khách du lịch biết đến.
- Nhóm quản trị sẽ quản trị các tài khoản người dùng (cấp quyền, sửa, vô hiệu
tài khoản), thông tin địa điểm du lịch, dữ liệu Tỉnh thành, quản lý các bài viết
của nhóm người dùng còn lại, quản lý tin tức du lịch, quản lý loại hình dịch vụ.
2.1.3 Nhóm chức năng chính
2.1.3.1 Chức năng dành cho “Khách du lịch”
- Đăng nhập hệ thống với quyền của mình.
- Thay đổi thông tin cá nhân và mật khẩu cá nhân.
- Xem thông tin địa điểm du lịch, xem tin tức du lịch và dịch vụ.
- Bật chỉ đường tới địa điểm du lịch.
- Chia sẻ thông tin địa điểm du lịch.
- Bình luận và đăng tải hình ảnh về địa điểm du lịch.
- Thêm địa điểm du lịch mới
- Tìm kiếm địa điểm du lịch
2.1.3.2 Chức năng dành cho “Nhóm dịch vụ”
- Có các chức năng như nhóm “Khách du lịch”
- Quản lý thông tin dịch vụ của mình, bao gồm:
+ Tạo mới thông tin về dịch vụ mà mình cung cấp.
+ Sửa thông tin dịch vụ mà mình cung cấp.
+ Vô hiệu hóa thông tin dịch vụ mà mình cung cấp.
2.1.3.3 Chức năng dành cho “Quản trị viên”
- Đăng nhập hệ thống toàn quyền.
- Thay đổi thông tin cá nhân và mật khẩu cá nhân.
- Quản lý danh sách người dùng (Nhóm dịch vụ, Khách du lịch, Thành viên
ban quản trị) gồm các hoạt động:
+ Cấp quyền truy cập hệ thống cho người dùng.
+ Cấp lại mật khẩu cho người dùng.
+ Vô hiệu hóa tài khoản người dùng.
- Quản trị địa điểm du lịch gồm hoạt động: + Tạo mới địa điểm.
+ Sửa thông tin địa điểm.
+ Vô hiệu hóa địa điểm.
- Quản trị bình luận, hình ảnh về địa điểm du lịch/dịch vụ/tin tức
+ Thêm bình luận, hình ảnh về địa điểm du lịch/dịch vụ/tin tức
+ Sửa bình luận, hình ảnh về địa điểm du lịch/dịch vụ/tin tức
+ Xóa bình luận, hình ảnh về địa điểm du lịch/dịch vụ/tin tức
- Quản trị thông tin dịch vụ gồm họat động:
+ Thêm thông tin dịch vụ.
+ Sửa thông tin dịch vụ.
+ Xóa thông tin dịch vụ.
- Quản trị danh mục địa phương (xã-huyện-tỉnh), gồm hoạt động:
+ Thêm địa phương vào danh mục.
+ Sửa địa phương trong danh mục.
+ Xóa địa phương khỏi danh mục.
- Quản trị tin tức du lịch gồm hoạt động: + Đăng tải tin tức. + Sửa tin tức. + Xóa tin tức.
2.2 Phân tích hệ thống
2.2.1 Mô hình hóa chức năng nghiệp vụ
2.2.1.1 Sơ đồ phân rã chức năng
Hình 2. 1 Sơ đồ phân rã chức năng
2.2.1.2 Sơ đồ tổng quan hệ thống
Hình 2. 2Sơ đồ tổng quan hệ thống