-
Thông tin
-
Quiz
BÁO CÁO NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC ĐỊA PHƯƠNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHUYỂN ĐỔI SỐ Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
Bài viết phân tích bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam, vai trò của đội ngũ công chức trong quá trình chuyển đổi số và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ công chức địa phương đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Quản lí công 172 tài liệu
Học viện Hành chính Quốc gia 768 tài liệu
BÁO CÁO NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC ĐỊA PHƯƠNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHUYỂN ĐỔI SỐ Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
Bài viết phân tích bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam, vai trò của đội ngũ công chức trong quá trình chuyển đổi số và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ công chức địa phương đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Quản lí công 172 tài liệu
Trường: Học viện Hành chính Quốc gia 768 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:















Tài liệu khác của Học viện Hành chính Quốc gia
Preview text:
lOMoARcPSD|49605928
NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC ĐỊA PHƯƠNG ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU CHUYỂN ĐỔI SỐ Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
Thông tin về tác giả: ThS. Lê Thị Tố Nga Chức danh: Giảng viên
Đơn vị công tác: Khoa Hành chính – Pháp luật, Phân viện Học viện Hành chính
Quốc gia khu vực miền Trung
Số điện thoại: 0905330105 Email: ngaltt@napa.vn Tóm tắt:
Bài viết phân tích bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam, vai trò của đội ngũ công
chức trong quá trình chuyển đổi số và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực
của đội ngũ công chức địa phương đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Từ khoá: chuyển đổi số, năng lực của đội ngũ công chức địa phương ------------
1. Chuyển đổi số ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
Chuyển đổi số là một xu hướng tất yếu của các quốc gia trong quá trình phát triển.
Trong thời đại cách mạng 4.0, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài công cuộc
chuyển đổi số nhằm thay đổi một cách tổng thể và toàn diện cách sống, cách làm việc
cũng như phương thức sản xuất của tất cả các chủ thể trong xã hội.
Theo Cục Tin học hoá, Bộ Thông tin và Truyền thông: “chuyển đổi số là quá
trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc
và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số” [3]. Trên thế giới, chuyển đổi số
bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm 2015, phổ biến từ năm 2017. Ở Việt Nam,
chuyển đổi số được biết đến nhiều vào khoảng năm 2018. Năm 2020, Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày ngày 03 tháng 6 năm 2020 phê duyệt
Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo
đó, chuyển đổi số ở Việt Nam được thực hiện dựa trên 3 trụ cột cơ bản, đó là: chính phủ
số, xã hội số và nền kinh tế số, với tầm nhìn đến năm 2030, “Việt Nam trở thành quốc
gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; lOMoARcPSD|49605928
đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát
triển” [6]. Để cụ thể hoá các trụ cột của chuyển đổi số, Thủ tướng Chính phủ cũng đã
ban hành Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2021 phê duyệt Chiến lược
phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 – 2025, định hướng
đến năm 2030 và Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31 tháng
3 năm 2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm
2025, định hướng đến năm 2030.
Nội dung xây dựng chính phủ số, kinh tế số và xã hội số được cụ thể hoá như sau:
“Xây dựng Chính phủ số nhằm chuyển đổi cách thức phục vụ người dân, doanh
nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất của doanh nghiệp, tạo thuận lợi, mang lại sự hài
lòng của người dân, để người dân, doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào hoạt động của
cơ quan nhà nước để cùng tạo ra giá trị, lợi ích, sự hài lòng, niềm tin và đồng thuận xã
hội; chính phủ số chuyển đổi cách thức tổ chức, vận hành, môi trường làm việc và công
cụ làm việc để cán bộ, công chức, viên chức có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình”. [5]
Xây dựng Chính phủ số là nhiệm vụ trọng tâm, nhằm kiến tạo, dẫn dắt phát triển
kinh tế số, xã hội số, tập trung vào các nhiệm vụ cơ bản: cung cấp các dịch vụ chất lượng
phục vụ xã hội, huy động rộng rãi sự tham gia của xã hội, vận hành tối ưu các hoạt động
của cơ quan nhà nước, giải quyết hiệu quả các vấn đề lớn trong phát triển và thay đổi
đột phá xếp hạng quốc gia.
“Kinh tế số là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố
đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công
nghệ thông tin - viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và
tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế”.
“Xã hội số là xã hội tích hợp công nghệ số một cách tự nhiên và mặc định vào
mọi mặt đời sống, người dân được kết nối, có khả năng tương tác và thành thạo kỹ năng
số để sử dụng các dịch vụ số, từ đó, hình thành các mối quan hệ mới trong môi trường
số, hình thành thói quen số và văn hóa số”. [4]
Phát triển kinh tế số và xã hội số toàn diện trong tất cả các ngành, lĩnh vực và tập
trung phát triển một số ngành, lĩnh vực trọng điểm như: Nông nghiệp và nông thôn, y
tế, giáo dục và đào tạo, Lao động, việc làm và an sinh xã hội, Thương mại, công nghiệp lOMoARcPSD|49605928
và năng lượng, Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, các ngành, lĩnh vực khác như tài
chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính, giao thông vận tải, logistics, xây dựng và bất động sản…
Chuyển đổi số là một nhiệm vụ chính trị quan trọng và đã được Đảng, Nhà nước
đưa vào định hướng, chủ trương trọng tâm trong phát triển đất nước từ nay đến năm
2030. Cho đến nay, tiến trình thực hiện chuyển đổi số ở Việt Nam đã đi qua quãng đường
dài 3 năm, đạt được một số kết quả bước đầu, và cũng còn rất nhiều thách thức phía
trước cần phải vượt qua. Thực tiễn bối cảnh chuyển đổi số hiện nay ở nước ta cho thấy,
hầu hết các hoạt động đều đang triển khai ở giai đoạn quá độ, chuyển giao từ môi trường
thực sang môi trường số. Vẫn còn có sự pha trộn giữa cái mới và cái cũ, cái mới đang
hình thành và cái cũ chưa mất đi. Những thói quen cũ, phương thức sinh hoạt, sản xuất
và làm việc truyền thống vẫn còn chi phối trong nhiều lĩnh vực. Trong khi đó, các hệ
thống mới, nền tảng mới vừa hình thành và còn nhiều bất cập cần có thời gian để bổ
sung, hoàn thiện. Cụ thể như:
Hệ thống hạ tầng số còn nhiều hạn chế, tính liên thông, tích hợp giữa các hệ thống
quản lý nội bộ của cơ quan quản lý nhà nước các cấp cũng như mức độ liên thông giữa
các hệ thống cung cấp dịch vụ công cho người dân còn hạn chế. Kết nối, chia sẻ dữ liệu
giữa hệ thống thông tin giải quyết TTHC quốc gia với các cấp địa phương chưa hoàn
thành nên chưa tái sử dụng được dữ liệu điện tử của thành phần hồ sơ. Một số các nền
tảng còn chưa tương thích, do đó, khi người dân sử dụng các hồ sơ số để thực hiện thủ
tục hành chính cho các dịch vụ khác nhau thì chưa thực hiện được (ví dụ như các nền
tảng thanh toán trực tuyến khi giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng hay
sử dụng định danh điện tử để đi khám bệnh, mua vé máy bay…).
Hệ thống máy chủ, hạ tầng dùng chung, mạng Internet, wifi còn yếu dẫn đến quá
trình thực hiện các thủ tục hành chính hoặc giải quyết công việc nội bộ trên môi trường
số bị trục trặc, chậm muộn hoặc gián đoạn ảnh hưởng đến kết quả và tiến độ công việc
chung của cán bộ, công chức và công việc của người dân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó,
hệ thống máy móc, cơ sở vật chất phục vụ chuyển đổi số (ví dụ như máy tính nối mạng,
máy scan…) ở các địa phương, đặc biệt là các địa phương vùng nông thôn, miền núi,
vùng sâu, vùng xa còn thiếu cũng là một nguyên nhân gây trở ngại cho quá trình giải
quyết hồ sơ thủ tục hành chính trên môi trường số. lOMoARcPSD|49605928
Chuyển đổi số là một nhiệm vụ mới, có rất nhiều các công việc phải làm, tuy
nhiên hiện nay, đa số nhân lực thực hiện chuyển đổi số ở các cấp địa phương là nhân sự
kiêm nhiệm, chưa có cán bộ chuyên về công nghệ thông tin để thực hiện. Đặc biệt là ở
cấp xã, khối lượng công việc nhiều, một công chức phải đảm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ
nay lại kiêm thêm nhiệm vụ chuyển đổi số, đòi hỏi công chức phải đầu tư rất nhiều thời
gian để cập nhật, trau dồi kiến thức, kỹ năng phục vụ công tác.
Mức độ sẵn sàng về chuyển đổi số của người dân còn nhiều bất cập: -
Năng lực công nghệ thông tin của một bộ phận lớn người dân còn hạn
chế,đặc biệt là những người cao tuổi, người dân tộc thiểu số, người dân ở những vùng
nông thôn, miền núi, vùng kinh tế khó khăn… Việc cài đặt và sử dụng các app trên điện
thoại thông minh phục vụ cho việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) hầu như
là công việc bất khả thi. Mặt khác, nhiều người dân khi đã được công chức hỗ trợ cài
đặt và thiết lập tài khoản điện tử cũng không thể nhớ được tên tài khoản và mật khẩu cá
nhân để sử dụng cho những lần sau. -
Tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh còn chưa phổ biến.
Dunglượng bộ nhớ điện thoại hạn chế trong khi có quá nhiều các loại app phục vụ cho
việc sinh hoạt trên môi trường mạng, ảnh hưởng đến các nhu cầu lưu trữ khác trên điện
thoại, do đó, cũng tạo cho người dân tâm lý ngại tải app, ngại cài đặt app để sử dụng. -
Một bộ phận người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng cũng như lợi
íchcủa chuyển đổi số trong đời sống và sản xuất nên thường có tâm lý ngại tiếp nhận,
ngại thực hiện. Mặc dù đã được tuyên truyền, nhưng trong quá trình sử dụng, nếu gặp
phải những trục trặc nhất định thường dễ mất niềm tin và từ chối luôn việc thực hiện các tiện ích số. -
Bên cạnh đó, người dân vẫn quen với cách thức thực hiện thủ tục hành
chínhtruyền thống, nên khi chuyển sang môi trường mạng thường khó chấp nhận cái
mới. Điều này dẫn đến tình trạng ở các địa bàn nông thôn, miền núi… khi thực hiện thủ
tục hành chính thông qua DVCTT, người dân thường mang hồ sơ, giấy tờ ra cơ quan
hành chính nhà nước để công chức làm hộ, làm thay… dẫn đến tình trạng mặc dù thực
hiện DVCTT nhưng vẫn phải trực tiếp đến trụ sở uỷ ban nhân dân (UBND) thì mới thực hiện được.
Có thể nói, chuyển đổi số hiện nay ở Việt Nam mới đang khởi đầu với rất nhiều
những thách thức, khó khăn, rất nhiều những công việc phải làm, cần có sự đồng lòng lOMoARcPSD|49605928
và chung tay của toàn thể hệ thống chính trị cũng như sự ủng hộ của nhân dân. Trong
bối cảnh đó, vai trò kiến tạo, dẫn dắt của Nhà nước, vai trò tiên phong của đội ngũ công
chức, đặc biệt là đội ngũ công chức địa phương cần được phát huy hơn bao giờ hết
2. Vai trò của đội ngũ công chức địa phương trong bối cảnh chuyển đổi số quốc gia hiện nay
Trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung, đội ngũ công chức ở địa phương
đóng một vai trò vô cùng quan trọng, là một mắt xích không thể thiếu trong chu trình
quản lý của nhà nước đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong quá trình chuyển
đổi số quốc gia, từ thực tiễn hiện nay, có thể coi đây là đội ngũ tiên phong trong thực
hiện các mục tiêu xây dựng chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Công chức địa phương
(bao gồm cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã) là các chủ thể tổ chức thực thi các văn bản pháp
luật, chính sách của Nhà nước, đồng thời là chủ thể trực tiếp làm việc, tương tác với
người dân, hướng dẫn và tuyên truyền cho nhân dân và doanh nghiệp trong quá trình
thay đổi nhận thức, thay đổi thói quen sống, sản xuất, làm việc trong môi trường trực
tiếp chuyển sang môi trường số. Vai trò của đội ngũ công chức địa phương được thể hiện
trên nhiều lĩnh vực và phương diện của chuyển đổi số, tuy nhiên có thể nhóm lại trong
3 vai trò cụ thể như sau:
Một là, đội ngũ công chức địa phương là người trực tiếp tổ chức thực thi các văn
bản, chính sách, pháp luật của nhà nước về chuyển đổi số
Quản lý nhà nước là quá trình thể chế hoá các chủ trương, định hướng của Đảng
vào trong đời sống xã hội thông qua việc xây dựng và triển khai thực hiện các văn bản
pháp luật, chính sách. Quá trình tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách ở địa phương
do đội ngũ công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện. Khi có một mối
quan hệ mới phát sinh trong đời sống xã hội, Nhà nước cần có hệ thống thể chế để điều
chỉnh các mối quan hệ đó thông qua hệ thống pháp luật, văn bản pháp quy dưới luật để
từng bước thiết lập hành lang pháp lý quy định hành vi của từng chủ thể trong mối quan hệ xã hội đó.
Chương trình CĐS Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 xác định
một trong những nhiệm vụ trọng tâm tạo nền móng CĐS đó là kiến tạo thể chế nhằm
điều chỉnh các mối quan hệ mới phát sinh trong tiến trình CĐS như hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật về doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, sở hữu trí tuệ, thương mại,
đầu tư, kinh doanh, về công nghệ thông tin và truyền thông, về thuế, phí, về pháp luật lOMoARcPSD|49605928
dân sự, hình sự… Hệ thống thể chế về chuyển đổi số còn bao gồm các văn bản quy định
về quy trình, thủ tục thực hiện công việc của nhà nước trên môi trường mạng (thực hiện
cung cấp DVCTT hay vận hành các hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, thực hiện thủ
tục hành chính không tiếp xúc, thực hiện thanh toán trực tuyến…) Để các nền tảng này
có thể đi vào sử dụng trong thực tế, nhiệm vụ này được thực hiện bởi không ai khác
chính là đội ngũ công chức địa phương. Thông qua quá trình trực tiếp thực hiện nhiệm
vụ nội bộ, cung cấp các dịch vụ công cho người dân, hướng dẫn người dân thực hiện
các công việc trên môi trường số, đội ngũ công chức địa phương đã tổ chức triển khai
các văn bản quy phạm pháp luật về chuyển đổi số do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Họ cùng là người hiểu rõ phạm vi tác động, mức độ tác động, những ảnh hưởng tích
cực, tiêu cực, những vấn đề còn bất cập trong các quy định của Nhà nước liên quan đến
chuyển đổi số và có những phản hồi trở lại để các cơ quan có thẩm quyền kịp thời có
biện pháp điều chỉnh trong quá trình ban hành và tổ chức thực thi chính sách, pháp luật.
Hai là, công chức địa phương là chủ thể trực tiếp của quá trình xây chính phủ
số, chính quyền số: -
Trực tiếp khai thác, sử dụng các nền tảng số phục vụ vận hành hoạt động
quảntrị nội bộ của hệ thống các cơ quan nhà nước:
Theo Chiến lược phát triển Chính Phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn
2021-2025, định hướng đến năm 2030, chính phủ số, chính quyền số có toàn bộ hoạt
động an toàn trên môi trường số, có mô hình hoạt động được thiết kế và vận hành dựa
trên dữ liệu và công nghệ số. Đội ngũ công chức được gắn định danh số trong xử lý công
việc; hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước được thực
hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất, trong đó, hệ thống văn bản trao đổi giữa
các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số
chuyên dùng, hồ sơ công việc cấp bộ, tỉnh, huyện, xã được xử lý trên môi trường mạng
(trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước) , công tác báo cáo được thực hiện
trên hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và hồ sơ được tạo, lưu giữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định.
Như vậy, có thể thấy toàn bộ hoạt động điều hành, quản lý, xử lý công việc trong
nội bộ cơ quan hành chính nhà nước thay vì thực hiện trực tiếp hoặc thông qua hệ thống
văn bản hành chính thì nay được chuyển sang môi trường số với công cụ thực hiện chủ
đạo là các công nghệ số, và công chức chính là đội ngũ vận hành hệ thống này. Chất lOMoARcPSD|49605928
lượng của chính quyền số có được đảm bảo hay không phụ thuộc một phần rất lớn vào
chất lượng cũng như năng lực số của đội ngũ công chức. -
Trực tiếp cung cấp các dịch vụ số cho người dân:
Bên cạnh chức năng quản lý, vận hành hệ thống nội bộ, chính quyền số còn thực
hiện chức năng cung cấp dịch vụ công cho người dân trên môi trường mạng. Các dịch
vụ số mà chính quyền điện tử, chính quyền số cung cấp cho người dân bao gồm: -
Thực hiện thủ tục hành chính thông qua DVCTT toàn trình; -
Định danh và xác thực điện tử thông suốt, hợp nhất, số hoá và xây dựng
khodữ liệu số cho người dân và doanh nghiệp; -
Đảm bảo cho người dân, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ số theo nhu
cầucá thể hóa, theo suốt cuộc đời, khi cần, theo cách thuận tiện, trực tuyến hoặc trực
tiếp, dễ dàng, đơn giản, nhanh chóng, không giấy tờ, không cần sự hiện diện nếu pháp luật không yêu cầu. -
Cung cấp các nền tảng, dữ liệu số để giải quyết các vấn đề lớn trong phát
triểnkinh tế - xã hội trên tất cả các lĩnh vực như y tế, giáo dục, lao động và việc làm,
giao thông, an sinh xã hội, du lịch…
Trước đây, việc cung cấp dịch vụ công cho người dân trên các lĩnh vực ở các cấp
địa phương được thực hiện trực tiếp thông qua hoạt động của đội ngũ công chức ở bộ
phận một cửa. Đến nay, các phương thức giải quyết TTHC của cơ quan hành chính nhà
nước đã đa dạng hơn. Người dân có thể lựa chọn cách thức đến trực tiếp bộ phận một
cửa hay thực hiện trực tuyến trên môi trường mạng theo nhiều cấp độ (DVCTT toàn
trình hay DVCTT một phần). Toàn bộ các quy trình này đều được tiếp nhận, xử lý bởi
đội ngũ công chức địa phương theo phân cấp nhiệm vụ. Công chức là người trực tiếp
thực hiện các quy trình tiếp nhận, số hoá hồ sơ, xác thực định danh điện tử, tạo kho dữ
liệu số, giải quyết hồ sơ, yêu cầu của công dân và trả kết quả. Bên cạnh các kiến thức về
chuyên môn, về pháp luật và quy định TTHC, ngày nay, để làm việc được trên môi
trường số, công chức cần phải có các kiến thức về chính phủ số, chính quyền số, có kỹ
năng số để thao tác trên các nền tảng ứng dụng. Công chức có kiến thức tốt, kỹ năng số
tốt mới có thể phục vụ tốt các yêu cầu của người dân và doanh nghiệp, nâng cao mức
độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với việc giải quyết TTHC của cơ quan nhà nước các cấp. lOMoARcPSD|49605928
Ba là, công chức là đội ngũ trực tiếp hướng dẫn, tuyên truyền cho người dân,
doanh nghiệp trong thực hiện chính quyền số, xã hội số, kinh tế số
Đối với đại bộ phận nhân dân, việc chuyển tất cả các hoạt động, phương thức sản
xuất, sinh hoạt và làm việc lên môi trường số vẫn là một nội dung khá mới mẻ, đặc biệt
là đối với những người lớn tuổi, người dân tộc thiểu số, những người dân ở vùng nông
thôn, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có trình độ công
nghệ thông tin còn hạn chế, thói quen sinh hoạt trong môi trường thực đã ăn sâu và đời
sống của họ, nên để có thể thay đổi nhận thức và thói quen của người dân, hình thành
kỹ năng số cho họ là một nhiệm vụ quan trọng và có nhiều thách thức. Đội ngũ công
chức địa phương là những người trực tiếp tiếp xúc, làm việc với nhân dân hàng ngày
thông qua quá trình giải quyết hồ sơ TTHC, cung cấp các dịch vụ công cho họ. Do đó,
công chức có vai trò không thể thiếu trong hướng dẫn, tuyên truyền, vận động nhân dân
tham gia xây dựng và thực hiện chính quyền số, xã hội số, nền kinh tế số. Cán bộ, công
chức địa phương trước hết phải là đội ngũ đi đầu nắm chắc các kiến thức về chuyển đổi
số, xác định bản chất, hiểu đúng, hiểu rõ để có chiến lược đúng. Bắt đầu từ việc hướng
dẫn người dân thực hiện các nền tảng số cơ bản, thực hiện dịch vụ công trực tuyến khi
giải quyết thủ tục hành chính, cách thức tham gia vào môi trường số và làm chủ các dịch
vụ số do nhà nước cung cấp.
Hiện nay, do nhiều nguyên nhân mà người dân còn ngại tham gia vào quá trình
số hoá hồ sơ TTHC, tình trạng công chức làm thay, làm hộ người dân vẫn còn phổ biến,
dẫn đến tình trạng người dân có tâm lý ỷ lại, chỉ cần mang hồ sơ ra bộ phận một cửa và
phó mặc cho công chức thực hiện. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu
quả của chuyển đổi số. Do đó, yêu cầu đối với công chức cần có nhận thức đúng đắn về
chủ trương, mục đích của CĐS, có kỹ năng số thành thạo, bên cạnh đó, cũng cần kiên
nhẫn, khéo léo trong việc tuyên truyền và hướng dẫn người dân thực hiện các hồ sơ
TTHC trên môi trường mạng để họ có thể tự thực hiện các thao tác, từ đó chủ động trong
việc gia nhập môi trường số và thực hiện các yêu cầu của cá nhân trên môi trường số.
Có như vậy, CĐS mới đi vào thực chất và đạt được hiệu quả như mong đợi.
3. Nâng cao năng lực của đội ngũ công chức địa phương đáp ứng yêu cầu
thực hiện chuyển đổi số trong bối cảnh hiện nay
Như vậy, có thể thấy được vai trò quan trọng của đội ngũ công chức địa phương
trong quá trình CĐS quốc gia hiện nay. Từ thực tiễn của công tác CĐS quốc gia, việc lOMoARcPSD|49605928
nâng cao năng lực của đội ngũ này đáp ứng thực tiễn là một yêu cầu có tính cấp thiết và
quan trọng. Nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức địa phương cần được thực hiện
một cách toàn diện, sử dụng nhiều giải pháp khác nhau trong toàn bộ quy trình quản lý
công chức từ tuyển dụng, kế hoạch hoá nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, tạo động
lực làm việc cho công chức… trong đó, trọng tâm là nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao năng lực cho đội ngũ công chức.
3.1. Nâng cao năng lực đội ngũ công qua đào tạo, bồi dưỡng
Đào tạo, bồi dưỡng cần được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, sáng tạo
về cả nội dung và phương pháp.
Trước hết, về nội dung, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ công
chức địa phương về CĐS cần chú trọng vào 3 khía cạnh cơ bản: kiến thức về CĐS, kỹ
năng làm việc trong môi trường số và thái độ của công chức đối với tiến trình CĐS quốc
gia và của địa phương theo mô hình đánh giá năng lực nhân sự ASK (viết tắt của Attitude
– Skill – Knowledge). Đây là mô hình tiêu chuẩn nghề nghiệp được sử dụng phổ biến
nhất trên thế giới. Từ những ý tưởng nền tảng của Benjamin Bloom (1956), hiện nay
ASK này đã được chuẩn hoá thành một mô hình đánh giá năng lực nhân sự đầy đủ. [2] Cụ thể như sau: - Đối với kiến thức:
+ Khảo sát nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng về chuyển đổi số của cán bộ, công chức
các cấp chính quyền địa phương;
+ Rà soát, cập nhật khung năng lực, chuẩn kỹ năng công nghệ thông tin tích hợp
kỹ năng số cho đội ngũ công chức địa phương;
+ Đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức các kiến thức cơ bản về CĐS, chính
sách, pháp luật của nhà nước về chương trình CĐS quốc gia, về xây dựng chính phủ
điện tử, chính quyền điện tử, chính quyền số.
+ Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho đội ngũ công chức địa phương về nội dung,
lộ trình, mục tiêu và các giải pháp xây dựng chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, chính quyền số.
+ Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo; cán bộ, công chức,
viên chức cơ quan nhà nước các cấp về Chính phủ số, Khung Kiến trúc, Kiến trúc Chính
phủ điện tử/Chính phủ số và bảo đảm an toàn, an ninh mạng. lOMoARcPSD|49605928
+ Đưa nội dung đào tạo về kỹ năng số vào chương trình đào tạo quản lý nhà nước
ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp hoặc tương đương. Tổ chức
đào tạo, sát hạch, thi tuyển, thi nâng ngạch trực tuyến đảm bảo minh bạch, chất lượng.
+ Tổ chức bồi dưỡng các kiến thức về văn hoá số, đạo đức công vụ trong môi trường số… - Đối với kỹ năng:
+ Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng số, kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu cho cán bộ,
công chức, viên chức hàng năm để sẵn sàng chuyển đổi môi trường làm việc sang môi trường số.
+ Bồi dưỡng kỹ năng về đảm bảo an toàn, an ninh trên môi trường số.
Một trong những nhiệm vụ sống còn khi chuyển toàn bộ hoạt động của quốc gia
lên môi trường số đó là phải đảm bảo an toàn, an ninh mạng, bảo vệ các dữ liệu cá nhân
cũng như dữ liệu của tổ chức. Đây là một kỹ năng quan trọng mà mỗi công chức, mỗi
công dân và doanh nghiệp đều cần được trang bị để bảo vệ bản thân, bảo vệ chính quyền,
bảo vệ quốc gia trước những nguy cơ tấn công về an toàn, an ninh mạng.
+ Bồi dưỡng kỹ năng truyền thông, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân
thay đổi nhận thức, thay đổi thói quen để trở thành những công dân số, chủ động trong
việc biến công nghệ số trở thành công cụ nâng cao chất lượng cuộc sống và các dịch vụ
thụ hưởng của nhân dân. Công chức có sứ mệnh hỗ trợ cho người dân sử dụng công
nghệ số, đưa công nghệ số vào mọi ngóc ngách cuộc sống, giúp người dân tiếp cận công
nghệ theo cách đơn giản, xuất phát từ nhu cầu tự nhiên và tạo ra giá trị thiết thực đối với
người dân. Mỗi công chức cần nhận thức rõ, CĐS là một quá trình, khó khăn lớn nhất
là thay đổi nhận thức của người dân, thách thức lớn nhất là thay đổi thói quen của người
dân, điều kiện cần thiết nhất là người dân có kỹ năng số. Trong quá trình đó, đội ngũ
công chức địa phương đóng vai trò nòng cốt. Công chức có năng lực tốt hay không, công
chức có làm tốt hay không sẽ quyết định đến chất lượng và hiệu qủa của tiến trình CĐS
của địa phương nói riêng, CĐS quốc gia nói chung.
+ Bồi dưỡng kỹ năng phối hợp trong thực hiện các nhiệm vụ giữa các công chức
trong nội bộ cơ quan và giữa các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, các ngành, các
địa phương với nhau. Chuyển đổi số là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị, toàn
thể các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương. Để thực hiện thành
công chuyển đổi số, cần có sự hợp tác, phối hợp giữa các công chức, các bộ phận, các lOMoARcPSD|49605928
cơ quan với nhau một cách thông suốt, nhịp nhàng và hiệu quả. Do đó, ngoài việc hoàn
thiện các kỹ năng của từng cá nhân, công chức cũng cần có thái độ và kỹ năng trong
chia sẻ, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được giao. Đánh giá năng lực của đội ngũ công
chức ngoài kiến thức, kỹ năng, thái độ của từng công chức thì còn bao hàm cả việc xem
xét kết quả mà tập thể công chức tạo ra. Muốn đạt hiệu quả cao, việc trang bị và cung
cấp cho công chức kỹ năng phối hợp trong thực thi công vụ là một yêu cầu không thể thiếu được. Về thái độ:
- Công chức cần hiểu rõ, CĐS là nhiệm vụ chính trị quan trọng của toàn thể
hệthống chính trị để có thái độ tích cực, đúng đắn, phát huy vai trò tiên phong, gương
mẫu trong thực hiện các hoạt động trên môi trường số. Đồng thời tích cực vận động
nhân dân, đặc biệt là những người cao tuổi, nhân dân ở vùng nông thôn, vùng miền
núi, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chủ động tham gia công cuộc CĐS.
- Công chức cần có thái độ đoàn kết, phối hợp trong quá trình thực hiện
CĐScủa cơ quan cũng như của địa phương.
Về phương pháp, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ công chức
địa phương đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong bối cảnh hiện nay cần thực hiện một
số giải pháp cụ thể như sau:
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước các cấp:
Cần triển khai đa dạng các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cập nhật, bổ
sung kiến thức và cung cấp kỹ năng cho đội ngũ công chức về CĐS. Tổ chức các chương
trình tập huấn theo chuyên đề, những lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho công chức về CĐS.
Bồi dưỡng thông qua thực hành các kỹ năng liên quan đến CĐS, bồi dưỡng kiến thức
về văn hoá số, đạo đức công vụ trong môi trường số…
Bên cạnh đó, có các chính sách hỗ trợ, tạo động lực cho công chức làm việc, tự
học tập, trau dồi nâng cao năng lực số của bản thân phục vụ công vụ.
- Đối với bản thân công chức: Cần nâng cao ý thức tự học, tự nghiên cứu,
tự traudồi và phát triển các kiến thức, kỹ năng cũng như rèn luyện thái độ tích cực trong tiến trình CĐS.
3.2. Nâng cao năng lực đội ngũ công chức thông qua một số hoạt động khác lOMoARcPSD|49605928
Ngoài ra, trong công tác xây dựng và quản lý đội ngũ công chức, cần quan tâm
đến các hoạt động khác nhằm nâng cao năng lực về chuyển đổi số của đội ngũ này. Cụ thể là:
3.2.1. Kế hoạch hoá và tuyển dụng nhân lực
Hiện nay, chúng ta đang thực hiện chính sách tinh giản biên chế trong toàn bộ hệ
thống hành chính nhà nước. Do đó, khi thực hiện chuyển đổi số, đa số sử dụng nguồn
nhân lực hiện có trong tổ chức và bố trí kiêm nhiệm nhiệm vụ. Các công chức kiêm
nhiệm không có chuyên môn về công nghệ thông tin, không có kiến thức và kỹ năng
chuyên sâu về mạng, máy tính cũng như chuyển đổi số. Các cơ quan hành chính nhà
nước không được tuyển nhân sự mới. Do đó, trong công tác kế hoạch hoá nhân lực và
tuyển dụng công chức theo chỉ tiêu biên chế, cần chú trọng công tác xây dựng hệ thống
vị trí việc làm, xây dựng khung năng lực và tiêu chuẩn về kiến thức và kỹ năng số làm
cơ sở cho hoạt động kế hoạch hoá và tuyển dụng nhân lực đáp ứng yêu cầu công việc.
Việc xây dựng hệ thống vị trí việc làm cần thiết kế cụ thể bản mô tả công việc và khung
năng lực với những yêu cầu chuyên biệt cho đối tượng công chức chuyên phụ trách về
mảng chuyển đổi số; bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm gắn với
chuyển đổi số dành cho các đối tượng công chức nói chung phụ trách các mảng công
việc khác trong tổ chức.
Ngoài ra, chính quyền địa phương cần thường xuyên kiểm tra sát hạch chất lượng
công chức cơ sở nhằm chuẩn hóa và chọn lọc nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu
cầu chuyển đổi số ở địa phương. Thực hiện tốt công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý
cán bộ, công chức ở cơ sở gắn với đề án vị trí việc làm và công tác cải cách hành chính,
xây dựng nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp và hiện đại. Giải pháp này vừa đảm
bảo tính khách quan, công bằng vừa đúng năng lực thật sự của cán bộ, công chức cấp
cơ sở với mục đích nâng cao chất lượng chuyên môn, điều chỉnh thái độ ứng xử đúng
mực, nâng cao bản lĩnh chính trị để giải quyết tình huống thực tế trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
3.2.2. Đánh giá công chức
Đưa các tiêu chí về trình độ, kiến thức, kỹ năng và kết quả thực thi công việc liên
quan đến chuyển đổi số vào trong hệ thống tiêu chí đánh giá công chức hàng năm. Nội
dung, tiêu chí đánh giá cần phải được thống nhất, cụ thể cho từng loại hình cơ quan, đơn
vị; được lượng hóa bằng thang điểm để thuận lợi trong đánh giá phân loại, bảo đảm đánh lOMoARcPSD|49605928
giá đúng thực chất và khuyến khích, động viên công chức làm việc có chất lượng, hiệu quả.
Trong đánh giá công chức, lồng ghép, bổ sung các tiêu chuẩn về năng lực chuyển
đổi số trong tiêu chí đánh giá công chức làm cơ sở cho việc quy hoạch, quản lý, đào tạo,
bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ.
Đổi mới cách thức và phương pháp đánh giá trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông
tin và công nghệ số. Đa dạng hoá các hình thức, phương pháp và chủ thể đánh giá. Sử
dụng kết quả đánh giá sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với kết quả giải
quyết hồ sơ, thủ tục hành chính trong đánh giá kết quả thực thi công vụ của công chức.
3.2.3. Thực hiện các chính sách đãi ngộ đối với công chức
Như đã nói ở trên, hiện nay, đa số các công chức thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi
số ở các cấp chính quyền địa phương là kiêm nhiệm. Khối lượng công việc mà công
chức phải đảm nhận là rất nhiều, bên cạnh đó, vấn đề không có trình độ chuyên môn về
công nghệ thông tin, hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng số còn hạn chế cũng là một rào cản
ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức.
Hiện nay, việc thực hiện các chính sách đãi ngộ đối với công chức gồm có 3 loại:
- Chính sách đãi ngộ về lương, thưởng và phụ cấp:
Nhà nước cần đưa ra những chế độ, chính sách về lương, thưởng và phụ cấp phù
hợp, tương xứng với sức lao động và cống hiến của công chức với công việc. Đối với
các công chức kiêm nhiệm, cần có chính sách hỗ trợ về thu nhập để họ có động lực cố
gắng hơn trong công việc. Ngoài ra, cần có các hình thức khen thưởng xứng đáng cho
những công chức có kết quả thực hiện nhiệm vụ tốt hoặc có những sáng kiến, ý tưởng
đóng góp tích cực cho hoạt động của cơ quan, đơn vị trong công tác chuyển đổi số.
- Đãi ngộ về môi trường làm việc:
Môi trường, điều kiện làm việc có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng làm việc, thái
độ làm việc, hiệu quả làm việc và sức khỏe của công chức. Môi trường làm việc được
trang cấp đầy đủ các thiết bị phục vụ cho công việc, bảo đảm vệ sinh lao động, an toàn
lao động… công chức sẽ yên tâm làm việc, phát huy năng lực, nâng cao hiệu suất lao
động và hiệu quả công việc. Ngược lại, nếu môi trường làm việc không tốt sẽ khiến công
chức làm việc trong tâm lý căng thẳng, bất an.
Đối với quá trình chuyển đổi số, cần có trang bị đầy đủ về hệ thống cơ sở vật
chất, hạ tầng công nghệ thông tin, máy tính và mạng Internet, hệ thống camera, các công lOMoARcPSD|49605928
cụ phục vụ quá trình số hoá hồ sơ như máy scan… để hỗ trợ tối đa cho công chức trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ trên môi trường số.
Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng,
nâng cao trình độ số cho công chức đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Lãnh đạo cơ quan có sự thấu hiểu, chia sẻ với công chức về những khó khăn,
vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và cùng bàn bạc để có hướng tháo gỡ.
Hiện nay, chuyển đổi số ở các cấp địa phương vẫn còn rất nhiều những bất cập trong
quá trình thực hiện về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, năng lực công nghệ thông tin của
người dân, áp lực về kết quả chỉ số cải cách hành chính địa phương… khiến cho công
chức có rất nhiều áp lực trong quá trình làm việc. Do đó, nếu được thấu hiểu và chia sẻ,
đây sẽ là một động lực lớn để họ nỗ lực hơn trong công việc.
- Đãi ngộ thông qua công việc:
Tổ chức cần chú trọng công tác bố trí, sử dụng nhân lực trong tổ chức. Khi phân
công nhiệm vụ liên quan đến công tác chuyển đổi số, cần chú trọng lựa chọn đúng người
có năng lực và sở trường công việc hoặc đang thực hiện nhiệm vụ chuyên môn có liên
quan, đã có những hiểu biết ít nhiều về cải cách hành chính, giải quyết thủ tục hành chính… 4. Kết luận
Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ
đã xác định quan điểm CĐS cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng
bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố đảm bảo sự thành công của CĐS.
Trong đó, chất lượng và năng lực của đội ngũ công chức nói chung và công chức ở các
cấp địa phương nói riêng có vai trò quyết định đến sự thành công của tiến trình xây dựng
chính phủ số, xã hội số và kinh tế số. Do đó, việc nâng cao năng lực của đội ngũ công
chức địa phương đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số cần được thực hiện một cách toàn diện,
bài bản, thống nhất và có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp chính quyền cũng như của
bản thân từng công chức./.
Tài liệu tham khảo: 1.
Australia Global Alumni (2023), tài liệu Dự án nâng cao năng lực số của
chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân, hướng tới một quốc gia số; lOMoARcPSD|49605928 2.
Base.vn (2023), Mô hình ASK là gì: Mô hình đánh giá năng lực nhân sự
chuẩn quốc tế, truy xuất từ link: https://resources.base.vn/hr/mo-hinh-ask-la-gi-
mohinh-danh-gia-nang-luc-nhan-su-chuan-quoc-te-350/; 3.
Bộ Thông tin và Truyền thông – Chương trình chuyển đổi số quốc gia
(2023), Cẩm nang chuyển đổi số, truy xuất từ link: https://dx.mic.gov.vn/doc-
tructuyen/cam-nang-chuyen-doi-so/pdf/cam-nang-chuyen-doi-so.pdf; 4.
Thủ tướng Chính phủ (2022), Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31 tháng
3 năm 2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm
2025, định hướng đến năm 2030; 5.
Thủ tướng Chính phủ (2021), Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15 tháng
6 năm 2021 phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số
giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; 6.
Thủ tướng Chính phủ (2020), Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng
6 năm 2020 phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; 7.
Thường trực Uỷ ban quốc gia về chuyển đổi số (2023), thông tin về
chuyểnđổi số quốc gia, truy xuất từ link:
https://rd.zapps.vn/detail/3302887077697757146?
broadcastId=b80c7818625d8b03d24c&id=f8035583cfc626987fd7&pageId=33028870 77697757146.