Báo cáo nội dung cơ bản và cốt lõi của chủ nghĩa xã hội khoa học - Học Viện Kỹ Thuật Mật Mã
Dân chủ là một trong những hình thức chính quyền, tức là chính thể nhà nước mà điều đặc trưng của nó là việc tuyên bố chính thức nguyên tắc, thiểu số phục tùng đa số, thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của công dân. Theo chủ nghĩa Mác Lê-nin: Dân chủ là sản phẩm và thành quả của quá trình đấu tranh giai cấp, là một hình thức tổ chức Nhà nước của giai cấp cầm quyền, là một trong những nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị-xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
HỌC VIỆN KỸ THUẬT MẬT MÃ
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
CHỦ ĐỀ: DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Hà Nội, ngày 27 tháng 06 năm 2024. 0 LỜI NÓI ĐẦU
Bài tiểu luận này nhằm mục đích làm sáng tỏ những nội
dung cơ bản và cốt lõi của chủ nghĩa xã hội khoa học, đồng thời
phân tích sự khác biệt của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa so với
các nền dân chủ khác trong lịch sử. Qua đó, chúng ta có thể
thấy rõ những ưu điểm vượt trội của mô hình này, cũng như
những thách thức mà nó đang phải đối mặt.
Thông qua bài tiểu luận này, hy vọng rằng mỗi người
chúng ta sẽ có thêm nhận thức sâu sắc hơn về vai trò và trách
nhiệm của mình trong việc bảo vệ và phát huy những giá trị
của chủ nghĩa xã hội khoa học. Đặc biệt, chúng ta cần ý thức rõ
ràng về trách nhiệm của bản thân trong việc đấu tranh chống
lại các quan điểm sai trái, thù địch, nhằm bảo vệ và xây dựng
đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh và phát triển.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và hỗ trợ của
giảng viên trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này. Hy vọng
rằng, những nội dung trình bày trong bài sẽ đóng góp một phần
nhỏ vào việc nâng cao nhận thức và tình yêu đối với chủ nghĩa
xã hội khoa học, cũng như khẳng định vai trò của mỗi cá nhân
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 1 MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
I. DÂN CHỦ LÀ GÌ?. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .2
1. Quan niệm về dân chủ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
2. Sự ra đời, phát triển của dân chủ. . . . . . . . . . . . 3
II. DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA KHÁC GÌ SO VỚI
CÁC NỀN DÂN CHỦ KHÁC TRONG LỊCH SỬ?. . . . . . . .3
1. Quá trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .4
2. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. 4
3. Điểm khác biệt của nền xã hội chủ nghĩa so
với các nền dân chủ trước đó. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .5
III. LIÊN HỆ VỚI VẤN ĐỀ DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM VÀ
NÊU LÊN TRÁCH NHIỆM CỦA BẢN THÂN TRONG
ĐẤU TRANH VỚI CÁC QUAN ĐIỂM THÙ ĐỊCH
CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM. . . . . . . . . . . . . . . . 6
1. Tình hình dân chủ ở Việt Nam hiện nay. . . . . . 6
2. Trách nhiệm của cá nhân. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .10 2 3 I. DÂN CHỦ LÀ GÌ?
1. Quan niệm về dân chủ.
- Dân chủ là một trong những hình thức chính quyền, tức
là chính thể nhà nước mà điều đặc trưng của nó là việc
tuyên bố chính thức nguyên tắc, thiểu số phục tùng đa
số, thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của công dân.
- Theo chủ nghĩa Mác Lê-nin: Dân chủ là sản phẩm và
thành quả của quá trình đấu tranh giai cấp, là một hình
thức tổ chức Nhà nước của giai cấp cầm quyền, là một
trong những nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị-xã hội.
+ Trên phương diện quyền lực, dân chủ là quyền lực
thuộc về nhân dân, quyền dân chủ được hiểu theo nghĩa rộng.
+ Trên phương diện tổ chức và quản lý xã hội, dân
chủ là một hình thức hay hình thái Nhà nước, là chính
thể dân chủ hay chế độ dân chủ.
+ Trên phương diện tổ chức và quản lý xã hội, dân
chủ là một nguyên tắc; nguyên tắc này kết hợp với
nguyên tắc tập trung để hình thành nguyên tắc dân chủ
trong tổ chức và quản lý XH. 4
- Theo chủ tịch Hồ Chí Minh:
+ Dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ.
+ Dân chủ là một thể chế chính trị, một chế độ xã
hội: “Chế độ tra là chế độ dân chủ; mà chính phủ là một
đầy tớ trung thành của nhân dân.”
+ Dân chủ là mọi quyền hạn dều thuộc về nhân dân.
⇨ Tóm lại, Dân chủ là một giá trị xã hội phản ánh những
quyền cơ bản của con người; là một phạm trù chính trị gắn
với các hình thức tổ chức Nhà nước của giai cấp cầm
quyền; là một phạm trù lịch sử gắn với quá trình ra đời,
phát triển của lịch sử xã hội nhân loại. 2.
Sự ra đời, phát triển của dân chủ.
- Thời kỳ công xã nguyên thủy, đã xuất hiện hình thức manh nha của dân chủ.
- Chế độ chiếm hữu nô lệ, ra đời nền dân chủ chủ nô.
- Thời kỳ phong kiến: chế độ độc tài chuyên chế phong
kiến, ý thức về dân chủ không còn.
- Cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV: ra đời nền dân chủ tư sản. 5
- Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội:
nhân dân lao động ở nhiều quốc gia giành được quyền
làm chủ Nhà nước, làm chủ xã hội, thiết lập nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa để thực hiện quyền lực của nhân
dân, bảo vệ quyền lợi của đại đa số nhân dân.
II. DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA KHÁC GÌ
SO VỚI CÁC NỀN DÂN CHỦ KHÁC TRONG LỊCH SỬ? 1.
Quá trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa đã được phôi thai từ thực tiễn
đấu tranh giai cấp ở Pháp và công xã Paris năm 1871,
tuy nhiên chỉ tới Cách mạng Tháng Mười Nga (1917),
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mới chính thức được xác lập.
- Quá trình phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
là từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện;
có sự kế thừa chọn lọc giá trị của nền dân chủ trước đó,
trước hết là nền dân chủ tư sản.
- Theo chủ nghĩa Mác – Lênin: Giai cấp vô sản không thể hoàn
thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, nếu họ không được
chuẩn bị để tiến tới cuộc cách mạng đó thông qua cuộc đấu
tranh cho dân chủ. Rằng, chủ nghĩa xã hội không thể duy trì và
thắng lợi, nếu không thực hiện đầy đủ dân chủ. 6
⇨ Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao hơn về chất
so với nền dân chủ tư sản, là nền dân chủ mà ở đó, mọi
quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ;
dân chủ và luật luật pháp nằm trong sự thống nhất biện
chứng; được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. 2.
Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. - Bản chất chính trị. - Bản chất kinh tế.
- Bản chất tư tưởng, văn hoá xã hội. 3.
Điểm khác biệt của nền xã hội chủ
nghĩa so với các nền dân chủ trước đó.
- Trong lịch sử nhân loại, cho đến nay có ba nền chế độ
dân chủ. Nền dân chủ chủ nô, gắn với chế độ chiếm
hữu nô lệ; nền dân chủ tư sản, gắn với chế độ tư bản
chủ nghĩa; nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, gắn với chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Theo đó, dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao
hơn về chất so với nền dân chủ có trong lịch sử nhân
loại, là nền dân chủ mà ở đó, mọi quyền lực đều thuộc
về nhân dânm dân là chủ và dân làm chủ; dân chủ và
pháp luật nằm trong sự thống nhất biện chứng, được 7
thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
- Những điểm khác biệt chính đó là:
+ Thứ nhất, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền
dân chủ cho đa số nhân dân lao động; còn nền dân chủ
tư sản là nền dân chủ phục vụ cho thiểu số - đó là giai cấp tư sản.
+ Thứ hai, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở
kinh tế của nó là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
chủ yếu của xã hội; còn chế độ dân chủ tư sản có cơ sở
kinh tế của nó là chế độ chiếm hữu tư nhân bản chủ
nghĩa về tư liệu sản xuất.
+ Thứ ba, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân
chủ dặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, quản lý xã
hội nhà nước xã hội chủ nghĩa; còn nền dân chủ tư sản
là nền dân chủ đặt dưới sự lãnh đạo của các đảng tư
sản – tổ chức chính trị đại biểu cho lợi ích của các tập
đoàn tư bản, thông qua các nhà nước tư sản với nhiều
hình thức tổ chức cụ thể khác nhau.
III. LIÊN HỆ VỚI VẤN ĐỀ DÂN CHỦ Ở VIỆT
NAM VÀ NÊU LÊN TRÁCH NHIỆM CỦA
BẢN THÂN TRONG ĐẤU TRANH VỚI
CÁC QUAN ĐIỂM THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ
CÁCH MẠNG VIỆT NAM. 1.
Tình hình dân chủ ở Việt Nam hiện nay.
- Cũng như bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
nói chung, ở Việt Nam, bản chất chủ xã hội xhur nghĩa 8
là dựa vào Nhà nước xã hội và sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân.
- Kế thừa tư tưởng dân chủ trong lịch sử và trực tiếp là
tư tưởng dân chủ của chủ tịch Hồ Chí Minh, từ khi ra
đời đến nay, nhất là trong thời kỳ đổi mới, Đảng luôn
xác định xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là
mục tiêu, vừa là động lực phát triển xã hội, là bản chất
của chế độ xã hội chủ nghĩa. Dân chủ gắn liền với kỷ
cương bà phải thể chế hoá bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm.
- Bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được
thực hiện thông qua các hình thức dân chủ gián tiếp và dân chủ trực tiếp:
+ Hình thức dân chủ gián tiếp: là hình thức dân chủ đại diện,
được thực hiện do nhân dân “uỷ
quyền”, giao quyền lực của mình cho tổ chức mà nhân
dân trực tiếp bầu ra. Như vậy, dân chủ gián tiếp là dân chủ
đại diện, mà yếu tố quan trọng nhất là trong đó người dân có
quyền bỏ phiếu trực tiếp bầu ra người đại diện cho mình quyết
định các công việc chung của cộng đồng, đất nước.
+ Hình thức dân chủ trực tiếp: là hình thức thông
qua đó, nhân dân bằng hành động trực tiếp của mình
thực hiện quyền làm chủ nhà nước và xã hội. Đây là
hình thức tham gia của mọi công dân một cách bình đẳng và
trực tiếp vào các quyết định trong các lĩnh vực kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội,… theo biểu quyết đa số, là sự thể hiện một
cách trực tiếp ý chí của chủ thể quyền lực về những vấn đề quan trọng nhất.
- Hiện nay vấn đề dân chủ hoá, mô hình nền dân chủ
Việt Nam, xu hướng vận động của nó đang là vấn đề
thực tiễn và lý luận đang quan tâm bậc nhất. Nhận
diện không những nội dung, tính chất mà cũng rất
quan trọng là cấu trúc của nó, động lực, mô hình tạo
động lực của nó, trên cơ sở xu hướng chung là cực kỳ quan trọng. 9
- Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát huy dân chủ:
+ Thứ nhất, phát huy dân chủ trong lĩnh vực kinh tế
luôn đựơc Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm, chỉ
đạo và được thể chế hoá bằng pháp luật. Song, điều
này không có nghĩa Đảng can thiệp trực tiếp vào các
quy luật của nền kinh tế, mà hướng dẫn các thành
phần kinh tế tuân theo quy luật thị trường trong nước và quốc tế.
+ Thứ hai, trong quá trình hội nhâp nền kinh tế thế
giới, Việt Nam luôn kiên định đường lối xây dựng xã hội
do dân làm chủ, đặt quyền lực của nhân dân lên cao
nhất. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mạnh mẽ,
hoạt động hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm quyền công dân,
quyền con người ngày càng được mở rộng, mọi người
dân đều có quyền tự do, dân chủ theo quy định của
pháp luật, được pháp luật bảo vệ và được làm những gì pháp luật không cấm.
+ Thứ ba, trong quá trình hội nhập quốc tế, Đảng
và Nhà nước luôn quan tâm, tạo điều kiện để mọi công
dân có quyền tiếp cận các giá trị văn hoá khác nhau.
- Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc phát huy dân
chủ ở Việt Nam vẫn còn những hạn chế:
+ Tình trạng tham nhũng của các quan chức ở một
số địa phương, ngành làm cho sự phát triển kinh tế trở nên “méo mó”.
+ Phân phối nguồn lực kinh tế thiếu công bằng, nhất
là đối với thành phần kinh tế tư nhân.
+ Mức sống của cư dân tại các khu vực nông thôn,
miền núi có nhiều chênh lệch so với thành thị. Chất
lượng y tế, giáo dục và đào tạo có mặt yếu kém, công
tác an ninh và an sinh xã hội chưa được đảm bảo tốt.
+ Môi trường văn hoá, xã hội tiếp tục bị ô nhiễm bởi
các tệ nạn xã hội, tiêu cực; một số cá nhân, tổ chức 10
trong và ngoài nước chưa hiểu đầy đủ về tự do, dân
chủ, lợi dụng phương tiện truyền thông, internet để
xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật
của Nhà nước nhằm lôi kéo một bộ phận nhân dân
chống phá chính quyền nhà nước gây mất ổn định xã hội. 2.
Trách nhiệm của cá nhân.
- Trong bối cảnh thế giới hiện nay, việc bảo vệ nền dân
chủ và nhân quyền đòi hỏi mỗi cá nhân phải có trách
nhiệm trong việc đấu tranh với các quan điểm sai trái,
thù địch và lợi dụng các giá trị này để chống phá cách
mạng Việt Nam. Đây không chỉ là nhiệm vụ của các cơ
quan chức năng mà còn là trách nhiệm của mỗi công
dân. Để thực hiện nhiệm vụ này, chúng ta cần áp dụng
nhiều biện pháp đồng bộ và hiệu quả.
- Trước hết, nâng cao nhận thức và hiểu biết là điều
kiện tiên quyết. Mỗi cá nhân cần tự trang bị cho mình
kiến thức về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh cũng như các đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước. Việc này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các
giá trị cốt lõi của xã hội Việt Nam và có thể nhận diện,
phản bác các luận điệu sai trái một cách chính xác và
thuyết phục. Để làm được điều này, chúng ta cần
thường xuyên đọc sách, tham gia các buổi hội thảo,
học tập chính trị và cập nhật thông tin từ các nguồn chính thống, uy tín.
- Tiếp theo, việc tham gia các hoạt động xã hội cũng
rất quan trọng. Tham gia các phong trào đoàn thể, hội
nhóm chính trị, xã hội không chỉ giúp chúng ta có cơ
hội đóng góp ý kiến xây dựng mà còn tạo ra môi
trường để lan tỏa những giá trị tích cực. Qua đó, chúng
ta có thể giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng, xây
dựng lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Việc tham gia tích cực vào các hoạt động này cũng là 11
cách để thể hiện trách nhiệm và vai trò của mình trong
việc bảo vệ và phát triển xã hội.
- Phản biện có lý lẽ và khoa học là kỹ năng không
thể thiếu. Khi đối mặt với các quan điểm sai trái, thù
địch, chúng ta cần phân tích, lý giải và phản biện một
cách có căn cứ, sử dụng kiến thức khoa học và lý lẽ
logic. Điều này giúp chúng ta không chỉ bảo vệ được
quan điểm đúng đắn mà còn làm rõ sự thật, tránh để
những thông tin sai lệch gây hoang mang, mất lòng tin trong cộng đồng.
- Bên cạnh đó, lan tỏa thông tin tích cực là một biện
pháp hiệu quả để chống lại các quan điểm sai trái. Sử
dụng mạng xã hội và các kênh truyền thông cá nhân
để chia sẻ những thông tin chính xác, tích cực về tình
hình kinh tế, xã hội và chính trị của Việt Nam. Đồng thời,
kịp thời nhận diện và phản bác các tin đồn thất thiệt, thông tin sai lệch.
- Tự rèn luyện và phát triển bản thân cũng là yếu tố
không thể thiếu. Rèn luyện tư duy phản biện, học hỏi
kỹ năng giao tiếp giúp chúng ta truyền đạt ý kiến một
cách rõ ràng, thuyết phục và hiệu quả hơn. Bên cạnh
đó, sống và làm việc theo pháp luật, thể hiện đạo đức
cách mạng, trở thành tấm gương sáng cho người khác
noi theo cũng là cách để bảo vệ và lan tỏa những giá
trị tích cực trong xã hội.
- Cuối cùng, góp phần xây dựng cộng đồng bằng
cách tổ chức hoặc tham gia các hoạt động cộng đồng,
từ thiện để tạo sự gắn kết, đoàn kết trong xã hội.
Khuyến khích tinh thần yêu nước, tự hào về quê hương,
đất nước và giữ vững tinh thần đoàn kết, không để các 12
quan điểm sai trái gây chia rẽ nội bộ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân.
⇨ Như vậy, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong đấu tranh với
các quan điểm sai trái, thù địch, lợi dụng dân chủ và nhân
quyền để chống phá cách mạng Việt Nam là vô cùng quan
trọng. Mỗi người cần nâng cao nhận thức, tham gia tích
cực vào các hoạt động xã hội, phản biện có lý lẽ, lan tỏa
thông tin tích cực, tự rèn luyện bản thân và góp phần xây
dựng cộng đồng để bảo vệ và xây dựng đất nước ngày
càng phát triển, văn minh và tiến bộ. 13
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Dành cho bậc
đại học không chuyên lý luận chính trị)
- Ducanhadmin. (2024, June 4). PHÁT HUY DÂN CHỦ Ở
VIỆT NAM: QUAN ĐIỂM VÀ THỰC TIỄN - Tạp chí Khoa học chính trị. Tạp Chí Khoa Học Chính
Trịhttps://khoahocchinhtri.vn/phat-huy-dan-chu-o-viet- nam-quan-diem-va-thuc-tien/
- Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học - Chương 4: Dân
chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa - Tài liệu, ebook, giáo trình, hướng dẫn.
(n.d.).https://timtailieu.vn/tai-lieu/bai-giang-chu-nghia-
xa-hoi-khoa-hoc-chuong-4-dan-chu-xa-hoi-chu-nghia-
va-nha-nuoc-xa-hoi-chu-nghia-69780/ 14
Document Outline
- MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
- LỜI NÓI ĐẦU
- MỤC LỤC
- 1.Quan niệm về dân chủ.
- 2.Trách nhiệm của cá nhân.
- IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO