-
Thông tin
-
Quiz
Báo cáo thực hành - Kinh tế đại cương | Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Ưu điểm:
- Đây là phương pháp có độ nhạy cao, có thể xác định đến 1g protein.
- Hợp chất sử dụng đơn giản, ít tốn thời gian.
- Ít bị cản trở bởi các hợp chất có trong nghiên cứu protein, nhất là amonium
sulfate. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Kinh tế đại cương (HCMUS) 9 tài liệu
Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 290 tài liệu
Báo cáo thực hành - Kinh tế đại cương | Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Ưu điểm:
- Đây là phương pháp có độ nhạy cao, có thể xác định đến 1g protein.
- Hợp chất sử dụng đơn giản, ít tốn thời gian.
- Ít bị cản trở bởi các hợp chất có trong nghiên cứu protein, nhất là amonium
sulfate. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế đại cương (HCMUS) 9 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 290 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoARcPSD|45316467 lOMoARcPSD|45316467
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO THỰC HÀNH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN SINH HÓA HỌC
KHOA SINH HỌC – CÔNG NGHỆ SINH HỌC Ngày 10 tháng 04 năm 2022
ĐỊNH LƯỢNG PROTEIN BẰNG PHƯƠNG PHÁP BRADFORD
I. THÔNG TIN SINH VIÊN: Ca: ca 1 thứ 6 Nhóm: 19
Họ tên sinh viên: Dương Thị Minh Thư MSSV: 20180376
Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Thương MSSV: 20180384
Họ tên sinh viên: Ngô Quan Thuận MSSV: 20180381
II. CÂU HỎI LÝ THUYẾT:
Hãy nêu ưu và nhược điểm của phương pháp Bradford trong định lượng protein ? 1. Ưu điểm:
- Đây là phương pháp có độ nhạy cao, có thể xác định đến 1g protein.
- Hợp chất sử dụng đơn giản, ít tốn thời gian.
- Ít bị cản trở bởi các hợp chất có trong nghiên cứu protein, nhất là amonium sulfate.
- Thuốc thử có giá thành thấp, có thể hoạt động ổn định trong thời gian dài.
- Độ hấp thu của dung dịch màu có thể giữ ổn định trong 60-90 phút ở nhiệt
độ phòng, thuận lợi ngay cả khi thời gian chờ để đo OD lâu cũng không làm
sai lệch kết quả quá nhiều. 2. Nhược điểm:
- Thuốc thử cho phản ứng này còn nhạy cảm với chất tẩy rửa.
- Hạn chế chính nằm ở việc các tiêu chuẩn khác nhau có thể dẫn đến sự khác
biệt lớn trong kết quả của cùng một mẫu và không có kết quả tương đương.
- Thuốc thử trong phương pháp này có xu hướng làm ố các ống nghiệm.
Không thể sử dụng các ống nghiệm giống nhau vì vết bẩn sẽ ảnh hưởng đến
việc đọc độ hấp thụ.
- Phương pháp này cũng nhạy cảm về thời gian. Khi thử nghiệm nhiều dung
dịch, điều quan trọng là đảm bảo mọi mẫu được ủ trong cùng một khoảng
thời gian để kết quả đo được là chính xác.
III. KẾT QUẢ THỰC HÀNH
Đo giá trị hấp thu (OD) ở bước sóng 595nm: Dung môi tủa protein OD595nm đối chứng 0.495 OD595nm mẫu tủa protein 0.499 OD595nm mẫu thô 0.763
OD595nm mẫu tủa protein 0.499-0.495=0.004 lOMoARcPSD|45316467 OD595nm mẫu thô 0.763-0.495=0.268 Đường chuẩn Protein chuẩn 0 10 20 30 40 50 (µg) ΔOD 0 0.033 0.069 0.107 0.142 0.176 595nm
Đồồ thị đườ ng chuẩ n 0.2 0.18 0.18 f(x) = 0 x − 0 0.16 R²=1 0.14 0.14 m n 0.12 95 0.11 5 D O 0.1 Δ 0.08 0.07 0.06 0.04 0.03 0.02 0 00 10 20 30 40 50 60 µg/ml y=0.0036x-0.0011 ; R2=0.9997
Trình bày cách tính nồng độ protein trong các mẫu:
- Đo dung dịch protein chuẩn sau khi được nhuộm với thuốc nhuộm. -
Đo với đối chứng nước cất. Xác định giá trị
= (thử thật) - (thử không).
- Dựng đường chuẩn là đường tuyến tính giữa nồng độ protein (µg/ml) với mật độ quang ( OD).
- Lượng protein mẫu trong dung dịch đo được bằng chấm trên đường chuẩn theo
OD và chiếu xuống trục hoành. Giá trị nhận được chính là lượng protein mẫu trong dung dịch đo.
- Nồng độ protein mẫu tủa đã pha loãng bằng tích số giữa nồng độ protein suy ra từ
đường chuẩn theo OD với 2 (vì chỉ dùng 0.5 ml cho phản ứng định lượng). lOMoARcPSD|45316467
- Cách tính kết quả từ hai mẫu: + Mẫu tủa protein:
OD595nm mẫu tủa protein=0.004
Thay y=0.004 vào phương trình đường chuẩn y=0.0036x-0.0011 đã dựng được
ở trên, tìm được x=1.42 Nồng độ protein mẫu tủa = 1.42mg/0.5mL=2.84mg/mL + Mẫu thô: OD595nm mẫu thô=0.268
Thay y=0.268 vào phương trình đường chuẩn y=0.0036x-0.0011 đã dựng ở
trên, tìm được x=74.75 Nồng độ protein mẫu thô = 74.75mg/mL Kết quả nồng độ protein: Mẫu tủa protein Mẫu thô Nồng độ protein 2.84 74.75 (µg/mL)
Hiệu suất tách chiết protein: H%== *100%=3.80% Nhận xét:
- Giá trị hấp thu OD lớn nhất ở mẫu thô đến mẫu tủa protein và nhỏ nhất là mẫu đối
chứng. Trong mẫu tủa protein và mẫu thô có chứa protein, khi phản ứng với thuốc
thử Bradford sẽ có khả năng tạo phức, làm thay đổi bước sóng hấp thu cực đại của
thuốc nhuộm: Trong dung dịch mang tính acid, khi chưa tác dụng với protein thì
thuốc thử có bước sóng hấp thu cực đại là 465nm, khi kết hợp với protein thì
thuốc thử sẽ hấp thu cực đại ở bước sóng 595nm. Trong dung dịch chứa càng
nhiều protein thì số lượng hấp thu càng nhiều, các chất khác cũng hấp thu nhưng
với số lượng không nhiều. Mẫu đối chứng không có chứa protein nên giá trị hấp thu (OD) là nhỏ nhất.
- ΔOD được tính bằng giá trị OD của mẫu tủa (hoặc mẫu thô) – giá trị OD của
mẫu đối chứng. Nó là giá trị hấp thu của mẫu tủa (hoặc mẫu thô).
- Hiệu suất tách chiết protein nhỏ do nồng độ protein tách chiết được từ mẫu tủa
nhỏ hơn nhiều so với nồng độ protein trong mẫu thô.
- Nguyên nhân dẫn đến nồng độ protein tách chiết ra kết quả thấp là do chưa xử lí
kĩ trong quá trình tách chiết:
+ Chưa hòa tan hoàn toàn lượng protein tách chiết với nước, protein vẫn còn
dính chặt ở đáy ống nghiệm mới được hòa tan một phần nhỏ.
+ Do thuốc thử Bradford cho kết quả rất nhạy nên chỉ cần một sai sót nhỏ trong
quá trình thao tác như lấy thừa (thiếu) hóa chất, chưa tráng sạch eppendorf trong
quá trình đo OD, thời gian để lắng protein không đủ… cũng làm cho kết quả bị sai lệch.