-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Chỉnh - Biểu mẫu văn bản
Kính thưa quý thầy cô và quý Đơn vị cơ quan! Qua thời gian 1 tháng thực tập tại phòng Quan Trắc Hiện Trường, em đã biết thêm nhiều kiến thức nền tảng cũng như có cơ hội được tiếp xúc và tìm hiểu rõ hơn về những luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn về việc Giám Sát Môi trường. Em xem đây là hành trang để vận dụng những kiến thức đã học được vào công việc sau này. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Văn bản 29 tài liệu
Biểu mẫu - Văn bản 130 tài liệu
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Chỉnh - Biểu mẫu văn bản
Kính thưa quý thầy cô và quý Đơn vị cơ quan! Qua thời gian 1 tháng thực tập tại phòng Quan Trắc Hiện Trường, em đã biết thêm nhiều kiến thức nền tảng cũng như có cơ hội được tiếp xúc và tìm hiểu rõ hơn về những luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn về việc Giám Sát Môi trường. Em xem đây là hành trang để vận dụng những kiến thức đã học được vào công việc sau này. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Văn bản 29 tài liệu
Trường: Biểu mẫu - Văn bản 130 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Biểu mẫu - Văn bản
Preview text:
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
CHUYÊN ĐỀ: GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG
TY TNHH BEL VIỆT NAM THUỘC KHU CÔNG
NGHIỆP SÓNG THẦN 3
Tên đơn vị: Trung tâm Quan trắc – Kỹ thuật Tài nguyên và Môi Trường tỉnh Bình Dương
Cán bộ hướng dẫn tại đơn vi: Trần Dung Quốc
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Chế Đình Lý
Sinh viên thực hiện: Hoàng Anh Dũng
Bình Dương, tháng 03 năm 2019
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Ho ̣ và tên sinh viên: Hoàng Anh Dũng
Ngày sinh: 20/10/1997 .Lớp: D15MTQT01 . Khóa: 2015 – 2019,
Ngành: Quan trắc môi trường.
Cơ quan thực tập: Trung Tâm Quan Trắc - Kỹ Thuật Tài Nguyên Và Môi Trường Tỉnh Bình Dương.
Địa chỉ: 26 Huỳnh Văn Nghệ, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Thời gian thực tập:18/02/2019 – 17/03/2019
Người trực tiếp hướng dẫn (tại cơ quan thực tập): Trần Dung Quốc
I. ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP (thang điểm 10) STT Tiêu chí đánh giá Thang điểm Kết quả 1
Đạo đức, thái độ và tác phong làm việc 0-3 2
Tính chuyên cần, kỷ luật và kỹ năng làm việc nhóm 0-3
Nội dung, báo cáo thực tập: 3
- Nội dung đầy đủ và gắn kết thực tế 0-4
- Nhận xét, đánh giá và kết luận có tính thuyết phục Tổng cộng II. Ý KIẾN KHÁC
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Xác nhận của cơ quan, đơn vị thực tập
Bình Dương, ngày......tháng……năm 2019
(Ký và ghi rõ họ tên và đóng dấu) Người đánh giá
(Ký và ghi rõ họ tên)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Ho ̣ và tên sinh viên: Hoàng Anh Dũng
Ngày sinh: 20/10/1997 .Lớp: D15MTQT01 . Khóa: 2015 – 2019,
Ngành: Quan trắc môi trường.
Cơ quan thực tập: Trung Tâm Quan Trắc - Kỹ Thuật Tài Nguyên Và Môi Trường Tỉnh Bình Dương.
Địa chỉ: 26 Huỳnh Văn Nghệ, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Thời gian thực tập: 18/02/2019 – 17/03/2019.
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Chế Đình Lý
I. ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP (thang điểm 10) STT Tiêu chí đánh giá Thang điểm Kết quả 1
Đạo đức, thái độ và tác phong làm việc 0-3 2
Tính chuyên cần, kỷ luật và kỹ năng làm việc nhóm 0-3
Nội dung, báo cáo thực tập: 3
- Nội dung đầy đủ và gắn kết thực tế 0-4
- Nhận xét, đánh giá và kết luận có tính thuyết phục Tổng cộng II. Ý KIẾN KHÁC
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Bình Dương, ngày…….tháng……năm 2019
Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên) LỜI CẢM ƠN
Kính thưa quý thầy cô và quý Đơn vị cơ quan!
Qua thời gian 1 tháng thực tập tại phòng Quan Trắc Hiện Trường, em đã biết thêm
nhiều kiến thức nền tảng cũng như có cơ hội được tiếp xúc và tìm hiểu rõ hơn về
những luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn về việc Giám Sát Môi trường. Em xem
đây là hành trang để vận dụng những kiến thức đã học được vào công việc sau này.
Đề hoàn thành tốt quá trình thực tập, em xin bày tỏ lòng biết ơn của em đối với
anh Trần Dung Quốc đã nhận lời làm người hướng dẫn cho em, các quý lãnh đạo
phòng Quan Trắc Hiện Trường đã tiếp nhận và tạo điều kiện cho em trong quá trình
thực tập cùng với những cán bộ làm việc trong đơn vị đã hỗ trợ, hướng dẫn và giúp
đỡ em trong thời gian qua và tất cả quý thầy cô trong Khoa đã giảng dạy và truyền
đạt kiến thức cũng như kỹ năng nghề nghiệp cho em trong gần 4 năm học qua đã giúp
em vững chắc và tự tin hơn trong suốt quá trình thực tập.
Do vốn kiến thức còn hạn hẹp, kinh nghiệm thực tế còn chưa nhiều nên bài báo
cáo của em còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Do vậy em mong các quý thầy cô trong
Khoa cùng các anh, chị trong đơn vị thực tập chỉ bảo, đóng góp ý kiến để em hoàn
thiện bài báo cáo của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Bình Dương, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Hoàng Anh Dũng MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC VIẾT TẮT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1.1. Tên đơn vị
- Tên đơn vị: Trung tâm Quan trắc – Kỹ thuật Tài nguyên và Môi Trường tỉnh Bình Dương.
- Địa chỉ: 26 Huỳnh Văn Nghệ, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
- Số điện thoại: 0650.3904633 – 0913.623.547 - FAX: 0650.3824753 1.2.
Vị trí đại lý và điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý
Thành phố Thủ Dầu Một là thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương, nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm phía nam, có vị trí tương đối thuận lợi cho việc giao lưu với
các huyện, thị trong tỉnh và cả nước qua quốc lộ 13, cách Thành phố Hồ Chí Minh
30 km. Địa giới hành chính Thành phố Thủ Dầu Một:
- Phía Đông giáp thị xã Tân Uyên
- Phía Tây giáp huyện Củ Chi thuộc Thành phố Hồ Chí Minh
- Phía Nam giáp thị xã Thuận An
- Phía Bắc giáp thị xã Bến Cát
Điều kiện tự nhiên
Đặc điểm khí hậu: Bình Dương mang tính chất nội chí tuyến – cận xích đạo và
khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm nhiệt độ trung
bình năm 27-27,90C. Có 2 mùa: mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.
Điều kiện kinh tế - xã hội: Thành phố Thủ Dầu Một là thành phố trực thuộc
tỉnh Bình Dương, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí tương đối
thuận lợi cho việc giao lưu với các huyện, thị trong tỉnh và cả nước qua quốc lộ 13,
cách Thành phố Hồ Chí Minh 30 km. 1.3.
Lịch sử hình thành và phát triển
Trung tâm Quan trắc – Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương là
đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, được Ủy Ban Nhân Dân
tỉnh Bình Dương ra Quyết định thành lập số 4715/QĐ-UBND ngày 29 tháng 10 năm
2007. Trung tâm đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (VIMCERTS 002) theo Quyết định số
1153/QĐ-BTNMT ngày 18/06/2014. Phòng Thử nghiệm của Trung tâm đang áp dụng
và duy trì hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025 và đã được cấp
chứng chỉ công nhận phòng Thí nghiệm VILAS 084 vào năm 2001. Vì vậy, Trung
tâm là đơn vị duy nhất trên địa bàn tỉnh có chức năng tổ chức thực hiện công tác quan
trắc tài nguyên và môi trường, đo đạc và lập báo cáo giám sát môi trường, thực hiện
trưng cầu giám định phục vụ công tác thanh kiểm tra về bảo vệ môi trường cho các
cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 1.4.
Kết quả hoạt động trong những năm qua
Trung tâm với đội ngũ cán bộ trình độ thạc sỹ, kỹ sư chuyên ngành công nghệ
môi trường, quản lý môi trường, có kinh nghiệm lâu năm trong công tác quản lý, tư
vấn, thiết kế và thi công về tài nguyên và môi trường sẽ hỗ trợ tư vấn cho doanh
nghiệp những quy định về tài nguyên và môi trường một cách đầy đủ và hiệu quả
nhất. Năm 2017, đã có 9 nhiệm vụ hoàn thành, trong đó có 5 nhiệm vụ đã nghiệm
thu, chủ yếu về bảo vệ tài nguyên nước và môi trường chất thải rắn trên địa bàn Bình Dương.
Trong suốt quá trình làm việc, Trung tâm luôn luôn phấn đấu theo phương châm
Uy tín - Chất lượng - Năng động, đảm bảo cung cấp các giải pháp công nghệ tiên tiến
nhằm cải thiện môi trường và đem lại kết quả tốt nhất cho khách hàng. Góp phần
trong việc hỗ trợ khách hàng giảm thiểu đến mức tối đa những ô nhiễm gây ảnh hưởng
đến môi trường sống. Mặc khác, Trung tâm khẳng định rằng sản phẩm của chúng tôi
có chất lượng cao, chí phí hợp lý kèm theo chế độ hậu đãi tối ưu nhất. Chúng tôi rất
hân hạnh được phối hợp và hợp tác với quý vị để cùng nhau xây dựng một tỉnh Bình
Dương ngày càng phát triển.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA SỞ BAN NGÀNH 2.1.
Ban lãnh đạo của trung tâm Tổng giám độc: Ông Tào Mạnh Quân Các phó giám độc: Bà Lê Thị Phú
Ông Nguyễn Thế Tùng Lâm 2.2.
Các phòng của trung tâm
Phòng hành chính – tổng hợp
Phòng quan trắc tự động dữ liệu
Phòng quan trắc hiện trường
Phòng thử nghiệm Phòng tư vấn
Phòng công nghệ 2.3. Sơ đồ tổ chức GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC TƯ PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ VẤN-CÔNG TRÌNH THUẬT Phòng tư Phòng công Phòng hành Phòng quan trắc Phòng quan Phòng thử vấn nghệ chánh-tổng tự động và dữ trắc hiện nghiệm hợp liệu trường
Hình 1: Sơ đồ tổ chức của Trung tâm Quan trắc – Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương 2.4. Năng lực nhân sự
Hiện nay, Trung tâm với đội ngũ cán bộ là 80 người ( 5 thạc sĩ , 50 đại học , 17
cao đắng; trung cấp ) có trình độ chuyên môn kĩ thuật chuyên ngành, kinh nghiệm lâu
năm trong công tác quan trắc, quản lý và tư vấn môi trường đáp ứng được các yêu
cầu cho hoạt động quan trắc và trưng cầu giám định kỹ thuật một cách kịp thời và
hiệu quả phục vụ tới công tác thanh tra, kiểm tra môi trường. Phòng quan trắc hiện
trường với 16 nhân lực được đào tạo đầy đủ kỹ thuật lấy mẫu hiện trường, các trang
thiết bị lấy mẫu hiện đại đáp ứng được các yêu cầu lấy mẫu theo quy chuẩn quy định,
phục vụ cho công tác trưng cầu giám định về môi trường của các đơn vị quản lý nhà nước.
Phòng thí nghiệm (PTN) của Trung tâm có lịch sử hoạt động từ hơn 15 năm, với
16 nhân lực có kinh nghiệm công tác phân tích lâu năm được đào tạo năng cao tay
nghề hàng năm, được trang bị máy móc, thiết bị phân tích hiện đại do UBND tỉnh
Bình Dương và Dự án môi trường Việt Nam - Canada đầu tư, đảm bảo đủ năng lực
phân tích hầu hết các chỉ tiêu môi trường nước, đất, khí, bùn thải … theo đúng các
phương pháp chuẩn do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định. Đây là yếu tố pháp
lý quan trọng nhất trong việc trưng cầu giám định phục vụ công tác thanh kiểm tra,
loại trừ các trường hợp doanh nghiệp kiện khi phát hành kết quả phân tích không
đúng theo phương pháp quy định theo TCVN.
PTN đã áp dụng và duy trì hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO/IEC
17025:2005 và được cấp chứng chỉ công nhận VILAS từ năm 2001 (với mã số
VILAS-084). Hằng năm theo quy định bắt buộc của ISO, phòng thí nghiệm của Trung
tâm đã tham gia rất nhiều chương trình thí nghiệm thành thạo và so sánh liên phòng
thí nghiệm do Hiệp hội các Phòng thí nghiệm Việt Nam (VINALab). Trung tâm quan
trắc quốc gia (CEM)… tổ chức, kết quả phân tích luôn được đánh giá là đạt yêu cầu
và có độ chính xác cao. 2.5.
Chức năng, nhiệm vụ 2.5.1. Chức năng
Trung tâm là đơn vị duy nhất trên địa bàn tỉnh có chức năng thực hiện công tác
quan trắc tài nguyên và môi trường, thực hiện trưng cầu giám định về môi trường
phục vụ công tác thanh kiểm tra về bảo vệ môi trường của các cơ quan quản lý Nhà
nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương và cung cấp các dịch vụ tư vấn chuyên môn kỹ
thuật về tài nguyên và môi trường để hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường.
2.5.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Hoạt động quan trắc và phân tích
- Quan trắc đất, nước mặt, nước dưới đất, không khí, bùn đáy;
- Thực hiện giám đính kỹ thuật cho công tác thanh kiểm tra về BVMT
- Phân tích, kiểm nghiệm các thành phần môi trường và chất thải;
- Kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị quan trắc tự động.
Tư vấn dịch vụ tài nguyên và môi trường
- Tư vấn các quy định về tài nguyên và BVMT;
- Nghiên cứu chuyển giao KHCN, thực hiện các đề án, nhiệm vụ về tài nguyên và môi trường;
- Hồ sơ ĐTM, kế hoạch BVMT, xác nhận hoàn thành ĐTM…;
- Hồ sơ xin phép xả thải, khai thác nước dưới đất, nước mặt;
Thiết kế và thi công
- Hệ thống xử lí nước cấp, nước thải;
- Hệ thống xử lí khí thải;
- Khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất, trám lấp giếng.
Khảo sát địa hình, địa chất công trình, địa chất thủy văn.
Nguyên tắc hoạt động.
Đặc thù cơ bản của khu vực quản lý. - Hiện trạng kinh tế
- Hiện trạng môi trường
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP 3.1.
Chương trình quan trắc nước mặt
3.1.1. Tổng quan vị trí quan trắc
Để đánh giá hoạt động sản xuất có phát sinh chất ô nhiễm cũng như xác định
lượng chất thải phát sinh tại Công ty TNHH Bel Việt Nam, đồng thời đánh giá sự tác
động của các nguồn thải này đối với các thành phần môi trường bên trong khu vực
và xung quanh khu vực Công ty, cũng như đánh giá tác động do hoạt động của Công
ty đến công nhân trực tiếp vận hành, Công ty TNHH Bel Việt Nam đã phối hợp với
Trung tâm Quan trắc – Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương để lấy
mẫu, phân tích đo đạc các chỉ tiêu môi trường tại Công ty TNHH Bel Việt Nam.
3.1.1.1. Phạm vị thực hiện và kiểu quan trắc
Địa điểm thực hiện quan trắc: Công ty TNHH Bel Việt Nam
Địa chỉ: Lô CN1, KCN Sóng Thần 3, P. Tân Phú, TP. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương.
Tần suất đo đạc và lấy mẫu quan trắc: Chia làm 4 đợt, Tần suất 4 tháng/năm hay
định kỳ 1 đến 3 tháng 1 lần.
Kiểu quan trắc: quan trắc chất phát thải.
Điều kiện lấy mẫu: Trời nắng vừa, gió nhẹ, Công ty hoạt động bình thường.
3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Công ty TNHH Bel Việt Nam, tọa lạc tại lô CN1, KCN Sóng Thần 3, P. Phú Tân,
TP. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương.
Đặc điểm khí hậu: Bình Dương mang tính chất nội chí tuyến – cận xích đạo và
khí hậu nhiệu đới gió mùa. Nhiệu độ bình quân cao và nóng quanh năm nhiệt độ trung
bình năm 27 – 27,90c. Có 2 mùa: mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm
sau. Mùa mưa từ tháng5 đến tháng 11. (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương, 2017).
3.1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Thành phố Thủ Dầu Một có nguồn nước mặt và nước ngần phong phú, có sông
Thị Tính chảy qua địa bàn. Hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ phát triển nối
liền các tỉnh trong vùng và thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn có tiềm năng lớn
về đất đai để phát triển và quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp,
khu đô thị,... Là tiền đề thuẩn lợi để phát triển sản xuất công nghiệp.
3.1.2. Danh mục các thông số quan trắc theo tháng
Bảng 1: Danh mục thành phần, thông số quan trắc STT Loại mẫu Vị trí Chỉ tiêu
Khu vực kho nguyên liệu
Khu vực trộn nguyên liệu
Khu vực chế biến và đóng gói sản Không khí lao Bụi, tiếng ồn, NO2, phẩm 1 động và không SO2, CO, nhiệt độ, độ
Khu vực tạo hộp tròn khí xung quanh ẩm, NH3, H2S
Khu vực cổng bảo vệ
Khu vực hàng rào cạnh trạm xử lý nước thải
Ống khói lò hơi (nhiên liệu đốt là Nhiệt độ, lưu lượng, 2 Khí thải khí CNG) NOx, SO2, CO, bụi pH, COD, BOD5, SS, 3 Nước thải
Hố gas đấu nối sau HTXL Tổng N, Tổng P,
Coliform, Dầu mỡ tổng
3.1.3. Danh mục thiết bị quan trắc và thiết bị phòng thí nghiệm
Bảng 2: Thông tin về thiết bị quan trắc và phòng thí nghiệm Tần suất Tần suất Mục đích sử Nước sản STT Tên thiết bị kiểm tra hiệu chuẩn dụng xuất (tháng) (năm) I
NHÓM THIẾT BỊ LẤY MẪU KHÔNG KHÍ Bơm lấy mẫu khí SKC (8 Lấy mẫu 1 Anh, Mỹ 3 1 cái) không khí
Máy lấy mẫu bụi thể tích 2 Lấy mẫu bụi Nhật 1 1 cao (2 cái)
Máy đo nhiệt độ, độ ẩm, tốc Đo nhiệt độ, 3 Mỹ 1 1 độ gió độ ẩm 4
Máy đo tiếng ồn (3 cái) Đo tiếng ồn Nhật 2 1 II
THIẾT BỊ ĐO KHÍ THẢI
Thiết bị phân tích khí thải Đo đạc khí thải 1 Đức 1 1 tại ống khói (3 cái) tại nguồn
3.1.4. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu
Bảng 3: Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu Phương pháp STT Thông số Đơn vị Phương pháp lấy mẫu bảo quản QCVN46:2012/BTNMT 1 Nhiệt độ 0C - (Quan trắc khí tượng) QCVN 46:2012/BTNMT 2 Độ ẩm % - (Quan trắc khí tượng) TCVN 5067 – 1995
(Chất lượng không khí – 3 Bụi µg/m3
Phương pháp khối lượng
xác định hàm lượng bụi) TCVN 7878-1-2010 (Các
đại lượng cơ bản và phương
pháp đánh giá tiếng ồn môi 4 Tiếng ồn dB trường), - TCVN 7878-2-2010 (xác
định mức độ tiếng ồn môi trường) Tiêu chuẩn ngành 52TCN 5 CO µg/m3 - 352 – 89 TCVN 5971-1995 (Không
khí xung quanh – xác định
nồng độ khối lượng của lưu 6 SO2 µg/m3 Lạnh 40C huỳnh dioxit – phương pháp Tetracloromercurat (TCM)/ Pararo sanilin) TCVN 6138-1996 (không
khí xung quanh – xác định 7 NO2 µg/m3
nồng độ khối lượng của các Lạnh 40C nitơ oxyt – phương pháp
phát quang hóa học) TCVN 5999-1995 (Chất
lượng nước – lấy mẫu – 8 Nước thải lít Lạnh 40C
hướng dẫn lấy mẫu nước thải)
3.1.5. Phương pháp phân tích tại phòng thí nghiệm
Bảng 4: Phương pháp phân tích mẫu Phương pháp phân Giới hạn Độ không TT Tên thông số tích phát hiện đảm bảo đo I.
CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 1 Bụi tổng TCVN 5067-1995 5 μg/m3 - 2 SO2 TCVN 5971-1995 10 μg/m3 - 3 NO2 TCVN 6137:1996 10 μg/m3 - Method of Air 4 CO Sampling and Analysis - - (42101-02-69T) II. KHÍ THẢI 1 Nhiệt độ (oC) Testo 350 XL - - 2 Lưu lượng Testo 350 XL - - 3 O2 Testo 350 XL - - 4 CO Testo 350 XL - - 5 SO2 Testo 350 XL - - 6 NO2 Testo 350 XL - - III. NƯỚC THẢI 1 pH TCVN 6492-2011 2 - 12 pH - HACH 8000-1998 3 mg/l - 2 COD TCVN 6491-1999 10 mg/l - TCVN 6001-1-2008 3 mg/l - 3 BOD5 SMEWW -5210 BOD- 0,5 mg/l - B TCVN 6625 -2000 2 mg/l - SMEWW-2540(D)- 4 SS 5 mg/l - 1995 5 mg/l - HACH 8008-1998 5 Tổng N TCVN 6638-2000 2 mg/l - TCVN 6202-2008 0.005 mg/l - 6 Tổng P SMEWW-4500 0.001 mg/l - P(B&E) 7 Coliform TCVN 6187-2-1996 8 Dầu mỡ tổng SMEWW 5520-F-2012
3.1.6. Mô tả địa điểm lấy mẫu
Bảng 5: Địa điểm quan trắc Kiểu/loại STT
Tên điểm quan trắc Ký hiệu
Mô tả điểm quan trắc quan trắc
KHÔNG KHÍ LAO ĐỘNG + KHÔNG KHÍ XUNG QUANH Khu vực kho nguyên Quan trắc chất
Địa hình bằng phẳng, hoạt 1 VT1 liệu phát thải
động bình thường Khu vực trộn nguyên Quan trắc chất
Địa hình bằng phẳng, hoạt 2 VT2 liệu phát thải
động bình thường Khu vực chế biến, Quan trắc chất
Địa hình bằng phẳng, hoạt 3 VT3
đóng gói sản phẩm phát thải
động bình thường Quan trắc chất
Địa hình bằng phẳng, hoạt 4
Khu vực tạo hộp tròn VT4 phát thải
động bình thường Quan trắc chất
Địa hình bằng phẳng, hoạt 5
Khu vực cổng bảo vệ VT5 phát thải
động bình thường Khu vực hàng rào Quan trắc chất
Địa hình bằng phẳng, hoạt 6
cạnh trạm xử lý nước VT6 phát thải
động bình thường thải
KHÍ THẢI TẠI NGUỒN Ống khói khí thải lò Quan trắc chất
Địa hình bằng phẳng, hoạt 7 KT hơi phát thải
động bình thường NƯỚC THẢI Sau hệ thống xử lý Quan trắc chất
Địa hình bằng phẳng, hoạt 8 NT nước thải phát thải
động bình thường
3.1.7. Điều kiện lấy mẫu
Bảng 6: Điều kiện lấy mẫu Khu vực quan Tháng lấy
Đặc điểm Điều kiện lấy STT Người lấy mẫu trắc mẫu thời tiết mẫu Khu vực kho Trời mát, 1 Tháng 03 Bình thường Bùi Bình Dương nguyên liệu gió nhẹ Tháng 06 Lê Hải Đăng Khu vực trộn 2 nguyên liệu Tháng 09 Hoàng Bảo Trung Tháng 10 Khu vực chế 3 biến, đóng gói sản phẩm Khu vực tạo 4 hộp tròn Ống khói khí 5 thải lò hơi (CNG) Võ Trần Hoàng Sau hệ thống 6 xử lý nước thải
3.1.8. Công tác QA/QC trong quan trắc
3.1.8.1. Bảo đảm chất lượng phòng thí nghiệm (QA)
- Về nhân sự: Nhân viên phòng thí nghiệm được quy định rõ chức năng, nhiệm vụ
trong văn bản mô tả công việc và được cấp có thẩm quyền ký.
- Phòng thí nghiệm đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO/IEC 17025:2005, ISO 9001:2008 và theo Giấy phép đủ điều kiện hoạt động dịch
vụ quan trắc môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định.
- Các hồ sơ, tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng được rà soát, bổ sung cập
nhật thường xuyên để phù hợp với tình hình thực tế của phòng thí nghiệm và Trung
tâm (Sồ tay chất lượng, các thủ tục, quy trình, quy định, hướng dẫn, biểu mẫu,...)
- Hàng năm, tổ chức đánh giá nội bộ hoạt động của phòng thí nghiệm theo hệ
thống quản lý chất lượng đang áp dụng. Sau khi đánh giá, phát hiện những điều không
phù hợp phải có biện pháp khắc phục, cải tiến cho phù hợp.
- Tham gia các chương trình so sánh liên phòng thí nghiệm và thử nghiệm thành
thạo quy trình phân tích hàng năm theo yêu cầu của các Thông tư, QCVN đã ban
hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Phòng thí nghiệm đã duy trì và lựa chọn
tham gia các chương trình do Trung tâm Quan trắc Môi trường (CEM) - Tổng Cục
Môi trường và Ban thử nghiệm thành thạo (VINALAB) tổ chức.
- Phương pháp thử nghiệm: Các phương pháp thử nghiệm được áp dụng là các
phương pháp tiêu chuẩn đã được ban hành như TCVN, SMEWW, EPA,... các phương
pháp đều được phê duyệt trước khi đưa vào áp dụng (được rà soát 01 năm/lần hoặc
khi có bất kỳ sự thay đổi nào). Xây dựng đầy đủ các SOP thử nghiệm cho các chỉ tiêu
phân tích, xác định độ không đảm bảo đo cho từng phương pháp của từng chỉ tiêu.
- Thực hiện việc hiệu chuẩn bảo trì và kiểm soát thiết bị định kỳ, tùy loại thiết bị
mà hiệu chuẩn nội bộ hay hiệu chuẩn bên ngoài.
- Điều kiện tiện nghi môi trường luôn được theo dõi hằng ngày, bảo đảm không
ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm và không ảnh hưởng bất lợi đến chất lượng của các phép thử nghiệm.
- Quản lý mẫu thử nghiệm: Trung tâm đã xây dựng bộ phận tiếp nhận mẫu và mã
hóa mẫu trực thuộc phòng Hành chính tổng hợp, mẫu đã được mã hóa chuyển giao
phòng thí nghiệm phân tích những thông số theo yêu cầu trên phiếu chuyển mẫu, sau
khi phân tích xong, mẫu sẽ được lưu giữ trong thời gian quy định.
- Thực hiện phân tích so sánh với các phương pháp giống hoặc khác nhau: một
chỉ tiêu phân tích có nhiều phương pháp thử được lựa chọn, hiện phòng thí nghiệm
đã xin công nhận từ 1 đến 2 phương pháp thử cho 1 chỉ tiêu phân tích, vì vậy luôn
luôn đảm bảo được việc kiểm tra chéo giữa các phương pháp với nhau.
3.1.8.2. Kiểm soát chất lượng phòng thí nghiệm (QC)
- Để kiểm soát chất lượng trong phòng thí nghiệm, phòng thí nghiệm đã sử dụng
các mẫu QC như: Mẫu trắng phương pháp, mẫu lặp, mẫu thêm chuẩn và mẫu chuẩn kiểm soát.
- Số lượng mẫu QC tối thiểu cần thực hiện trong mỗi mẫu phải đủ để kiểm tra sự
nhiễm bẩn của dụng cụ, hóa chất, thuốc thử, các yếu tố ảnh hưởng và đánh giá độ
chụm, độ chính xác của kết quả phân tích nhưng không được vượt quá 15% tổng số
mẫu cần phân tích (Theo Thông tư 21/2012/TT-BTNMT ngày 19/12/2012 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định việc bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng
trong quan trắc môi trường).
- Kiểm tra chất lượng số liệu bằng cách sử dụng phương pháp thống kê, đưa ra
được các giới hạn để so sánh đối chiếu kết quả, phải xác định được sai số chấp nhận được.