-
Thông tin
-
Quiz
Báo cáo thực tập - Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế
Báo cáo thực tập - Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật học (LHK45) 67 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Báo cáo thực tập - Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế
Báo cáo thực tập - Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật học (LHK45) 67 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CUỐI KHÓA
ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CẤP
DƯỠNG CHO CON KHI CHA, MẸ LY HÔN – THỰC
TIỄN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN SƠN HÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI
Thời gian thực tập: Từ ngày 07/8/2023 đến ngày 29/9/2023
Địa điểm thực tập: Tòa án nhân dân huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi
Sinh viên thực hiện: Lâm Thị Kiều Vân
Mã sinh viên: 20A5010252 Lớp: Luật K44B
QUẢNG NGÃI, THÁNG 10 NĂM 2023 ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CUỐI KHÓA
ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CẤP
DƯỠNG CHO CON KHI CHA, MẸ LY HÔN – THỰC
TIỄN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN SƠN HÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI
Thời gian thực tập:Từ ngày 07/8/2023 đến ngày 29/9/2023
Địa điểm thực tập: Tòa án nhân dân huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi
Sinh viên thực hiện: Lâm Thị Kiều Vân
Mã sinh viên: 20A5010252 Lớp: Luật K44B
QUẢNG NGÃI, THÁNG 10 NĂM 2023
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
Thừa Thiên Huế, ngày.... tháng.... năm 2023 Giảng viên hướng dẫn LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập cuối khóa đầu tiên
em xin trân trọng gửi lời cám ơn chân thành và sự kính trọng tới
thầy cô Trường Đại Học Luật – Đại Học Huế, đặc biệt các thầy cô
suốt thời gian qua đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức,
những kinh nghiệm quý bấu về ngành học cũng như những kiến
thức xã hội cho em. Khoa Liên Chi Đoàn Thực Hành Luật và Khởi
Nghiệp còn tạo điều kiện cho em được có cơ hội tham gia kỳ thực
tập để tiếp cận với thực tế, nâng cao năng lực, sự hiểu biết của
bản thân và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn Th.S
Phan Đình Minh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá
trình thực hiện chuyên đề thực tập cuối khóa này.
Đồng thời xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo Tòa án
nhân dân huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi đã tiếp nhận thực tập và
cho em cơ hội được tiếp xúc với thực tiễn và học hỏi nhiều hơn.
Cảm ơn toàn thể các anh chị đồng nghiệp thuộc cơ quan Tòa án
nhân dân huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi đã tận tình chỉ bảo, giúp
đỡ em trong quá trình thực tập ở cơ quan để em có thể hoàn thành
tốt chuyên đề thực tập cuối khóa cũng như tiếp cận nhiều hơn với thực tiễn.
Trải qua quá trình thực tập suốt hai tháng, cũng như là quá trình
làm chuyên đề này, do trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn
còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô, để em có thể
học hỏi, tiếp thu và hoàn thiện hơn trong tương tai.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC MỞ ĐẦU 6
1.Lý do chọn đề tài..................................................................................................6
2. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài...............................................8
3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................8
4. Bố cục đề tài.........................................................................................................9
PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................9
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẤP DƯỠNG CHO CON KHI
CHA, MẸ LY HÔN.................................................................................................9
1.1. Cấp dưỡng.........................................................................................................9
1.1.1. Khái niệm cấp dưỡng...................................................................................9
1.1.2. Phân loại cấp dưỡng.....................................................................................9
1.2. Quy định pháp luật về cấp dưỡng cho con khi cha, mẹ ly hôn....................10
1.2.1 Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn..........................................10
1.2.2 Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn...........10
1.3. Mức cấp dưỡng cho con.................................................................................11
1.3.1. Thời hạn và phương thức cấp dưỡng..........................................................12
1.3.2 Thay đổi, tạm ngưng, chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.....................13
1.3.3. Ý nghĩa của nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi cha, mẹ ly hôn.....................14
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CẤP DƯỠNG CHO CON
KHI CHA MẸ LY HÔN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN SƠN HÀ, TỈNH
QUẢNG NGÃI.......................................................................................................15
2.1. Tổng quan về Tòa án nhân dân Huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.............15
2.1.1. Khái quát chung về huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi................................15
2.1.2. Cơ cấu tổ chức............................................................................................16
2.1.3. Chức năng..................................................................................................17
2.1.4. Quyền hạn..................................................................................................17
2.2. Tình hình chung về vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn tại Tòa án
nhân dân huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi..........................................................17
2.2.1. Nhận xét chung..........................................................................................17
2.2.2. Nguyên nhân..............................................................................................18
2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vấn đề về cấp dưỡng
cho con khi cha mẹ ly hôn.....................................................................................18
2.3.1. Những kết quả đạt được trong công tác giải quyết.....................................18
2.3.2. Những hạn chế, vướng mắc trong công tác giải quyết cấp dưỡng cho con
khi cha, mẹ ly hôn................................................................................................21
2.3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha
mẹ ly hôn tại Tòa án nhân dân huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi..........................23
2.3.4.Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly
hôn.......................................................................................................................23
2.3.5. Đối với hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân huyện Sơn Hà...................23
2.3.6. Đối với các bên..........................................................................................24
2.3.7. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về nghĩa cụ
cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn trong nhân dân.........................................24
2.3.8. Nâng cao chất lượng công tác hòa giải.......................................................25
KẾT LUẬN............................................................................................................26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................28
DANH MỤC TÀI LIỆU SƯU TẦM.....................................................................29 MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, là môi trường quan trọng hình thành và giáo
dục nhân cách con người. Ở nước ta, vấn đề gia đình luôn được Đảng, Nhà nước
quan tâm một cách đặc biệt. Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Gia đình là một trong
những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển đất nước nhằm thực hiện mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Đề cao vai trò gia đình trong đời sống xã hội, Nhà nước đã ban hành Luật
Hôn nhân gia đình. Luật Hôn nhân và gia đình có nhiệm vụ góp phần xây dựng,
hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực
pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo
đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến
bộ, hạnh phúc, bền vững.
Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam luôn quan tâm và đề cao vấn đề xây dựng và phát triển gia
đình. Trong "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội", Đảng ta đã khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu
nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường giáo dục nếp sống và hình thành nhân
cách. Các chính sách của nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia đình no ấm, hòa
thuận, tiến bộ, nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi lớp người”.
Trong vài năm gần đây, khi nền kinh tế thị trường ngày càng
phát triển, công nghệ thông tin du nhập và phổ biến dần trong xã
hội cùng với sự hội nhập quốc tế đã làm du nhập nhiều nền văn
hóa, quan điểm, tư tưởng của nhiều quốc gia trên Thế giới làm
thay đổi đi nhiều quan điểm, nhận thức về xã hội trong mỗi người,
đặc biệt trong quan hệ hôn nhân và gia đình, với biểu hiện rõ nhất
là số vụ ly hôn đã và đang càng ngày gia tăng. Trong mỗi chúng ta, ai
cũng muốn có một cuộc hôn nhân hoàn hảo, một gia đình hạnh phúc trọn vẹn và
thực hiện tốt các yêu cầu đúng như Luật hôn nhân và gia đình quy định. Tuy nhiên,
có những lý do khách quan, chủ quan làm cho những mong muốn đó không thực
hiện được. Hôn nhân tan vở, gia đình không hạnh phúc dẫn đến việc ly hôn. Từ đó
phát sinh hệ quả sau hôn nhân trong đó có vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn. Việc cấp
dưỡng nhằm đảm bảo cho người được cấp dưỡng được hưởng sự quan tâm, chăm
sóc về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Theo nguyên tắc, khi quan hệ
hôn nhân chấm dứt, quan hệ nhân thân giữa vợ chồng cũng chấm dứt theo. Tuy
nhiên, quan hệ tài sản trong đó có quan hệ cấp dưỡng giữa vợ và chồng không hẳn
đã chấm dứt. Nếu một bên vợ hoặc chồng gặp khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp
dưỡng mà có lí do chính đáng thì người chồng hoặc vợ cũ có nghĩa vụ cấp dưỡng
theo khả năng của họ. Đặc biệt, sau khi vợ chồng ly hôn, con cái là người phải gánh
chịu nhiều thiệt thòi nhất.
Huyện Sơn Hà là một huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Ngãi với dân số khá
ít, chủ yếu là nơi sinh sống của những đồng bào dân tộc thiểu số như: H’re, Cadong
và một số dân tộc khác nên trình độ dân trí ở khu vực này không cao, nghề nghiệp
không ổn định,… dẫn đến tình trạng ly hôn ngày càng nhiều và phức tạp hơn trong
những năm gần đây. Gia đình tan nát, con cái là người gánh chịu nhiều thiệt thòi
nhất bởi không nhận được sự quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cùng một
lúc của cả cha và mẹ. Thực tiễn tại Tòa án huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi đã xảy
ra các trường hợp cha, mẹ sau khi ly hôn đã bỏ mặc, trốn tránh trách nhiệm cấp dưỡng cho con.
Cần phải nhìn nhận rõ ràng rằng, ly hôn không phải là điều
xấu, tuy nhiên hậu quả do ly hôn nếu như không được giải quyết
thỏa đáng sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực không chỉ đến người
trong cuộc là vợ/chồng mà còn tới con cái và tật tự xã hội. Thời gian
qua em thực tập tại Tòa án nhân dân huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi đã được tiếp
xúc với rất nhiều vụ án ly hôn, đọc hồ sơ vụ án ly hôn, tiếp đương sự cùng với Thư
ký phần nào cũng hiểu được công việc tại Tòa án.
Vì những lý do trên em chọn đề tài “Pháp luật về giải quyết vấn đề cấp
dưỡng cho con khi cha, mẹ ly hôn – thực tiễn tại Tòa án nhân dân huyện Sơn
Hà, tỉnh Quảng Ngãi” làm chuyên đề báo cáo thực tập cuối khóa.
2. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài Về mục đích:
- Làm sáng tỏ các quy định của pháp luật về cấp dưỡng cho con khi cha, mẹ ly hôn;
- Tập trung tìm hiểu thực tiễn công tác giải quyết tại Tòa án nhân
dân huyện Sơn Hà trong thời gian qua về giải quyết vấn đề cấp
dưỡng cho con khi cha, mẹ ly hôn.
-Tập trung tìm hiểu thực tiễn công tác giải quyết tại Tòa án nhân
dân huyện Sơn Hà trong thời gian qua về giải quyết cấp dưỡng cho
con khi cha, mẹ ly hôn giai đoạn 2017 đến nay.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác
giải quyết cấp dưỡng cho xon khi cha, mẹ ly hôn. Về đối tượng:
Các vấn đề lý luận và thực tiễn giải quyết cấp dưỡng cho con khi
cha, mẹ ly hôn tại Tòa án nhân dân huyện Sơn Hà.
Về phạm vi nghiên cứu đề tài:
Về mặt không gian: giới hạn ở Tòa án nhân dân huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi;
Về mặt thời gian: giới hạn từ năm 2017 đến nay.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu nhập thông tin bằng việc quan sát, học hỏi - Phương pháp phân tích
- Phương pháp thu thập thập thông tin từ việc tổng hợp số liệu,
phân tích đồng thời tìm hiểu thêm từ các thông tin sách, báo,
nguồn tin từ mạng Internet và những thông tin từ báo cáo định kỳ
tại Tòa án nhân dân huyện Sơn Hà.
4. Bố cục đề tài PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẤP DƯỠNG CHO CON KHI CHA, MẸ LY HÔN 1.1. Cấp dưỡng
1.1.1. Khái niệm cấp dưỡng
Trước hết, cấp dưỡng được hiểu là quan hệ pháp luật, theo đó thành viên trong
gia đình, người có đủ khả năng phải có nghĩa vụ đảm bảo cho người có quan hệ hôn
nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng với mình sự chu cấp mang yếu tố tài sản trên cơ
sở tuân thủ các điều kiện được pháp luật quy định. “Cấp dưỡng là việc một người
có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của
người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi
dưỡng trong trường hợp người đó là chưa thành niên, người đã thành niên mà
không có khả1năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp
khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.”1
1.1.2. Phân loại cấp dưỡng
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình có thể chia thành bốn hàng cấp dưỡng như sau:
Hàng thứ nhất, bao gồm nghĩa vụ cấp dưỡng giữa những người có quan hệ
gần gũi thân thiết nhất trong gia đình. Đó là nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ đối
với con , nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng 2 3.
Hàng thứ hai, bao gồm việc cấp dưỡng giữa anh, chị, em4. Nghĩa vụ cấp
dưỡng ở hàng thứ hai chỉ phải thực hiện khi những người có nghĩa vụ cấp dưỡng ở
hàng thứ nhất chết hoặc còn sống mà không thực hiện được nghĩa vụ này mà thôi
Hàng thứ ba là nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà và cháu . Nghĩa vụ 5 cấp dưỡng
giữa ông bà và cháu chỉ được đặt ra khi những người có nghĩa vụ cấp dưỡng ở hàng
thứ nhất và hàng thứ hai không có hoặc có mà không thể thực hiện được nghĩa vụ này.
Hàng thứ tư là nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu
ruột6. Nghĩa vụ cấp dưỡng này chỉ được thực hiện khi những người có nghĩa vụ cấp
dưỡng ở hàng thứ nhất, hàng thứ hai, hàng thứ ba không có hoặc có mà không thể
thực hiện được nghĩa vụ này.
1 Khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
2 Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
3 Điều 115 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
4 Điều 112 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
5 Điều 113 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
6 Điều 114 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Nhóm chủ thể của nghĩa vụ cấp dưỡng không phải là cố định. Nó được xác
định bởi những điều kiện kinh tế - xã hội của đời sống xã hội, cũng như ý chí của người làm luật.
1.2. Quy định pháp luật về cấp dưỡng cho con khi cha, mẹ ly hôn
1.2.1 Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn
Khi cha mẹ ly hôn, người không trực tiếp nuôi con. Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp
dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và
không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con.7
1.2.2 Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ cho con phát sinh trên cơ sở nghĩa vụ chăm
sóc, nuôi dưỡng con. Khi vợ chồng ly hôn, họ không thể cùng nhau trực tiếp nuôi
con. Do đó, nghĩa vụ cấp dưỡng được đặt ra nhưng phải đầy đủ các điều kiện sau:
– Đối với người có nghĩa vụ cấp dưỡng: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 82
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì: “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa
vụ cấp dưỡng cho con”. Như vậy, sau khi ly hôn nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ
đối với con sẽ phát sinh khi cha, mẹ là người không trực tiếp nuôi con.
– Đối với người được cấp dưỡng: Theo quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân
và gia đình 2014: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con
đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình
trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi
phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”. Trong trường hợp cha, mẹ sau khi ly hôn và không
sống chung cùng con sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con thuộc các đối tượng:
+ Con chưa thành niên: Nghĩa vụ cấp dưỡng là bắt buộc. Vì có mối liên hệ mật
thiết trên cơ sở huyết thống và nuôi dưỡng. Con chưa thành niên là những người
7 Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
dưới 18 tuổi (chưa có sự trưởng thành về mặt thể chất và tâm lý nên không có khả
năng lao động). Là quan hệ cấp dưỡng có thời hạn.
+ Con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự
nuôi mình. Chỉ trong những trường hợp đặc biệt thuộc diện bị khuyết tật, bị mất
năng lực hành vi dân sự, bị tâm thần. Còn không có tài sản để tự nuôi mình là
trường hợp con đang là học sinh, sinh viên thì cha mẹ phải cấp dưỡng cho con.
1.3. Mức cấp dưỡng cho con
Mức cấp dưỡng nuôi con do các bên thỏa thuận căn cứ vào thu nhập và khả
năng thực tế của người có nghĩa vụ và nhu cầu thiết yếu của người được cấp
dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.8
Như vậy, mức cấp dưỡng được xác định dựa trên hai điều kiện sau: khả năng
thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.
Theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 “Khả năng thực tế
là người có thu nhập thường xuyên hoặc tuy không có thu nhập thường xuyên
nhưng còn tài sản sau khi đã trừ đi chi phí thông thường cần thiết cho cuộc sống của người đó”.
Còn theo Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP thì: “Nhu cầu thiết yếu
của người được cấp dưỡng được xác định căn cứ vào mức sinh hoạt trung bình tại
địa phương nơi người được cấp dưỡng cư trú, bao gồm các chi phí thông thường
cần thiết về ăn, ở, mặc, học, khám chữa bệnh và các chi phí thông thường cần thiết
khác để bảo đảm cuộc sống của người được cấp dưỡng”.
Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi ví dụ tăng khoản tiền
sinh hoạt như: ăn, ở, mặc, học, khám chữa bệnh và các chi phí thông thường cần
8 Khoản 1 Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
thiết khác. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận lại, nếu không thỏa
thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
1.3.1. Thời hạn và phương thức cấp dưỡng
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
Thời hạn cấp dưỡng được hiểu là khoảng thời gian thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng cho con khi cha, mẹ ly hôn theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không có quy định cụ thể về thời hạn
cấp dưỡng khi ly hôn mà tùy từng trường hợp, các bên có thể thỏa thuận hoặc Tòa
án quyết định thời hạn cấp dưỡng tại Điều 118 về chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng.
Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
Được hiểu là hình thức, cách thức nhằm chuyển giao một số tiền hoặc một số
hiện vật có số lượng lớn đã được xác định theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết
định của Tòa án từ người cấp dưỡng sang người được cấp dưỡng có thể là trực tiếp
hay gián tiếp thông qua cơ quan thi hành án. Về phương thức thực hiện nghĩa vụ
cấp dưỡng, pháp luật Việt Nam quy định, việc cấp dưỡng có thể được thực hiện
định kỳ, hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc cấp dưỡng một lần. Trong
trường hợp các bên không thể thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong
trường hợp cần thiết, cũng có thể thực hiện việc thay đổi phương thức thực hiện
nghĩa vụ cấp dưỡng, tạm ngừng nghĩa vụ cấp dưỡng9. Tuy nhiên, vấn đề này chỉ
được đặt ra khi có dấu hiệu cho thấy người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình
trạng khó khăn về kinh tế, không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
1.3.2 Thay đổi, tạm ngưng, chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng cho con
*Thay đổi, tạm ngưng nghĩa vụ cấp dưỡng
Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn có thể thay đổi về mức cấp
dưỡng, phương thức cấp dưỡng khi thực hiện nghĩa vụ. Khi có lý do chính đáng,
9 Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa
thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết.10
Quan hệ cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn thường tồn tại trong một
khoảng thời gian nhất định. Khi sự thay đổi đó xuất hiện, mức cấp dưỡng do các
bên thảo thuận hoặc do Tòa án quyết định trước đây không còn phù hợp nữa. Trong
những trường hợp đó, các bên có thể tự tiến hành thỏa thuận để thay đổi một mức
cấp dưỡng khác phù hợp hơn, không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngưng cấp
dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn
về kinh tế mà không có khă năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa
thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.11 Nếu người cấp dưỡng không có khả
năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như gặp khó khăn về kinh tế như bị
rơi vào tình trạng phá sản, bị thất nghiệp, sức khỏe giảm sút không có khả năng lao
động, không có tài sản để tự nuôi mình thì người cấp dưỡng không thể thực hiện
nghĩa vụ cấp dưỡng. Nhưng tình trạng này không làm chấm dứt được nghĩa vụ cấp
dưỡng nghĩa vụ cấp dưỡng của người có nghĩa vụ, họ chỉ có thể thỏa thuận với
người được cấp dưỡng để tạm ngưng việc thực hiện nghĩa vụ, nếu các bên không
thể thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết. Khi Tòa án giải quyết Tòa án phải
xem xét, hoàn cảnh của bên phải cấp dưỡng và bên được cấp dưỡng để đưa ra quyết định phù hợp.
Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng:
“Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
10 Khoản 2 Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
11 Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
3. Người được cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
6. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.”12
Từ đó, rút ra được các trường hợp sẽ chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng cho con
khi cha, mẹ ly hôn là trường hợp 1, 2, 3, 4, 6.
1.3.3. Ý nghĩa của nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi cha, mẹ ly hôn
Xu hướng hiện nay đối với các cặp đôi thường là kết hôn rất sớm, độ tuổi kết
hôn trung bình của cả nam và nữ ngày càng được “trẻ hóa”. Mà kết hôn khi còn trẻ
thì tỷ lệ ly hôn giữa các cặp vợ chồng lại càng cao bởi những suy nghĩ, trải nghiệm,
sự thấu hiểu nhau còn hạn chế, dẫn đến tỷ lệ ly hôn gia tăng. Kéo theo sự chia tay
của một cặp vợ chồng thì vấn đề quan trọng nhất được đặt ra là những đứa con
chung của họ sau ly hôn sẽ giải quyết như thế nào, làm sao để con ít tổn thương
nhất và không bị ảnh hưởng đến tâm lý phát triển sau này của con. Vì thế mà việc
bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn là điều cần thiết.
Khi ly hôn, một trong những vấn đề quan trọng đó là việc xác định người trực tiếp
nuôi dưỡng, giáo dục con sau này, có ý nghĩa quyết định đến cuộc sống, tương lai
của con. Người trực tiếp nuôi dưỡng con sẽ là người sống cùng con, chăm sóc, quan
tâm, lo lắng cho con là người có ảnh hưởng sâu sắc nhất tới sự phát triển nhân cách,
thể chất, trí tuệ của con.
12 Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CẤP DƯỠNG CHO CON
KHI CHA MẸ LY HÔN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN SƠN HÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. Tổng quan về Tòa án nhân dân Huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi
2.1.1. Khái quát chung về huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi
Sơn Hà là một huyện miền núi nằm ở phía tây tỉnh Quảng Ngãi, huyện nằm
trong vùng khó khăn với địa hình đồi núi hiểm trở, nền kinh tế còn chưa phát triển,
dân số đông thuộc nhiều dân tộc thiểu số khác nhau. Do đó, đời sống nhân dân còn
gặp nhiều khó khăn, nền văn hóa đa dạng dẫn đến quan điểm lối sống trong xã hội
không đồng đều. Phía đông giáp các huyện Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Minh Long; Phía
tây giáp huyện Sơn Tây; Phía Nam giáp huyện Ba Tơ và Kon Tum; Phía bắc giáp
các huyện Trà Bồng và Tây Trà. Diện tích 750,31 km². Dân số 65.937 người. Đơn
vị hành chính trực thuộc gồm 13 xã: Sơn Trung, Sơn Thượng, Sơn Bao, Sơn Thành, Sơn Hạ,
Sơn Nham, Sơn Giang, Sơn Linh,Sơn Cao, Sơn Hải, Sơn Thủy, Sơn Kỳ, Sơn Ba, và
một thị trấn (Di lăng huyện lỵ, nguyên là xã Sơn Lăng), với 77 thôn và tổ dân phố.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Địa điểm trụ sở chính: thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.
Tòa án nhân dân huyện Sơn Hà được thành lập vào đầu những năm 1976, thời
gian đầu chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan hành chính địa phương tức là Ủy ban
nhân dân huyện, đến năm 1981 phụ thuộc một phần của Bộ Tư Pháp. Từ năm 1992
đến năm 2001 Tòa án huyện chịu sự quản lý của Sở Tư Pháp tỉnh Quảng Ngãi về
mặt cơ cấu tổ chức. Từ năm 2001 đến nay Tòa án hoạt động hoàn toàn độc lập và
tách rời sự quản lý của Sở Tư Pháp, mà Tòa án hoạt động trong lĩnh vực ngành
riêng của mình và chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan cấp trên cùng ngành. Chánh án Phó chánh án Thẩm phán Thư ký Thẩm phán Thư ký Tài vụ Văn phòng
Căn cứ theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 2.1.3. Chức năng
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, thực hiện quyền tư pháp. Khi nói Tòa án nhân dân cũng như cơ quan nhà
nước khác mà xác định phương diện, phạm vi hoạt động của cơ quan nhà nước
mình. Tòa án nhân dân huyện xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia
đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo
quy định của pháp luật thuộc thẩm quyền của mình.
Trong phạm vi chức năng của mình Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ
tài sản của nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân
phẩm của công dân. Bằng hoạt động của mình Tòa án góp phần giáo dục công dân
trung thành với Tổ Quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy
tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh và phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác. 2.1.4. Quyền hạn
Tòa án nhân dân huyện Sơn Hà cũng như các Tòa án huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh và tương đương, hoạt động xét xử sơ thẩm vụ việc theo quy định của
pháp luật tố tụng thuộc thẩm quyền của mình và giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.13
2.2. Tình hình chung về vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha
mẹ ly hôn tại Tòa án nhân dân huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi
2.2.1. Nhận xét chung
Hoạt động giải quyết vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha, mẹ ly hôn tại Tòa án
nhân dân huyện Sơn Hà hiện nay được dựa trên cơ sở Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014, Luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Luật Thi hành án sửa đổi, bổ sung năm
2014 và các văn bản luật khác liên quan. Các văn bản còn quy định đã hoàn thiện
hơn trước rõ ràng, cụ thể về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cũng như cách thức tiến
hành giải quyết vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha, mẹ ly hôn. Tạo điều kiện để các
bên đảm bảo quyền lợi cho con. Bên cạnh đó, với tình hình xã hội ngày càng phát
triển là yếu tố không nhỏ dẫn đến vẫn còn những hạn chế từ quy định của pháp luật
còn chung chung chưa rõ ràng vướng mắc trong quá trình giải quyết.
13 Điều 44 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 2.2.2. Nguyên nhân
Trước tiên là phải nói đến nguyên nhân dẫn đến tình trạng ly hôn ngày càng
nhiều ở huyện Sơn Hà: nguyên nhân chủ yếu là do mâu thuẫn gia đình dẫn đến việc
vợ hoặc chồng ngoại tình làm cho hạnh phúc gia đình rạn nức. Mặc khác, nền kinh
tế đang chuyển đổi từ hướng đang phát triển thành phát triển nên cũng góp phần
làm ảnh hưởng một phần nào đó đến quan hệ hôn nhân và gia đình, sự thiếu thận
trọng, bồng bột trong việc làm kinh tế gia đình từ đó dẫn đến đổ vỡ sự nghiệp, tiếp
theo hạnh phúc gia đình cũng bị lung lây. Dân cư chủ yếu là người đồng bào thiểu
số nên việc phổ biến kiến thức pháp luật còn sơ sài, chưa được tiếp thu tốt, hơn nữa
nhận thức của giới trẻ về hôn nhân và gia đình còn quá nông cạn. Ngoài những
nguyên nhân trên thì còn có những nguyên nhân khác như: người vợ hoặc người
chồng vi phạm đạo đức, vi phạm chế độ 1 vợ 1 chồng đó.
Với thực trạng của huyện Sơn Hà có đặc điểm là huyện miền núi, dân trí thấp,
nên số lượng vụ án ly hôn không nhiều so với các huyện đồng bằng khác trong tỉnh.
Vì vậy số lượng vụ án liên quan đến vấn đề cấp dưỡng cho con cũng ít. Có thể kể
đến một số nguyên nhân khiến cho việc cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn không được chú trọng.
2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các
vấn đề về cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn
2.3.1. Những kết quả đạt được trong công tác giải quyết
Qua thời gian nghiên cứu, thực tập về vấn đề giải quyết cấp dưỡng cho con khi
cha, mẹ ly hôn tại Tòa án nhân huyện Sơn Hà là công việc thực tế đi sâu vào cơ sở,
là yếu tố quan trọng giúp cho em học hỏi được rất nhiều công việc thực tiễn mà các
Thư ký, Thẩm phán giải quyết các vụ việc xét xử như thế nào, các thủ tục tố tụng
phần nào hiểu được công việc, những quy định pháp luật trong quá trình học tập tại
trường để thực hành vào công việc thực tế tại Tòa án. Tìm hiểu một vấn đề trong án
hôn nhân và gia đình tại Tòa án nhân dân huyện Sơn Hà chính là tìm hiểu những
công việc hàng ngày của các Thư ký, Thẩm phán, công việc tiếp đương sự, hòa giải
các vụ ly hôn, đi tống đạt giấy tờ cho các đương sự thấy được những ưu cũng như