Báo cáo thực tập môn Quản lý dự án xây dựng | Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Báo cáo thực tập môn Quản lý dự án xây dựng của Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản lý dự án (cho kỹ sư)
Trường: Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 36991220 TÓM TẮT
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Tiền
Giang được thành lập theo Quyết định số 09/QĐ-UBND ngày 04/01/2017 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Tiền Giang trên cơ sở hợp nhất các Ban Quản lý dự án: Ban Quản lý các dự án tỉnh
Tiền Giang, Ban Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng ngành Giáo dục - Đào tạo Tiền
Giang (thuộc Sở Giáo dục - Đào tạo), Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng ngành Y tế
Tiền Giang (thuộc Sở Y tế), Ban Quản lý dự án xây dựng Trường Đại học Tiền Giang (thuộc
Trường Đại học Tiền Giang). Ban QLDA dân dụng là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban
nhân dân tỉnh thực hiện chức năng làm chủ đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công
và dự án sử dụng nguồn vốn khác khi được giao.
Trong quá trình thực tập tại Ban QLDA dân dụng, bản thân được tiếp xúc với công
tác lựa chọn nhà thầu. Đây là công tác quan trọng nhằm lựa chọn các nhà thầu có đủ năng
lực, kinh nghiệm để triển khai thực hiện các công việc trong quá trình triển khai dự án từ
giai đoạn chuẩn bị dự án (Tư vấn khảo sát, Tư vấn lập dự án,…) đến giai đoạn thực hiện dự
án (Tư vấn thiết kế, Tư vấn thẩm tra thiết kế, Thi công xây dựng, Cung cấp thiết bị,…). Do
đó, công tác lựa chọn nhà thầu có ý nghĩa quyết định đến tiến độ, chất lượng hoàn thành dự án.
Bởi tính chất quan trọng của công tác lựa chọn nhà thầu như nêu trên, Ban QLDA dân
dụng đã ban hành quy trình quản lý công tác lựa chọn nhà thầu dựa trên quy định của Luật
Đấu thầu và các nghị định, thông tư hướng dẫn về công tác lựa chọn nhà thầu để triển khai
thực hiện công việc đạt hiệu quả, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ xuyên suốt quá trình
thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu.
Qua thời gian thực tập tại Ban QLDA dân dụng, em đã rút ra một số kinh nghiệm
trong công tác lựa chọn nhà thầu, góp phần phục vụ cho công tác quản lý xây dựng được tốt hơn./. lOMoARcPSD| 36991220 ABSTRACT
The Project Management Board for Civil and Industrial Construction Investment of
Tien Giang Province (Civil PMB) was established based on Decision No. 09/QD-UBND
dated January 4, 2017, by the People's Committee of Tien Giang Province, through the
merger of several project management boards: the Tien Giang Provincial Project
Management Board, the Education and Training Sector Investment and Construction
Project Management Board of Tien Giang Province (under the Department of Education
and Training), the Health Sector Investment and Construction Project Management Board
of Tien Giang Province (under the Department of Health), and the University of Tien Giang
Construction Project Management Board (under the University of Tien Giang). The Civil
PMB is a public entity under the People's Committee of the province, responsible for acting
as the investor for various public investment projects and other projects when assigned.
During the internship at the Civil PMB, I had the opportunity to be involved in the
contractor selection process. This is a crucial task aimed at selecting contractors with the
necessary qualifications and experience to carry out various activities in the project
implementation process, from the project preparation phase (consulting on surveys, project
preparation consultation, etc.) to the project execution phase (design consulting, design
appraisal consulting, construction, equipment supply, etc.). Therefore, the contractor
selection process significantly impacts the project's progress and quality of completion.
Given the importance of the contractor selection process as mentioned above, the Civil
PMB has established a contractor selection management procedure based on the regulations
of the Procurement Law and various decrees and guidelines regarding contractor selection
to ensure effective and consistent management throughout the contractor selection process.
Through my internship at the Civil PMB, I have gained valuable experience in
contractor selection, contributing to the improvement of construction management practices. MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TẠI CÔNG TY/DOANH NGHIỆP .... i lOMoAR cPSD| 36991220
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN .............................................................. ii
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT (nếu có) ........................................... iii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iv
TÓM TẮT .................................................................................................................. v
ABSTRACT .............................................................................................................. vi
MỤC LỤC ................................................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ......................................................................................... ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ x
DANH MỤC VIẾT TẮT .......................................................................................... xi
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP TỈNH TIỀN GIANG ............... 1
1.1 Giới thiệu chung ................................................................................................. 1
1.1.1 Vị trí pháp lý:................................................................................................... 1
1.1.2 Chức năng: ....................................................................................................... 1
1.1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn ................................................................................... 2
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................................... 5
1.3 Các dự án tiêu biểu đã và đang triển khai/quản lý ............................................... 5
1.4 Nhận xét chung về Ban QLDA dân dụng ............................................................ 6
CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI Ban Quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp TỈNH Tiền Giang ... 8
2.1 Quy trình quản lý chung ..................................................................................... 8
2.2 Quy trình quản lý cụ thể ..................................................................................... 9
2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án ...................................................................... 9
2.2.2 Giai đoạn thực hiện dự án ................................................................................ 9
2.2.3 Giai đoạn kết thúc xây dựng ............................................................................ 9
2.2.4 Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng ....................................................... 10
2.2.5 Nội dung quản lý dự án: ................................................................................. 10
2.2.6 Các chức năng của công tác quản lý dự án: .................................................... 11
2.3 Quy trình quản lý công tác đấu thầu ................................................................. 11
2.3.1 Trình phê duyệt kế hoạch LCNT giai đoạn CBDA (Luật Đấu thầu 2013, Nghị định
63/2014/NĐ-CP, Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT): ......................................... 12 lOMoARcPSD| 36991220
2.3.2 Trình phê duyệt kế hoạch LCNT giai đoạn THDA (Luật Đấu thầu 2013, Nghị định
63/2014/NĐ-CP, Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT): ......................................... 13
2.3.3 Quy trình chỉ định thầu rút gọn quy định tại Điều 22 Luật Đấu thầu 2013, Điều
56 Nghị định 63/2014/NĐ-CP: ............................................................................... 14
2.3.4 Quy trình chỉ định thầu thông thường quy định tại Điều 55 Nghị định
63/2014/NĐ-CP: ..................................................................................................... 15
2.3.5 Quy trình LCNT đối với đấu thầu rộng rãi qua mạng theo phương thức 1 giai
đoạn 1 túi hồ sơ: ..................................................................................................... 16
2.3.6 Quy trình LCNT đối với đấu thầu rộng rãi qua mạng theo phương thức 1 giai
đoạn 2 túi hồ sơ: ..................................................................................................... 17
2.3.7 Nhận định ưu và nhược điểm của quy trình LCNT trên. ................................ 17
CHƯƠNG 3. kết luận .............................................................................................. 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 20
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ban QLDA dân dụng [1] .............................................. 5
Hình 2.1 Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban QLDA dân dụng [3] .............. 10
Hình 2.2 Các chức năng của công tác quản lý dự án .......................................................... 11
Hình 2.3 Quy trình phê duyệt kế hoạch LCNT giai đoạn chuẩn bị dự án [3] ..................... 12
Hình 2.4 Quy trình phê duyệt kế hoạch LCNT giai đoạn thực hiện dự án [3] ................... 13
Hình 2.5 Quy trình chỉ định thầu rút gọn [3] ...................................................................... 14
Hình 2.6 Quy trình chỉ định thầu thông thường [3] ............................................................ 15
Hình 2.7 Quy trình ĐTRR qua mạng theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ [3] .......... 16
Hình 2.8 Quy trình ĐTRR qua mạng theo phương thức 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ [3] .......... 17
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Danh mục công trình tiêu biểu Ban QLDA dân dụng đã thực hiện ......................
5 DANH MỤC VIẾT TẮT Ban QLDA dân dụng
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng
và công nghiệp tỉnh Tiền Giang lOMoAR cPSD| 36991220 ĐTRR Đấu thầu rộng rãi LCNT Lựa chọn nhà thầu KHLCNT
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu CBDA Chuẩn bị dự án THDA Thực hiện dự án UBND tỉnh Ủy ban nhân dân tỉnh HSMT Hồ sơ mời thầu HSDT Hồ sơ dự thầu HSĐXKT
Hồ sơ đề xuất kỹ thuật HSĐXTC
Hồ sơ đề xuất tài chính TCG Tổ chuyên gia BMT Bên mời thầu TVĐTXD
Phòng Tư vấn đầu tư xây dựng KTTĐ
Phòng Kỹ thuật thẩm định QLDA Phòng Quản lý dự án TCKH
Phòng Tài chính kế hoạch VP Văn phòng HS Hồ sơ DS Danh sách lOMoARcPSD| 36991220
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP TỈNH TIỀN GIANG
1.1 Giới thiệu chung
Ban QLDA dân dụng là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có vị trí,
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
1.1.1 Vị trí pháp lý:
- Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Tiền
Giang là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, hoạt động theo cơ
chế tự chủ về tài chính, tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư theo quy định, có tư
cách pháp nhân và có con dấu riêng, được mở tai khoản tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Tiền
Giang và các Ngân hàng thương mại khác,... để giao dịch theo quy định của pháp luật;
- Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Tiền
Giang do ủy ban nhân dân tỉnh thành lập nhằm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp tổ
chức, quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công
nghiệp sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách, dự án vốn ODA
do ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan chủ quản, chủ dự án;
- Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Tiền
Giang chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn chuyên ngành của Sở xây dựng và
các Sở, ngành khác có liên quan.
- Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Tiền
Giang có địa chỉ: Số 03A Ngô Quyền, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang - Điện thoại: 0273.3867868. 1.1.2 Chức năng:
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Tiền
Giang thực hiện chức năng theo quyết định nẩy và theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 7
Thông tư 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ xây dựng gồm: a.
Làm Chủ đầu tư một số dự án sử dụng vốn ngân sách, vốn nhà nước ngoài ngân
sách, dự án vốn ODA do người quyết định đầu tư giao; lOMoAR cPSD| 36991220 b.
Thực hiện chức năng tư vấn quản lý dự án cho các dự án khác hoặc thực
hiện một số công việc tư vấn trên cơ sở bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ quản lý dự án
được giao và đáp ứng yêu cầu về năng lực theo quy định khi thực hiện công việc tự vấn; c.
Tiếp nhận và quàn lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật; d.
Tổ chức quản lý các dự án do mình làm Chủ đầu tư và nhận ủy thác quản
lý dự án theo hợp đồng ủy thác quản lý dự án cho các Chủ đầu tư khác khi được yêu cầu
và có đủ điều kiện năng lực để thực hiện theo quy định của pháp luật;
đ) Bàn giao công trình hoàn thành cho Chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình khi kết thúc xây dựng;
e) Thực hiện các chức năng khác do Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh giao.
1.1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh
Tiền Giang có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác quản lý
dự án theo quy định của pháp luật và hướng dẫn tại Điều 8 của Thông tư
16/2016/TTBXD ngày 30/6/2016 của Bộ xây dựng, các nhiệm vụ, nội dung quản lý dự
án quy định tại Điều 66 của Luật xây dựng và của pháp luật có liên quan gồm: a.
Tham mưu cho UBND tinh về chủ trương đầu tư, các nội dung về chuẩn bị đầu
tư, quyết định đầu tư, trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định; b.
Tham gia mời gọi đầu tư, chủ động phối hợp với các cơ quan của bộ, ngành
trung ương; các sở, ngành tỉnh về việc thẩm định nguồn vốn các dự án đầu tư theo quy
định của Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014; c.
Thực hiện các dự án vốn ODA được ủy ban nhân dân tỉnh giao kể từ giai
đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng, nghiệm thu, đưa công
trình vào khai thác sử dụng đảm bảo tính hiệu quả, tính khả thi của dự án, tuân thủ đúng
theo trình tự quản lý đầu tư xây dựng và Hiệp định được ký kết giữa nhà nước Việt Nam và đối tác ODA. d.
Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư gồm: lOMoAR cPSD| 36991220
- Lập kế hoạch dự án: Lập, trình phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án hàng năm,
trong đó phải xác định rõ các nguồn lực sử dụng, tiến độ thực hiện, thời hạn hoàn thành,
mục tiêu chất lượng và tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện;
- Tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng: Thực hiện các thủ tục liên
quan đến quy hoạch xây dựng, sử dụng đất đai, tài nguyên, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ
cảnh quan, môi trường, phòng chống cháy nổ có liên quan đến xây dựng công trình; tổ
chức lập dự án, trình thấm định, phê duyệt dự án theo quy định; tiếp nhận, giải ngân vốn
đầu tư và thực hiện các công việc chuẩn bị dự án khác;
- Các nhiệm vụ thực hiện dự án: Thuê tư vấn thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng
và trình thẩm định, phê duyệt hoặc tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây
dựng (theo phân cấp); chủ trì phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện công
tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư (nếu có) và thu hồi, giao nhận đất để
thực hiện dự án; tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; giám sát quá
trình thực hiện; giải ngân, thanh toán theo hợp đồng xây dựng và các công việc cần thiềt khác;
- Các nhiệm vụ kết thúc xây dựng, bàn giao công trình để vận hành, sử dụng: Tổ
chức nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành; vận hành chạy thử; quyết toán, thanh
lý hợp đồng xây dựng, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và bảo hành công trình;
- Các nhiệm vụ quản lý tài chính và giải ngân: Tiếp nhận, giải ngân vốn theo tiến
độ thực hiện dự án và hợp đồng ký kết với nhà thầu xây dựng; thực hiện chế độ quản lý
tài chính, tài sản của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công
nghiệp tỉnh Tiền Giang theo quy định;
- Các nhiệm vụ hành chính, điều phối và trách nhiệm giải trình: Tổ chức văn phòng
và quản lý nhân sự Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công
nghiệp tỉnh Tiền Giang; thực hiện chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ, khen thưởng,
kỷ luật đối với công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý; thiết lập hệ thống thông tin
nội bộ và lưu trữ thông tin; cung cấp thông tin và giải trình chính xác, kịp thời về hoạt
động của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh
Tiền Giang theo yêu cầu của người quyết định đầu tư và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; lOMoAR cPSD| 36991220
- Các nhiệm vụ giám sát, đánh giá và báo cáo: Thực hiện giám sát đánh giá đầu tư
theo quy định pháp luật; định kỳ đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện dự án với người
quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
đ) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án, gồm: Tổ chức thực hiện các nội dung
quản lý dự án theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Luật xây dựng, bao gồm: Quản
lý về phạm vị, kế hoạch công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ
thực hiện; chi phí đầu tư xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường
trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro; quản lý hệ
thống thông tin công trình và các nội dung cần thiết khác theo quy định của Luật xây
dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Thực hiện tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, tư vấn lập hồ sơ mời
thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu khi đủ điều kiện năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Nhận ủy thác quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với các Chủ đầu tư khác khi
được yêu cầu, phù hợp với năng lực hoạt động của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng
các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Tiền Giang và theo Điều 12 Thông tư
16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng, khi đó Ban Quản lý dự án đầu tư
xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Tiền Giang thực hiện các nhiệm
vụ được xác định theo các nội dung của hợp đồng ủy thác quản lý dự án được ký kết
giữa Chủ đầu tư với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và
công nghiệp tỉnh Tiền Giang theo Điều 70 của Luật xây dựng, cụ thể như sau:
+ Yêu cầu Chủ đầu tư khác cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ tư vấn được giao;
+ Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm tư vấn của mình theo quy định của pháp luật;
+ Từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật của Chủ đầu tư khác;
+ Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
e. Thực hiện quyền, nghĩa vụ của Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng
các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Tiền Giang được quy định tại Điều 68,
Điều 69 của Luật xây dựng và các quy định của pháp luật có liên quan; lOMoARcPSD| 36991220
Hình 1.1 thể hiện sơ đồ cơ cấu tổ chức chung của Ban QLDA dân dụng đã và đang
thực hiện. Mỗi phòng có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng có mối liện hệ chặt chẽ với
nhau trong quá trình thực hiện công việc.
Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ban QLDA dân dụng [1].
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Tiền
Giang (Ban QLDA dân dụng) được thành lập theo Quyết định số 09/QĐ-UBND ngày
04/01/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang trên cơ sở hợp nhất các Ban Quản lý
dự án: Ban Quản lý các dự án tỉnh Tiền Giang, Ban Quản lý các dự án đầu tư và xây
dựng ngành Giáo dục - Đào tạo Tiền Giang (thuộc Sở Giáo dục - Đào tạo), Ban Quản lý
dự án đầu tư và xây dựng ngành Y tế Tiền Giang (thuộc Sở Y tế), Ban Quản lý dự án
xây dựng Trường Đại học Tiền Giang (thuộc Trường Đại học Tiền Giang).
1.3 Các dự án tiêu biểu đã và đang triển khai/quản lý
Một số dự án tiêu biểu do Ban QLDA dân dụng làm chủ đầu tư được thể hiện ở Bảng 1.1.
Bảng 1.1 Danh mục công trình tiêu biểu Ban QLDA dân dụng đã thực hiện Stt Tên dự án
Tổng mức đầu Năm thực tư (tr.đồng) hiện 1
Khoa Khoa học Cơ bản - Trường Đại học Tiền Giang 218.000 2013 2
Trường THPT Chuyên Tiền Giang 80.032 2013 3
Trường THCS Lê Ngọc Hân 83.431 2015 4 Trường THPT Tân Hiệp 98.280 2016 lOMoAR cPSD| 36991220 Stt Tên dự án
Tổng mức đầu Năm thực tư (tr.đồng) hiện 5
Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu 154.740 2016 6
Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang 2.350.000 2017 7
Nhà thiếu nhi tỉnh Tiền Giang 150.000 2018 8
Đường Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1 12.668.000 2019
theo hình thức hợp đồng BOT 9
Trung tâm phụ vụ hành chính công tỉnh Tiền Giang 137.037 2019
10 Trụ sở làm việc 8 Sở ngành 206.480 2020
11 Đài phát thanh truyền hình tỉnh Tiền Giang 87.051 2020
12 Đầu tư xây mới trung tâm kiểm nghiệm, kiểm soát 173.037 2022
bệnh tật (CDC) tỉnh Tiền Giang
13 Dự án thành phần 2 thuộc Dự án xây dựng đường cao 3.856.000 2023
tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1
14 Đường giao thông hai bên bờ sông Bảo Định 2.000.000 2023
15 Trung tâm Văn hóa và Hội chợ triển lãm tỉnh 150.000 2023
16 Khu tưởng niệm Bác Hồ và Đền thờ các Vua Hùng 200.000 2023
1.4 Nhận xét chung về Ban QLDA dân dụng
Ban QLDA dân dụng là đơn vị quản lý dự án chuyên ngành hàng đầu tại tỉnh Tiền
Giang với đội ngũ nhân sự hùng hậu, chuyên nghiệp (gồm 54 viên chức, người lao động).
Trong thời gian qua, Ban QLDA dân dụng đã thực hiện rất nhiệu dự án trọng điểm của
tỉnh Tiền Giang và của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Thông qua việc triển khai
thực hiện có hiệu quả các dự án, Ban QLDA dân dụng đã đóng góp tích cực vào sự phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang nói riêng và khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long nói chung. Có được kết quả đó là nhờ sự quan tâm của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân
tỉnh, tầm nhìn của đội ngũ lãnh đạo cùng với sự đoàn kết, quyết tâm, nhiệt tình, nhiệt
huyết của cán bộ, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ. Ngoài ra, Ban QLDA dân dụng lOMoARcPSD| 36991220
đã ban hành quy trình quản lý dự án chuyên nghiệp, bám sát quy định pháp luật và thực
tiễn công việc. Qua đó, đã góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, phát huy hiệu
quả đầu tư đồng thời tạo dựng vị thế, uy tín ngày càng cao trong lĩnh vực quản lý đầu tư
xây dựng ở địa phương.
Nội dung quy trình quản lý dự án do Ban QLDA dân dụng gồm nhiều nội dung
công việc bao quát từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến giai đoạn kết thúc dự án được trình
bày một cách khoa học, mạch lạc theo trình tự logic thực hiện công việc, có kèm các
biểu mẫu chi tiết; trong quá trình thực hiện công việc tại Ban QLDA dân dụng bản thân
em tâm đắc nhất là quy trình thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu vì nó thể hiện sự minh
bạch, công bằng, cạnh tranh theo đúng tinh thần của pháp luật về đấu thầu.
Qua công tác đấu thầu đã lựa chọn được những nhà thầu thật sự có năng lực, kinh
nghiệm để triển khai công việc một cách nhanh chóng, chất lượng, đảm bảo tiến độ và hiệu quả của dự án. lOMoARcPSD| 36991220
CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI BAN
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ
CÔNG NGHIỆP TỈNH TIỀN GIANG
2.1 Quy trình quản lý chung
Theo PMBOK (Project Management Body of Knowledge) của PMI (Project
Management Institute), quản lý đấu thầu là một quy trình trong quản lý hợp đồng được
sử dụng để lựa chọn và thuê nhà thầu hoặc nhà cung cấp phù hợp nhất cho dự án [2].
Quy trình này gồm các bước sau:
- Chuẩn bị tài liệu đấu thầu: Xác định yêu cầu của dự án và các điều kiện của hợp
đồng, bao gồm cả các yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, thời gian, tài chính, bảo hành và bảo trì.
- Điều chỉnh tài liệu đấu thầu: Tiến hành thẩm định và điều chỉnh tài liệu đấu thầu để
đảm bảo rằng nó phù hợp với yêu cầu của dự án và giúp thu hút được các nhà thầu hoặc nhà cung cấp phù hợp nhất.
- Phân phối tài liệu đấu thầu: Phân phối tài liệu đấu thầu cho các nhà thầu hoặc nhà
cung cấp quan tâm thông qua các phương tiện truyền thông phù hợp.
- Thu thập báo giá hoặc đề xuất: Nhận và thu thập các báo giá hoặc đề xuất từ các nhà
thầu hoặc nhà cung cấp.
- Lựa chọn nhà thầu hoặc nhà cung cấp: Tổng hợp và so sánh các báo giá hoặc đề xuất
nhà thầu hoặc nhà cung cấp, xác định nhà thầu hoặc nhà cung cấp phù hợp nhất với yêu cầu
của dự án và ký kết hợp đồng.
- Quản lý hợp đồng: Theo dõi và quản lý hoạt động của nhà thầu hoặc nhà cung cấp
trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.
- Đóng hợp đồng: Thực hiện các bước cuối cùng để đóng hợp đồng với nhà thầu hoặc
nhà cung cấp đã được chọn.
Quy trình quản lý đấu thầu này giúp cho dự án có được nhà thầu hoặc nhà cung
cấp phù hợp nhất, đảm bảo chất lượng và tiến độ của dự án được thực hiện một cách hiệu quả.
2.2 Quy trình quản lý cụ thể lOMoAR cPSD| 36991220
Quy trình quản lý dự án được Ban QLDA dân dụng ban hành theo Quyết định số
226/QĐ-BQLDADDCN ngày 15/8/2023, bao gồm hầu hết công việc chính trong quá
trình thực hiện dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến giai đoạn kết thúc dự án, cụ thể như sau:
2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án
- Khảo sát xây dựng bước lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (BCNCKT)/ Báo cáo đề
xuất chủ trương đầu tư (BCĐXCTĐT).
- Lập, trình thẩm định, phê duyệt BCNCTKT, Quyết định/Nghị quyết chủ trương đầu tư.
- Lập, trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng phục vụ lập BCNCKT
đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng (nếu có).
- Lập, trình thẩm định BCNCKT hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để
phê duyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng.
- Thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án.
2.2.2 Giai đoạn thực hiện dự án
- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
- Rà phá bom, mìn vật nổ (nếu có).
- Khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng.
- Cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng).
- Lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng.
- Thi công xây dựng công trình.
- Giám sát thi công xây dựng.
- Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành. - Vận hành, chạy thử.
- Nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng.
- Bàn giao công trình đưa vào sử dụng và các công việc cần thiết khác. - Bảo hành công trình.
2.2.3 Giai đoạn kết thúc xây dựng
- Quyết toán hợp đồng xây dựng
- Quyết toán dự án hoàn thành, xác nhận hoàn thành công trình, bảo hành công trình
xây dựng, bàn giao các hồ sơ liên quan và các công việc cần thiết khác.
- Trong quá trình đầu tư xây dựng công trình phải có giải pháp kỹ thuật và biện pháp
quản lý nhằm sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường. Hiện
nay, Nhà nước khuyến khích xây dựng, phát triển và đánh giá, chứng nhận công trình hiệu
quả năng lượng, công trình tiết kiệm tài nguyên, công trình xanh. Khuyến khích áp dụng
mô hình thông tin công trình, giải pháp công nghệ số trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình. lOMoARcPSD| 36991220
2.2.4 Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng
Từ các quy định pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng, Ban QLDA dân dụng
thiết lập quy trình quản lý dự án với 6 bước như Hình 2.1.
Hình 2.1 Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban QLDA dân dụng [3].
2.2.5 Nội dung quản lý dự án:
Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm:
- Quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc;
- Quản lý khối lượng công việc;
- Quản lý chất lượng xây dựng;
- Quản lý tiến độ thực hiện;
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Quản lý an toàn trong thi công xây dựng;
- Quản lý bảo vệ môi trường trong xây dựng;
- Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; - Quản lý rủi ro;
- Quản lý hệ thống thông tin công trình;
- Quản lý các nội dung cần thiết khác được thực hiện theo quy định của Luật
Xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2.2.6 Các chức năng của công tác quản lý dự án:
Các chức năng của công tác quản lý dự án được cụ thể như Hình 2.2. lOMoARcPSD| 36991220 HOẠCH ĐỊNH KIỂM TỔ TRA CHỨC HƯỚNG PHÂN DẪN CÔNG
Hình 2.2 Các chức năng của công tác quản lý dự án.
2.3 Quy trình quản lý công tác đấu thầu
Theo quy trình quản lý dự án do Ban QLDA dân dụng ban hành, đấu thầu là "quá
trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch
vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện
hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh
bạch và hiệu quả kinh tế" [3].
Công tác LCNT diễn ra thường xuyên trong suốt quá trình triển khai dự án và diễn ra
ở tất cả các giai đoạn, cụ thể như:
- Giai đoạn chuẩn bị dự án:
+ LCNT Tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi/Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
+ LCNT Tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi;
+ LCNT Tư vấn khảo sát bước lập Báo cáo nghiên cứu khả thi; +
LCNT Tư vấn thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi,….
- Giai đoạn thực hiện dự án:
+ LCNT Tư vấn khảo sát bước lập thiết kế kỹ thuật;
+ LCNT Tư vấn lập thiết kế kỹ thuật;
+ LCNT Tư vấn khảo sát bước lập thiết kế bản vẽ thi công;
+ LCNT Tư vấn lập thiết kế bản vẽ thi công;
+ LCNT Tư vấn thẩm tra thiết kế, dự toán; + LCNT Thi công xây dựng;
+ LCNT Cung cấp, lắp đặt thiết bị… -
Giai đoạn kết thúc dự án:
+ LCNT Tư vấn kiểm toán độc lập; lOMoARcPSD| 36991220
+ LCNT Cung cấp dịch vụ quản lý, vận hành, khai thác…
Quy trình quản lý công tác đấu thầu tại Ban QLDA dân dụng gồm: Chỉ định thầu,
ĐTRR (là 2 hình thức lựa chọn nhà thầu phổ biến nhất tại Ban QLDA dân dụng). Cụ thể
2 quy trình LCNT nêu trên như sau:
2.3.1 Trình phê duyệt kế hoạch LCNT giai đoạn CBDA (Luật Đấu thầu 2013,
Nghị định 63/2014/NĐ-CP, Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT):
Lập Tờ trình phê duyệt KHLCNT giai đoạn CBDA ( Phòng TVĐTXD/QLDA ) Điều chỉnh Thẩm định, trình phê duyệt KHLCNT giai đoạn CBDA ( P.KTTĐ ) Chưa phù hợp Phù hợp QĐ phê duyệt KHLCNT giai đoạn CBDA (CĐT)
Hình 2.3 Quy trình phê duyệt kế hoạch LCNT giai đoạn chuẩn bị dự án [3].
2.3.2 Trình phê duyệt kế hoạch LCNT giai đoạn THDA (Luật Đấu thầu 2013,
Nghị định 63/2014/NĐ-CP, Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT): lOMoARcPSD| 36991220
Hình 2.4 Quy trình phê duyệt kế hoạch LCNT giai đoạn thực hiện dự án [3].
2.3.3 Quy trình chỉ định thầu rút gọn quy định tại Điều 22 Luật Đấu thầu 2013,
Điều 56 Nghị định 63/2014/NĐ-CP: lOMoARcPSD| 36991220
Hình 2.5 Quy trình chỉ định thầu rút gọn [3].
(*) Ghi chú: Hồ sơ năng lực của nhà thầu bao gồm: Chứng chỉ năng lực hoạt động,
Chứng chỉ hành nghề của các chủ nhiệm, chủ trì, … phải phù hợp theo quy định hiện
hành của pháp luật và còn thời hạn sử dụng đến thời điểm thực hiện dự án/công trình/gói
thầu. Dự thảo hợp đồng được gửi đến nhà thầu qua đường bưu điện/email/các ứng dụng
nhắn tin trên điện thoại thông minh.
2.3.4 Quy trình chỉ định thầu thông thường quy định tại Điều 55 Nghị định 63/2014/NĐ-CP: lOMoARcPSD| 36991220
Hình 2.6 Quy trình chỉ định thầu thông thường [3].
2.3.5 Quy trình LCNT đối với đấu thầu rộng rãi qua mạng theo phương thức
1 giai đoạn 1 túi hồ sơ: lOMoARcPSD| 36991220
Hình 2.7 Quy trình ĐTRR qua mạng theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ [3].
2.3.6 Quy trình LCNT đối với đấu thầu rộng rãi qua mạng theo phương thức
1 giai đoạn 2 túi hồ sơ: lOMoARcPSD| 36991220
Hình 2.8 Quy trình ĐTRR qua mạng theo phương thức 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ [3].
2.3.7 Nhận định ưu và nhược điểm của quy trình LCNT trên.
Quản lý dự án đầu tư xây dựng là một công việc khó khăn, phức tạp, đầy thử thách
nhưng cũng rất lôi cuốn vì nó chịu sự điều chỉnh của rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật,
người làm công tác quản lý dự án cần có sự am hiểu về nhiều lĩnh vực từ tổ chức thi công,
kiến thức tài chính, am hiểu lĩnh vực thiết kế, pháp luật,… Việc đưa ra được các quy trình lOMoARcPSD| 36991220
thực hiện công việc để vừa đảm bảo công việc được thực hiện một cách thống nhất trong
cùng một tổ chức, vừa phù hợp quy định pháp luật là một điều không hề dễ dàng, nhất là
trong bối cảnh các văn bản quy phạm pháp luật thường xuyên thay đổi để phù hợp với thực
tiễn. Do đó, quy trình quản lý dự án nói chung và quy trình LCNT nói riêng cũng phải
thường xuyên cập nhật, đổi mới khi các quy định pháp luật liên quan thay đổi. Qua quá trình
nghiên cứu, thực tập tại Ban QLDA dân dụng, bản thân em rút ra một số ý kiến về quy trình
thực hiện công tác LCNT hiện nay tại Ban QLDA dân dụng như sau: * Ưu điểm:
Trên cơ sở quy trình LCNT nêu trên, Ban QLDA dân dụng đã triển khai thực hiện
công tác LCNT một cách thuận lợi hơn nhờ việc tóm gọn các đầu mục công việc; đồng
thời có sự phân công rõ ràng nhiệm vụ của các Phòng. Từ đó, công tác LCNT được dễ
dàng, đảm bảo hạn chế sai sót hoặc bỏ sót các bước thực hiện. Ngoài ra, nhờ có quy
trình LCNT nêu trên mà một cán bộ chưa từng thực hiện công tác LCNT cũng dễ dàng
bắt tay thực hiện ngay khi được giao nhiệm vụ. Trung bình hằng năm, Ban QLDA dân
dụng thực hiện LCNT trên 150 gói thầu ở mọi loại quy mô (quy mô lớn, quy mô nhỏ)
và tất cả lĩnh vực (xây lắp, hàng hóa, tư vấn, phi tư vấn, hỗn hợp). Vì vậy, quy trình thực
hiện công tác LCNT đã được đúc rút, đánh giá, hoàn thiện thông qua thực tiễn công việc
đến mức chuyên môn hóa cao.
Qua trao đổi với các cán bộ thực hiện công tác đấu thầu của Ban QLDA dân dụng,
các viên chức đều cho biết sau khi có quy trình LCNT trên, việc thực hiện công tác
LCNT rất thuận lợi, đảm bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, đặc
biệt là quy trình LCNT này đều tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật về đấu thầu. * Nhược điểm:
Việc trình bày quy trình còn một số bước chưa chi tiết hóa. Do đó, một số khâu
còn cần phải trao đổi thêm với những cán bộ thực hiện công tác LCNT lâu năm. Bên
cạnh đó, hiện mới chỉ ban hành quy trình LCNT đối với 2 hình thức và phương thức phổ
biến nhất tại Ban QLDA dân dụng, đối với hình thức và phương thức LCNT khác như
đấu thầu hạn chế, 2 giai đoạn 2 túi hồ sơ,… vẫn chưa có quy trình chi tiết.
CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tại Ban QLDA dân dụng, bản thân em đánh giá quy trình
LCNT hiện đang áp dụng rất hiệu quả, đảm bảo đúng quy định pháp luật về đấu thầu, lOMoARcPSD| 36991220
mang lại hiệu quả cao trong công tác đầu tư xây dựng tại địa phương, tỷ lệ tiết kiệm qua
đấu thầu trung bình 5,2% giá gói thầu, đồng thời việc thực hiện cũng nhanh chóng, dễ
dàng do quy trình khá chi tiết, khá rõ ràng đính kèm các biểu mẫu. Đây là cách làm rất
hay có thể phổ biến đến các Ban Quản lý dự án khác tại Tiền Giang.
Tuy nhiên, để phát triển thêm cần phải bổ sung các quy trình LCNT đối với các
hình thức và phương thức LCNT như: đấu thầu hạn chế, 2 giai đoạn 2 túi hồ sơ,… Ngoài
ra, một số bước trong quy trình LCNT hiện tại cần làm rõ hơn và bổ sung thêm thông
tin để biệc thực hiện được thuận lợi hơn nữa.
Có thể nói công tác LCNT là ột trong những khâu then chốt, quyết định tính hiệu
quả của dự án đầu tư xây dựng. Thông qua công tác LCNT sẽ lựa chọn được những nhà
thầu có đủ tiềm lực về tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm để thực hiện các công việc liên
quan đến dự án theo đúng kế hoạch tiến độ, đảm bảo không vượt tổng mức đầu tư được
duyệt. Vì vậy, các Chủ đầu tư cần chú trọng hoàn thiện quy trình thực hiện công việc,
nhất là quy trình thực hiện công tác LCNT để tránh xảy ra tiêu cực, lãng phí và phát huy
được hiệu quả nguồn vốn đầu tư./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]
UBND tỉnh Tiền Giang, “3565-2021-qd_ubnd vv điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của banqlda DD.pdf.” [2]
PMI, A guide to the project management body of knowledge (PMBOK guide) 6th. 2017. [3]
Ban QLDA dân dụng, “226-2023-QĐ BAN DD ban hành quy trình quản lý dự án
tại Ban QLDA ĐTXD công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Tiền Giang.” lOMoAR cPSD| 36991220