-
Thông tin
-
Quiz
Báo cáo Triết học xã hội | Học viện Hành chính Quốc gia
Khái niệm của ý thức xã hội Ý thức xã hội là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội bao gồm: những tư tưởng, quan điểm, tình cảm, tâm trạng, thói quen, truyền thống Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Quản lí công 172 tài liệu
Học viện Hành chính Quốc gia 768 tài liệu
Báo cáo Triết học xã hội | Học viện Hành chính Quốc gia
Khái niệm của ý thức xã hội Ý thức xã hội là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội bao gồm: những tư tưởng, quan điểm, tình cảm, tâm trạng, thói quen, truyền thống Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Quản lí công 172 tài liệu
Trường: Học viện Hành chính Quốc gia 768 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:


Tài liệu khác của Học viện Hành chính Quốc gia
Preview text:
lOMoARcPSD|49633413
1.2. Khái niệm của ý thức xã hội
Ý thức xã hội là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội bao gồm: những tư tưởng, quan điểm, tình
cảm, tâm trạng, thói quen, truyền thống … nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội
trong một giai đoạn nhất định của lịch sử.
Từ đây, ta nhận thấy được sự khác nhau tương đối giữa ý thức xã hội và ý thức cá nhân. Ý thức
cá nhân là thế giới tinh thần của những con người riêng biệt, cụ thể. Ý thức của các cá nhân đều
phản ánh tồn tại xã hội với những mức độ khác nhau do đó nó hiển nhiên là mang tính xã hội.
Song ý thức cá nhân không phải bao giờ cũng thể hiện quan điểm, tư tưởng, tình cảm phổ biến
của một cộng đồng, một tập đoàn xã hội, một thời đại xã hội nhất định. Ý thức xã hội và ý thức
cá nhân tồn tại trong mối liên hệ hữu cơ, biện chứng với nhau, thâm nhập vào nhau và làm phong phú cho nhau.
Ví dụ: Ý thức xã hội: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
Ý thức cá nhân: Lòng yêu quê hương, đất nước của mỗi cá nhân, công dân Việt.
Kết cấu của ý thức xã hội có thể chia theo những cách sau:
Theo trình độ phản ánh của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội có thể phân biệt ý thức xã hội
thông thường và ý thức lý luận.
+ Ý thức xã hội thông thường là toàn bộ những tri thức, những quan niệm… được hình thành
trực tiếp từ hoạt động thực tiễn hàng ngày.
Ví dụ: Thời xa xưa khi chưa có những kỹ thuật, công cụ quan sát thiên văn, khí tượng, dân
gian đúc kết một số câu ca dao về thời tiết dựa trên sự quan sát thực tiễn như:
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa /Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.”
“Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa”
+ Ý thức lý luận là những tư tưởng, quan điểm đã được hệ thống hóa, khái quát hóa thành các
học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, quy luật.
Ví dụ: Ai gieo gió ắt sẽ gặp bão, Cứ cho đi sẽ nhận rồi sẽ nhận lại thể hiện từ Quy luận nhân – quả
Theo phương thức phản ánh của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội có thể phân biệt tâm lý xã
hội và tư tưởng xã hội.
+ Tâm lý xã hội là toàn bộ đời sống tình cảm, tâm trạng, khát vọng, ý chí,… phản ánh trực tiếp
và tự phát đối với hoàn cảnh sống của họ.
Ví dụ: Tâm lý trọng nam khinh nữ: Thể hiện tình cảm,khát vọng, ý chí…chung của cộng
đồng xã hội quan các câu dân gian”Trai làm nên năm thê tứ thiếp, giá chuyên chính 1 đời
chồng”,” Một trăm con gái chẳng bằng một dái con trai”, “ Đàn bà chân yếu tay mềm”, v.v... lOMoARcPSD|49633413
Tình cảm yêu nước, ý chí độc lập tự cường, khát vọng độc lập, tự do… của cộng đồng dân tộc Việt Nam
Phản ánh trình độ tâm lý xã hội
+ Tư tưởng xã hội là toàn bộ là toàn bộ ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội một cách tự giác và
gián tiếp; chúng tồn tại dưới hình thức là những quan niểm, quan điểm có tính chất phổ biến
trong một cộng đồng người. Mà hình thức phát triển cao nhất của nó là các học thuyết, lý luận xã
hội, cũng tức là sự phát triển của các tư tưởng xã hội đạt đến cấp độ hệ tư tưởng xã hội.
Ví dụ: Hệ tư tưởng nho giáo thể hiện qua các quan điểm như:”Tam tòng tứ đức”; “Tại gia
tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tưởng”, …
Chủ nghĩa yêu nước với những quan niệm, quan niệm về độc lập dân tộc, tự quyết
định vận mệnh dân tộc, không gì quý hơn độc lập tự do,… của cộng đồng dân tộc Việt Nam
trong suốt chiều dài lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước Phản ánh ở cấp độ hệ tư tưởng xã hội
+ Tâm lý xã hội và tư tưởng xã hội là hai lĩnh vực thuộc đời sống tinh thần mỗi cộng đồng con
người nên có mối quan hệ biện chứng với nhau và đều bị quy định bởi tồn tại xã hội của cộng
đồng đó, do vậy chúng có thể phát sinh mối quan hệ công hưởng. Tuy nhiên, đây là hai trình độ
và phương thức phản án khác nhau đối với tồn tại xã hội nên giữ chúng cũng có thể phát sinh
mối quan hệ loại trừ - bất cộng hưởng.
Ví dụ: Trong tinh thần yêu nước của người Việt Nam thì giữa tình cảm yêu nước và tư tưởng
yêu nước phát sinh quan hệ cộng hưởng, bổ sung cho nhau, được thể hiện song trùng và tích hợp
trong mối quan hoạt động của cộng đồng.
Tuy nhiên hệ tư tưởng xã hội không phải là cái nảy được nảy sinh trên cơ sở tâm lý xã hội. Cũng
không phải có tâm lý xã hội thì sẽ có được tư tưởng và hệ tư tưởng xã hội. Sở dĩ như vậy là vì
phương thức hình thành của tâm lý xã hội và hệ tư tưởng là khác nhau. Nếu tư tưởng xã hội và
tâm lý xã hội có sự phù hợp với nhau thì sẽ phát sinh mối quan hệ cộng hưởng và ngược lại sẽ
phát sinh mối quan hệ loại trừ.
+ Tính giai cấp của ý thức xã hội: Trong xã hội có giai cấp, ý thức xã hội cũng có tính giai cấp,
các giai cấp do địa vị khác nhau, điều kiện sống khác nhau nên quan niệm, tư tưởng, tâm tư, tình cảm cũng khác nhau…
Ví dụ: Văn chương bác học thời phong kiến (bởi tên tuổi các nhà thơ cổ điển: Nguyễn Trãi,
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú
Xương) phản ánh tư tưởng, tình cảm của tầng lớp quý tộc phong kiến
Văn chương bình dân (ca dao, tục ngữ) phản ánh tâm lý thói quen, tình cảm của tầng
lớp người dân lao động