-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Biến đổi và các lớp từ trong từ vựng- Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội
Biến đổi hình thức, biến đổi chiều sâu, các lớp từ trong từ vựng, phân theo nguồn gốc, phân theo phạm vi sử dụng. từ ngữ địa phương, tiếng lóng.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem
Môn: Hàn quốc học
Trường: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47882337 lOMoAR cPSD| 47882337
A) BIẾN ĐỔI TRONG TỪ VỰNG I)
Biến đổi bề mặt (hình thức):
1) Rơi rụng bớt từ ngữ: -
VD: tác (tuổi), chiền (chùa), cộ (xe), sá (đường), pheo (tre),…. - Nguyên nhân:
+ Sự tranh chấp về giá trị và vị trí sử dụng: NN quan trọng nhất + Sự biến đổi ngữ âm
+ Sự rút gọn từ + Lịch sử và xã hội a)
Sự tranh chấp về giá trị và vị trí sử dụng: - Sự va chạm trong quan hệ
đồng âm - Sự va chạm trong quan hệ đồng nghĩa:
+ Nếu A và B đồng nghĩa với nhau và mối từ không có một giá trị, phẩm chất riêng,
khác biệt nhau , thì một trong hai từ đó sẽ dần dẩn bị rơi rụng.
+ Nếu A và B như nhau về mọi mặt nhưng một trong hai từ đó lại có những khó
khăn trong sử dụng chẳng hạn, thì nó cũng dần dà bị lãng quên. b)
Sự biến đổi ngữ âm:
Dạng mới hình thành thay thế dạng cũ c) Sự rút gọn từ: -
Dạng ban đầu nhường chỗ cho dạng rút gọn. -
VD: Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết -> Liên Xô ; Việt Nam độc lập
đồng minh hội -> Việt minh ; vô tuyến truyền hình -> vô tuyến... -
d) Lịch sử và xã hội: -
Lịch sử: Từ cũ ngày càng ít được sử dụng.
VD: Bám, lạy, cấm thành, long cồn,…. - Xã hội:
+ Thói quen, sự ưa thích, “mốt” VD: radio- đài + Sự kiêng kị: VD: chết – qua đời
2) Sự xuất hiện các từ ngữ mới:
a) Rút ngắn một cụm từ hoặc từ dài hơn: -
VD: Cụ tỉ = cụ thể + tỉ mỉ
Chân xác = chân thực + xác đáng
Khiếu tố = khiếu nại + tố cáo
Giao liên = giao thông + liên lạc
b) Vay mượn từ ngữ hoặc yếu tố cấu tạo từ một ngôn ngữ khác: -
Cải tổ cấu trúc ngữ âm của từ vay mượn.
VD: beton => bê tông, meeting => mít tinh, tennis => ten nít, sơ mi, xà phòng,…
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47882337 -
Cải tổ nghĩa của từ: Vay mượn từ nhưng lại cấp cho nó một nghĩa khác với nghĩa vốn có của nó.
VD: “tử tế” là từ gốc Hán có nghĩa là “cặn kẽ, chu đáo”, nhưng sang TV, nó lại có
nghĩa là “tốt bụng”. -
Chỉ sử dụng một nghĩa nào đó của từ mượn. VD: Nhất, hạ… vay mượn từ tiếng Hán II)
Biến đổi chiều sâu:
1) Thu hẹp nghĩa của từ: -
VD: “Thầy” – Từ chỗ gọi tên cho các đối tượng như thầy giáo, thầy đồ, thầy lang,
thầy lí, thầy kí,… thì hiện nay từ nay chỉ còn dùng chủ yếu với nghĩa “thầy giáo” và “thầy thuốc”.
2) Mở rộng nghĩa của từ: -
VD: “Cắt”: vốn có nghĩa là “làm đứt bằng vật sắc”; hiện nay nghĩa đã mở rộng ra
cả “việc chấm dứt hành động, việc làm nào đó” (cắt viện trợ, cắt quan hệ) hoặc
“phân công làm việc luân phiên” (cắt trực nhật, cắt lượt đi tuần, cắt người canh đêm).
Hai biến đổi trên không phải lúc nào cũng diễn ra trong tình trạng tách rời nhau, chúng có
thể cùng diễn ra ở một từ ngữ.
B) CÁC LỚP TỪ TRONG TỪ VỰNG I)
Phân lớp từ vựng theo nguồn gốc:
1) Các từ gốc Hán: -
Hai giai đoạn lớn trong quá trình tiếp xúc Hán – Việt:
+ Từ đầu Công nguyên đến đầu đời Đường (đầu TKVIII) => Từ Hán cổ
+ Từ đời Đường (TK VIII-X) trở về sau => Từ Hán – Việt a) Từ Hán cổ: -
Là những từ gốc Hán được du nhập vào TV trong giai đoạn 1. -
Vì đi vào TV đã lâu, được đồng hóa mạnh nên không còn xa lạ. -
VD: trà, mã, trọng, khinh, cận, nam, nữ,…
b) Từ Hán – Việt: -
Từ HV bao gồm cả những từ vốn không phải gốc Hán, mà do người Hán
mượn một ngôn ngữ khác, rồi người Việt vay mượn lại và đọc theo âm HV.
(VD: phục tùng, phục vụ (Nhật Bản), câu lạc bộ (châu Âu)…..) -
Từ HV còn bao gồm những từ do người Việt tạo ra nhưng sử dụng yếu tố
cấu tạo có nguồn gốc Hán. (VD: y sĩ, đặc công, công an…) -
Một số từ gốc Hán được du nhập vào TV bằng con đường khẩu ngữ nhưng
SL không nhiều. (VD: vằn thắn, xá xíu, sủi cảo, lẩu,...) - Đặc điểm:
+ Chúng được Việt hóa, được “cải tổ” về mặt ngữ âm. (VD: kính – gương, họa – vạ,…)
+ Năng lực hoạt động: khả năng nhập hệ của chúng trong TV không đồng đều.
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47882337
+ Ý nghĩa: không phải từ gốc Hán nào trong TV cũng giữ y nguyên nghĩa vốn có
của nó. Một số từ chỉ còn được dùng với 1 hoặc một vài nghĩa, cũng có từ đổi hẳn nghĩa của mình.
2) Các từ ngữ gốc Ấn Âu: -
Nguồn gốc: từ khi Pháp xâm lược nước ta (giữa TK XIX) bằng con đường khẩu ngữ
và cả con đường chính thức trong giáo dục nhà trường và giao tiếp hành chính. -
VD: mít tinh, ten nít, bốc, cao bồi, bôn sê vích, Xô Viết, xúc xích, phomat, sơ mi,… - Đặc điểm:
+ Được đọc, nói theo cách đọc, nói của người Việt. (VD: café – cà phê)
+ Rút ngắn bớt độ dài của các từ gốc Ấn Âu. (VD: gare – ga, crème - kem)
+ Ứng xử của các đơn vị từ ngữ gốc Ấn Âu trong TV không phải chỉ có một kiểu,
một đường. Từ đơn tiết thì có khả năng nhập vào TV rất mạnh.
3) Lớp từ bản ngữ (lớp từ thuần Việt): -
Nguồn gốc: cơ sở hình thành là các từ gốc Nam phương, bao gồm cả Nam Á và Tày Thái. - Đặc điểm:
+ Là cốt lõi của từ vựng TV, làm chỗ dựa và có vai trò điều khiển, chi phối sự hoạt
động của mọi lớp từ khác.
+ Nhiều nhóm của lớp từ này có những tương ứng, quan hệ phức tạp với nhiều ngôn ngữ trong vùng. II)
Phân lớp từ ngữ theo phạm vi sử dụng: 1) Thuật ngữ: -
Khái niệm: Là những từ ngữ làm tên gọi cho các khái niệm, đối tượng được xác
định một cách chặt chẽ, chuẩn xác trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực chuyên môn. -
VD: họ, loài, giống, đột biến, di truyền, biến dị => sinh học - Đặc điểm: + Tính chính xác + Tính chặt chẽ + Tính quốc tế
3) Từ ngữ địa phương: -
Khái niệm: Là những từ thuộc một phương ngữ nào đó của ngôn ngữ dân tộc và
chỉ phổ biến trong phạm vi lãnh thổ của địa phương đó. -
2 nguyên nhân dẫn tới sự hình thành những kiểu từ địa phương khác nhau:
+ Do sự vật được gọi tên chỉ có ở một vài địa phương nhất định nên tên gọi của
chúng trở thành từ địa phương. (VD: sầu riêng, măng cụt, tràm, chao,…)
+ Có những từ cùng gọi tên một sự vật, hiện tượng với từ trong từ vựng chung
nhưng hai từ khác nhau hoàn toàn về ngữ âm. (VD: trốc – đầu, tê – kia, rứa – thế,
muỗng – thìa, lượm – nhặt, mắc cỡ - xấu hổ,…) -
Nhiều từ vốn là dạng cổ của từ tương ứng trong từ vựng chung hiện nay. (VD: gáy
– gái, nác – nước, ví – với,…)
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47882337
3) Từ nghề nghiệp: -
Khái niệm: Là một lớp từ bao gồm những đơn vị từ ngữ được sử dụng phổ biến
trong phạm vi những người cùng làm một nghề nào đó. -
VD: Bó, vét, xịt, phủ, bay, hom…. Của nghề sơn mài -
Người ngoài nghề vẫn có thể biết được từ nghề nghiệp tùy theo mức độ quen
biết của xã hội với nghề đó. (VD: Nghề làm ruộng: cày, bừa, bón, gieo,…) -
Sự hoạt động của từ nghề nghiệp không đồng đều, có từ thì hạn chế nhưng cũng
có không ít từ ngữ đã đi vào vốn từ vựng chung.
4) Tiếng lóng: -
Khái niệm: Là một bộ phận từ ngữ do những nhóm, những lớp người trong xã hội
dùng để gọi tên những sự vật, hiện tượng, hành động… vốn đã có tên gọi trong
vốn từ vựng chung, nhằm giữ bí mật trong nội bộ nhóm mình, tầng lớp mình. -
VD: phao; chết (thi hỏng); lính phòng không (chưa vợ); lái bà già…. -
Sự khác biệt của tiếng lóng và từ nghề nghiệp: Tiếếng lóng T nghếề nghi pừ ệ
Dùng đ g i tên cho nh ng đôốiể ọ ữ
Ứng xử Vônố đã có tên g i trong vôốnọ
tượng có trong nghêề => không có ngôn ngữ t v ng chungừ ự
tên g i trong t v ng chungọ ừ ự Tính chấốt
Được dùng đ giể ữ bí m tậ h nạ
chêố m t cách côố ýộ T nghêề nghi p thì khôngừ ệ trong sử d ngụ
Rấốt ít khi đi vào vôốn từ Dêễ đi vào vôốn t v ng chungừ ự
v ng chung vì khi tnh bíự m t
c a tậ ủ ừ têống lóng không còn na => tnh môốt mấốt đi => xóa b
5) Lớp từ chung: -
Khái niệm: Là từ ngữ mà toàn dân, mọi người, mọi nơi, mọi lúc đều có thể sử dụng một cách rộng rãi. -
Lớp từ này có khối lượng từ ngữ lớn nhất => đóng vai trò làm nên tảng. -
Trong tương quan với 4 loại từ còn lại, lớp từ ngữ chung vừa làm chỗ dựa cho
chúng, lại vừa được chúng bổ sung cho. III)
Phân lớp từ tích cực, tiêu cực (có thường xuyên được sử dụng hay không): -
Từ tích cực: từ ngữ luôn luôn được mọi người sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi, thường
xuyên xuất hiện trong giao tiếp.
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47882337 -
Từ tiêu cực: từ ngữ rất ít được sử dụng, hoặc chỉ sử dụng trong bối cảnh giao tiếp
nào đó. (VD: am, lệ (sợ), thái thú,…) -
Có 3 bộ phận của lớp từ tiêu cực: Từ cổ, từ lịch sử và từ mới. 1) Từ cổ:
- Khái niệm: Là những từ bị đẩy ra ngoài hệ thống từ vựng hiện tại, bởi
trong quá trình phát triển đã xảy ra những xung đột về đồng nghĩa
hoặc đồng âm và bị từ khác thay thế.
Các từ cổ đều có từ tương ứng, đồng nghĩa với chúng trong
trạng thái từ vựng hiện tại. - Có 2 dạng từ cổ:
+ Những từ đã mất hẳn trong từ vựng hiện tại: Bui (chỉ), máy (với),
cốc (biết), khứng (chịu),….
+ Những từ đã bị đẩy khỏi vị trí vốn có của chúng nhưng vẫn còn để
lại dấu vết của mình: trở thành thành tố cấu tạo trong từ; hoặc đứng
trong thành ngữ tục ngữ.
VD: dấu (yêu dấu); nàn (phàn nàn); han (hỏi han); giã (giã từ); bỏng
(bé bỏng); lác (lác đác); âu (lo âu);…. 2) Từ lịch sử:
- Khái niệm: Là những từ bị đẩy ra ngoài phạm vi từ vựng chung, tích cực
bởi các nguyên nhân lịch sử và xã hội.
Không có từ đồng nghĩa trong từ vựng hiện nay như từ cổ. -
VD: thái thú, thượng thư, công sứ, tú kép, thám hoa, khóa sinh,… 3) Từ mới: -
Khi từ mới xuất hiện, chưa có nhiều người trong phạm vi toàn xã hội biết
đến, còn nằm trong phạm vi giao tiếp hẹp. => thuộc lớp các từ ngữ tiêu cực. -
Tuy nhiên, nếu sau đó, từ này được chấp nhận và phổ biến trong xã hội
một cách rộng rãi thì nó lại nhanh chóng đi vào lớp từ vựng tích cực. -
VD: Phần cứng, cát xét, bếp từ,… IV)
Phân lớp từ ngữ theo phong cách sử dụng:
1) Lớp từ khẩu ngữ: -
Có khả năng biến đổi cấu trúc vốn có của mình.
VD: Học hành – học với chả hành; chồng con – chồng với con; con gái – con gái con đứa;…. -
Ưa dùng những từ ngữ có sắc thái cực đại.
VD: lo thắt ruột, no đòn, cứng họng, sôi máu, giận tím mặt,… - Rất ưa dùng
các quán ngữ, thành ngữ để đưa đẩy, rào đón. VD: Của đáng tội; có đời thuở nhà
ai; nó chết mọt nỗi là; lụy như lụy đò;… -
Dùng từ thưa gửi, từ ngữ cảm thán (ôi, ôi trời, trời đất ơi), các ngữ khí từ (à, ừ, nhỉ, nhé).
2) Lớp từ ngữ thuộc phong cách viết:
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47882337 -
Gồm những từ ngữ chủ yếu dùng trong sách vở, báo chí. Đây cũng là lớp từ
ngữ được chọn lọc, trau dồi, được “văn hóa hóa” và gắn bó với tiêu chuẩn nghiêm ngặt. - Phong cách chức năng:
+ Phong cách khoa học: đạo hàm, kinh vị, từ pháp,…
+ Phong cách hành chính sự vụ: công hàm, tạm ước, tố tụng, …
+ Phong cách chính luận, báo chí: cộng sản, vô sản, đế quốc, thực dân, suy thoái,…
+ Phong cách văn học: tổng hòa các phong cách khác - Biểu hiện:
+ Không mang tính thô tục
+ Chủ yếu gồm các thuật ngữ của lĩnh vực văn học, khoa học, chính trị, quân sự,…
+ Về nội dung, ý nghĩa: mang tính khái quát, trìu tượng hoặc gợi cảm, hình tượng.
+ Về nguồn gốc: phần nhiều là các từ gốc Hán và Ấn Âu được du nhập.
3) Lớp từ trung hòa về phong cách: -
Không bao gồm từ ngữ đặc trưng của 2 lớp còn lại. -
Có tính linh động trong khả năng chuyển hóa ranh giới lớp hạng của các từ ngữ. -
VD: chết (trung hòa) – hy sinh (viết) – ngỏm (khẩu ngữ)
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com)