Biến hay biến số (variable) là gì ?
1. Biến hay biến số (variable) là gì ?
Biến hay biến số (variable) được hiểu là đại lượng có thể nhn nhiều giá trị bằng số trong
mt khoảng biến thiên nhất định. Các dụ về các biến s được sử dụng nhiều trong kinh tế
học được nói đến như giá, lượng cầu, lượng cung. Đây là những bộ phận cấu thành mônh v
kinh tế th trường.
Định nghĩa cụ thcủa biến số là mt mệnh đề về cách người nghiên cứu của một nghiên
cứu nào đó chn cách đo lường biến s đó. Nó không được hồ và chỉ có một số cách giải
duy nhất.
2. Biến hay biến số trong các lĩnh vực, ngành nghề ?
Ngoài ra, trong mt s ngành nghề khác t biến biến số được định nghĩa khác. Như trong
ngành khoa học máy tính thì biến được hiểu là mt tên biểu tượng được liên kết với mt giá tr
giá tr liên quan thể được thay đổi. Trong ngành toán học thì biến là mt biểu tượng
đại diện cho mt đại lượng trong mt biểu thức toán hc như được sử dụng trong nhiều khoa
học. Nói một cách đơn giản thì biến là mt số đại lượng biểu thị các ý nghĩa khác nhau nhưng
bằng nhau trong phạm vi nhất định. Khái niệm này được sử dụng rộng rãi trong toán hc
kinh tế hc, ngoài ra nếu bạn muốn giải các bài toán thì cần phải hiểu rõ khái niệm này.
Hay trong ngành nghiên cứu khoa hc thì biến lại được định nghĩa là mt tập hợp các thuộc
tính hợp lý. Từ biến thường được dùng với nghĩa thay đổi về nời, về vật, về sự việc hoặc các
khía cạnh của sự vật liên quan với nhau nhưng mang ý nghĩa khác nhau. Biến trong luận
văn hay nghiên cứu khoa học ý nghĩa rất quan trọng vì nó có thể là tư liệu chính để chứng
minh c githuyết hay phát biểu đưa ra tỏng bài là đúng hay sai, từ đó hình thành lên ý kiến
cuing cho người đọc.
Trong thống t biến phthuộc biến độc lập. Còn trong thiên văn học t mt
loại là sao biến quang (variable star).
Cui cùng, nếu muốn biết chi tiết biến là gì thãy tra cứu ý nghĩa của thuật ngữ này trong
lập trình. Các biến trong ngôn ngữ lập trình như Java được định nghĩa là biến được sử dụng để
lưu trữ thông tin được chỉ định thao tác trong một chương trình máy tính. Biến nơi chứa
thông tin và mục đích duy nhất của chúng dán nhãn dliệu và lưu trnó tỏng bộ nhớ. Dữ
liu này thể được sử dụng trong suốt chương trình của bạn.
3. Phân loại về biến số
Biến số là đại lượng hoặc đặc tính được quan tâm, được chia làm 03 loại như sau:
- Biến số có thể đo lường trực tiếp như chiều cao, cân nặng, tuổi, tình trạng hôn nhân, ...
- Biến số không thể đo lưng trực tiếp được như tình trạng dinh dưỡng, mức độ đắc khí,
mức độ hài lòng của bệnh nhân, kiến thức của bà mẹ về thực hành chăm c tr
- Biến số không đo lường được trong nghiên cứu hiện tại. Trên nguyên tc, mi biến số đều
thể đo lường được nhưng trong mt nghiên cứu cththể mt s biến số không đo
ng được do hạn chế của điều kiện thuật hay không thống nhất vđịnh nghĩa cụ th(t
dụ nồng độ endorphine gia tăng sau khi châm cứu, mức độ hữu dụng của những bệnh nhân b
tàn tật, chất lượng dân số).
4. Biến số phthuộc - biến số độc lập - biến số gây nhiễu
Đối với vic giải nguyên nhân của sự việc t chúng ta chia biến số tnh biến số độc lp
biến số phthuộc. Theo đó, biến số phthuộc là biến số dùng để mô thay đo lưng vấn
đề nghiên cứu. n biến số độc lập được hiểu là biến số dùng để mô t hay đo lường các yếu
tố được cho là gây nên hay gây ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu.
Việc c định biến số nào là biến s độc lập hay biến số phụ thuộc được xác định trong
phần đặt vấn đề và mục tiêu của nghiên cứu. Do đó trong khi thiết kế nghiên cứu cần phải xác
định rõ ràng biến số nào là độc lập và biến số nào là phụ thuộc. Ví dụ, nếu nghiên cứu về mi
quan hgiữa bnh ung thư gan và uống rượu bia thì uống rượu bia biến số độc lập bệnh
ung thư gan là biến số phụ thuộc. Còn nếu nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu sao mi người lại
sử dụng nhiều rượu bia t uống rượu bia li là biến s phthuộc còn "áp lực của bạn bè" là
biến số độc lập.
Biến s gây nhiễu (confounding variable) được hiu là biến số cung cấp mt gii thích khác
của mối liên hệ giữa biến số độc lập biến số phụ thuộc. Để được xác định viến số gây
nhiễu t biến số cần thỏa mãn 03 đặc tính sau:
- Có sự liên quan đến biến số phụ thuộc - là yếu tố nguy cơ của vấn đề nghiên cứu
- Có liên quan đến biến số độc lập (phân bố không đều giữa các giá tr của biến độc lập)
- Không nằm trong cơ chế tác động của biến độc lp lên biến phụ thuộc
dụ, có mối liên hệ giữa số lần khám tin sản sanh con nhhơn 2500 gram. Tuy nhiên
thu nhập của gia đình ng thể ảnh hưởng đến số lần khám tin sản việc sanh con nhẹ
cân. Như vậy thu nhập của gia đình là yếu tgây nhiễu.
Ðể khắc phục yếu tố gây nhiễu người ta có thể sử dụng các biện pháp sau:
- Hạn chế trong thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ chọn đối tượng những mẹ trong
gia đình thu nhập trung bình, không nghiên cứu những bà mẹ trong gia đình nghèo
- Bắt cặp trong thiết kế và chọn mẫu sau đó phân tầng trong phân tích: Trong quy trình chn
mẫu, nếu chn đưa o mt phụ nữ nghèo ít đi khám thai thì ng phải chủ ý chọn vào mu
mt phụ nữ nghèo đi khám thai đầy đủ. Nếu chọn đưa vào một phụ nữ giàu ít đi khám thai t
cũng phi chủ ý chn vào mẫu mt phngiàu đi khám thai đầy đủ. Cần lưu ý trong trường
hợp bắt cặp thì phân tích thống kê được sử dụng cũng phải là phương pháp bắt cặp (thí dụ như
phân tầng hay hồi quy điều kiện)
- Phân tầng trong phân tích (không bắt cặp): Phương pháp bắt cặp trong chọn mẫu và phân
tầng trong phân tích mẫu: thực chất gm nhiều nghiên cứu và mi nghiên cứu hạn chế cho mt
giá trị của biến sốy nhiễu
- Mô hình hóa
- Phương pháp chia nhóm ngẫu nhiên: chỉ sdụng được cho nghiên cứu thực nghiệm nhưng
có llà phương pháp tốt nhất đloại bỏ các yếu tố gây nhiễu bởi nó loại bỏ được các yếu tố
gây nhiễu đã biết cũng như các yếu tố gây nhiễu chưa biết.
Ngoài ra, sự xuất hiện vbiến số nn (background variables). Trong bất cứ nghiên cứu
o, có những biến số nền tảng t dụ như tuổi, giới, trình độ giáo dục, tình trạng kinh tế, tình
trạng hôn nhân, tôn giáo, v.v. Những biến số này thường có ảnh hưởng đến vn đề nghiên cứu
(biến số phụ thuộc) và có tác động như biến số gây nhiễu. Nếu biến số nền ảnh hưởng quan
trng đến nghiên cứu cần phải thu thập thông tin về biến số nền. Nhưng không nên thu thập
quá nhiều biến số nền để tránh làm tăng kinh p nghiên cứu mt cách vô ích.
5. Biến số định tính - biến số định lượng
Biến số định lượng (quantitative variable) được hiểu là nếu biến số thhiện mt đại lượng,
nhằm thể hiện một đại lượng và do đó có giá trị những con số và biến số định lượng phải
luôn luôn kèm theo đơn v.
Biến số định tính được hiểu là biến số thể hiện mt đặc tính. Biến số này được chia làm 03
loại như sau:
- Biến số nh giá (binary variable) - khi chỉ có 2 giá tr: Giới tínhbiến số nhgiá do chỉ
hai giá tr nam nữ.
- Biến số danh định (nominal variable) - khi có 3 hay nhiều hơn các giá trị và các bản thân
các giá tr không có tính chất thứ tụ: Biến số danh định là biến số giá tr của không thể
biểu thị bằng s mà phải biểu diễn bằng một tên gọi (danh: tên) c gtr này không thể
sắp đặt theo mt trt ttthấp đến cao
- Biến số thứ t(ordinal variable) - khi 3 hay nhiều n các giá trị và các bản thân các
giá tr tính chất thứ tự: Biến số tht biến số danh định nhưng thể sắp xếp thứ tự được.

Preview text:

Biến hay biến số (variable) là gì ?
1. Biến hay biến số (variable) là gì ?
Biến hay biến số (variable) được hiểu là đại lượng có thể nhận nhiều giá trị bằng số trong
một khoảng biến thiên nhất định. Các ví dụ về các biến số được sử dụng nhiều trong kinh tế
học được nói đến như giá, lượng cầu, lượng cung. Đây là những bộ phận cấu thành mô hình về kinh tế thị trường.
Định nghĩa cụ thể của biến số là một mệnh đề về cách người nghiên cứu của một nghiên
cứu nào đó chọn cách đo lường biến số đó. Nó không được mơ hồ và chỉ có một số cách lý giải duy nhất.
2. Biến hay biến số trong các lĩnh vực, ngành nghề ?
Ngoài ra, trong một số ngành nghề khác thì biến và biến số được định nghĩa khác. Như trong
ngành khoa học máy tính thì biến được hiểu là một tên biểu tượng được liên kết với một giá trị
và có giá trị liên quan có thể được thay đổi. Trong ngành toán học thì biến là một biểu tượng
đại diện cho một đại lượng trong một biểu thức toán học như được sử dụng trong nhiều khoa
học. Nói một cách đơn giản thì biến là một số đại lượng biểu thị các ý nghĩa khác nhau nhưng
bằng nhau trong phạm vi nhất định. Khái niệm này được sử dụng rộng rãi trong toán học và
kinh tế học, ngoài ra nếu bạn muốn giải các bài toán thì cần phải hiểu rõ khái niệm này.
Hay trong ngành nghiên cứu khoa học thì biến lại được định nghĩa là một tập hợp các thuộc
tính hợp lý. Từ biến thường được dùng với nghĩa thay đổi về người, về vật, về sự việc hoặc các
khía cạnh của sự vật có liên quan với nhau nhưng mang ý nghĩa khác nhau. Biến trong luận
văn hay nghiên cứu khoa học có ý nghĩa rất quan trọng vì nó có thể là tư liệu chính để chứng
minh các giả thuyết hay phát biểu đưa ra tỏng bài là đúng hay sai, từ đó hình thành lên ý kiến
cuối cùng cho người đọc.
Trong thống kê thì có biến phụ thuộc và biến độc lập. Còn trong thiên văn học thì có một
loại là sao biến quang (variable star).
Cuối cùng, nếu muốn biết chi tiết biến là gì thì hãy tra cứu ý nghĩa của thuật ngữ này trong
lập trình. Các biến trong ngôn ngữ lập trình như Java được định nghĩa là biến được sử dụng để
lưu trữ thông tin được chỉ định và thao tác trong một chương trình máy tính. Biến là nơi chứa
thông tin và mục đích duy nhất của chúng là dán nhãn dữ liệu và lưu trữ nó tỏng bộ nhớ. Dữ
liệu này có thể được sử dụng trong suốt chương trình của bạn.
3. Phân loại về biến số
Biến số là đại lượng hoặc đặc tính được quan tâm, được chia làm 03 loại như sau:
- Biến số có thể đo lường trực tiếp như chiều cao, cân nặng, tuổi, tình trạng hôn nhân, ...
- Biến số không thể đo lường trực tiếp được như tình trạng dinh dưỡng, mức độ đắc khí,
mức độ hài lòng của bệnh nhân, kiến thức của bà mẹ về thực hành chăm sóc trẻ
- Biến số không đo lường được trong nghiên cứu hiện tại. Trên nguyên tắc, mọi biến số đều
có thể đo lường được nhưng trong một nghiên cứu cụ thể có thể có một số biến số không đo
lường được do hạn chế của điều kiện kĩ thuật hay không thống nhất về định nghĩa cụ thể (thí
dụ nồng độ endorphine gia tăng sau khi châm cứu, mức độ hữu dụng của những bệnh nhân bị
tàn tật, chất lượng dân số).
4. Biến số phụ thuộc - biến số độc lập - biến số gây nhiễu
Đối với việc lý giải nguyên nhân của sự việc thì chúng ta chia biến số thành biến số độc lập
và biến số phụ thuộc. Theo đó, biến số phụ thuộc là biến số dùng để mô tả hay đo lường vấn
đề nghiên cứu. Còn biến số độc lập được hiểu là biến số dùng để mô tả hay đo lường các yếu
tố được cho là gây nên hay gây ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu.
Việc xác định biến số nào là biến số độc lập hay là biến số phụ thuộc được xác định trong
phần đặt vấn đề và mục tiêu của nghiên cứu. Do đó trong khi thiết kế nghiên cứu cần phải xác
định rõ ràng biến số nào là độc lập và biến số nào là phụ thuộc. Ví dụ, nếu nghiên cứu về mối
quan hệ giữa bệnh ung thư gan và uống rượu bia thì uống rượu bia là biến số độc lập và bệnh
ung thư gan là biến số phụ thuộc. Còn nếu nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu vì sao mọi người lại
sử dụng nhiều rượu bia thì uống rượu bia lại là biến số phụ thuộc còn "áp lực của bạn bè" là biến số độc lập.
Biến số gây nhiễu (confounding variable) được hiểu là biến số cung cấp một giải thích khác
của mối liên hệ giữa biến số độc lập và biến số phụ thuộc. Để được xác định là viến số gây
nhiễu thì biến số cần thỏa mãn 03 đặc tính sau:
- Có sự liên quan đến biến số phụ thuộc - là yếu tố nguy cơ của vấn đề nghiên cứu
- Có liên quan đến biến số độc lập (phân bố không đều giữa các giá trị của biến độc lập)
- Không nằm trong cơ chế tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc
Ví dụ, có mối liên hệ giữa số lần khám tiền sản và sanh con nhẹ hơn 2500 gram. Tuy nhiên
thu nhập của gia đình cũng có thể ảnh hưởng đến số lần khám tiền sản và việc sanh con nhẹ
cân. Như vậy thu nhập của gia đình là yếu tố gây nhiễu.
Ðể khắc phục yếu tố gây nhiễu người ta có thể sử dụng các biện pháp sau:
- Hạn chế trong thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ chọn đối tượng là những bà mẹ trong
gia đình có thu nhập trung bình, không nghiên cứu những bà mẹ trong gia đình nghèo
- Bắt cặp trong thiết kế và chọn mẫu sau đó phân tầng trong phân tích: Trong quy trình chọn
mẫu, nếu chọn đưa vào một phụ nữ nghèo ít đi khám thai thì cũng phải chủ ý chọn vào mẫu
một phụ nữ nghèo đi khám thai đầy đủ. Nếu chọn đưa vào một phụ nữ giàu ít đi khám thai thì
cũng phải chủ ý chọn vào mẫu một phụ nữ giàu đi khám thai đầy đủ. Cần lưu ý trong trường
hợp bắt cặp thì phân tích thống kê được sử dụng cũng phải là phương pháp bắt cặp (thí dụ như
phân tầng hay hồi quy có điều kiện)
- Phân tầng trong phân tích (không bắt cặp): Phương pháp bắt cặp trong chọn mẫu và phân
tầng trong phân tích mẫu: thực chất gồm nhiều nghiên cứu và mỗi nghiên cứu hạn chế cho một
giá trị của biến số gây nhiễu - Mô hình hóa
- Phương pháp chia nhóm ngẫu nhiên: chỉ sử dụng được cho nghiên cứu thực nghiệm nhưng
có lẽ là phương pháp tốt nhất để loại bỏ các yếu tố gây nhiễu bởi vì nó loại bỏ được các yếu tố
gây nhiễu đã biết cũng như các yếu tố gây nhiễu chưa biết.
Ngoài ra, có sự xuất hiện về biến số nền (background variables). Trong bất cứ nghiên cứu
nào, có những biến số nền tảng thí dụ như tuổi, giới, trình độ giáo dục, tình trạng kinh tế, tình
trạng hôn nhân, tôn giáo, v.v. Những biến số này thường có ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu
(biến số phụ thuộc) và có tác động như biến số gây nhiễu. Nếu biến số nền có ảnh hưởng quan
trọng đến nghiên cứu cần phải thu thập thông tin về biến số nền. Nhưng không nên thu thập
quá nhiều biến số nền để tránh làm tăng kinh phí nghiên cứu một cách vô ích.
5. Biến số định tính - biến số định lượng
Biến số định lượng (quantitative variable) được hiểu là nếu biến số thể hiện một đại lượng,
nhằm thể hiện một đại lượng và do đó có giá trị là những con số và biến số định lượng phải
luôn luôn kèm theo đơn vị.
Biến số định tính được hiểu là biến số thể hiện một đặc tính. Biến số này được chia làm 03 loại như sau:
- Biến số nhị giá (binary variable) - khi chỉ có 2 giá trị: Giới tính là biến số nhị giá do chỉ có
hai giá trị là nam và nữ.
- Biến số danh định (nominal variable) - khi có 3 hay nhiều hơn các giá trị và các bản thân
các giá trị không có tính chất thứ tụ: Biến số danh định là biến số mà giá trị của nó không thể
biểu thị bằng số mà phải biểu diễn bằng một tên gọi (danh: tên) và các giá trị này không thể
sắp đặt theo một trật tự từ thấp đến cao
- Biến số thứ tự (ordinal variable) - khi có 3 hay nhiều hơn các giá trị và các bản thân các
giá trị có tính chất thứ tự: Biến số thứ tự là biến số danh định nhưng có thể sắp xếp thứ tự được.