-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Biện pháp tu từ là gì? Các biện pháp và tác dụng của biện pháp tu từ | Ngữ văn 6
Trong những năm gần đây, việc xuất hiện các biện pháp tu từ ngày càng nhiều trong đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia. Hiểu rõ và nắm vững những kiến thức về biện pháp tu từ, phân biệt các loại hình của nó và vận dụng hợp lý từng biện pháp để khai thác triệt để nhất. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Biện pháp tu từ là gì? Các biện pháp và tác dụng của biện pháp tu từ
1. Biện pháp tu từ là gì?
Biện pháp tu từ là một biện pháp nghệ thuật phổ biến trong văn học, giúp tác giả truyền đạt suy nghĩ và cảm
xúc một cách sinh động. Nhờ các biện pháp tu từ, tác giả có thể dễ dàng chuyển tải cảm xúc và ý tưởng về
sự vật và sự việc đến độc giả. Các biện pháp này không chỉ xuất hiện trong văn học mà còn phổ biến trong
cuộc sống hàng ngày. Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ đặc biệt trong từ, câu hoặc văn bản, trong
ngữ cảnh nhất định, nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm, đồng thời gây ấn tượng mạnh với người nghe và người đọc.
2. Biện pháp tu từ có bao nhiêu loại ?
Có hai loại biện pháp tu từ chính, đó là:
- Biện pháp tu từ từ vựng: Biện pháp so sánh; biện pháp ẩn dụ; Biện pháp hoán dụ; Biện pháp nhân hóa; Biện pháp điệp ngữ;
Biện pháp nói giảm - nói tránh; Biện pháp nói quá; Biện pháp liệt kê; Biện pháp chơi chữ.
- Biện pháp tu từ cú pháp: Đảo ngữ; Điệp cấu trúc; Chêm xen; Câu hỏi tu từ; Phép đối.
Ngoài ra còn có một số biện pháp tu từ khác.
2.1 Biện pháp tu từ từ vựng Biện pháp so sánh:
So sánh là biện pháp đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng
thêm sự lôi cuốn, gợi hình cho biểu đạt. Việc sử dụng biện pháp so sánh giúp cho hình ảnh được miêu tả
sinh động hơn, giúp người đọc dễ dàng hiểu, tưởng tượng và hình dung rõ nét hơn về hình ảnh đang nói đến.
Có các kiểu so sánh cơ bản như: so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng. So sánh ngang bằng
là kiểu so sánh các sự vật, hiện tượng tương đồng nhau, tìm ra sự giống nhau của các sự vật, sự việc giúp
người độc dễ hình dung hơn. Còn so sánh không ngang bằng là loại so sánh đối chiếu sự vật, sự việc hiện
tượng trong mối quan hệ không ngang bằng để làm nổi bật sự vật, sự việc mà tác giả muốn nhấn mạnh.
Các từ hay được sử dụng trong biện pháp so sánh: so sánh ngang bằng (như, giống như, như là, tự như...);
so sánh không ngang bằng (khác, kém, kém hơn, không bằng...)
Ví dụ: Trong bài thơ Bầm ơi của Tố hữu có câu thơ "Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng Bầm" Biện pháp ẩn dụ:
Ẩn dụ là gọi tên sự vật, sự việc bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng
nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm. Có 04 loại ẩn dụ:
Ẩn dụ hình thức được hiểu là việc người nói người viết giấu đi một phần ý nghĩa;
Ẩn dụ cách thức là hình thức một vấn đề thông qua nhiều cách khác nhau;
Ẩn dụ phẩm chất là việc dùng phẩm chất của sự vật, sự việc này bằng phẩm chất của sự vật, hiện
tượng khác mà cả hai phải có nét tương đồng;
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là hình thức miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật được cảm nhận bằng
giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác.
Nhìn chung ẩn dụ và so sánh đều có những đặc điểm giống nhau như cả hai đều dùng để gọi tên sự vật, sự
việc này bằng tên sự vật , sự việc khác nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Biện pháp ẩn dụ
khác với biện pháp so sánh ở chỗ, ẩn du còn được coi là so sánh ngầm. So sánh thường có các dấu hiệu
dễ dàng nhận biết hơn, còn ẩn dụ thì không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật, sự việc được nêu ra.
Ví dụ: Trong ca dạo của Việt Nam biện pháp ẩn dụ thường xuyên được sử dụng như "Uống nước nhớ
nguồn hay ăn quả nhớ kẻ trồng cây" ...
Biện pháp hoán dụ:
Hoán dụ là việc dùng tên sự vật hiện tượng này để gọi tên sự vật hiện tượng khác dựa trên những điểm
giống nhau, gần gũi giữa chúng.
Có 04 hình thức hoán dụ, đó là:
Lấy bộ phận chỉ cái toàn thể;
Lấy sự vật chứa đựng gọi sự vật bị chứa đưng;
Lấy dấu hiệu, đặc điểm của sự vật chỉ các sự vật;
Lấy cái cụ thể chỉ cái trừu tương, vô hình.
Khác với biện pháp ẩn dụ, cơ sở liên tưởng của hoán dụ của hai sự vật, sự việc đó là sự gần gũi, sự vật
này liên quan trực tiếp đến sự vật kia. Còn cơ sở nhận biết biện pháp ẩn dụ là mặc dù không có sự liên
quan của hai sự vật nhưng miễn sao có điểm giống nhau khi đó có thể thay sự vật này cho sự vật kia.
Ví dụ: Lá vàng còn ở trên cây - Lá xanh rụng xuống trời ơi là trời hay Người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh. Đều
nói về sự chia ly (sống chết) bằng biện pháp hoán dụ thể hiện sự tiếc thương, mất mát đi ngược với quy
luật của cuộc sống qua đó diễn tả nỗi đau của sự chia lìa.
Biện pháp nhân hóa:
Biện pháp nhân hóa được hiểu là cách để gọi hoặc miêu tả đồ vật, cây cối, con vật ... bằng những từ ngữ
sử dụng cho con người như hành động, suy nghĩ, tính cách cho nó trở nên sinh động, gần gũi, hấp dẫn và
có hồn hơn. Nhân hóa là người, hóa là biến hóa. Nhân hóa có nghĩa là biến sự vật thành con người.
Có 03 hình thức nhân hóa phổ biến:
Gọi sự vật bằng những từ ngữ để gọi con người, ví dụ như chị, chú, ông...;
Miêu tả sự vật bằng những từ ngữ miêu tả con người, ví dụ như tay, chân...;
Xưng hô với sự thân mật như con người được hiểu như xưng hô con mèo như cách xưng hô với con người;
Biện pháp điệp ngữ:
Điệp ngữ là một biện pháp tu từ, được nhận biết bằng việc sử dụng việc lặp đi , lặp lại một từ, một cụm từ
hoặc toàn bộ câu với một dụng ý cu thể nhằm nhấn mạnh, khẳng định hoặc liệt kê các sự vật, hiện tượng
mà tác giả muốn nói đến.
Có 03 loại hình thức điệp ngữ:
Điệp ngữ ngắt quãng là việc lặp lại một từ hoặc cụm từ mà có sự cách quãng với nhau mà không có sự liên tiếp;
Điệp ngữ nối tiếp là việc lặp lai một từ hay một cụm từ nối tiếp nhau; Điệp ngữ chuyển vòng
Biện pháp liệt kê:
Liệt kê là một trong những biện pháp tu từ được sử dụng để làm tăng hiệu quả diễn đạt, biểu đạt. Biện pháp
liệt kê được sử dùng trong nhiều văn bản, tác phẩm khác nhau. Liệt kê là việc sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ
hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn thông tin với những khía cạnh khác nhau mà tác giả muốn truyền đạt.
Sử dụng phép liệt kê nhằm nhấn mạnh ý, chứng minh cho nhận định của tác giả. Trong các tác phẩm văn
học, liệt kê dùng để tăng tính biểu cảm cho tác phẩm.
Dấu hiệu để dễ dàng nhận biết biện pháp liệt kê đó là những từ, hoặc cụm từ giống nhau, liên tiếp nhau.
Thông thường khi sử dụng biện pháp liệt kê, người thực hiện thường cách các từ hay cụm từ bằng dấu
phẩy, hoặc dấu chấm phẩy.
Có 4 loại liệt kê, bao gồm:
Liệt kê theo từng cặp: sử dụng những cặp từ có một vài điểm chung để phân biệt với các từ khác,
thường được liên kết bằng các từ như là và, với, cùng;
Liệt kê tăng tiến: theo đúng thứ tự, trình tự theo tự nhiên hoặc theo một quy luật nhất định, ví dụ như
từ thấp đến cao, từ cao đến thấy;
Liệt kê không theo từng cặp: sử dụng những từ cùng mô tả một đặc điểm chung nào đó như con
người, sự vật, hiện tượng, thiên nhiên ... ;
Liệt kê không tăng tiến: không quan trọng thứ tự các từ cần liệt kê, miễn là câu vẫn có nghĩa và người
đọc hiểu được ý nghĩa toàn bộ của câu.
Nói giảm - Nói tránh:
Nói giảm nói tránh là một biện pháp biểu đạt một cách tế nhị, nhẹ nhàng, giảm đi cảm giác ghê sợ, đau
buồn, nặng nề trong lời nói hoặc trong câu văn. Nói giảm nói tránh đôi khi thể hiện được sự tôn trọng giữa
người với người, nhận xét một cách tế nhị, có văn hóa.
Dấu hiệu nhận biết biện pháp nói giảm nói tránh: nếu trong câu có các từ ngữ diễn đạt tế nhị, tránh nghĩa thông thường của nó.
Có nhiều cách nói giảm nói tránh, ví dụ như: sử dụng từ đồng nghĩa đặc biệt là từ Hán Việt, sử dụng cách
nói vòng, có thể sử dụng cách nói phủ định với việc sử dụng các từ trái nghĩa, Biện pháp nói quá:
Biện pháp tu từ nói quá được hiểu là cách nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của một sự vật, sự việc
hay hiện tượng có thật trong thực tế. Nói quá không phải là nói khoác, nói quá là phóng đại sự vật, sự việc
ở mức độ lớn hơn nhưng vẫn đúng với sự thật, còn nói khoác là nói sai hoàn toàn sự thật. Không chỉ trong
đời sống hàng ngày, nói quá còn được áp dụng trong các tác phẩm văn học thường gặp trong các bài ca dao, châm biếm, ...
Khác hoàn toàn với biện pháp nói giảm, nói tránh, nói quá là một biện pháp cường điệu giúp biểu đạt dễ
dàng hơn bản chất của đối tượng. Đồng thời góp phần tạo ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho lời nói, câu
văn, gây ấn tượng cho người nghe, người đọc.
Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ nói quá đó là sử dụng các từ ngữ mang sẵn ý nghĩa phóng đại cụ thể
như cực kỳ, vô kể, vô hạn, tuyệt diệu, vô cùng ...; hoặc có thể sử dụng các thành ngữ như khỏe như voi, đẹp như tiên ...
Biện pháp chơi chữ:
Chơi chữ là việc lợi dụng những đặc điểm về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước và
cả châm biếm để làm cho câu văn trở nên hấp dẫn và thú vị hơn. Biện pháp tu từ này được sử dụng phổ
biến trong thơ ca chính thống, ca dao, tục ngữ gắn liền trong cuộc sống đời thường.
Mục đích của việc sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ giúp câu thơ, câu văn thêm phần dí dỏm, trào phúng và có tính giáo dục cao.
Có 05 biện pháp chơi chữ phổ biến, như là:
Cách chơi chữ bằng từ đồng âm;
Cách chơi chữ dùng từ gần âm;
Lối chơi chữ sử dụng điệp âm;
Cách chơi chữ dùng từ nói lái;
Chơi chữ dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
Ngoài ra, còn có các lối chơi chữ khác như dùng từ nhiều nghĩa, dùng từ cùng trường nghĩa.
2.2 Các biện pháp tu từ cú pháp
Biện pháp đảo ngữ:
Đảo ngữ được hiểu đơn giản là việc thay đổi vị trí thông thường của một từ, cụm từ trong câu nhưng không
làm mất đi quan hệ cú pháp vốn có. Việc thay đổi trật tụ kết cấu cú pháp trong câu thể hiện dụng ý nghệ
thuật của tác giả, đồng thời sẽ tạo ra sắc thái tu từ.
Việc sử dụng đảo ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh thể hiện cảm xúc của người viết.
Ví dụ như câu thơ trong bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan: "Lom khom dưới núi tiều vài
chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà."
Biện pháp điệp cấu trúc:
Đây là một biện pháp tu từ dùng sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp đi lặp lại những thanh điệu cùng
nhóm bằng hoặc nhóm trắc, nhằm mục đích tăng nhạc tính, tăng tính tạo hình và biểu cảm của câu thơ.
Điệp cấu trúc nhằm nhấn mạnh nội dung, tạo sự nhịp nhàng cân đối cho văn bản.
Ví dụ: Trong Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh có sử dụng biện pháp điệp cấu trúc: chúng thi
hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống
nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Biện pháp chêm xen:
Đây là biện pháp chêm vào câu một cụm từ không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu,
nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc.
Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ này là thường sẽ đứng sau dấu gạch nối hoặc trong ngoặc đơn Câu hỏi tu từ:
Câu hỏi tu từ là câu hỏi được đặt ra nhưng không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời hoặc câu trả lời nằm
ngay trong câu hỏi. Loại câu này được sử dụng nhiều trong các văn bản nghệ thuật, có tác dụng làm lời văn
trở nên sinh động, đem lại cho người đọc những tưởng tượng lý thú và có thể hiểu theo cách của mình.
Việc sử dụng câu hỏi tu từ, tác giả muốn tập trung sự chú ý của người đọc, người nghe vào nội dung mà họ muốn gửi gắm.
Dấu hiệu nhận biết của câu hỏi tu từ thường là những câu khẳng định hay câu phủ định Câu hỏi tu từ với
hình thức nghi vấn với một dấu hỏi ở cuối câu, nhấn mạnh ý mà mình muốn biểu đạt Phép đối:
Phép đối là cách sắp xếp đặt từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau để tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau.
Việc sử dụng phép đối, tác giả muốn tạo hiệu quả về sự giống nhau hoặc trái ngược nhau nhằm gợi ra một
vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa trong diễn đạt để hướng đến làm nổi bật một nội dung ý nghĩa nào đó.
Dấu hiệu nhận biết phép đối:
Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau;
Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ lợi với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ, tính từ đối với tính từ;
Các từ đối nhau hoặc là đồng nghĩa với nhau, hoặc là trái nghĩa với nhau, hoặc là cùng trường nghĩa
với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa.
3. Tác dụng của biện pháp tu từ
Biện pháp tu từ có vai trò quan trọng trong các văn bản nghệ thuật. Việc sử dụng biện pháp tu từ giúp hình
ảnh, sự vật, sự việc được hình dung rõ ràng, sinh động hơn. Mỗi loại biện pháp tu từ mang đến những tác
dụng riêng. Ví dụ, biện pháp so sánh làm nổi bật sự vật, sự việc mà tác giả muốn biểu đạt; biện pháp nhân
hóa thể hiện suy nghĩ, tình cảm của con người một cách gần gũi; biện pháp nói giảm nói tránh giúp diễn đạt
tế nhị hơn, tránh cảm giác đau buồn, mất mát.
Sử dụng biện pháp tu từ thay cho từ ngữ thông thường là lựa chọn khi viết một tác phẩm văn học hay muốn
thể hiện cảm xúc một cách gián tiếp. Việc này giúp tác giả tạo ấn tượng rõ nét cho tác phẩm và phong cách của mình.
Trong tiếng Việt, biện pháp tu từ rất đa dạng. Trong các tác phẩm văn học, việc sử dụng nhiều biện pháp tu
từ góp phần minh họa chi tiết, tăng sức tưởng tượng cho người đọc, thu hút sự chú ý và mở ra những liên
tưởng mới mẻ. Bạn có thể sử dụng nhiều biện pháp tu từ trong một đoạn văn, không có giới hạn, tạo điều
kiện cho tác giả thỏa sức sáng tạo, liên tưởng, và tạo dấu ấn riêng trong tác phẩm.
Như vậy, sử dụng biện pháp tu từ trong các tác phẩm văn học hoặc trong lời nói tạo sức hút mạnh mẽ hơn
trong việc biểu đạt suy nghĩ và cảm xúc của tác giả so với việc sử dụng từ ngữ thông thường.