-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bộ 23 đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn Văn năm học 2024 - 2025
Một buổi trưa mùa hè nóng nực. Đang lúc hạn hán kéo dài, có một bác nông dân kéo một chiếc xe chở đồ đi qua ven rừng. Lúc đó, Cá Sấu đang nằm thoi thóp bên đường, tưởng như sắp chết khô đến nơi mất. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Đề giữa HK1 Ngữ Văn 7 76 tài liệu
Ngữ Văn 7 1.4 K tài liệu
Bộ 23 đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn Văn năm học 2024 - 2025
Một buổi trưa mùa hè nóng nực. Đang lúc hạn hán kéo dài, có một bác nông dân kéo một chiếc xe chở đồ đi qua ven rừng. Lúc đó, Cá Sấu đang nằm thoi thóp bên đường, tưởng như sắp chết khô đến nơi mất. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề giữa HK1 Ngữ Văn 7 76 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 7 1.4 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 7
Preview text:
Bộ 23 đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn Văn năm học 2024 - 2025
1. Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Cánh diều
1.1 Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề
Ma trận đề thi giữa kì 1 Văn 7 Cánh diều TT Kĩ Nội
Mức độ nhận thức Tổng
năng dung/đơn vi ̣ % kiến thức điểm Nhâ ̣n biết Thông hiểu Vâ ̣n du ̣ng Vâ ̣n du ̣ng cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1
Đọc Truyện ngụ 3 0 5 0 0 2 0 60 hiểu ngôn 2 Viết Kể lại sự 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 100 Tỉ lê ̣ % 20% 40% 30% 10% Tỉ lê ̣ chung 60% 40%
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau:
NƯỚC MẮT CÁ SẤU
Một buổi trưa mùa hè nóng nực. Đang lúc hạn hán kéo dài, có một bác nông dân kéo
một chiếc xe chở đồ đi qua ven rừng. Lúc đó, Cá Sấu đang nằm thoi thóp bên đường,
tưởng như sắp chết khô đến nơi mất. Trông thấy bác nông dân đi tới, Cá Sấu liền giả bộ khóc lóc van xin:
- Ối ông ơi, xin ông rủ lòng thương cứu con với! Cánh đầm ven rừng này khô cạn từ lâu
rồi. Ông hãy làm phúc chở giùm con đến cánh đầm sâu ở bên kia núi. Bác nông dân đáp:
- Làm sao ta mang chú đi được! Chú kềnh càng thế kia cơ mà! Ta chịu thôi!
Cá Sấu lại giả tảng, lã chã giọt ngắn giọt dài:
- Ối ông ơi, ông cứu con làm phúc! Ông cứ đặt con lên xe, rồi chở con đi thôi mà! Bác nông dân lắc đầu:
- Ta không bê nổi chú lên xe, chú nặng lắm! Vả lại xe ta đã chất đầy các thứ rồi! Cá Sấu khẩn khoản:
- Hay ông cột chặt con vào gầm xe mà kéo đi vậy? Khi nào đến cánh đầm kia chân núi, ông cởi chão ra cho con!
Bác nông dân động lòng thương con vật khốn khổ, bèn lấy một cuộn chão to tướng cột
chặt Cá Sấu vào gầm xe, rồi kéo chiếc xe lặc lè nặng gấp đôi lúc trước và đi tiếp.
Khi đến khu đầm sâu, mồ hôi nhễ nhại, bác ta cởi dây buộc Cá Sấu ra. Gã Cá Sấu liền
há mõm nhe rặng chặn ngay bác nông dân lại và trở mặt:
- Này ông, ông hãy để lại xác ở đây cho ta ăn thịt, ta căm giận ông lắm! Bác nông dân sửng sốt:
- Sao chú lại căm giân ta và muốn trả ơn ta bằng cách đó? Cá Sấu lên giọng:
- Ông đã trói ta chặt quá làm cho suốt quãng đường dài ta nhức nhối khắp cả mình
mẩy. Ta phải ăn thịt ông bạn cho bõ giận. Vả lại đã mấy ngày liền ta nằm khô, chẳng
kiếm được con mồi nào cả…
Vừa lúc đó, Thỏ Rừng ở đâu chọt đi tới, thoáng nghe cậu chuyện, liền hỏi Cá Sấu:
- Sao, ông bạn chuyến này lại muốn ăn thịt cả người nữa cơ à?
Cá Sấu vênh váo trả lời:
- Ừ, tớ nhờ cái nhà bác này chở tớ từ cánh đầm khô cạn bên kia chân núi sang cánh
đầm bên này để kiếm ăn. Bác ta đã không thương thì chớ, lại trói chặt tớ vào gầm xe
đến gãy hết cả xương và suýt nữa thì tắc thở. Tớ phải trả thù! Thỏ Rừng lại hỏi:
- Bác ta đã trói ông bạn như thế nào? Lại đây tớ xem thử! Là người giữa, tớ sẽ phân rõ
phải trái cho cả hai bên!
Thỏ Rừng nói luôn với bác nông dân:
- Bác câm lấy cuộn chão và thử trói lại anh bạn này vào gầm xe như ban nãy cho tôi
xem có đúng như anh ta kể tội bác không?
Bác nông dân lại trói chặt Cá Sấu vào gầm xe. Thỏ Rừng giả vờ giật thử sợi dây, rồi hỏi Cá Sấu:
- Có phải ban nãy bác ta đã trói ông bạn như thế này không? Ồ, thế này thì đã chặt gì lắm đâu!
Cá Sấu hấp tấp phân bua:
- Không, không! Nếu chỉ trói như thế này thôi thì tớ nổi giận làm sao được cơ chứ!
Thỏ Rừng liền giúp bác nông dân siết chặt sợi dây chão hơn nữa, rồi lại hỏi Cá Sấu:
- Thế này đã đúng chưa?
Cá Sấu nhăn mặt xuýt xoa, gật đầu lia lịa:
- Đúng! Đúng như thế đấy! Tớ không tài nào cựa nổi mình nữa! Có thế tớ mới nổi giận và phải trả thù chứ!
Thỏ Rừng quay lại nói với bác nông dân:
- Bây giờ hắn đã bị trói không cựa nổi mình nữa thì bác còn đợi gì nào? Liệu cái giống
bất nhân bất nghĩa này có tha cái mạng cho bác không, nếu bác lại thương hại hắn như ban nãy?
Như sực tỉnh, lập tức bác nông dân vác luôn một tảng đá to tướng nhặt ở ven đầm, vừa đập Cá Sấu vừa hét:
- Nước mắt cá sấu này!… Nước mắt cá sấu này!…
Thế là con Cá Sấu vô ơn, lật lọng đã bị trừng trị đích đáng.
Câu chuyện Nước mắt Cá Sấu – Truyện cổ tích Khmer
– truyencotichonline.net –
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? (2) A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba
D. Kết hợp nhiều ngôi kể
Câu 2: Nhân vật chính trong truyện là Cá Sấu. Đúng hay sai? (3) A. Đúng B. Sai
Câu 3: Trong câu văn: “Một buổi trưa mùa hè nóng nực. Đang lúc hạn hán kéo dài, có
một bác nông dân kéo một chiếc xe chở đồ đi qua ven rừng” có mấy phó từ chỉ số lượng? (4) A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn
Câu 4: Sắp xếp các sự việc sau theo trình tự hợp lí? (5)
(1) Bác nông dân lại trói chặt Cá Sấu vào gầm xe. Thỏ Rừng giả vờ giật thử sợi dây, rồi hỏi Cá Sấu
(2) Trông thấy bác nông dân đi tới, Cá Sấu liền giả bộ khóc lóc van xin
(3) Thỏ Rừng liền giúp bác nông dân siết chặt sợi dây chão hơn nữa
(4) Gã Cá Sấu liền há mõm nhe rặng chặn ngay bác nông dân lại và trở mặt
(5) Bác nông dân động lòng thương con vật khốn khổ, bèn lấy một cuộn chão to tướng
cột chặt Cá Sấu vào gầm xe, rồi kéo chiếc xe lặc lè nặng gấp đôi lúc trước và đi tiếp.
A. (2) – (4) – (1) – (3)
B. (4) – (3) – (2) – (1) – (5)
C. (5) – (4) – (3) – (2)
D. (5) – (4) – (1) – (3)
Câu 5: Hành động “Cá Sấu nằm thoi thóp,giả bộ khóc lóc, van xin” nhằm mục đích gì? (6)
A. Để sám hối tội lỗi B. Để giết thời gian
C. Để đánh lừa bác nông dân D. Để rình con mồi
Câu 6: Việc “Bác nông dân động lòng thương con vật khốn khổ”cho thấy thái độ gì của bác nông dân? (7) A. Thương loài vật B. Tự tin C. Thiếu cảnh giác D. Kiêu ngạo
Câu 7: Từ “bất nhân” trong câu “Liệu cái giống bất nhân bất nghĩa này có tha cái mạng
cho bác không, nếu bác lại thương hại hắn như ban nãy” được hiểu như thế nào? (8) A. Yêu thương con người
B. Không có lòng thương người
C. Lo lắng về tội lỗi đã gây ra
D. Xấu hổ về tội lỗi đã gây ra
Câu 8: Thành ngữ “nước mắt cá sấu” nói đến điều gì? (9)
A. Khóc lóc giả dối hòng che đậy dã tâm B. Dài dòng văn tự C. Lúng túng, ấp úng D. Nói quá sự thật
Câu 9: Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên? (10)
Câu 10: Em có đồng tình với việc làm của Cá sấu trong câu chuyện không? Vì sao? (11)
II. VIẾT (4,0 điểm)
Em hãy viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
mà em có dịp tìm hiểu (bài viết có sử dụng các yếu tố miêu tả).
Xem đáp án trong file tải về
1.2 Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề 2
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Mùa thu của em Là vàng hoa cúc Như nghìn con mắt Mở nhìn trời êm. Mùa thu của em Là xanh cốm mới Mùi hương như gợi Từ màu lá sen (...) Ngôi trường thân quen Bạn thầy mong đợi Lật trang vở mới Em vào mùa thu.
(Quang Huy, Mùa thu của em)
Câu 1. Đoạn thơ trích trên được làm theo thể thơ nào? A. Thơ bốn chữ B. Thơ năm chữ C. Thơ lục bát D. Thơ tám chữ
Câu 2. Bài thơ viết về đề tài gì? A. Mùa xuân B. Mùa hạ C. Mùa thu D. Mùa đông
Câu 3. Các chữ in đậm trong khổ thơ thứ hai được gieo vần như thế nào? A. Không gieo vần B. Vần liền C. Vần cách D. Vần hỗn hợp
Câu 4. Cho biết từ nghìn trong câu Như nghìn con mắt là: A. Động từ B. Danh từ C. Phó từ D. Số từ
Câu 5. Câu thơ Như nghìn con mắt sử dụng biện pháp tu từ gì? A. So sánh B. Điệp ngữ C. Nhân hóa D. Nói giảm nói tránh
Câu 6. Cụm từ Mùa thu của em được lặp lại trong các khổ thơ là biện pháp tu từ? A. So sánh B. Điệp ngữ C. Nhân hóa D. Nói giảm nói tránh
Câu 7. Ở khổ thơ thứ nhất, mùa thu hiện ra qua hình ảnh của: A. Màu vàng hoa cúc B. Màu xanh cốm mới C. Mùi hương của cốm D. Từ màu lá sen
Câu 8. Những từ “thân quen”, “mong đợi” trong khổ thơ cuối diễn tả tâm trạng của em như thế nào? A. Căng thẳng, âu lo B. Buồn bã, sầu não C. Nhút nhát, rụt rè D. Phấn khởi, tự tin.
Câu 9. Viết lại câu: Em vào mùa thu bằng cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ?
…………………………….…………………………….…………………………….…
Câu 10. Viết tiếp vào chỗ chấm để tạo thành một câu văn hoàn chỉnh phù hợp với nội dung bài thơ:
Bài thơ Mùa thu của em mở
ra……………………………….………………………………………....
II. VIẾT (4,0 điểm)
Hãy viết bài văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Mùa thu của em của nhà thơ
Quang Huy (đoạn thơ trích ở phần I. Đọc-Hiểu).
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn lớp 7
Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1, 2, Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 4,0 3, 4, 5, 6, Đáp án A C B D A B A D 7, 8 9
Em vào mùa thu với bao niềm vui, háo hức. 1,0 10
Bài thơ Mùa thu của em mở ra một thế giới mới đầy vui tươi 1,0
và mới lạ với biết bao nhiêu điều tươi đẹp ở phía trước. II VIẾT 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn: Bài viết đảm bảo bố cục 3 phần 0,25
chặt chẽ, mạch lạc, rõ ràng.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Ghi lại cảm xúc sau khi đọc 0,25 bài thơ bốn chữ.
c. Triển khai bài viết 3,0
Có thể triển khai bài viết theo gợi ý sau:
- Mở bài: Giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả và nêu
cảm xúc chung về bài thơ bốn chữ.
+ Mùa thu của em là một thi phẩm nổi tiếng được nhiều bạn
đọc biết đến nhất là lứa tuổi thiếu nhi của nhà thơ Quang Huy.
+ Bài thơ được viết theo thể thơ 4 chữ, ngôn từ trong sáng,
dung dị, biểu cảm; nhạc điệu dịu êm, nhẹ nhàng, tha thiết.
- Thân bài: Trình bày các chi tiết thể hiện cảm xúc của em về bài thơ.
+ Hai khổ thơ đầu tác giả miêu tả vẻ đẹp thanh cao, hương
sắc đẹp đẽ và tinh khiết của mùa thu.
+ Khổ thơ đầu, tác giả đặc tả sắc vàng của mùa thu qua
hình ảnh so sánh bông cúc vàng “Như nghìn con mắt – Mở nhìn trời êm”.
+ Khổ thơ thứ hai, tác giả dành để tả sắc xanh của mùa thu.
+ Cuối bài thơ nhà thơ đã nói hộ em bé những cảm xúc,
tâm trạng qua các từ “thân quen”, “mong đợi”.
- Kết bài: Khẳng định cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.
+ Bài thơ mở ra một thế giới mới đầy vui tươi và mới lạ với
biết bao nhiêu điều tươi đẹp ở phía trước.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0,25 Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, mới lạ; suy nghĩ 0,25 sáng tạo.
1.3 Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn 7 Cánh diều - Đề 3
Ma trận đề thi giữa kì 1 Văn 7 Cánh diều TT Kĩ Nội
Mức độ nhận thức Tổng
năng dung/đơn vi ̣ %
Nhâ ̣n biết Thông hiểu Vâ ̣n du ̣ng Vâ ̣n du ̣ng kiến thức điểm cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc Thơ (thơ 4 0 4 0 0 2 0 60 hiểu bốn chữ, năm chữ) 2
Viết Kể lại một 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử Tổng 20 5 20 15 0
30 0 10 100 Tỉ lê ̣ (%) 20 40 30 10 Tỉ lê ̣ chung 60% 40%
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau: Mưa rơi tí tách
Hạt trước hạt sau Không xô đẩy nhau
Xếp hàng lần lượt Mưa vẽ trên sân Mưa dàn trên lá Mưa rơi trắng xóa
Bong bóng phập phồng Mưa nâng cánh hoa
Mưa gọi chồi biếc
Mưa rửa sạch bụi Như em lau nhà. Mưa rơi, mưa rơi Mưa là bạn tôi Mưa là nốt nhạc
Tôi hát thành lời…
(Trích Mưa, Nguyễn Diệu, Thư viện thơ, 2019)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Bài thơ “Mưa” thuộc thể thơ gì? (Biết) A. Bốn chữ B. Năm chữ C. Lục bát D. Tự do
Câu 2. Em hãy cho biết khổ thơ thứ hai được ngắt nhịp như thế nào? (Biết) A. Nhịp 1/1/2 B. Nhịp 2/1/1 C. Nhịp 2/2 D. Nhịp 1/2/1
Câu 3. Đối tượng nào được nhắc đến nhiều nhất trong bài thơ? (Biết) A. Cánh hoa B. Hạt mưa C. Chồi biếc D. Chiếc lá
Câu 4. Theo em biện pháp tu từ nào được sử dụng trong khổ thơ thứ nhất? (Biết) A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. So sánh D. Nhân hóa
Câu 5. Xác định chủ đề của bài thơ “Mưa”? (Hiểu) A. Tình yêu thiên nhiên B. Tình yêu đất nước C. Tình yêu quê hương D. Tình yêu gia đình
Câu 6. Theo em đáp án nào đúng nhất về tình cảm của tác giả đối với mưa? (Hiểu) A. Yêu quý, trân trọng B. Hờ hững, lạnh lùng C. Nhớ mong, chờ đợi D. Bình thản, yêu mến
Câu 7. Em hãy nêu 2 lợi ích của mưa đối với đời sống con người và các sinh vật trên Trái đất.
Câu 8. Từ những lợi ích của mưa, em hãy nêu ít nhất 2 biện pháp để bảo vệ môi
trường trong sạch.(Vận dụng)
II. Viết (6,0 điểm)
Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà
em có dịp tìm hiểu. (Vận dụng cao)
Đáp án đề thi giữa kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề 3
Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 5,0 1 A 0,5 2 C 0,5 3 B 0,5 4 D 0,5 5 A 0,5 6 A 0,5 7
HS trả lời hợp lý 2lợi ích của mưa đối với đời sống con 1,0
người và các sinh vật trên Trái đất.
- Lợi ích của mưa: cung cấp nước để phục vụ đời sống
của con người và động thực vật; làm cho không khí sạch và trong lành hơn 8
Biện pháp bảo vệ môi trường: không xả rác bừa bãi, 1,0
trồng cây, không xả xác động vật xuống ao hồ II VIẾT 5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn: Mở bài nêu được vấn đề, 0,5
thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: HS chọn được sự việc có 0,5
thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm
HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần vận
dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí
lẽ và dẫn chứng; sau đây là một số gợi ý:
- Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự 3.0
kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại.
- Nêu lí do hay hoàn cảnh, người viết thu thập tư liệu liên quan.
- Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/sự kiện.
- Thuật lại nội dung/diễn biến của sự việc có thật liên
quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử.
- Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc
đối với nhận thức về nhân vật/sự kiện lịch sử.
- Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận
của người viết về sự việc.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,5
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng 0,5 tạo.
2. Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức
2.1 Đề kiểm tra Văn 7 giữa kì 1 KNTT - Đề 1
Ma trận đề kiểm tra Văn giữa kì 1 lớp 7 TT Kĩ Nội
Mức độ nhận thức Tổng
năng dung/đơn %
Nhâ ̣n biết Thông hiểu Vâ ̣n du ̣ng Vâ ̣n du ̣ng cao vi ̣kiến điểm thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc Mẩu 3 0 5 0 0 2 0 60 hiểu truyện ngắn 2 Viết Cảm 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 nhận về một đoạn thơ bốn chữ, năm chữ. Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 100 Tỉ lê ̣ % 20 40% 30% 10% Tỉ lê ̣ chung 60% 40%
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Cuộc hành trình của tha thứ
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người xảy ra một cuộc
tranh luận. Một người nổi nóng đã buông lời miệt thị người kia. Tuy bị xúc phạm nhưng
người bạn không nói gì, chỉ lẳng lặng viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi
đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.
Họ đi tiếp và tìm thấy một ốc đảo, họ quyết định đi bơi. Người bạn bị miệt thị lúc nãy bị
sa lầy và lún dần xuống. Người bạn kia đã cố gắng cứu anh. Thoát khỏi vũng lầy, anh
vui vẻ lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.
Người bạn hỏi anh: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?”
Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng
không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”.
Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi
những ân nghĩa lên đá. Niềm vui và tình người sẽ thật sự bền vững khi bạn biết tha
thứ, biết quan tâm đến người khác như đã từng quan tâm đến bản thân mình.
(Hạt giống tâm hồn, Nhà xuất bản Tổng hợp)
Câu 1. Ngôi kể của truyện? A. Ngôi thứ hai B. Ngôi thứ nhất C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ tư
Câu 2. Cụm từ “Trong chuyến đi” trong câu “Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra
một cuộc tranh luận” là thành phần: A. Vị ngữ
B. Thành phần giải thích C. Chủ ngữ D. Trạng ngữ
Câu 3. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 4. Từ “lẳng lặng” trong câu “…chỉ lẳng lặng viết lên cát” là từ: A. Từ láy B. Từ ghép C. Từ đơn D. Cụm từ
Câu 5. Người bạn đã có thái độ và hành động gì khi bị miệt thị? A. Im lặng chịu đựng. B. Lặng lẽ bước đi.
C. Người bạn không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm
khác đi những gì tôi nghĩ”
D. Người bạn buồn rầu và viết lên cát.
Câu 6. Nghĩa của từ “miệt thị” trong câu: “Một người nổi nóng đã buông lời miệt thị người kia” là gì?
A. Tự cho mình hơn người nên cao ngạo, kiêu căng.
B. Tỏ thái độ khinh rẻ, coi thường người khác. C. Tức giận, phẫn nộ. D. Không tốt đẹp.
Câu 7. Người bạn bị miệt thị trong câu chuyện là một người như thế nào?
A. Là một người biết tha thứ và biết trân trọng những điều tốt đẹp.
B. Là một người tự ti, mặc cảm.
C. Là một người khiêm tốn.
D. Là một người cao ngạo, đầy bản lĩnh.
Câu 8. Vì sao người bạn viết nỗi buồn lên cát và niềm vui tạc trên đá?
A. Vì muốn ghi lại những cảm xúc vừa trải qua.
B. Vì muốn nhớ mãi những điều đã qua.
C. Vì trên sa mạc chỉ có cát và đá.
D. Vì những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có
thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người.
Câu 9. Em có đồng ý với cách ứng xử và hành động của người bạn (bị miệt thị) không?
Vì sao? (Trình bày bằng đoạn văn từ 3 đến 5 câu)
Câu 10. Qua câu chuyện trên, em rút ra cho mình bài học gì có ý nghĩa nhất? (Trình
bày bằng đoạn văn từ 5 đến 7 câu)
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết đoạn văn cảm nhận của em về một bài thơ 4 chữ hoặc 5 chữ đã học, đã đọc.
Đáp án đề thi Văn 7 giữa kì 1 KNTT
Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 D 0,5 3 A 0,5 4 A 0,5 5 C 0,5 6 B 0,5 7 A 0,5 8 D 0,5 9
- Nêu được quan điểm: đồng tình/ không đồng tình/ 1,0 đồng tình một phần.
- Lí giải được lí do lựa chọn quan điểm của bản thân.
(Quan điểm và lý giải phải phù hợp chuẩn mực đạo đức và lối sống)
Gợi ý: Đồng ý vì người bạn đã biết nhẫn nhịn để giữ
gìn được những điều tốt đẹp trong lòng mình và bỏ
qua, xóa nhòa những gì không vui vẻ, tốt đẹp. Đây là
cách sống cần phải học hỏi, phát huy. 10
Đây là dạng câu hỏi mở, mỗi học sinh có thể rút ra được 1,0
những bài học nhận thức riêng cho bản thân nhưng cần
phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Gợi ý
- Không nên chấp nhặt những điều làm tổn thương
mình và người khác. Hoặc: cần nhìn nhận mọi việc
trong cái nhìn của sự bao dung, sống phải biết tha
thứ và trân trọng những điều tốt đẹp.
- Lý giải: Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải đối
mặt với nhiều cảm xúc, nếu cứ chấp nhặt những
điều đau buồn, ta sẽ không còn chỗ để chứa đựng
những điều hạnh phúc, yêu thương. Hãy tha thứ cho
những lỗi lầm và ghi nhận những điều tốt đẹp. Vì
“ Niềm vui và tình người sẽ thật sự bền vững khi bạn biết
tha thứ, biết quan tâm đến người khác như đã từng quan
tâm đến bản thân mình.” II LÀM VĂN 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn cảm nhận 0,25
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: viết đoạn văn cảm nhận 0,25
một bài thơ 4 chữ (5 chữ) đã học hoặc đã đọc.
c. Cảm nhận bài thơ: 3,0
HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần
đảm bảo các yêu cầu sau:
- Mở đoạn : Giới thiệu bài thơ của tác giả nào, nội 0,5
dung bài thơ hướng tới điều gì sâu sắc ? 2.0 - Thân đoạn: 0,5
+ Ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.
+ Diễn tả cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
+ Từ nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ thấy được
tâm tình gì của tác giả ?
- Kết đoạn : Khái quát cảm xúc về bài thơ
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, chặt chẽ, sáng tạo. 0,25
2.4 Đề thi giữa kì 1 Văn 7 KNTT - Đề 4
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Chiếc giày đánh rơi của Gandhi
Có lần trong lúc vội vã bước lên xe lửa, Mahatma Gandhi đánh rơi một chiếc giày
xuống đường ray và không thể nào lấy lên được vì xe lửa đã lăn bánh. Ông Gandhi bèn
cởi ngay chiếc giày còn lại và ném xa xuống đường ray gần nơi chỗ chiếc giày đã rớt,
trước sự ngạc nhiên của những người trên xe.
Một hành khách không kìm được thắc mắc đã lên tiếng hỏi ông tại sao lại làm như vậy. Gandhi đáp:
- Một người nghèo nào đó sẽ tìm thấy chiếc giày trên đường ray rồi họ sẽ tìm thấy
chiếc thứ hai. Và như vậy, họ sẽ có đủ cả đôi để dùng.
Phải chăng Gandhi đã nhận ra rằng: biết chia sẻ với những người đau khổ hơn, là cách
tốt nhất để vơi đi những đau khổ đang có. Và bởi hạnh phúc trong cuộc đời không phụ
thuộc nhiều vào điều xảy ra với bạn mà phụ thuộc vào cách bạn đón nhận nó.
(Quà tặng cuộc sống, Nhà xuất bản tổng hợp)
(* Mahatma Gandhi là vị anh hùng dân tộc Ấn Độ - người chỉ đạo cuộc kháng chiến
chống chế độ thực dân Anh và giành độc lập cho Ấn Độ)
Câu 1. Ngôi kể của truyện? A. Ngôi thứ hai B. Ngôi thứ nhất C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ tư
Câu 2. Cụm từ “Có lần trong lúc vội vã bước lên xe lửa” trong câu “Có lần trong lúc vội
vã bước lên xe lửa, Mahatma Gandhi đánh rơi một chiếc giày xuống đường ray…” là thành phần: A. Vị ngữ
B. Thành phần giải thích C. Chủ ngữ D. Trạng ngữ
Câu 3. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 4. Từ “vội vã” trong cụm từ “Có lần trong lúc vội vã bước lên xe lửa” là: A. Từ láy B. Từ ghép C. Từ đơn D. Cụm từ
Câu 5. Gandhi đã làm gì khi vô tình đánh rơi chiếc giày xuống đường ray?
A. Im lặng bước lên tàu.
B. Lặng lẽ tháo chiếc giày còn lại ra.
C. Cởi ngay chiếc giày còn lại và ném xa xuống đường ray gần nơi chỗ chiếc giày đã rớt.
D. Ông Gandhi tiếp tục cuộc hành trình với một chiếc giày.
Câu 6. Nghĩa của từ “ngạc nhiên” trong câu: “…trước sự ngạc nhiên của những người trên xe” là gì? A. Giật mình.
B. Lấy làm lạ, cảm thấy hoàn toàn bất ngờ đối với mình. C. Lạ lẫm, không quen.
D. Buồn cười trước sự việc đang diễn ra.
Câu 7. Gandhi trong câu chuyện là một người như thế nào?
A. Là một người biết chia sẻ với những người đau khổ hơn, và biết cách đón nhận hạnh phúc.
B. Là người thân thiện với mọi người xung quanh.
C. Là người không tham lam.
D. Là người rất vui tính và lạc quan.
Câu 8. Vì sao Gandhi sẵn sàng ném chiếc giày còn lại xuống đường ray?
A. Vì thiếu một chiếc thì chiếc còn lại sẽ trở nên vô nghĩa.
B. Vì Gandhi muốn làm một điều gì đó gây ngạc nhiên cho mọi người.
C. Vì không còn cách nào khác.
D. Vì Gandhi tốt bụng đã nghĩ một người nghèo nào đó sẽ tìm thấy chiếc giày trên
đường ray rồi họ sẽ tìm thấy chiếc thứ hai. Và như vậy, họ sẽ có đủ cả đôi để dùng.
Câu 9. Em có đồng ý với cách ứng xử và hành động của Gandhi không? Vì sao? (Trình
bày bằng đoạn văn từ 3 đến 5 câu)
Câu 10. Qua câu chuyện trên, em rút ra cho mình bài học gì có ý nghĩa nhất? (Trình
bày bằng đoạn văn từ 5 đến 7 câu)
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết đoạn văn cảm nhận của em về một bài thơ 4 chữ hoặc 5 chữ đã học, đã đọc.
Xem đáp án trong file tải về
3. Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo
3.1 Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề 1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau:
…. “Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao…
Ðất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Ðất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.” …
(Trích “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải, NXB Giáo dục Hà Nội 1987)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ năm chữ đúng hay sai? A. Đúng B. Sai..
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên? A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Nghị luận
Câu 3. Trong câu thơ: “Một mùa xuân nho nhỏ”, từ nào là số từ? A. Một B. Mùa. C. Xuân. D. Nho nhỏ.
Câu 4. Câu thơ “Ðất nước như vì sao” sử dụng phép tu từ nào? A. Nhân hóa. B. So sánh. C. Hoán dụ. D. Ẩn dụ.
Câu 5. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu thơ sau:
“Mùa xuân là tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng ........” A. Đông. B. Thu. C. Hạ D. Xuân.
Câu 6. Mùa xuân tươi đẹp của đất nước được tập trung thể hiện qua những hình ảnh nào?
A. Hình ảnh, so sánh, từ láy.
B. Người cầm súng, người ra đồng, lộc non.
C. Lộc trải dài nương mạ.
D. Lộc giắt đầy trên lưng.
Câu 7. Nhà thơ thể hiện tình cảm gì qua đoạn thơ trên? A. Tình yêu thiên nhiên. B. Tình yêu cuộc sống.
C. Khát vọng cống hiến cho đời.
D.Tình yêu quê hương, đất nước, ước nguyện chân thành.
Câu 8. Hình ảnh con chim, cành hoa, nốt trầm ở đoạn thơ trên là:
A. những gì đẹp nhất mà mỗi con người muốn có.
B. những gì nhỏ bé trong cuộc sống.
C. những gì đẹp nhất của mùa xuân.
D. mong muốn khiêm nhường và tha thiết của nhà thơ.
Câu 9. Cho biết bài thơ nào được làm theo thể thơ năm chữ mà em đã được học trong
chương trình, nêu tên tác phẩm, tác giả?
Câu 10. Qua đoạn thơ trên, nhà thơ muốn gửi gắm thông điệp gì? Thông điệp ấy có ý
nghĩa như thế nào đối với em?
II. VIẾT: (4.0 điểm)
Cảm nghĩ về 1 bài thơ bốn, hoặc năm chữ mà em yêu thích.
Mời các bạn xem đáp án đề 1 trong file tải về
3.2 Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề 2
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: ĐƯA CON ĐI HỌC Tế Hanh
Sáng nay mùa thu sang
Cha đưa con đi học
Sương đọng cỏ bên đường
Nắng lên ngời hạt ngọc
Lúa đang thì ngậm sữa
Xanh mướt cao ngập đầu
Con nhìn quanh bỡ ngỡ
Sao chẳng thấy trường đâu?
Hương lúa tỏa bao la
Như hương thơm đất nước Con ơi đi với cha
Trường của con phía trước Thu 1964
(In trong Khúc ca mới, NXB Văn học,)
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Tự do C. Lục bát B. Năm chữ D. Bốn chữ
Câu 2. Từ “đường” trong bài thơ trên và từ "đường" trong cụm từ "Ngọt như đường" thuộc loại từ nào? A. Từ đồng âm C. Từ đồng nghĩa B. Từ trái nghĩa D. Từ đa nghĩa
Câu 3. Bài thơ có cách gieo vần như thế nào? A. Gieo vần lưng C. Gieo vần chân B. Gieo vần linh hoạt
D. Vần lưng kết hợp vần chân
Câu 4. Cụm từ "nhìn quanh bỡ ngỡ" là cụm từ gì? A. Cụm danh từ C. Cụm động từ B. Cụm tính từ D. Cụm chủ vị
Câu 5. Em hiểu như thế nào là "bỡ ngỡ" trong câu thơ: “Con nhìn quanh bỡ ngỡ”?
A. Có cảm giác ngỡ ngàng, lúng túng vì còn C. Có cảm giác lạ lẫm, bối rối trước mọi mới lạ chưa quen việc
B. Có cảm giác sợ sệt trước những điều
D. Cảm thấy lo lắng không yên tâm về một mới lạ vấn đề gì đó
Câu 6. Tác dụng chủ yếu của biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng trong câu thơ
"Lúa đang thì ngậm sữa" là gì?
A. Làm cho sự vật trở nên gần gũi với con
C. Làm cho câu thơ giàu nhịp điệu, có hồn người
B. Làm cho câu thơ sinh động, gợi hình,
D. Nhấn mạnh, làm nổi bật đối tượng gợi cảm
được nói đến trong câu thơ
Câu 7. Theo em, hình ảnh hạt ngọc được nhắc đến trong bài thơ là hình ảnh nào? A. Nắng mùa thu C. Hương lúa mùa thu B. Gió mùa thu
D. Sương trên cỏ bên đường
Câu 8. Chủ đề của bài thơ là gì ?
A. Ca ngợi tình cảm của cha dành cho con
C. Thể hiện niềm vui được đưa con đến trường của người cha
B. Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước D. Thể hiện lòng biết ơn của người con với người cha
Câu 9. Theo em người cha muốn nói điều gì với con qua hai câu thơ sau? Con ơi đi với cha
Trường của con phía trước.
Câu 10. Qua bài thơ em cảm nhận được những tình cảm nào? VIẾT (4,0 điểm)
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường đang trở nên nghiêm trọng. Em hãy đề xuất
những giải pháp nhằm làm cho môi trường quanh ta trở nên xanh - sạch - đẹp.
Đáp án đề thi giữa kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo
Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 A 0,5 3 C 0,5 4 C 0,5 5 A 0,5 6 A 0,5 7 D 0,5 8 A 0,5 9 Cha muốn nói: 0,5
- Bước chân của con luôn có cha đồng hành, cha sẽ đi 0,5
cùng con trên mọi chặng đường, đưa con đến những nơi tốt đẹp.
- Cha luôn yêu thương, tin tưởng và hi vọng ở con. 10
Học sinh nêu được những tình cảm mà mình cảm nhận 1,0 được từ bài thơ. II VIẾT 4,0
a. Đảm bảo bố cục bài văn tự sự gồm 3 phần: MB, TB, KB. 0,25
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25
Nghị luận về một vấn đề trong đời sống
c. Nêu ý kiến, quan điểm của bản thân. 3,0
HS trình bày ý kiến của mình về vấn đề ô nhiễm môi 0,5
trường hiện nay đang trầm trọng, theo những cách khác 0,5
nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: 2,0
- Giải thích “môi trường” là gì?
- Trình bày ngắn gọn thực trạng đáng báo động của môi trường sống hiện nay.
+ Môi trường không khí đang bị ô nhiễm hết sức nặng nề.
+ Ô nhiễm môi trường nước.
+ Ô nhiễm môi trường đất.
- Các giải pháp để bảo vệ môi trường.
+ Tuyên truyền những thông tin, kiến thức về vấn đề ô
nhiễm môi trường để nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường của mọi người.
+ Áp dụng khoa học công nghệ để giải quyết tình trạng
ô nhiễm môi trường hiện nay.
+ Tích cực trồng và bảo vệ cây xanh, không xả rác bừa
bãi, sử dụng sản phẩm tái chế thân thiện với môi
trường, sử dụng tiết kiệm điện, nước…
+ Có biện pháp xử lí nghiêm minh những trường hợp vi phạm. …
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa 0,25
chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.