Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo
Giới thiệu tài liệu Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo, cung cấp một số đề đọc hiểu thuộc chương trình học môn Ngữ văn 10. Tài liệu sẽ được chúng tôi đăng tải ngay sau đây. Hãy cùng theo dõi để biết thêm nội dung chi tiết.
Chủ đề: Đề thi Ngữ Văn 10
Môn: Ngữ Văn 10
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo Đề số 1
“Phạm Tử Hư quê ở Cẩm Giàng, là một người tuấn sảng hào mại không ưa kiềm
thúc. Theo học nhà xử sĩ Dương Trạm, Trạm thường răn Tử Hư về cái tính hay
kiêu căng. Từ đấy chàng cố sức sửa đổi, trở nên người có đức tính tốt. Khi Dương
Trạm chết, các học trò đều tản đi cả, duy Tử Hư làm lều ở mả để chầu chực, sau ba
năm rồi mới trở về. Năm 40 tuổi, Tử Hư đi thi vẫn chưa đỗ; đời Trần, sang du học
ở kinh, ngụ ở trong một nhà dân bên bờ hồ Tây.
Một buổi sáng, ở nhà trọ đi ra, trong áng sương mù thấy có một đám những tán
vàng kiệu ngọc bay lên trên không; kế lại có một cỗ xe nạm hạt châu, kẻ theo hầu
cũng rất chững chạc. Tử Hư khẽ dòm trộm xem thì người ngồi trong xe, chính thầy
học mình là Dương Trạm. Chàng toan đến gần sụp lạy nhưng Trạm xua tay nói:
– Giữa đường không phải chỗ nói chuyện, tối mai nên đến đền Trấn Vũ cửa Bắc,
thầy trò ta sẽ hàn huyên. Tử Hư bèn sắm rượu và thức nhắm, đúng hẹn mà đến.
Thầy trò gặp nhau vui vẻ lắm, chàng nhân hỏi rằng:
– Thầy mới từ trần chưa bao lâu, thoắt đã trở nên hiển hách khác hẳn ngày trước,
xin thầy cho biết rõ duyên do để con được vui mừng. Dương Trạm nói:
– Ta thuở sống không có một điều thiện nào đáng khen, chỉ có hay giữ điều tín
thực đối với thầy bạn, quý trọng những tờ giấy có chữ, hễ thấy rơi vãi liền nhặt mà
đốt đi. Đức Đế quân đây ngài khen là có bụng tốt tâu xin cho làm chức trực lại ở
cửa Tử đồng. Hôm qua ta hầu lính giá ngài lên chầu Thiên cung, tình cờ lại gặp
nhà ngươi, đó cũng là vì thầy trò mình có cái mối duyên…”
(Trích chuyện Phạm Tử Hư lên chơi Thiên Tào, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì? A. Truyền kì B. Truyện ngắn C. Tản văn D. Tùy bút
Câu 2. Nhân vật chính trong văn bản trên? A. Dương Trạm B. Phạm Tử Hư C. Đức Đế quân D. Nguyễn Dữ
Câu 3. Dương Trạm thường răn Tử Hư về tính cách gì? A. Lười biếng B. Nóng tính C. Kiêu căng D. Tốt bụng
Câu 4. Điều gì khiến Dương Trạm được Đức Đế quân khen là có bụng tốt và tâu
xin cho làm chức trực lại ở cửa Tử đồng?
A. Hay giữ điều tín thực đối với thầy bạn
B. Quý trọng những tờ giấy có chữ, hễ thấy rơi vãi liền nhặt mà đốt đi C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 5. Từ nào là từ Hán Việt? A. sửa đổi B. vui vẻ C. đáng khen D. hàn huyên
Câu 6. Nội dung chính của đoạn trích là gì?
Câu 7. Qua chi tiết Dương Trạm chết, các học trò đều tản đi cả, duy Tử Hư làm lều
ở mả để chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về cho thấy Phạm Tử Hư là người như thế nào?
Câu 8. Anh/chị hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về truyền thống tôn sư
trọng đạo của dân tộc Việt Nam. Đáp án
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì? A. Truyền kì
Câu 2. Nhân vật chính trong văn bản trên? B. Phạm Tử Hư
Câu 3. Dương Trạm thường răn Tử Hư về tính cách gì? C. Kiêu căng
Câu 4. Điều gì khiến Dương Trạm được Đức Đế quân khen là có bụng tốt và tâu
xin cho làm chức trực lại ở cửa Tử đồng? C. Cả A, B đều đúng
Câu 5. Từ nào là từ Hán Việt? D. hàn huyên
Câu 6. Nội dung chính của đoạn trích: ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của Tử Hư và tình nghĩa thầy trò cao quý.
Câu 7. Phạm Tử Hư là người trọng tình nghĩa, biết tôn sư trọng đạo. Câu 8.
- Mở đoạn: giới thiệu về truyền thống tôn sư trọng đạo. - Thân đoạn:
⚫ Tôn sư trọng đạo là gì?
⚫ Biểu hiện của tôn sư trọng đạo
⚫ Ý nghĩa, vai trò của truyền thống này. ⚫ Liên hệ bản thân
- Kết đoạn: khẳng định tầm quan trọng của truyền thống tôn sư trọng đạo. Đề số 2
“Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn trang đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?”
(Chiều hôm nhớ nhà, Bà Huyện Thanh Quan)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ? A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Thất ngôn bát cú C. Song thất lục bát D. Lục bát
Câu 2. Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự, miêu tả
B. Nghị luận, biểu cảm C. Miêu tả, biểu cảm
D. Biểu cảm, nghị luận
Câu 3. Tâm trạng của nhân vật trữ tình là gì? A. Vui mừng B. Buồn bã C. Đau thương D. Hạnh phúc
Câu 4. Nội dung của bài thơ là gì?
A. Tâm trạng buồn bã, thê lương của người lữ khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết
B. Niềm vui sướng, hân hoan của nhân vật trữ tình khi được trở về quê hương
C. Nỗi nhớ nhung về một thời kì vàng son của quê hương, đất nước
D. Khao khát được cống hiến, xây dựng quê hương phát triển Câu 5. Đâu là từ láy? A. lảng bảng B. dặm liễu C. trang đài D. hàn ôn
Câu 6. Nhận xét về nghệ thuật của bài thơ Chiều hôm nhớ nhà.
Câu 7. Bài thơ thể hiện điều gì ở nhân vật trữ tình?
Câu 8. Từ bài thơ, anh/chị hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương, đất nước. Đáp án
Câu 1. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ? B. Thất ngôn bát cú
Câu 2. Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào? C. Miêu tả, biểu cảm
Câu 3. Tâm trạng của nhân vật trữ tình là gì? B. Buồn bã
Câu 4. Nội dung của bài thơ là gì?
A. Tâm trạng buồn bã, thê lương của người lữ khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết Câu 5. Đâu là từ láy? A. lảng bảng
Câu 6. Nhận xét về nghệ thuật của bài thơ Chiều hôm nhớ nhà: lời thơ trang nhã,
sử dựng nhiều từ Hán Việt, giọng thơ man mác, hoài cổ.
Câu 7. Bài thơ thể hiện tình yêu nhà, yêu quê hương của nhân vật trữ tình. Câu 8.
- Mở đoạn: giới thiệu về vấn đề tình yêu quê hương, đất nước - Thân đoạn:
⚫ Tình yêu quê hương, đất nước là gì?
⚫ Biểu hiện: quá khứ, hiện tại
⚫ Bài học liên hệ bản thân
- Kết đoạn: khẳng định giá trị của tình yêu quê hương, đất nước. Đề số 3
“Khúc khuỷu ruột dê ổ gà ổ chó
Đường dẫn con đi suốt tuổi thơ mình
Nhiều gai góc nhưng cũng đầy hoa cỏ
Vui rập rờn theo những cánh bướm xinh…
Mười cây số bốn mùa chân xuôi ngược
Manh áo nghèo mưa nắng bạc tóc hoe
Không ngăn nổi hồn nhiên chim sáo hót
Chiều vô tư ngõ đom đóm lập lòe
Ôi! Thương quá cái thời cơm cõng củ
Lén nhìn con cạo rá mẹ thở dài
Bữa cháo bữa rau qua ngày giáp hạt
Túc tắc rồi con cũng lớn như ai.
Thêm một tuổi là con thêm một lớp
Bước dài hơn, đi đứng chững chạc hơn
Con đường cũ mở ra nhiều lối mới
Cánh bướm xưa vẫn bay lượn chập chờn.
Mê lộ đời lắm ngả ngang ngả dọc
Chợt xênh xang chợt heo hút dặm mòn
Đường đi học vẫn là đường đẹp nhất
Sớm muộn về vẫn có mẹ chờ con!”
(Đường đi học, Trích Từ khi có phượng, Nguyễn Ngọc Hưng)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Văn bản được sáng tác theo thể thơ nào? A. Tám chữ B. Lục bát C. Tự do D. Bảy chữ
Câu 2. Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ gì?
A. Phong cách ngôn ngữ khoa học
B. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
C. Phong cách ngôn ngữ báo chí
D. Phong cách ngôn ngữ chính luận
Câu 3. Những hình ảnh nào gợi lên vẻ đẹp thơ mộng của con đường đi học ?
A. Đầy hoa cỏ, ổ gà ổ chó
B. Đầy hoa cỏ, những cánh bướm xinh
C. Đầy hoa cỏ, khúc khuỷu
D. Những cánh bướm xinh, ổ gà ổ chó
Câu 4. Con đường đi học hiện lên như thế nào trong kí ức của tác giả? A. Khó khăn, thơ mộng B. Khúc khuỷu, huy hoàng C. Gai góc, khúc khuỷu D. Thơ mộng, huy hoàng Câu 5. Đâu là thán từ? A. Ôi B. hơn C. xinh D. chờ
Câu 6. Nội dung chính của văn bản trên là gì?
Câu 7. Xác định biện pháp tu từ và tác dụng trong câu: “Ôi! Thương quá cái thời cơm cõng củ”.
Câu 8. Anh/chị hãy viết đoạn văn kể lại ấn tượng về ngày đầu đi học. Đáp án
Câu 1. Văn bản được sáng tác theo thể thơ nào? A. Tám chữ
Câu 2. Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ gì?
B. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Câu 3. Những hình ảnh nào gợi lên vẻ đẹp thơ mộng của con đường đi học ?
C. Đầy hoa cỏ, khúc khuỷu
Câu 4. Con đường đi học hiện lên như thế nào trong kí ức của tác giả? B. Khúc khuỷu, huy hoàng Câu 5. Đâu là thán từ? A. Ôi
Câu 6. Nội dung chính của văn bản: kí ức tuổi thơ gian khó gắn với con đường đi
học và người mẹ tảo tần. Câu 7.
⚫ Biện pháp tu từ nhân hóa
⚫ Tác dụng: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt; nổi bật hoàn cảnh
sống nghèo khổ, khó khăn. Câu 8.
- Mở đoạn: dẫn dắt, giới thiệu khái quát về ấn tượng của ngày đầu đi học - Thân đoạn
⚫ Kể lại những ấn tượng: thức dậy sớm, ai là người đưa tới trường, trên đường đi,
khi đến trường, khi vào lớp,...
⚫ Cảm xúc của người viết: hồi hộp, háo hức, lo lắng,...
- Kết đoạn: khẳng định vai trò của kỉ niệm với bản thân