Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 6 Cánh diều
Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo gồm 10 đề đọc hiểu Văn 6 học kì 2, có đáp án kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, luyện tập thật tốt phần đọc hiểu Văn 6.
Chủ đề: Tài liệu chung Ngữ Văn 6
Môn: Ngữ Văn 6
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 6 Cánh diều
Tài liệu bản quyền thuộc về Download.vn Đề số 1 Cho văn bản sau:
“Thuở xưa, một nhà quan lang họ Cao có hai người con trai hơn nhau một tuổi và
giống nhau như in, đến nỗi người ngoài không phân biệt được ai là anh, ai là em.
Năm hai anh em mười bảy mười tám tuổi thì cha mẹ đều chết cả. Hai anh em vốn
đã thương yêu ngau, nay gặp cảnh hiu quạnh, lại càng yêu thương nhau hơn trước.
Không còn được cha dạy dỗ cho nữa, hai anh em đến xin học ông đạo sĩ họ Lưu.
Hai anh em học hành chăm chỉ lại đứng đắn nên được thầy yêu như con. Thầy Lưu
có một cô con gái tuổi chừng mười sáu mười bảy, nhan sắc tươi tắn, con gái trong
vùng không người nào sánh kịp.
Trông thấy hai anh em họ Cao vừa đẹp vừa hiền, người con gái đem lòng yêu mến,
muốn kén người anh làm chồng, nhưng không biết người nào là anh, người nào là em.
Một hôm, nhân nhà nấu cháo, người con gái lấy một bát cháo và một đôi đũa mời
hai người ăn. Thấy người em nhường người anh ăn, người con gái mới nhận được
ai là anh, ai là em. Sau đó, người con gái nói với cha mẹ cho phép mình lấy người anh làm chồng.
Từ khi người anh có vợ thì thương yêu giữa hai anh em không được thắm thiết nữa.
Người em rất là buồn, nhưng người anh vô tình không để ý đến.
Một hôm hai anh em cùng lên nương, tối mịt mới về, người em vào nhà trước;
chàng vừa bước chân qua ngưỡng cửa thì người chị dâu ở trong buồng chạy ra lầm
chàng là chồng mình, vội ôm chầm lấy. Người em liền kêu lên, cả hai đều xấu hổ. Website: Download.vn
Giữa lúc ấy, người anh cũng bước vào nhà. Từ đấy người anh nghi em có tình ý
với vợ mình, càng hững hờ với em hơn trước.
Một buổi chiều, anh chị đều đi vắng cả, người em ngồi một mình nhìn ra khu rừng
xa xa, cảm thấy cô quạnh, lại càng buồn tủi, vùng đứng dậy ra đi.
Chàng đi, đi mãi cho đến khu rừng phía trước mặt, rồi theo đường mòn đi thẳng
vào rừng âm u. Trời bắt đầu tối, trăng đã lên, mà chàng vẫn cứ đi. Đi đến một con
suối rộng nước sâu và xanh biếc, chàng không lội qua được, đành ngồi nghỉ bên bờ.
Chàng khóc thổn thức, tiếng suối reo và cứ reo, át cả tiếng khóc của chàng. Đêm
mỗi lúc một khuya, sương xuống mỗi lúc một nhiều, sương lạnh thấm dần vào da
thịt chàng, chàng chết mà vẫn ngồi trơ trơ, biến thành một tảng đá.
Người anh cùng vợ về nhà, không thấy em đâu, lẳng lặng đi tìm, không nói cho vợ
biết. Theo con đường mòn vào rừng, chàng đi mãi, đi mãi, và sau cùng đến con
suối xanh biếc đang chảy cuồn cuộn dưới ánh trăng và không thể lội qua được,
đành ngồi bên bờ suối, tựa mình vào một tảng đá. Chàng có ngờ đâu chính tảng đá
là em mình! Sương vẫn xuống đều, sương lạnh rơi lã chã từ cành lá xuống. Chàng
rầu rĩ khóc than hồi lâu, ngất đi và chết cứng, biến thành một cây không cành, mọc thẳng bên tảng đá.
Ở nhà, vợ không thấy chồng đâu, vội đi tìm và cũng theo con đường mòn đi vào
rừng thẳm. Nàng đi mãi, bước thấp bước cao, rồi cuối cùng gặp con suối nước sâu
và xanh biếc. Nàng không còn đi được nữa. Nàng ngồi tựa vào gốc cây không cành
mọc bên tảng đá, vật mình than khóc. Nàng có ngờ đâu nàng đã ngồi tựa vào chồng
mình và sát đó là em chồng. Nàng than khóc, nhưng tiếng suối to hơn cả tiếng than
khóc của nàng. Đêm đã ngả dần về sáng, sương xuống càng nhiều, mù mịt cả núi
rừng, nàng vật vã khóc than. Chưa đầy nửa đêm mà nàng đã mình gầy xác ve, thân
mình dài lêu nghêu, biến thành một cây leo quấn chặt lấy cây không cành mọc bên tảng đá. Website: Download.vn
Về sau chuyện ấy đến tai mọi người, ai nấy đều thương xót. Một hôm, vua Hùng đi
qua chỗ ấy, nhân dân đem chuyện ba người kể lại cho vua nghe và đến xem. Vua
bảo thử lấy lá cây leo và lấy quả ở cái cây không cành nghiền với nhau xem sao,
thì thấy mùi vị cay cay. Nhai thử, thấy thơm ngon và nhổ nước vào tảng đá thì thấy
bãi nước biến dần ra sắc đỏ. Nhân dân gọi cái cây mọc thẳng kia là cây cau, cây
dây leo kia là cây trầu, lại lấy tảng đá ở bên đem về nung cho xốp để ăn với trầu
cau, cho miệng thơm, môi đỏ.
Tình duyên của ba người tuy đã chết mà vẫn keo sơn, thắm thiết, cho nên trong
mọi sự gặp gỡ của người Việt Nam, miếng trầu bao giờ cũng là đầu câu chuyện, để
bắt đầu mối lương duyên, và khi có lễ nhỏ, lễ lớn, cưới xin, hội hè, tục ăn trầu đã
trở nên tục cố hữu của dân tộc Việt Nam.”
(Sự tích trầu cau, Theo Truyện cổ tích Việt Nam)
Đọc và chọn đáp án đúng cho câu hỏi hoặc thực hiện yêu cầu:
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì? A. Truyện cổ tích B. Truyền thuyết C. Truyện ngụ ngôn D. Truyện cười
Câu 2. Truyện được kể bằng lời của ai? A. Lời của người anh B. Lời của người em C. Lời của người vợ
D. Lời của người kể chuyện
Câu 3. Hai anh em trong truyện có đặc điểm gì?
A. Hơn nhau một tuổi và giống nhau như in
B. Người anh lười biếng, người em chăm chỉ
C. Người anh hiền lành, người em độc ác Website: Download.vn
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 4. Con gái của thầy đồ đã làm cách nào để phân biệt được hai anh em?
A. Lấy một bát cháo và một đôi đũa mời hai người ăn
B. Lén nghe họ nói chuyện trong bữa ăn
C. Quan sát trang phục của họ
D. Để ý cách xưng hô của họ
Câu 5. Tìm từ Hán Việt trong câu: “Một hôm, vua Hùng đi qua chỗ ấy, nhân dân
đem chuyện ba người kể lại cho vua nghe và đến xem.” A. một hôm B. vua Hùng C. nhân dân D. kể lại
Câu 6. Các nhân vật người em, người anh và người vợ lần lượt hóa thân thành?
A. Tảng đá, cây cau, cây trầu
B. Cây cau, tảng đá, cây trầu
C. Cây trầu, tảng đá, cây cau
D. Tảng đá, cây trầu, cây cau
Câu 7. Tìm từ láy trong câu: “Người anh cùng vợ về nhà, không thấy em đâu, lẳng
lặng đi tìm, không nói cho vợ biết.” A. người anh B. lẳng lặng C. về nhà D. đi tìm
Câu 8. Truyện Sự tích trầu cau đã giải thích điều gì?
A. Giải thích hiện tượng lũ lụt
B. Ca ngợi truyền thống đánh giặc ngoại xâm
C. Giải thích nguồn gốc tục ăn trầu của người Việt Website: Download.vn
D. Bày tỏ lòng thương cảm cho số phận của người phụ nữ
Câu 9. Nhận xét gì về sự hóa thân (thành đá, cau, trầu) của mỗi nhân vật trong tác phẩm?
Câu 10. Nêu bài học mà em rút ra được sau khi đọc văn bản. Website: Download.vn Đáp án
Đọc và chọn đáp án đúng cho câu hỏi hoặc thực hiện yêu cầu:
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì? A. Truyện cổ tích
Câu 2. Truyện được kể bằng lời của ai?
D. Lời của người kể chuyện
Câu 3. Hai anh em trong truyện có đặc điểm gì?
A. Hơn nhau một tuổi và giống nhau như in
Câu 4. Con gái của thầy đồ đã làm cách nào để phân biệt được hai anh em? C. Cả A, B đều đúng
Câu 5. Tìm từ Hán Việt trong câu: “Một hôm, vua Hùng đi qua chỗ ấy, nhân dân
đem chuyện ba người kể lại cho vua nghe và đến xem.” C. nhân dân
Câu 6. Các nhân vật người em, người anh và người vợ lần lượt hóa thân thành?
A. Tảng đá, cây cau, cây trầu
Câu 7. Tìm từ láy trong câu: “Người anh cùng vợ về nhà, không thấy em đâu, lẳng
lặng đi tìm, không nói cho vợ biết.” B. lẳng lặng
Câu 8. Truyện Sự tích trầu cau đã giải thích điều gì?
C. Giải thích nguồn gốc tục ăn trầu của người Việt
Câu 9. Nhận xét gì về sự hóa thân (thành đá, cau, trầu) của mỗi nhân vật trong tác phẩm?
Sự hóa thân của các nhân vật là một yếu tố kì ảo, nhằm lí giải nguồn gốc ra đời của
tục ăn trầu, đồng thời ca ngợi tình cảm anh em gắn bó, tình nghĩa vợ chồng thủy chung của các nhân vật.
Câu 10. Nêu bài học mà em rút ra được sau khi đọc văn bản. Website: Download.vn
Bài học: con người cần biết trân trọng tình cảm gia đình, không nên ghen tuông mù
quáng, mà cần tỉnh táo và bao dung, yêu thương lẫn nhau. Website: Download.vn Đề số 2
Cho văn bản sau:
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…
Bầm ơi có rét không bầm?
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.
Nhớ thương con, bầm yên tâm nhé
Bầm của con, mẹ Vệ quốc quân.
Con đi xa cũng như gần
Anh em đồng chí quây quần là con Website: Download.vn
Bầm yêu con, yêu luôn đồng chí
Bầm quý con, bầm quý anh em.
Bầm ơi, liền khúc ruột mềm
Có con có mẹ, còn thêm đồng bào
Con đi mỗi bước gian lao
Xa bầm nhưng lại có bao nhiêu bầm!
Bao bà cụ từ tâm như mẹ
Yêu quý con như đẻ con ra
Cho con nào áo nào quà
Cho củi con sưởi, cho nhà con ngơi.
Con đi, con lớn lên rồi
Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con!
Nhớ con, bầm nhé đừng buồn
Giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm.
Mẹ già tóc bạc hoa râm
Chiều nay chắc cũng nghe thầm tiếng con. . (Bầm ơi, Tố Hữu)
Đọc và chọn đáp án đúng cho câu hỏi hoặc thực hiện yêu cầu:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Lục bát B. Tự do C. Sáu chữ D. Tám chữ
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ? A. Tự sự Website: Download.vn B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 3. Bài thơ viết về đối tượng nào? A. Người chiến sĩ B. Người mẹ C. Thầy cô giáo D. Bạn bè
Câu 4. Đoạn thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ gì?
“Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.” A. So sánh B. Nhân hóa C. Đối lập D. Ẩn dụ
Câu 5. Những hình ảnh thể hiện nỗi vất vả của người mẹ?
A. Bầm ra ruộng cấy bầm run
B. Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
C. Mưa phùn ướt áo tứ thân
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 6. Trong bài thơ có bao nhiêu từ láy? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Website: Download.vn
Câu 7. Nội dung chính của bài thơ là gì?
A. Khắc họa hình ảnh tần tảo, lam lũ của người mẹ
B. Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ dành cho mẹ C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 8. Câu thơ “Bầm ơi, liền khúc ruột mềm” gợi liên tưởng đến thành ngữ nào?
Giải thích ý nghĩa của thành ngữ đó?
Câu 9. Từ bài thơ trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 8 - 10 câu trình bày
suy nghĩ về tình mẫu tử. Website: Download.vn Đáp án
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Lục bát
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ? C. Biểu cảm
Câu 3. Bài thơ viết về đối tượng nào? B. Người mẹ
Câu 4. Đoạn thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ gì?
“Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.” A. So sánh
Câu 5. Những hình ảnh thể hiện nỗi vất vả của người mẹ?
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 6. Trong bài thơ có bao nhiêu từ láy? A. 2
Câu 7. Nội dung chính của bài thơ là gì? C. Cả A, B đều đúng Câu 8.
- Thành ngữ: máu chảy ruột mềm - Giải thích:
Nghĩa đen: máu”, “ruột” là những bộ phận có kết nối với nhau trong cơ thể của
con người, khi máy chảy thì ruột đau
Nghĩa bóng: chỉ mối quan hệ máu mủ ruột thịt giữa những người thân trong gia
đình, khi người thân gặp hoạn nạn, khó khăn thì sẽ cảm nhận được. Website: Download.vn Câu 9.
- Mở đoạn: giới thiệu về vấn đề cần trình bày là tình mẫu tử - Thân đoạn: Tình mẫu tử là gì?
Biểu hiện của tình mẫu tử?
Suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân?
- Kết đoạn: khẳng định về vai trò, ý nghĩa của tình mẫu tử. Website: Download.vn Đề số 3
“Mười năm nghèo khó xa quê
Đất người lưu lạc, cha về nhà xưa
Vẫn quen mắm tép, rau dưa
Vẫn quen cái cuốc, cái bừa, cái nơm
Mất mùa gày xác cây rơm
Đĩa xôi giỗ tổ cha đơm vẫn đầy
Đói cơm rau cháo qua ngày
Bụng cha buộc chặt đi cày đồng xa
Mái nghèo cơn bão tràn qua
Vườn hoang thoắt đã xanh xoà bóng cây
Những đêm chén rượu ngà say
Nhìn trăng tròn khuyết cha hay lẩy Kiều
Ngày quê mở hội chơi diều
Cha thường bện gió thả chiều lên cao
Ngày quê đổ trận mưa rào
Cha mang cái vó thả vào rủi may
Cá tôm cất được mẻ đầy
Lại lo lũ ngập vườn cây bão về
Cha tôi áo vá nón mê
Bàn chân quen nẻo đường quê, ruộng lầy.”
(Cha tôi, Nguyễn Đức Mậu)
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên? Website: Download.vn A. Lục bát
B. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật C. Tự do D. Ngũ ngôn
Câu 2. Văn bản trên thuộc viết về đối tượng nào? A. Người mẹ B. Người cha C. Người bà D. Người anh
Câu 3. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu:
Vẫn quen mắm tép, rau dưa
Vẫn quen cái cuốc, cái bừa, cái nơm A. Điệp ngữ B. Liệt kê C. Chơi chữ D. Cả A, B đều đúng
Câu 4. Nhân vật trong bài thơ ở trong hoàn cảnh nào?
A. Mười năm nghèo khó xa quê
B. Lưu lạc đất người, nay trở về nhà xưa C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 5. Tìm từ ghép trong câu thơ:
“Cá tôm cất được mẻ đầy
Lại lo lũ ngập vườn cây bão về” A. bão về, lại lo B. cất được, lũ ngập C. mẻ đầy, vườn cây Website: Download.vn D. cá tôm, vườn cây
Câu 6. Nhân vật trong bài thơ hiện lên như thế nào? A. Giản dị, gần gũi B. Cao sang, xa cách C. Sung sướng, hạnh phúc
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 7. Nghĩa của từ “đầy” trong câu thơ “Đĩa xôi giỗ tổ cha đơm vẫn đầy” là gì?
Câu 8. Nêu nội dung chính của bài thơ? Website: Download.vn Đáp án
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên? A. Lục bát
Câu 2. Văn bản trên thuộc viết về đối tượng nào? B. Người cha
Câu 3. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu:
Vẫn quen mắm tép, rau dưa
Vẫn quen cái cuốc, cái bừa, cái nơm D. Cả A, B đều đúng
Câu 4. Nhân vật trong bài thơ ở trong hoàn cảnh nào? C. Cả A, B đều đúng
Câu 5. Tìm từ ghép trong câu thơ:
“Cá tôm cất được mẻ đầy
Lại lo lũ ngập vườn cây bão về” D. cá tôm, vườn cây
Câu 6. Nhân vật trong bài thơ hiện lên như thế nào? A. Giản dị, gần gũi
Câu 7. Nghĩa của từ “đầy” trong câu thơ “Đĩa xôi giỗ tổ cha đơm vẫn đầy” là gì?
Nghĩa của từ “đầy”: ở trạng thái không còn chứa thêm được nữa, thêm vào là tràn ra
Câu 8. Nội dung: khắc họa hình ảnh người cha giản dị, vất vả và thể hiện tình cảm
yêu thương, trân trọng dành cho người cha. Website: Download.vn
Document Outline
- Đề số 1
- Đáp án
- Đề số 2
- Đáp án
- Đề số 3
- Đáp án