-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 11 học kì 1| Kết nối tri thức
Tài liệu bao gồm 3 đề kiểm tra 1 tiết lớp 11 môn Sinh học giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu sử dụng ôn tập cho bài kiểm tra 1 tiết Sinh học sắp tới. Ngoài ra quý thầy cô có thể sử dụng bộ đề làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy.
Chủ đề: Đề thi Sinh Học 11
Môn: Sinh Học 11
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Có bao nhiêu hiện tượng sau đây là bằng chứng chứng tỏ rễ cây hút nước chủ động?
(1) Hiện tượng rỉ nhựa. (2) Hiện tượng ứ giọt.
(3) Hiện tượng thoát hơi nước. (4) Hiện tượng đóng mở khí khổng. A. 4 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 2. Cho các biện pháp kĩ thuật sau đây
(1) Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ. (2) Vun gốc và xới xáo cho cây.
(3) Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất. (4) Cắt tỉa cành, lá.
(5) Phá váng, làm cỏ sục bùn.(6) Luôn tưới đẫm nước vào gốc cây.
Có bao nhiêu biện pháp giúp bộ rễ của cây phát triển tốt? A. 1 B. 4 C. 5 D. 3
Câu 3. Có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
(1) Áp suất rễ gây ra hiện tượng ứ giọt ở lá cây.
(2) Dịch mạch gỗ chỉ vận chuyển các chất theo một chiều từ lá xuống rễ.
(3) Một lượng chất hữu cơ sau khi được tổng hợp ở lá sẽ dự trữ ở củ hoặc ở quả.
(4) Sự thoát hơi nước ở lá là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ. A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 4. Thiếu Fe thì lá cây bị vàng. Nguyên nhân là vì Fe là thành phần cấu trúc của
A. lục lạp B. diệp lục C. enzim xúc tác cho quang hợp D. enzim xúc tác tổng hợp diệp lục
Câu 5. Áp suất rễ có vai trò là một động lực của dòng mạch gỗ, gây ra bởi
A. sự thoát hơi nước ra khỏi phần gỗ. B. Dòng thẩm thấu của nước bên trong phần mạch gỗ.
C. Sự liên kết giữa các phân tử nước. D. sự kết bám của phân tử nước vào thành mạch.
Câu 6. Nguyên tố khoáng nào sau đây không phải là nguyên tố khoáng thiết yếu trong cây? A. Đồng; B. Canxi. C. Vàng; D. Sắt;
Câu 7. Lông hút của rễ cây được phát triển từ loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào mạch gỗ của rễ.
B. Tế bào biểu bì của rễ.
C. Tế bào mạch rây của rễ.
D. Tế bào nội bì của rễ.
Câu 8. Cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng của môi trường nhờ cấu trúc nào của rễ là chủ yếu?
A. Tế bào ở miền sinh trưởng của rễ; B. Tế bào ở đỉnh sinh trưởng của rễ.
C. Tế bào biểu bì rễ; D. Tế bào lông hút;
Câu 9. Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là:
A. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
B. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
C. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
D. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
Câu 10. Nitơ trong xác thực vật, động vật là dạng:
A. nitơ muối khoáng cây hấp thụ được;
B. nitơ tự do nhờ vi sinh vật cố định cây mới sử dụng được
C. nitơ không tan cây không hấp thụ trực tiếp được;
D. nitơ độc hại cho cây;
Câu 11. Để tiến hành cố định đạm (cố định nitơ phân tử, chuyển N2 thành NH3) thì phải có
bao nhiêu điều kiện sau đây?
(1) enzim nitrogenaza. (2) Chất khử NADH. (3) điều kiện kị khí.
(4) năng lượng ATP. (5) cộng sinh với sinh vật khác. A. 4 B. 5 C. 2 D. 3
Câu 12. Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,2%, trong đất là 0,3%. Cây sẽ nhận Ca 2+ bằng cách
nào? A. Hấp thụ thụ động.
B. Hấp thụ chủ động. C. Thẩm thấu. D. Nhập bào.
Câu 13. Mạch gỗ được cấu tạo từ những thành phần nào sau đây?
A. Quản bào và ống rây B. Quản bào và tế bào kèm
C. Mạch ống và tế bào kèm
D. Quản bào và mạch ống
Câu 14. Trong nghề trồng lúa nước, việc nhổ cây mạ đem cấy sẽ giúp cây mạ phát triển
nhanh hơn so với việc gieo thẳng?
A. Tận dụng đất khi chưa gieo cấy.
B. Bố trí được thời gian thích hợp để cấy.
C. Kích thích ra rễ con, tăng cường hấp thu nước và muối khoáng.
D. Tiết kiệm được cây giống vì không phải bỏ bớt cây con.
Câu 15. Thiếu phôtpho trong đất sẽ gây khó khăn cho cây trong chế tạo
A. XelulôzơB. Các axit béo C. ADN D. Protein
Câu 16. Trong điều kiện nào sau đây, quá trình thoát hơi nước của cây sẽ bị ngừng?
A. Đưa cây từ ngoài sáng vào trong tối.
B. Đưa cây từ trong tối ra ngoài ánh sáng.
C. Bón phân đạm cho cây với nồng độ thích hợp. D. Tưới nước cho cây.
Câu 17. Trong các đặc điểm dưới đây, tế bào lông hút của rễ cây có bao nhiêu đặc điểm?
(1) Thành tế bào dày. (2) Không thấm cutin. (3) Có không bào nằm ở trung tâm lớn. (4) Là
tế bào biểu bì ở rễ. (5) Có áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp của hệ rễ mạnh.
(6) Nó chỉ hút nước mà không hút khoáng. A. 3 B. 2 C. 5 D. 4
Câu 18. Đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút ở rễ cây là:
A. thành tế bào dày, không thấm cutin, chỉ có 1 không bào trung tâm lớn.
B. thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có 1 không bào trung tâm lớn.
C. thành tế bào mỏng, có thấm cutin, chỉ có 1 không bào trung tâm nhỏ.
D. thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có 1 không bào trung tâm nhỏ.
Câu 19. Trong các phát biểu sau đây về quá trình thoát hơi nước qua lá, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Thoát hơi nước là một tai họa đối với cây vì cây mất đi một lượng nước khá lớn (98%).
(2) Thoát hơi nước tạo động lực đầu trên cho dòng mạch gỗ.
(3) Thoát hơi nước làm cho khí khổng đóng.
(4) Thoát hơi nước qua mặt dưới của lá mạnh hơn qua mặt trên của lá. A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 20. Đối với các lá già, quá trình thoát hơi nước ở lá chủ yếu diễn ra qua bộ phận nào sau
đây? A. Các tế bào gân lá.
B. Các khí khổng của lá.
C. Các tế bào biểu bì lá. D. Các tế bào mô giậu.
Câu 21. Lá cây bị vàng do thiếu diệp lục, có thể chọn những nguyên tố khoáng nào sau đây
để bón cho cây? A. P, K, Fe. B. N, Mg, Fe. C. P, K, Mn. D. S, P, K.
Câu 22. Đối với các loài thực vật ở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua bộ phận nào sau đây?
A. Chóp rễ B. Toàn bộ bề mặt cơ thể C. Khí khổng D. Lông hút của rễ
Câu 23. Thành phần chủ yếu của dòng mạch gỗ là: A. axit amin. B. hoocmon thực vật.
C. nước và các ion khoáng. D. Chất hữu cơ.
Câu 24. Dạng nitơ nào cây có thể hấp thu được? A. NO2- và NH4+;
B. NO2- và NO3; C. NO2- và N2 D. NO3- và NH4+;
Câu 25. Rơm, rạ là nguồn cung cấp nitơ cho cây vì
A. rơm, rạ có chứa đạm vô cơ. B. rơm, rạ có nguồn gốc thực vật. C. rơm, rạ sau
khi bị phân hủy sẽ tạo ra NH4+ cung cấp cho cây. D. rơm, rạ được vi khuẩn sử dụng để đồng hóa nitơ.
Câu 26. Rễ cây phát triển như thế nào để hấp thụ nước và ion khoáng đạt hiệu quả cao?
A. Phát triển mạnh trong môi trường có nhiều nước.
B. Theo hướng tăng nhanh về số
lượng lông hút. C. Phát triển đâm sâu, lan rộng, tăng số lượng lông hút; D. Phát triển nhanh
về chiều sâu để tìm nguồn nước.
Câu 27. Lá cây bị úa vàng thường gây nên do sự không đầy đủ nguyên tố nào sau đây? A. Natri B. Phốtpho C. Canxi D. Magiê
Câu 28. Cho các nguyên tố N, Mg, Fe. Các nguyên tố này có liên quan tới chức năng nào sau
đây? A. Cân bằng nước B. Hàm lượng diệp lục C. Cấu trúc thành tế bào thực vật.
D. Quá trình quang phân li nước
Câu 29. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở mặt dưới của lá thường có nhiều khí khổng hơn mặt trên của lá.
B. Lá già thường có lớp cutin dày hơn lá non. C. Lá non thường có số khí khổng ít hơn lá
già. D. Lá non có lớp cutin dày và ít khí khổng so với hơn lá già.
Câu 30. Mạch rây được cấu tạo từ những thành phần nào sau đây?
A. Ống rây và tế bào kèm
B. Quản bào và tế bào kèm
C. Quản bào và ống rây
D. Quản bào và mạch ống ------ HẾT ------ ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Hệ tuần hoàn hở có ở động vật nào?
A. Đa số động vật thân mềm và chân khớp.
B. Động vật đơn bào.
C. Các loài cá sụn và cá xương.
D. Động vật đa bào cơ thể nhỏ và dẹp.
Câu 2: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua thành phần cấu tạo nào của rễ ?
A. Miền sinh trưởng B. Rễ chính
C. Đỉnh sinh trưởng D. Miền lông hút
Câu 3: Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá có đặc điểm là:
A. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
B. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
C. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
D. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
Câu 4: Các loại thân mềm và chân khớp sống trong nước có hình thức hô hấp như thế nào?
A. Hô hấp bằng mang.
B. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.
C. Hô hấp bằng phổi.
D. Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
Câu 5: Pha tối của quang hợp diễn ra tại vị trí nào của lục lạp? A. chất nền B. màng trong C. tilacoit D. màng ngoài
Câu 6: Hệ tuần hoàn kín có ở động vật nào?
A. Chỉ có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp.
B. Chỉ có ở động vật có xương sống.
C. Mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống.
D. Chỉ có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu.
Câu 7: Cơ quan thoát hơi nước của cây là : A. Lá B. Thân C. Cành D. Rễ
Câu 8: Diễn biến của hệ tuần hoàn kín diễn ra như thế nào?
A. Tim Động Mạch Tĩnh mạch Mao mạch Tim.
B. Tim Tĩnh mạch Mao mạch Động Mạch Tim.
C. Tim Động Mạch Mao mạch Tĩnh mạch Tim.
D. Tim Mao mạch Động Mạch Tĩnh mạch Tim.
Câu 9: Tác dụng của việc bón phân với năng suất cây trồng và môi trường là
A. Bón không đúng cách sẽ gây ô nhiễm nông sản, ô nhiễm môi trường, đe doạ sức khoẻ con người
B. Bón phân càng nhiều, năng suất cây trồng càng cao, hiệu quả kinh tế cao
C. Bón phân vượt quá liều lượng cần thiết sẽ làm giảm năng suất, chi phí phân bón cao
D. Bón không đúng, năng suất cây trồng thấp, hiệu quả kinh tế thấp
Câu 10: Vai trò quá trình thoát hơi nước của cây là :
A. Tăng lượng nước cho cây
B. Giúp cây vận chuyển nước, các chất từ rễ lên thân và lá
C. Làm giảm lượng khoáng trong cây
D. Cân bằng khoáng cho cây
Câu 11: Năng suất kinh tế nằm ở phần vật chất khô nào trong các bộ phận của cây khoai tây? A. Toàn bộ cây. B. Củ. C. Thân. D. Lá.
Câu 12: Sự thông khí trong các ống khí ở côn trùng thực hiện được là nhờ:
A. Sự co giãn của phần bụng.
B. Sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.
C. Sự hít vào và thở ra D. Cấu tạo phổi
Câu 13: Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) có hình thức hô hấp như thế nào?
A. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.
B. Hô hấp bằng hệ thốnh ống khí.
C. Hô hấp bằng mang.
D. Hô hấp bằng phổi.
Câu 14: Bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội là:
A. Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.
B. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.
C. Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu… D. Cơ quan sinh sản.
Câu 15: Vì sao ta có cảm giác khát nước?
A. Do áp suất thẩm thấu trong máu giảm.
B. Vì nồng độ glucôzơ trong máu giảm.
C. Vì nồng độ glucôzơ trong máu tăng.
D. Do áp suất thẩm thấu trong máu tăng.
Câu 16: Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn thịt?
A. Răng cửa giữ thức ăn.
B. Răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương
C. Răng nanh cắn và giữ mồi.
D. Răng cạnh hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ.
Câu 17: Nội dung không đúng về cấu tạo mạch gỗ
A. Gồm ống rây và tế bào kèm
B. Gồm các quản bào và mạch ống
C. Các tế bào cùng loại nối với nhau thành những ống dài từ rễ lên thân
D. Gồm các tế bào chết
Câu 18: Huyết áp là:
A. Lực co bóp của tâm nhĩ tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
B. Lực co bóp của tim tống nhận máu từ tĩnh mạch tạo nên huyết áp của mạch.
C. Lực co bóp của tim tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
D. Lực co bóp của tâm thất tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
Câu 19: Ý nào dưới đây không đúng với sự tiêu hoá thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hoá ở người?
A. Ở ruột non có tiêu hoá cơ học và hoá học.
B. Ở dạ dày có tiêu hoá cơ học và hoá học.
C. Ở ruột già có tiêu hoá cơ học và hoá học.
D. Ở miệng có tiêu hoá cơ học và hoá học.
Câu 20: Nhóm thực vật CAM được phân bố như thế nào?
A. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
B. Sống ở vùng nhiệt đới.
C. Sống ở vùng sa mạc khô hạn.
D. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và nhiệt đới.
Câu 21: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:
A. Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu… B. Cơ quan sinh sản
C. Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.
D. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.
Câu 22: Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?
A. Tiêu hóa ngoại bào.
B. Tiêu hoá nội bào.
C. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.
D. Tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào.
Câu 23: Câu 19 : Nồng độ Ca2+ trong cây là 0.3%, trong đất là 0.1%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào? A. Khuếch tán
B. Hấp thụ chủ động C. Thẩm thấu
D. Hấp thụ thụ động
Câu 24: Hô hấp ánh sáng xảy ra với sự tham gia của 3 bào quan:
A. Lục lạp, Ribôxôm, ty thể
B. Lục lạp, bộ máy gôngi, ty thể
C. Lục lạp Perôxixôm, ty thể
D. Lục lạp, lozôxôm, ty thể
Câu 25: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua thành phần cấu tạo nào của rễ ? A. Rễ chính B. Miền lông hút
C. Miền sinh trưởng
D. Đỉnh sinh trưởng
Câu 26: Sản phẩm của sự phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic là:
A. Rượi êtylic + CO2 + Năng lượng.
B. Axit lactic + CO2 + Năng lượng.
C. Rượi êtylic + CO2.
D. Rượi êtylic + Năng lượng.
Câu 27: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn thịt.
A. Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hoá cơ học, hoá học và được hấp thụ.
B. Manh tràng phát triển. C. Ruột ngắn. D. Dạ dày đơn.
Câu 28: Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) có hình thức hô hấp như thế nào?
A. Hô hấp qua bề mặt cơ thể
B. Hô hấp bằng phổi
C. Hô hấp bằng hệ thốnh ống khí
D. Hô hấp bằng mang
Câu 29: Cho các nguyên tố: Nitơ, sắt, kali, lưu huỳnh, đồng, photpho, canxi, coban, kẽm. Các nguyên tố đại lượng là:
A. Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và canxi.
B. Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và sắt.
C. Nitơ, photpho, kali, canxi, và đồng.
D. Nitơ, kali, photpho, và kẽm.
Câu 30: Hoạt động nào sau đây được xem là chức năng chủ yếu của khoáng vi lượng ?
A. Tham gia tạo chất hữu cơ trong quang hợp
B. tham gia trong thành phần cấu tạo và hoạt hoá hoạt động của enzim
C. tham gia thành phần của vitamin, prôtêin
D. Cấu tạo màng sinh chất
Câu 31: Sự hô hấp diễn ra trong ty thể tạo ra: A. 34 ATP B. 32 ATP C. 36 ATP D. 38ATP
Câu 32: Cây hấp thụ nitơ ở dạng: A. NH+ - + 4, NO-3 B. N2+, NO-3 C. NH4 , NO+3 D. N2+, NH3
Câu 33: Trật tự tiêu hóa thức ăn trong dạ dày ở trâu như thế nào?
A. Dạ cỏ —> Dạ múi khế —> Dạ tổ ong —> Dạ lá sách.
B. Dạ cỏ —> Dạ tổ ong —> Dạ lá sách —> Dạ múi khế.
C. Dạ cỏ —> Dạ múi khế —> Dạ lá sách —> Dạ tổ ong.
D. Dạ cỏ —> Dạ lá lách —> Dạ tổ ong —> Dạ múi khế.
Câu 34: Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá
A. Do sự phối hợp của 3 lực: Lực đẩy, lực hút và lực liên kết.
B. Lực đẩy ( áp suất rễ)
C. Lực liên kết giữa các phần tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ.
D. Lực hút do thoát hơi nước ở lá
Câu 35: Tế bào mạch gỗ của cây gồm
A. Quản bào và tế bào lông hút.
B. Quản bào và tế bào nội bì.
C. Quản bào và tế bào biểu bì.
D. Quản bào và mạch ống.
Câu 36: Cấu tạo ngoài nào của lá thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng? A. Phiến lá mỏng
B. Các khí khổng tập trung ở mặt dưới
C. Có diện tích bề mặt lớn D. Có cuống lá
Câu 37: Hô hấp sáng xảy ra:
A. Ở thực vật C4
B. Ở thực vật C3
C. Ở thực vật C4 và thực vật CAM
D. Ở thực vật CAM
Câu 38: Sự hút khoáng thụ đông của tế bào phụ thuộc vào:
A. Chênh lệch nồng độ ion
B. Hoạt động trao đổi chất
C. Cung cấp năng lượng
D. Hoạt động thẩm thấu
Câu 39: Ở người thức ăn vào miệng rồi lần lượt qua các bộ phận:
A. Miệng, thực quản, ruột non, ruột già, dạ dày.
B. Miệng, dạ dày, thực quản, ruột non, ruột già.
C. Miệng, thực quản, ruột non, dạ dày, ruột già.
D. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.
Câu 40: Điểm bão hoà CO2 là nồng độ CO2 làm cho:
A. IQH đạt cực đại B. IQH > IHH C. IQH = IHH D. IQH > IHH
----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------