-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 11 Chương 1| Kết nối tri thức
Tài liệu bao gồm 4 đề kiểm tra có đáp án đi kèm giúp các bạn học sinh lớp 11 hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.
Chủ đề: Chương 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (KNTT)
Môn: Sinh Học 11
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 11 Chương 1 - Đề 1 Đề bài
Câu 1: Khi tế bào khí khổng trương nước thì:
a/ Vách (mép) mỏng căng ra, vách (mép) dày co lại làm cho khí khổng mở ra.
b/ Vách dày căng ra, làm cho vách mỏng căn theo nên khi khổng mở ra.
c/ Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng mở ra.
d/ Vách mỏng căng ra làm cho vách dày căng theo nên khí khổng mở ra.
Câu 2: Để tổng hợp được một gam chất khô, các cây khác nhau cần khoảng bao nhiêu gam nước?
a/ Từ 100 gam đến 400 gam.
b/ Từ 600 gam đến 1000 gam.
c/ Từ 200 gam đến 600 gam.
d/ Từ 400 gam đến 800 gam.
Câu 3: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là:
a/ Lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước).
b/ Lực hút của lá do (quá trình thoát hơi nước).
c/ Lực liên kết giữa các phân tử nước.
d/ Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.
Câu 4: Khi tế bào khí khổng mất nước thì:
a/ Vách (mép) mỏng hết căng ra làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng đóng lại.
b/ Vách dày căng ra làm cho vách mỏng cong theo nên khí khổng đóng lại.
c/ Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng đóng lại.
d/ Vách mỏng căng ra làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng khép lại.
Câu 5: Đặc điểm cấu tạo nào của khí khổng thuận lợi cho quá trình đóng mở?
a/ Mép (Vách) trong của tế bào dày, mép ngoài mỏng.
b/ Mép (Vách) trong và mép ngoài của tế bào đều rất dày.
c/ Mép (Vách) trong và mép ngoài của tế bào đều rất mỏng.
d/ Mép (Vách) trong của tế bào rất mỏng, mép ngoài dày.
Câu 6: Các nguyên tố đại lượng (Đa) gồm:
a/ C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe.
b/ C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
c/ C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn.
d/ C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu.
Câu 7: Độ ẩm không khí liên quan đến quá trình thoát hơi nước ở lá như thế nào?
a/ Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra.
b/ Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu.
c/ Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh.
d/ Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh.
Câu 8: Nhân tố ảnh hưởng các bơm ion ở tế bào khí khổng làm tăng hàm
lượng các ion chủ yếu đến quá trình thoát hơi nước ở lá với vai trò là tác nhân gây mở khí khổng là:
a/ Độ ẩm đất và không khí. b/ Nhiệt độ. c/ Anh sáng. d/ Dinh dưỡng khoáng.
Câu 9: Tác dụng chính của kỹ thuật nhổ cây con đem cấy là gì?
a/ Bố trí thời gian thích hợp để cấy.
b/ Tận dụng được đất gieo khi ruộng cấy chưa chuẩn bị kịp.
c/ Không phải tỉa bỏ bớt cây con sẽ tiết kiệm được giống.
d/ Làm đứt chóp rễ và miền sinh trưởng kích thích sự ra rễ con để hút được
nhiều nước va muối khoáng cho cây.
Câu 10: Khi cây bị hạn, hàm lượng ABA trong tế bào khí khổng tăng có tác dụng:
a/ Tạo cho các ion đi vào khí khổng.
b/ Kích thích ion hoạt động.
c/ Làm tăng sức trương nước trong tế bào khí khổng.
d/ Làm cho các tế bào khí khổng tăng áp suất thẩm thấu.
Câu 11: Biện pháp nào quan trọng giúp cho bộ rễ cây phát triển?
a/ Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ.
b/ Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất.
c/ Vun gốc và xới xáo cho cây.
d/ Tất cả các biện pháp trên.
Câu 12: Sự biểu hiện triệu chứng thiếu Kali của cây là:
a/ Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
b/ Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
c/ Sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng.
d/ Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.
Câu 13: Sự biểu hiện triệu chứng thiếu clo của cây là:
a/ Gân lá có màu vàng và sau đó cả lá có màu vàng.
b/ Lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết. c/ Lá nhỏ có màu vàng.
d/ Lá non có màu lục đậm không bình thường.
Câu 14: Thông thường độ pH trong đất khoảng bao nhiêu là phù hợp cho việc
hấp thụ tốt phần lớn các chất? a/ 7 – 7,5 b/ 6 – 6,5 c/ 5 – 5,5 d/ 4 – 4,5
Câu 15: Điều kiện nào dưới đây không đúng để quá trình cố định nitơ trong khí quyển xảy ra?
a/ Có các lực khử mạnh. b/ Được cung cấp ATP.
c/ Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza
d/ Thực hiện trong điều kiện hiếu khí. Đáp án 1 2 3 4 5 D B A A C 6 7 8 9 10 C C C D B 11 12 13 14 15 D D C B D
Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 11 Chương 1 - Đề 2 Đề bài
Câu 1 (4 điểm): Trình bày thành phần, cấu tạo và động lực của dòng mạch gỗ?
Câu 2 (6 điểm): Macximop - Nhà Sinh lí thực vật người Nga đã viết: “Thoát
hơi nước là tai họa tất yếu của cây” Em hãy giải thích câu nói trên? Đáp án Câu 1: - Cấu tạo:
+ Tế bào mạch gỗ gồm các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống.
Chúng không có màng và bào quan. Các tế bào cùng loại nối với nhau thành
những ống dài từ rễ lên lá để dòng mạch gỗ di chuyển bên trong. (1 điểm)
+ Quản bào và mạch ống nối với nhau theo cách: đầu của tế bào này nối với
đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ đến lá cho dòng mạch gỗ di
chuyển bên trong. (0. 5 điểm)
+ Thành của mạch gỗ được hoá tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và chịu nước. (0. 5 điểm)
- Thành phần dịch mạch gỗ: (0.5 điểm)
+ Chủ yếu là nước và ion khoáng. Ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng
hợp từ rễ (a. amin, amit, vitamin …).
- Động lực đẩy dòng mạch gỗ:
Là sự phối hợp của 3 lực:
* Lực đẩy (áp suất rễ)…. (0.5 điểm)
* Lực hút do thoát hơi nước ở lá…. (0.5 điểm)
* Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ… (0.5 điểm) Câu 2:
- Vai trò của thoát hơi nước: (2 điểm)
+ Thoát hơi nước qua khí khổng, mở khí khổng, lấy CO2 cung cấp cho quang hợp.
+ Nêu khí khổng đóng thì quang hợp ngừng vì thiếu CO2.
+ Thoát hơi nước giúp giảm nhiệt độ bề mặt lá, giúp cây tránh bị đốt nóng để
các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.
+ Thoát hơi nước còn giúp cô đặc chất tổng hợp, tạo sự thiếu hụt (sự chênh
lệch về thế nước) thúc đẩy các quá trình sinh lý diễn ra nhanh.
- “Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây” vì:
+ Ta có thể hình dung nhu cầu nước của cây như sau: nước lấy vào thì đến
990g thoát ra ngoài qua bay hơi còn được giữ lại trong đó chỉ có l-2g dùng để
tổng hợp chất khô còn 8-9g không dùng tổng hợp chất khô. (1 điểm)
“Tai họa” vì trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây phải mất đi
một lượng nước quá lớn như vậy nó cần phải hấp thu một lượng nước lớn hơn.
Điều này không dễ dàng gì trong môi trường luôn luôn biến đổi. Khi thiếu
nước trong đất hay hạn hán thì thoát hơi nước là một thảm hoạ. (1.5 điểm)
“Tất yếu” là vì thực vật cần phải thoát nước mới lấy được nước. Cây thoát ra
hơi nước tạo động lực trên để hút nước và muối khoáng, là động lực trên của
quá trình hút nước và trao đổi nước và các ion khoáng; vận chuyển, phân phối
nước và các ion khoáng trong cây. (1.5 điểm)
Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 11 Chương 1 - Đề 3 Đề bài
Câu 1 (3 điểm): Trình bày cấu tạo, thành phần và động lực của dòng mạch rây?
Câu 2 (2 điểm): Em hãy giải thích nguyên nhân của hiện tượng “Ứ giọt trên lá”?
Câu 3: (5 điểm): Trình bày cơ chế hấp thụ ion khoáng từ đất vào rễ? Đáp án Câu 1:
- Cấu tạo của mạch rây: (1 điểm)
+ Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm.
- Thành phần của dịch mạch rây: (1 điểm)
+ Chủ yếu là đường saccarozơ, các axít amin, hoocmon thực vật, một số hợp
chất hữu cơ khác (như ATP), một số ion khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều kali.
- Động lực của dòng mạch rây: (1 điểm)
+ Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, củ, quả)
+ Mạch rây nối các tế bào của cơ quan nguồn với các tế bào của cơ quan chứa
giúp dòng mạch rây chảy từ nơi có áp suất thẩm thấu cao đến nơi có áp suất thẩm thấu thấp Câu 2:
- Nước luôn được vận chuyển theo mạch gỗ lên lá và 1 phần nước thoát ra
ngoài lá dưới dạng hơi nước. (1 điểm)
- Nhưng qua những đêm ẩm ướt, độ ẩm không khí tương đối cao gây bão hoà
hơi nước, không thể hình thành hơi nước thoát ra ngoài không khí như ban ngày. (1 điểm)
"Do đó, nước ứ thành giọt ở rìa lá, nơi có khí khổng. Câu 3:
* Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút: (0.5 điểm)
- Hấp thụ nước (1.5 điểm)
+ Sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (cơ
chế thẩm thấu): nước di chuyển từ môi trường nhược trương (ít ion khoáng,
nhiều nước) sang môi trường ưu trương (nhiều ion khoáng, ít nước)
+ Dịch của tế bào rễ là ưu trương so với dung dịch đất là do 2 nguyên nhân:
Quá trình thoát hơi nước ở lá đóng vai trò như cái bơm hút
Nồng độ các chất tan cao do được sinh ra trong quá trình chuyển hoá vật chất
- Hấp thụ ion khoáng (1.5 điểm)
+ Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây theo 2 cơ chế:
Cơ chế thụ động: một số ion khoáng đi từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế
thụ động (đi từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp).
Cơ chế chủ động: một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao (ion kali) di
chuyển ngược chiều gradien nồng độ, xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động,
đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.
* Dòng nước và ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ: (0.5 điểm)
- Theo 2 con đường: gian bào và tế bào chất. (1 điểm)
+ Con đường gian bào: đi theo không gian giữa các tế bào và các bó sợi
xenlulôzơ bên trong thành tề bào. Con đường này đi đến nội bì đai Caspari (đai
này điều chỉnh dòng vận chuyển vào trung trụ).
+ Con đường tế bào chất: đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào
Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 11 Chương 1 - Đề 4 Đề bài
Câu 1: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là:
A. Lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước).
B. Lực hút của lá do (quá trình thoát hơi nước).
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước.
D. Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.
Câu 2: Các nguyên tố đại lượng gồm:
A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe.
B. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg. C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn
D. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu.
Câu 3: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?
A. Chuỗi chuyền êlectron hô hấp -> Đường phân -> Chu trình crep
B. Chu trình crep -> Chuỗi chuyền êlectron hô hấp -> Đường phân
C. Chuỗi chuyền êlectron hô hấp -> Chu trình crep -> Đường phân
D. Đường phân -> Chu trình crep -> Chuỗi chuyền êlectron hô hấp
Câu 4: Về bản chất pha sáng của quá trình quang hợp là:
A. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+, CO2 và điện tử cho việc hình thành ATP,
NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
B. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ADP,
NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
C. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP,
NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
D. Pha khử nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH,
đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
Câu 5: Trật tự các giai đoạn trong chu trình canvin là:
A. tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) -> cố định CO2 -> Khử APG thành ALPG
B. khử APG thành ALPG -> tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) -> Cố định CO2
C. cố định CO2 -> tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) -> Khử APG thành ALPG
D. cố định CO2 -> tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) -> khử APG thành ALPG ->Cố định CO2
Câu 6: Các tia sáng tím kích thích:
A. Sự tổng hợp cacbohiđrat. B. Sự tổng hợp lipit. C. Sự tổng hợp ADN.
D. Sự tổng hợp prôtêin.
Câu 7: Hô hấp ánh sáng xảy ra với sự tham gia của 3 bào quan:
A. Lục lạp, lozôxôm, ty thể.
B. Lục lạp Perôxixôm, ty thể.
C. Lục lạp, bộ máy gôn gi, ty thể.
D. Lục lạp, Ribôxôm, ty thể
Câu 8: Khi được chiếu sáng, cây xanh giải phóng ra khí O2. Các phân tử O2 đó được bắt nguồn từ: A. Sự khử CO2 B. Sự phân li nước. C. Phân giải đường D. Quang hô hấp.
Câu 9: Điều kiện nào dưới đây không đúng để quá trình cố định nitơ trong khí quyển xảy ra?
A. Có các lực khử mạnh.
B. Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza C. Được cung cấp ATP.
D. Thực hiện trong điều kiện hiếu khí.
Câu 10: Phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic tạo ra: A. Chỉ rượu etylic.
B. Rượu etylic hoặc axit lactic. C. Chỉ axit lactic.
D. Đồng thời rượu etylic axit lactic
Câu 11: Độ ẩm đất liên quan chặt chẽ đến quá trình hấp thụ nước của rễ như thế nào?
A. Độ ẩm đất khí càng thấp, sự hấp thụ nước càng lớn.
B. Độ đất càng thấp, sự hấp thụ nước bị ngừng.
C. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng lớn.
D. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng ít.
Câu 12: Khi tế bào khí khổng trương nước thì:
A. Vách (mép) mỏng căng ra, vách (mép) dày co lại làm cho khí khổng mở ra.
B. Vách dày căng ra, làm cho vách mỏng căn theo nên khi khổng mở ra.
C. Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng mở ra.
D. Vách mỏng căng ra làm cho vách dày căng theo nên khí khổng mở ra.
Câu 13: Khái niệm quang hợp nào dưới đây là đúng?
A. Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời
để tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ chất vô cơ (chất khoáng và nước).
B. Quang hợp là quá trình mà thực vật có hoa sử dụng năng lượng ánh sáng
mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ chất vô cơ (CO2 và nước).
C. Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời
để tổng hợp chất hữu cơ (đường galactôzơ) từ chất vô cơ (CO2 và nước).
D. Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời
để tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ chất vô cơ (CO2 và nước).
Câu 14: Giai đoạn đường phân diễn ra ở trong: A. Ty thể. B. Tế bào chất. C. Lục lạp. D. Nhân.
Câu 15: Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình C4 là:
A. APG (axit phốtphoglixêric).
B. ALPG (anđêhit photphoglixêric). C. AM (axitmalic).
D. Một chất hữu cơ có 4 các bon trong phân tử (axit ôxalô axêtic - AOA).
D. Một chất hữu cơ có 4 các bon trong phân tử (axit ôxalô axêtic - AOA). Đáp án 1 2 3 4 5 B B D C D 6 7 8 9 10 D B D D B 11 12 13 14 15 D D D A D
Document Outline
- Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 11 Chương 1 - Đề 1
- Đề bài
- Đáp án
- Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 11 Chương 1 - Đề 2
- Đề bài
- Đáp án
- Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 11 Chương 1 - Đề 3
- Đề bài
- Đáp án
- Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 11 Chương 1 - Đề 4
- Đề bài
- Đáp án