Bộ đề ôn tập ở nhà Tiếng Việt lớp 3 có đáp án - (Từ 20/4 - 25/4)
Bộ đề ôn tập ở nhà lớp 3 môn Tiếng Việt - (Từ 20/4 - 25/4) giúp các thầy cô ra bài tập về nhà môn Tiếng Việt 3 cho các em học sinh ôn tập, rèn luyện củng cố kiến thức lớp 3 trong thời gian các em được nghỉ ở nhà.
Preview text:
Bài ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt lớp 3 Đề số 1 Môn Tiếng Việt
I - Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm) NHÀ BỐ Ở
Nghỉ hè, Páo đi thăm bố
Nhà cao sừng sững như núi
Ngọn núi ở lại cùng mây
Mấy trăm cửa sổ gió reo
Mặt trời theo về thành phố
Đường lên đi vào trong ruột
Tiếng suối nhòa dần sau cây... Quanh co như Páo leo đèo.
Con đường sao mà rộng thế
Bố ở tầng năm chót vót
Sông sâu chẳng lội được qua
Gió như đỉnh núi bản ta
Người, xe đi như gió thổi
Sớm chiều xuống lên thang gác
Ngước lên mới thấy mái nhà.
Nhớ sao đèo dốc quê nhà. Nguyễn Thái Vận
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Qua bài thơ, em hiểu quê Páo ở đâu? A. Ở vùng nông thôn. B. Ở vùng rừng núi.
C. Ở vùng ven biển có sông, có suối.
2. Em hiểu câu: “Người, xe đi như gió thổi” như thế nào?
A. Người và xe đi nhẹ nhàng.
B. Người và xe đi ồn ào.
C. Người và xe đi nhanh.
3. Khổ thơ thứ ba tác giả tả con đường ở đâu ?.
A. Một con đường dẫn vào trong ngõ hẻm quanh co.
B. Con đường đèo quanh co
C. Đường lên cầu thang.
4. Dòng nào nêu đúng từ các từ chỉ người, sự vật có trong khổ thơ đầu?
A. Páo, bố, ngọn núi, mây, mặt trời, thành phố, tiếng suối, cây.
B. Páo, bố, ngọn núi, mây, nghỉ hè, mặt trời, thành phố, tiếng suối, cây
C. Páo, bố, ngọn núi, mây, mặt trời, thành phố, cây.
I. Chính tả.(6 điểm) Nghe - viết (Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.)
II. Tập làm văn (8 điểm)
Viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu kể về việc học tập của em trong học kì I. ĐÁP ÁN
MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 3
2- Đọc thầm và làm bài tập (6đ) Mỗi ý đúng cho 1,5 đ 1.B ; 2.C ; 3.C ; 4.A. 1- Chính tả (6 đ)
- Sai mỗi một lỗi (lỗi về thanh, về phụ âm đầu, viết hoa, tiếng) trừ 0,5 điểm
- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về cao độ, khoảng cách, bẩn... bị trừ 1 điểm toàn bài.
2- Tập làm văn (8đ)
- Đảm bảo các yêu cầu sau được 8 điểm:
+ Viết được đoạn văn theo yêu cầu đã học
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ.
- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm 7,5 …– 0,5. Bài mẫu:
Thấm thoắt, học kì I trôi qua nhanh chóng. Thời gian học tập được đánh dấu bằng các tiết
ôn tập và các buổi thi cuối học kì.
Học kì I này, em học tương đối tốt. Em tự mình đánh giá như vậy vì tuy được xếp loại
học tập giỏi, hạnh kiểm tốt nhưng em thấy mình cần phải nỗ lực hơn nữa để phát huy hết
khả năng học tập, hoạt động phong trào xã hội của trường và lớp. Hai môn thi Văn và
Toán của em đều đạt điểm mười, thành tích này, em cần phải phát huy ở học kì II. Với
kết quả học tập như thế, em thật sự vui khi trình phiêu liên lạc để ba mẹ kí tên. Em mong
học kì II mình sẽ học giỏi hơn nữa. Đề số 2
I. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) BA NGƯỜI BẠN
Chuồn Chuồn, Ong và Bướm là ba người bạn cùng sống với nhau trong một khu
vườn. Trong khi Ong suốt ngày cặm cụi tìm hoa làm mật thì Chuồn Chuồn và Bướm lại cứ mải miết rong chơi. Chuồn Chuồn chế nhạo:
- Cậu thật ngốc, chẳng biết gì là niềm vui trên đời này! Bướm chê bai:
- Siêng năng thì ai khen đâu chứ!
Ngày nọ, một cơn bão ập đến. Cây cỏ trong vườn bị tan hoang. Chuồn Chuồn và
Bướm chẳng còn gì để ăn cả. Ong rủ:
- Các cậu về cùng sống chung với tớ đi!
Chuồn Chuồn rất cảm động:
- Cám ơn cậu. Chúng tớ ân hận lắm! Từ giờ chúng tớ sẽ chăm chỉ làm việc.
*Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc thực hiện yêu cầu:
Câu 1. (1 điểm) Ong suốt ngày cặm cụi tìm mật để làm gì? A. Được khen. B. Dự trữ thức ăn.
C. Làm hộ phần 2 bạn mình.
Câu 2. (1 điểm) Khi mưa bão ập đến, Ong đối xử với Chuồn Chuồn và Bướm như thế nào?
A. Chỉ cho một ít thức ăn
B. Cho tất cả thức ăn kiếm được
C. Rủ hai bạn về sống cùng
Câu 3. (1 điểm) Bài đọc khuyên ta điều gì? A.
Cần làm việc để phòng những lúc khó khăn. B.
Cần rong chơi để được hưởng niềm vui trên đời. C.
Cần làm việc để được mọi người khen và cảm ơn mình.
Câu 4. (1 điểm) Qua câu chuyện này Chuồn Chuồn và Bướm sẽ thay đổi như thế nào? Trả lời:
Câu 5. (1 điểm) Câu văn: “Chuồn Chuồn rất cảm động.” thuộc mẫu câu nào đã học? A. Ai làm gì? B. Ai thế nào? C. Ai là gì?
Câu 6. (1 điểm) Gạch chân từ chỉ đặc điểm trong câu: “Từ giờ chúng tớ sẽ chăm chỉ làm
việc.” rồi đặt câu với từ chỉ đặc điểm đó.
Câu 7. (1 điểm) Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “làm gì?” trong câu sau:
Ong cặm cụi tìm hoa làm mật suốt ngày.
II. Chính tả nghe - viết: (6 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết một đoạn trong
bài Ba điều ước (Từ đầu đến... bỏ cung điện ra đi.) SGK Tiếng Việt 3, tập 1 - trang 136
III. Tập làm văn: (8 điểm).
Đề bài: Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể về nơi em ở. Đáp án
I. Đọc hiểu (6 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 B 0,5 2 C 0,5 3 A 1 4 HS trả lời 1 5 B 1 6 - chăm chỉ 0,5 điểm
- Viết câu có từ chăm chỉ đúng ngữ 0,5 điểm
pháp, đúng chính tả, dấu câu 7
Ong cặm cụi tìm hoa làm mật suốt 1 đ ngày.
II. Kiểm tra viết chính tả: (5 điểm)
* Hướng dẫn chấm điểm chi tiết:
– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
– Trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm
III. Kiểm tra viết (8 điểm)
* Nội dung kiểm tra:
Học sinh viết theo yêu cầu của đề bài; có độ dài khoảng 7- 10 câu.
* Hướng dẫn chấm điểm chi tiết (xác định các mức độ cần đạt theo từng mức điểm
tùy theo đề bài cụ thể):
+ Nội dung (ý): (3 điểm)
Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài. + Kĩ năng: 3 điểm
Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm
Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm
Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm Bài văn mẫu:
Em sinh ra và lớn lên ở Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố lớn nhất nước, nơi có di tích
Cảng Nhà Rồng mà Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Thành phố của em nhộn nhịp
đông vui bốn mùa. Phố xá có đèn và cửa kính sáng loá, sang trọng. Thành phố có nhiều
công viên đẹp như công viên Hoàng Văn Thụ, công viên Tao Đàn, công viên Gia Định…
Nhà hàng, trường học, chung cư mọc lên như nấm đế phục vụ cho đời sống của nhân dân.
Đặc biệt, thành phố của em có nhiều bệnh viện lớn, bác sĩ giỏi không những chữa bệnh
cho nhân dân thành phố mà còn khám chữa bệnh cho nhân dân các tỉnh. Thành phố còn
là cái nôi của ngành sản xuất hàng tiêu dùng của cả miền Đông Nam Bộ. Em rất tự hào
về thành phố giàu và đẹp của em. Đề số 3:
I - Đọc thầm và làm bài tập Biển đẹp
Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển đuợc nắng chiếu vào hồng rực
lờn như đàn buớm múa luợn giữa trời xanh. Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ nhỏ. Những tia
nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh
sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui.
Lại đến một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biến lặng đỏ đục, đầy như mâm
bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.
Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẻ đẹp
của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu sắc ấy phần lớn là do mây trời và ánh sáng tạo nên. (Theo Vũ Tú Nam)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Bài văn trên đó tả cảnh biển vào lúc nào? A. Buổi sớm. C. Buổi chiều.
B. Cả sớm, trưa và chiều. D. Buổi trưa.
2. Vật nào được ví như các nàng tiên biển nhảy múa? A. Tia nắng dát vàng. C. Cánh buồm. B. Vựng biển tròn. D. Chiếc đốn.
3. Bài văn có mấy hình ảnh so sánh? A. Một hình ảnh. C. Hai hình ảnh. B. Ba hình ảnh. D. Bốn hình ảnh.
4. Đặt 1 câu theo mẫu: Ai - thế nào?
II. Chớnh tả nghe – viết: (5 điểm)
Em hãy lấy sách giáo khoa ra chộp một bài thơ hoặc đoạn văn mà em thích nhé!
III. Tập làm văn: (5 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn 7 đến 10 câu giới thiệu về quê hương em hoặc nơi em đang ở.
HƯỚNG DẪN, ĐÁNH GIÁ TIẾNG VIỆT 3
I - Đọc thầm và làm bài tập
Câu 1: B; ; Câu 2: C; Câu 3: D;
Câu 4: 1 điểm (Đặt đúng câu theo mẫu, viết hoa đầu câu, dấu chấm hết câu) I- Chính tả II Tập làm văn
Đảm bảo các yêu cầu sau:
- Viết được một đoạn văn ngắn theo yêu cầu của đề bài
- viết câu đúng ngữ pháp,dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả
- chữ viết rõ ràng,trình bày bài viết sạc sẽ. Bài mẫu:
Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi
đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba
mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu
quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.
Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể
lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.
Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi
hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu
vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có
những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể
nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia. Đề số 4: Môn Tiếng Việt
I. Đọc thầm và làm bài tập:
Bài đọc: Cửa Tùng ( TV3 -109)
Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải - con sông in đậm dấu ấn lịch sử một
thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh lũy tre làng và rặng những phi lao rì rào gió thổi.
Từ cầu Hiền Lương, thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh
mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng
được ngợi ca là” Bà Chúa của các bãi tắm”. Diệu kỳ thay, trong một ngày, Cửa Tùng có
ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt
biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.
Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái
tóc bạch kim của sóng biển. Theo Thụy Chương
Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1. Cửa Tùng nằm ở đâu?
a. Bên dòng sông Bến Hải
b. Bên cây cầu Hiền Lương
2. Bà Chúa của các bãi tắm, có nghĩa như thế nào?
a. Bãi tắm rộng lớn hơn cả
b. Bãi tắm đẹp hơn tất cả các bãi tắm khác
c. Bãi tắm có nhiều người tắm
3. Trong một ngày, sắc màu nước biển thay đổi như thế nào? Em hãy nối cho đúng: Trưa xanh lục Sáng xanh lơ Chiều hồng nhạt
4. Người xưa so sánh bãi biển Cửa Tùng với cái gì?
a. Như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
b. Như một chiếc lược ngà cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
c. Như một chiếc lược cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
5. Câu “Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre và rặng phi lao rì rào gió thổi.” thuộc
kiểu câu nào dưới đây? a. Ai là gì?
b. Ai làm gì? c. Ai thế nào?
6. Đặt dấu phẩy vào câu sau rồi viết lại cho đúng:
“Cô em bác em chú em và anh em đều làm công nhân.”
II. Chính tả:
- Chép bài: Nhà rông ở Tây Nguyên (Tiếng Việt 3/tập 1- trang 127) đoạn 2:
“Gian đầu nhà rông…… dùng khi cúng tế.” III. Tập làm văn
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) giới thiệu về tổ em theo các gợi ý sau: Gợi ý:
a) Tổ em gồm những bạn nào?
b) Mỗi bạn có đặc điểm gì nổi bật?
c) Tháng vừa qua các bạn đã làm được những việc gì tốt? Đáp án:
I. Đọc thầm và làm bài tập
* Câu 1 khoanh vào c:
* Câu 2 khoanh vào b:
* Câu 4: HS nối: Trưa- xanh lơ; Sáng- hồng nhạt; Chiều- xanh lục * Câu 5 khoanh vào c
6. HS Đặt dấu phẩy đúng viết lại đúng
“Cô em, bác em, chú em và anh em đều làm công nhân.” I1. Chính tả
Viết rõ ràng, đúng về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, hoặc trình bày
III. Tập làm văn
- HS viết được một đoạn văn có đầy đủ nội dung như gợi ý Bài mẫu:
Em là một thành viên của tổ 1 lớp 3A2. Tổ em gồm có sáu bạn: Phương Linh, Thành
Chung, Mạnh Thắng, Thanh Thảo, Hải Đăng và em – Thảo Vy. Các bạn trong tổ em đều
rất đoàn kết và thường hay giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Thanh Thảo là người học giỏi
nhất, cho nên bạn ấy là tổ trưởng tổ em. Chúng em thường thảo luận các bài học vào giờ
ra chơi. Các bạn nam tổ em tuy hay đùa nghịch nhưng trong giờ học lại là những bạn phát
biểu sôi nổi nhất lớp. Em rất vui và tự hào về tổ 1 của em. Hy vọng sang năm lên lớp 4
chúng em vẫn sẽ là một tổ để cùng nhau học tập và vui chơi. Đề số 5: Môn Tiếng Việt
A. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra phần kiến thức môn Tiếng Việt
Đọc thầm bài sau và trả lời các câu hỏi: BIỂN ĐẸP
Buổi sáng nắng sớm. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên
như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.
Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ nhỏ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi
bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếu đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu
cho các nàng tiên biển múa vui.
Lại đến một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm
bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.
Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là : vẻ đẹp
của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu sắc ấy phần lớn là do mây trời và ánh sáng tạo nên. Theo VŨ TÚ NAM
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất.
Câu 1: Bài văn trên tả cảnh biển vào lúc nào? a. Buổi sớm. b. Buổi trưa. c. Buổi chiều.
d. Cả sớm, trưa và chiều.
Câu 2: Sự vật nào trên biển được tả nhiều nhất? a. Cánh buồm b. Mây trời. c. Con thuyền d. Đàn bướm
Câu 3: Vẻ đẹp muôn màu sắc của biển do những gì tạo nên? a. Những cánh buồm
b. Mây trời và ánh sáng. c. Mây trời
d. Mây trời và cánh buồm.
Câu 4: Bài văn có mấy hình ảnh so sánh? a. Một hình ảnh b. Hai hình ảnh c. Ba hình ảnh d. Bốn hình ảnh
Câu 5: Câu nào dưới đây không có hình ảnh so sánh? (0,5 điểm)
a. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm
múa lượn giữa trời xanh.
b. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên
dáng như ánh sáng chiếu đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui.
c. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế.
d. Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những
hạt lạc ai đem rắc lên trên.
Câu 6: Câu “Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm” thuộc kiểu câu nào? a. Ai làm gì? b. Ai thế nào? c. Ai là gì? d. Khi nào?
Câu 7: Điền đúng dấu câu thích hợp vào ô trống đoạn văn sau:
Tôi đứng tựa người trên lan can........lặng người ngắm cảnh đẹp của đêm nay........Sao ở
đâu mà nhiều đến thế
Câu 8: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:
Đàn chim én đang sải cánh trên bầu trời xanh.
...............................................................................................................................
Câu 9: Hãy đặt một câu theo mẫu câu: Ai là gì?
............................................................................................................................... B. KIỂM TRA VIẾT:
1. Chính tả : Nghe – viết: bài “Mùa hoa sấu” (từ Vào những ngày cuối xuân, .... đến
một chiếc lá đang rơi như vậy) - (trang 73, sách Tiếng Việt 3- Tập 1). 2. Tập làm văn
Đề bài : Kể về một người hàng xóm mà em quý mến. Đáp án: Phần A:
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: 5 điểm, gồm đọc đoạn trong bài đã học và trả lời 1 câu hỏi –
thực hiện trong tiết ôn tập cuối học kì 1.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra phần kiến thức Tiếng Việt (5 điểm)
Câu 1: Đáp án d (0,5 điểm)
Câu 2: Đáp án a (0,5 điểm)
Câu 3: Đáp án b (0,5 điểm)
Câu 4: Đáp án d (0,5 điểm)
Câu 5: Đáp án c (0,5 điểm)
Câu 6: Đáp án b (0,5 điểm)
Câu 7: Điền đúng dấu câu thích hợp vào ô trống đoạn văn sau: (1 điểm)
Tôi đứng tựa người trên lan can , lặng người ngắm cảnh đẹp của đêm nay . Sao ở đâu mà nhiều đến thế ?
Câu 8: Đàn chim én làm gì? (1 điểm)
Câu 9: Học sinh đặt một câu theo mẫu câu: Ai là gì? (1 điểm)
Ví dụ: Mẹ em là giáo viên.
3. CHÍNH TẢ (4 điểm)
- Điểm toàn bài: 4 điểm
- Viết đúng chính tả toàn bài 3 điểm ( Sai 1 lỗi trừ 0,25 điểm)
- Trình bày đúng quy định, sạch đẹp:1 điểm
4. Tập làm văn (6 điểm)
HS viết được đoạn văn đúng yêu cầu, diễn đạt mạch lạc, biết dùng từ, đặt câu cho điểm
tối đa. Mỗi ý diễn đạt được ( 1 điểm) Nếu HS viết chưa đúng yêu cầu, diễn đạt chưa
mạch lạc, chưa biết dùng từ, đặt câu thì tuỳ mức độ để trừ điểm. Gợi ý làm bài:
+ Giới thiệu người hàng xóm mà em sẽ kể, viết về người đó:
Tên gì? Người già hay trẻ, đàn bà hay đàn ông, thanh niên hay thiếu nữ? Người đó độ,
bao nhiêu tuổi, dễ tính hay khó tính, dễ gần hay khó gần, yêu mến trẻ em ra sao…?
+ Nghề nghiệp của người đó trước đây và bây giờ?
+ Quan hệ tình cảm của gia đình em với người Hàng xóm ra sao?
Tình cảm của em với người đó và ngược lại?
+ Cảm nghĩ của em về người hàng xóm? Bài mẫu:
Trong xóm, em quý mến nhất là bác Hà, tổ trưởng của khu phố em.
Bác Hà năm nay đã ngoài 50 tuổi rồi, bác mở tiệm tạp hóa gần nhà em. Bác ấy có dáng
cao gầy, mắt sáng, tính tình lại vui vẻ Bác rất hài hòa, quan tâm đến mọi người, nhất là
đối với gia đình của em. Khi rảnh rỗi, bác lại sang nhà em hỏi han chuyện trò và còn kể
cho em nghe chuyện cổ tích hay thật là hay. Cả xóm em ai cũng yêu mến bác Hà vì bác
ấy hiền lành và tốt bụng. Đề số 6 Môn Tiếng Việt:
I. Đọc thầm bài: "Cửa Tùng" sau đó khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau. Cửa Tùng
Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải – con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời
chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
Từ cầu Hiền Lương thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông.
Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng được
ngợi ca là "Bà chúa của các bãi tắm". Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc
màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển,
nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.
Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc
bạch kim của sóng biển. Theo Thuỵ Chương
Đọc thầm bài Cửa Tùng, sau đó khoanh vào ý trả lời đúng nhất:
1. Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp?
a. Thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng, những rặng phi lao rì rào gió thổi.
b. Những cánh đồng lúa trải dài đôi bờ.
c. Những chiếc thuyền cặp bến hai bờ sông.
2. Những từ ngữ nào miêu tả ba sắc màu nước biển trong một ngày?
a. Xanh thẫm, vàng tươi, đỏ rực.
b. Xanh nhạt, đỏ tươi, vàng hoe.
c. Hồng nhạt, xanh lơ, xanh lục.
3. Bờ biển Cửa Tùng được so sánh với hình ảnh nào? a. Một dòng sông.
b. Một tấm vải khổng lồ.
c. Một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim.
4. Trong các từ dưới đây, từ nào là từ chỉ hoạt động? a. Thuyền b. Thổi c. Đỏ
5. Bộ phận nào trong câu: "Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển." trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? a. Cửa Tùng.
b. Có ba sắc màu nước biển c. Nước biển.
Câu 6: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi "là gì?" trong câu: "Câu lạc bộ thiếu nhi là
nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tâp." 2. Tập làm văn
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị). Đáp án:
I. 1. Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp?
a. Thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng, những rặng phi lao rì rào gió thổi.
2. Những từ ngữ nào miêu tả ba sắc màu nước biển trong một ngày?
c. Hồng nhạt, xanh lơ, xanh lục.
3. Bờ biển Cửa Tùng được so sánh với hình ảnh nào?
c. Một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim.
4. Trong các từ dưới đây, từ nào là từ chỉ hoạt động? b. Thổi
5. Bộ phận nào trong câu: "Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển." trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? a. Cửa Tùng.
Câu 6: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi "là gì?" trong câu: "Câu lạc bộ thiếu nhi là
nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tâp." (0,5 điểm)
Trả lời: nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tâp. 3. Tập làm văn
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị) Gợi ý làm bài: Gợi ý làm bài:
• Nhờ đâu em biết (em biết khi đi chơi, khi xem ti vi, khi nghe kể .....)?
• Cảnh vật, con người ở nông thôn (hoặc thành thị) có gì đáng yêu?
• Em thích nhất điều gì?
• Tình cảm của em về cảnh vật và con người ở nông thôn (hoặc thành thị)? Bài văn mẫu:
Bây giờ, em mới biết thế nào là nơi đô thị. Hè vừa rồi, em được mẹ cho lên thị xã chơi ba
ngày ở nhà dì Phượng - bạn cùng học với mẹ hồi ở phổ thông. Suốt ba ngày, em được dì
Phượng cho đi mấy vòng khắp thị xã. Đi đến chỗ nào, em cũng đều thấy nhà cửa san sát
nhau chạy dọc theo các đường phố. Nhà cao tầng là phổ biến, và hầu như nhà nào cũng là
những cửa hàng, cửa hiệu, bày bán đủ các loại mặt hàng. Chỗ thì ghi "Cửa hàng tạp hóa",
chỗ thì ghi "Cửa hàng vải sợi", "Kim khí điện máy", "Tiệm giày da", "Quần áo may sẵn"
v.v... Đường sá thì đều rải nhựa hết kể cả mấy con hẻm cũng tráng nhựa láng bóng. Buổi
tối đi ra đường, em mới thấy cảnh tấp nập đông vui. Người và xe cộ ngược xuôi như mắc
cửi. Đèn điện sáng trưng hai bên đường. Em thích nhất là được dì cho đi chơi ở công viên
trung tâm của thị xã. Ngồi trên những bàng đá, ngắm nhìn những vòi nước phun lên qua
ánh đèn tạo thành những sắc cầu vồng thật là đẹp. Đấy, thị xã trong mắt em là thế. Và em
cũng chỉ biết có vậy thôi, nó khác thật nhiều so với vùng quê của em.