Bộ đề ôn tập ở nhà Tiếng Việt lớp 3 - (Từ 23/3 - 28/3)
Bộ đề ôn tập ở nhà Tiếng Việt lớp 3 - (Từ 23/3 - 28/3) giúp các thầy cô ra bài tập về nhà môn Tiếng Việt 3 cho các em học sinh ôn tập, rèn luyện củng cố kiến thức lớp 3 trong thời gian các em được nghỉ ở nhà.
Preview text:
Đề ôn tập ở nhà lớp 3 ngày 23/3 Môn Tiếng Việt A. Kiểm tra Viết I. Chính tả:
1. Nghe viết: Hai Bà Trưng (đoạn 2) trang 4, Sách TV lớp 3, tập 2.
2. Điền vào chỗ trống l hay n?
......ăm gian.....ều cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè
.....ưng giậu phất phơ màu khói nhạt
.....àn ao lóng.....ánh bóng trăng....oe. (Nguyễn Khuyến). II. Tập làm văn:
Em hãy viết một bức thư ngắn từ 7 đến 10 câu cho một người bạn, kể những điều em biết về
một vùng quê nơi em đang sinh sống theo gợi ý sau:
a. Em viết thư cho bạn tên là gì?
+ Học sinh trường nào?
b. Tự giới thiệu em tên là gì? ở đâu? Học sinh lớp mấy, trường nào?.
c. Em viết thư gửi bạn để làm gì ?
d. Hỏi thăm sức khỏe bạn.
e. Kể cho bạn biết những điều em biết về một vùng quê nơi em đang sinh sống:
+ Kể vài cảnh đẹp; con người, sự vật mà em yêu quý quê em.
g. Lời chúc, chia tay, hẹn thư sau, ký tên. B. Kiểm tra đọc
I. Đọc tiếng: Đọc lại các bài tập đọc từ tuần 19 và trả lời các câu hỏi trong bài, nêu nội dung bài. II. Đọc hiểu: - Đọc thầm bài thơ: Đồng hồ báo thức Bác kim giờ thận trọng Nhích từng li, từng li Anh kim phút lầm lì
Đi từng bước, từng bước. Bé kim giây tinh nghịch
Chạy vút lên trước hàng Ba kim cùng tới đích
Rung một hồi chuông vang. (Hoài Khánh)
Câu 1: Có mấy sự vật được nhân hoá trong bài thơ trên?
- Khoanh vào trước chữ cái nêu ý trả lời đúng: A. Có 2 sự vật B. Có 3 sự vật C. Có 4 sự vật D. Có 5 sự vật
- Hãy kể tên những sự vật đó:.............................................................................
Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi “ở đâu?
A. Tới đích, ba kim cùng rung một hồi chuông vang vang.
B. Hàng ngày, Bác kim giờ chậm chạp, ì ạch nhích từng li, từng li.
C. Lúc nào cũng vậy, anh kim phút luôn nhường cho bé kim giây chạy trước.
Câu 3: Em đặt 1 câu theo mẫu Khi nào?
Câu 4: Đặt câu hỏi cho phần in đậm ở câu sau:
- Bác kim giờ nhích từng li, từng li chậm chạp vì bác rất thận trọng.
Câu 5: Tìm trong bài các từ: a) chỉ hoạt động
b) chỉ đặc điểm, tính chất
Môn Tiếng Việt - Ngày 24/3 A. Kiểm tra Viết I. Chính tả:
1. Nghe viết: Trần Bình Trọng, trang 11, Sách TV lớp 3, tập 2.
2. Làm bài tập 2b, trang 12, Sách TV lớp 3, tập 2. II. Tập làm văn:
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu , kể về việc học tập của em trong
học kỳ I năm học này 2019-2020. Gợi ý sau:
a . Đầu năm học 2019-2020, em được lên lớp, đang học lớp nào?
b. Thầy cô giáo chủ nhiệm họ tên là gì?
c. Em được học tập những môn học nào? Em thích học môn nào nhất và kết quả ra sao?
d. Các bạn trong lớp học tập ra sao? So với các bạn em có học giỏi hay không?
e. Hướng phấn đấu học tập trong học kỳ II ra sao? B. Kiểm tra Đọc
I. Đọc tiếng: Đọc lại các bài tập đọc từ tuần 20 và trả lời các câu hỏi trong bài, nêu nội dung bài.
II. Tìm hiểu kiến thức tiếng Việt:
Câu 1. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để câu văn có hình ảnh so sánh.
Tán bàng xòe ra giống như…. (Cái ô, mái nhà, cái lá)
Câu 2. Điền tiếp vào chỗ trống để câu có hình ảnh so sánh.
Những lá bàng mùa đông đỏ như… ……………… (ngọn lửa, ngôi sao , mặt trời)
Câu 3. Những câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh.
A. Những chú gà con chạy như lăn tròn.
B. Những chú gà con chạy rất nhanh.
C. Những chú gà con chạy tung tăng.
Câu 4. Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau.
- Tiếng suối ngân nga như……………………..
Câu 5. Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau.
- Mặt trăng tròn vành vạnh như………………
Câu 6. Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi ‘’thế nào’’
Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người.
Câu 7. Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi ‘’thế nào’’
Bạn Tuấn rất khiêm tốn và thật thà.
Câu 8. Tìm từ chỉ đặc điểm trong câu sau:
Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm.
…………………………………………………………………………………………
Câu 9: Câu: “Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào
mái tóc bạch kim của sóng biển.” được viết theo mẫu câu nào? a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào? d. Cái gì thế nào?
Câu 10: Câu Em còn giặt bít tất thuộc mẫu câu a.
Ai làm gì? b. Ai thế nào? C.a, b đều đúng d. a, b đều sai
Môn Tiếng Việt - Ngày 25-3
Câu 1: Hãy đặt một câu theo mẫu: Ai là gì?
............................................................................................................................................................. .
Câu 2: Tìm và ghi lại các từ chỉ hoạt động trong câu “Cây gạo gọi từng đàn sáo đến quây quần.”
Câu 3. Gạch chân từ chỉ hoạt động trong câu sau : “Châu Chấu nhảy lên gò đất, chìa cái
lưng màu xanh ra phơi nắng. Nó búng chân tanh tách, cọ giũa đôi càng”.
Câu 4 : Gạch chân dưới từ chỉ đặc điểm trong các câu sau:
a. Ong Thợ chăm chỉ và nhanh nhẹn.
b. Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.
Câu 5. Đặt câu có hình ảnh nhân hóa
……………………………………………………………………………….
Môn Tiếng Việt - Ngày 26/3
Câu 1: Đặt câu có hình ảnh nhân hóa về bông Hoa Cúc
…………………………………………………………………………………………… Câu 2:
in hay inh:
- t……. tức thể thao. - môn điền k……. .
Câu 3: Viết lại hình ảnh so sánh và từ so sánh trong các câu thơ sau:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.”
- Hình ảnh so sánh: ...............................................................................................................
- Từ so sánh: .........................................................................................................................
Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.
….………………………………………………………………………………………….
….………………………………………………………………………………………….
….………………………………………………………………………………………….
….………………………………………………………………………………………….
….………………………………………………………………………………………….
Môn Tiếng Việt - Ngày 27/3
I/ KIỂM TRA ĐỌC (10đ):
A/ Đọc hiểu: Mùa hoa sấu
Vào những ngày cuối xuân, đầu hạ, khi nhiều loài cây đã khoác màu áo mới thì cây sấu
mới bắt đầu chuyển mình thay lá. Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm.
Nó quay tròn trước mặt, đậu lên đầu, lên vai ta rồi mới bay đi. Nhưng ít ai nắm được một
chiếc lá đang rơi như vậy.
Từ những cành sấu non bật ra những chùm hao trắng muốt, nhỏ như những chiếc chuông
tí hon. Hoa sấu thơm nhẹ. Vị hoa chua chua thấm vào đầu lưỡi, tưởng như vị nắng non của
mùa hè mới đến vừa đọng lại. Băng Sơn
Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây:
1. Cuối xuân, đầu hạ, cây sấu như thế nào?
a) Cây sấu ra hoa. b) Cây sấu thay lá. c) Cây sấu thay lá và ra hoa.
2. Hình dạng hoa sấu như thế nào? a) Hoa sấu nhỏ li ti.
b) Hoa sấu trông như những chiếc chuông nhỏ xíu. c) Hoa sấu thơm nhẹ.
3. Mùi vị hoa sấu như thế nào?
a) Hoa sấu thơm nhẹ, có vị chua. b) Hoa sấu hăng hắc.
c) Hoa sấu nở từng chùm trắng muốt.
4. Bài đọc trên có mấy hình ảnh so sánh ?
a) 1 hình ảnh. b) 2 hình ảnh. c) 3 hình ảnh. 2. Tập làm văn:
Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Môn Tiếng Việt - Ngày 28/3
Câu 1. Gạch chân từ chỉ hoạt động trong câu sau : “Châu Chấu nhảy lên gò đất, chìa cái
lưng màu xanh ra phơi nắng. Nó búng chân tanh tách, cọ giũa đôi càng”.
Câu 2. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu văn sau:
Châu Chấu và Giun Đất đến gặp bác Kiến để biết ngày như thế nào là đẹp nhất.
…………………………………………………………………………………………
Câu 3: Học sinh viết bài “Bài tập làm văn” SGK Tiếng Việt 3, tập 1 trang 46 ( viết từ “Có
lần, ……đến Đôi khi, em giặt khăn mùi soa”).
...................................................................................................................................................... .
...................................................................................................................................................... .
...................................................................................................................................................... .
...................................................................................................................................................... . Câu 4:
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại buổi đầu em đi học. Gợi ý:
1. Buổi đầu đi học của em vào buổi nào (buổi sáng hay buổi trưa)?
2. Ai là người đã chuẩn bị (sách, vở, bút, thước,…) cho em?
3. Ai là người đưa em đến trường?
4. Lần đầu tiên đến trường em cảm thấy như thế nào?
5. Em có cảm nghỉ gì khi về nhà? Bài làm
...................................................................................................................................................... .
...................................................................................................................................................... .
...................................................................................................................................................... .
...................................................................................................................................................... .
...................................................................................................................................................... .
...................................................................................................................................................... .