Bộ đề ôn tập ở nhà Tiếng Việt lớp 3 - (Từ 27/4 - 01/5)
Bộ đề ôn tập ở nhà Tiếng Việt lớp 3 - (Từ 27/4 - 01/5) giúp các thầy cô ra bài tập về nhà môn Tiếng Việt 3 cho các em học sinh ôn tập, rèn luyện củng cố kiến thức lớp 3 trong thời gian các em được nghỉ ở nhà.
Preview text:
Bộ đề ôn tập ở nhà Tiếng Việt lớp 3
Đề ôn tập ở nhà lớp 3 số 1
Bài 1. Điền vào chỗ trống:
a, êch hoặc uêch
- Em bé có cái mũi h……… - Căn nhà trống h…………
b, uy hoặc uyu
- Đường đi khúc kh…., gồ ghề - Cái áo có hàng kh …..rất đẹp
Bài 2: Đọc và trả lời câu hỏi: Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà Trần Đăng Khoa
- Đoạn thơ trên sự vật nào được nhân hóa?
- Những từ ngữ nào giúp em nhận ra điều đó?
Bài 3. Xác định các bộ phận của mỗi câu dưới đây và viết vào trong bảng:
a, Bạn Thanh Mai là một học sinh xuất sắc của lớp 3A.
b, Chiếc cặp sách là đồ vật vô cùng thân thiết của em.
c, Con trâu là người bạn quý của người nông dân.
Bài 4: Em hãy viết đoạn văn miêu tả bầu trời trong ngày nắng đẹp hoặc tả bồn hoa mà
em thích (từ 4 đến 6 câu) trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa. Sau khi viết xong, em
hãy gạch chân những từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hóa.
Môn Tiếng Việt - Đề số 2
Bài 1: Chép lại và đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau?
a) Ở nhà em thường giúp bà xâu kim.
b) Trong lớp Liên luôn chăm chú nghe giảng.
c) Hai bên bờ sông những bãi ngô bắt đầu xanh tốt.
d) Trên cánh rừng mới trồng chim chóc lại bay về ríu rít.
Bài 2: Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào? a)
Ban sáng, lộc câu mới nhú. Là non còn cuộn tròn trong búp, chỉ hơi hé nở. Đến
trưa, là đã xòe tung. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác.
b) Người Tày, Nùng thường múa sư tử vào các dịp lễ hội mừng xuân.
c) Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Bài 3: Gạch chân các từ chỉ sự vật trong câu văn: “Hôm ấy, để thay đổi không khí, tôi
lấy xe lên núi ngắm cảnh và thưởng thức hoa quả của rừng.”?
Bài 4: Hãy viết 1 đoạn văn ngắn kể về cảnh đẹp ở quê em.
Tiếng Việt - Đề số 3
I. Luyện từ và câu:
Câu 1. Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Khi nào?
a, Người Tày, người Nùng thường múa sư tử vào các dịp lễ hội mừng xuân.
b, Tháng năm, bầu trời như chiếc chảo khổng lồ bị nung nóng úp chụp vào xóm làng.
c, Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Câu 2: Đặt 3 câu theo kiểu Ai thế nào?
................………………………………………………………………………………………………
................………………………………………………………………………………………………
................………………………………………………………………………………………………
................………………………………………………………………………………………………
Câu 3: Viết lại các từ và cụm từ sau cho đúng quy tắc viết hoa:
trần hưng đạo, trường sơn, sông cửu long, việt nam,tỉnh nam định
................………………………………………………………………………………………………
................………………………………………………………………………………………………
Câu 4: Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm trong các câu sau:
Xô-phi lấy một cái bánh, đến lúc đặt vào đĩa lại thành hai cái. Khi mẹ mở nắp lọ đường, có hàng mét
dải băng đỏ, xanh, vàng bắn ra. Còn Mác đang ngồi bỗng cảm thấy có một khối nóng mềm trên chân.
Hóa ra đó là một chú thỏ trắng mắt hồng.
- Các từ chỉ sự vật là………………………
- Các từ chỉ hoạt động là: …………………
- Các từ chỉ đặc điểm là: ………………….
Câu 5: Viết 1 câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hóa; 1 câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh.
So sánh: ……………………………
Nhân hóa: .… …… ……………….
Câu 6: Đặt 3 câu theo kiểu câu Ai là gì?
................………………………………………………………………………………………………
................………………………………………………………………………………………………
Môn Tiếng Việt - Đề số 4
Đọc hiểu: Đọc và trả lời câu hỏi bài Trên đường mòn Hồ chí minh trang 18 SGK Tiếng Việt 3
Câu 1: Khoanh vào đáp án đúng:
1. Đường mòn Hồ Chí Minh là con đường như thế nào?
a. Là con đường dọc dãy Trường Sơn, đưa bộ đội vào chiến trường miền Nam đánh giặc Mĩ.
b. Là con đường dọc dãy Trường Sơn, đưa bộ đội ra chiến trường miền Bắc đánh giặc Mĩ.
c. Là con đường dọc dãy Trường Sa, đưa bộ đội vào chiến trường miền Nam đánh giặc Mĩ. d. Tất cả các ý trên
2. Đường lên dốc Trường Sơn được diễn tả bằng từ ngữ nào?
a. Trơn và lầy b. Êm ru và đẹp c. Thẳng tắp d. Bằng phẳng
3. Hình ảnh đoàn quân vượt dốc được so sánh như thế nào?
a. Như đàn kiến đen đang hành quân. b. Như đàn chim vỗ cánh bay về tổ.
c. Như một sợi dây kéo thẳng đứng. d. Như những người kéo co đang hăm hở tranh đua.
4. Hình ảnh so sánh sau nói lên điều gì?
Đoàn quân nối thành vệt dài từ thung lũng tới đỉnh cao như một sợi dây kéo thẳng đứng.
a. Bộ đội vui vẻ về thăm làng sau chiến thắng.
b. Bộ đội đang chiến đấu rất dũng cảm trên chiến trường.
c. Bộ đội đang phải vượt qua một cái dốc rất cao.
d. Bộ đội đang hăm hở hành quân ra chiến trường.
5. Bài đọc Trên đường mòn Hồ Chí Minh có nội dung gì?
a. Niềm vui của người lính thắng trận
b. Nỗi khó khăn, vất vả của người lính trên đường mòn
c. Sự đồng lòng, đoàn kết của những người lính
d. Sự giúp đỡ của nhân dân cho những người lính
Câu 2: Hình ảnh so sánh nào cho thấy bộ đội đang vượt một cái dốc rất cao?
................………………………………………………………………………………………………
................………………………………………………………………………………………………
Câu 3: Tìm các chi tiết nói lên nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc.
................………………………………………………………………………………………………
................………………………………………………………………………………………………
Câu 4: Tìm những hình ảnh tố cáo tội ác của giặc Mĩ.
................………………………………………………………………………………………………
................………………………………………………………………………………………………
Tiếng Việt - Đề số 5
I. Đọc hiểu: Đọc và trả lời câu hỏi bài Hội vật trang 58 SGK Tiếng Việt 3
1. Bài đọc miêu tả cảnh tượng gì?
A. Cảnh đấu võ. B. Cảnh đấu vật. C. Cảnh đấu trí. D. Cảnh đánh lộn.
2. Cách đánh của ông Cản Ngũ như thế nào? A. Lớ ngớ, chậm chạp.
B. H ai tay dang rộng, để sát xuống mặt đất.
C. Lớ ngớ, chậm chạp, hai tay dang rộng, để sát xuống mặt đất, xoay xoay chống đỡ.
D. Lăn xả vào, vờn bên trái, đánh bên phải, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hoá khôn lường.
3. Cách đánh của Qắm Đen như thế nào?
A. Lăn xả vào, vờn bên trái, đánh bên phải, dứ trên, đánh dưới.
B. H ai tay dang rộng, để sát xuống mặt đất.
C. Lớ ngớ, chậm chạp, hai tay dang rộng, để sát xuống mặt đất, xoay xoay chống đỡ.
D. Lăn xả vào, vờn bên trái, đánh bên phải, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hoá khôn lường.
4. Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào?
A. Làm keo vật càng thêm chán ngắt.
B. Làm ông Cản Ngũ thua cuộc
C. Làm keo vật trở nên sôi động, hấp dẫn người xem, không còn vẻ chán ngắt như lúc trước.
D. Làm Quắm Đen lúng túng hơn.
5. Theo em vì sao ông Cản Ngũ thắng?
A. Vì Quắm Đen nóng nảy và thiếu mưu trí. B. Ông Cản Ngũ đã thắng nhờ sức khoẻ.
C. Ông nhờ kinh nghiệm và mưu trí. D. Tất cả các ý trên.
6. Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật.
A. Tiếng trống dồn dập, người tứ xứ đến xem đông như nước chảy vì ai cũng muốn xem mặt, xem tài
ông Cản Ngũ, người ta chen lấn nhau, quây kín sới vật, nhiều người phải trèo lên những cây cao xem cho rõ.
B. Người xem bốn phía xung quanh reo ồ cả lên.
C. Ngay nhịp trống đầu, Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ
D. Tiếng trống dồn lên, gấp rút, giục giã.
6. Trong đoạn 4 và 5 của bài có mấy hình ảnh so sánh? Viết lại các hình ảnh so sánh đó.
A. 1 hình ảnh B. 2 hình ảnh C. 3 hình ảnh D. 4 hình ảnh