-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 5 Có đáp án năm 2024
Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 5 Có đáp án năm 2024. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Đề giữa HK2 Toán 5 48 tài liệu
Toán 5 355 tài liệu
Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 5 Có đáp án năm 2024
Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 5 Có đáp án năm 2024. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Chủ đề: Đề giữa HK2 Toán 5 48 tài liệu
Môn: Toán 5 355 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Toán 5
Preview text:
Họ và tên học sinh:………………
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC Lớp: …………………. KỲ II
Trường Tiểu học………
NĂM HỌC 2023 – 2024
Huyện………………… Môn: Toán
Ngày kiểm tra : …../3/2024
Thời gian : 40 (không kể thời gian phát đề) Điểm
Nhận xét của giáo viên
…………………………………………………………
………………………………………………………..
Phần I. Trắc nghiệm (6 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng : Câu 1 (1,0 điểm):
a) Hình lập phương là hình:
A. Có 6 mặt đều là hình vuông, có 8 đỉnh và 12 cạnh bằng nhau
B. Có 6 mặt đều là hình vuông, có 12 đỉnh và 8 cạnh bằng nhau
C. Có 6 mặt đều là hình chữ nhật, có 8 đỉnh và 12 cạnh bằng nhau
D. Có 6 mặt đều là hình chữ nhật, có 12 đỉnh và 8 cạnh bằng nhau
b) Số đo 0,015m3 đọc là:
A. Mười lăm phần mười mét khối
B. Mười lăm phần trăm mét khối
C. Mười lăm phần nghìn mét khối
C. Không phẩy mười lăm mét khối Câu 2 (1,0 điểm):
a) Số thích hợp để điền vào chỗ chấm: 0,22 m3 = ……dm3 là bao nhiêu ? A. 22 B. 220 C. 2200 D. 22000
b) Tỉ số phần trăm của 32 và 50 là bao nhiêu ? A. 64% B. 65% C. 46%4 D. 63% Câu 3 (1,0 điểm):
a) 4700cm3 là kết quả của số nào ? A. 4,7dm3 B. 4,7m3 C. 4,7cm3 D. 4,7mm3
b) 25% của một số là 100. Hỏi số đó là bao nhiêu? A. 40 B. 400 C. 25 D. 250 Câu 4 (1,0 điểm):
a) Diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 2cm là: A. 24 cm2 B. 16 cm2 C. 42 cm2 D. 20 cm2
b) Một hình tròn có bán kính là 6 cm thì diện tích là: A. 113,04 cm2 B. 113,03 cm2 C. 113,02 cm2 D. 113 cm2
Câu 5 (1,0 điểm): Khoanh tròn vào đáp án đúng:
A. Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một
đơn vị đo) rồi chia cho 2
B. Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo)
C. Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một
đơn vị đo) rồi nhân với 2
D. Diện tích hình thang bằng trung bình cộng hai đáy nhân với chiều cao (cùng
một đơn vị đo) rồi chia cho 2 Câu 6 (1,0 điểm):
a) Một mảnh vườn hình thang đáy lớn 20m , đáy bé 15 m, chiều cao 10 m. Tính diện
tích của mảnh vườn hình thang đó ? A. 173 m2 B. 174 m2 C. 175 m2 D. 174 m2
b) Diện tích của phần tô đậm trong hình chữ nhật dưới đây là: A. 20 cm2 B. 14 cm2 C. 24 cm2 D. 34 cm2
Phần II. Tự luận (4 điểm)
Câu 7 (1 điểm): Tính a) 605,26 + 217,3 b) 68,4 – 25,7
Câu 8 (1 điểm): Tính a) 9,3 x 0,7 b) 91,08 : 3,6
Câu 9 (1 điểm): Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 18 cm, chiều rộng 15cm, chiều
cao 10cm. Tính thể tích hình hộp chữ nhật đó. Bài giải
Câu 10 (1 điểm): Một bể nước hình hộp chữ nhật có chiều dài là 60cm, chiều rộng là
40cm. Mực nước trong bể là 20cm. Người ta thả hòn đá cảnh vào trong bể nước thì
mực nước dâng lên cao 35cm (đo từ đáy bể). Em hãy tính thể tích hòn đã cảnh? Bài giải
Đáp án & Thang điểm
Phần I. Trắc nghiệm (6,0 điểm)
- HS khoanh tròn mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Riêng câu 5 được 1 điểm. Câu
1a 1b 2a 2b 3a 3b 4a 4b 5 6a 6b Đáp án A C B A A B A A A C B
Phần II. Tự luận (4 điểm)
Câu 7 (1 điểm): HS thực hiện đúng mỗi phép tính được 0,5 điểm. a) 822,56 b) 42,7
Câu 8 (1 điểm): HS thực hiện đúng mỗi phép tính được 0,5 điểm. a) 6,51 b) 25,3 Câu 9 (1 điểm):
Thể tích của hình hộp chữ nhật đó là : 0,25 điểm
18 x 15 x 10 = 2700 (cm3) 0,5 điểm
Đáp số: 2700 (cm3) 0,25 điểm Câu 10 (1 điểm): * Cách 1
Thể tích hòn đá cảnh là 0,25 điểm
60 x 40 x (35-20) = 36 000 (cm3) 0,5 điểm
Đáp số : 36 000 (cm3) 0,25 điểm * Cách 2
Thể tích nước trong bể ban đầu là :
60 x 40 x20 = 48000(cm3) 0,25 điểm
Sau khi bỏ hòn đá thì thể tích nước và thể tích hòn đá là
60 x 40 x 35 = 84000(cm3) 0,25 điểm
Thể tích hòn đá cảnh là :
84000 - 48000 = 36 000 (cm3) 0,25 điểm
Đáp số: 36 000 (cm3) 0,25 điểm
Ma trận đề kiểm tra Toán Giữa kì II Số câu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Cộng Mạch kiến thức, và số kĩ năng. TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL điểm Số câu 1 1 1 1 2 4 2 Số học Số điểm 1đ 1đ 1đ 1đ 2đ 4đ 2đ
Đại lượng và đo Số câu 1 1 1 1 đại lượng. Số điểm 1đ 1đ 1đ 1đ Yếu tố hình Số câu 1 1 1 1 học. Số điểm 1đ 1đ 1đ 1đ Số câu 2 1 2 1 2 1 1 6 4 Tổng Số điểm 2đ 1đ 2đ 1đ 2đ 1đ 1đ 6đ 4đ
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KỲ II LỚP 5
A. Ma trận nội dung kiểm tra đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt : Mức 1
Mức 2 Mức 3 Mức 4 TT Chủ đề Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu văn bản: Số 2 1 2 1 6
- Hiểu nội dung đoạn văn, câu
nắm được ý nghĩa của văn bản.
- Rút ra được thông tin từ bài đọc. Số 1 1,0 0,5 1,5 1,0 4,0 điểm
- Biết giải nghĩa một số từ
ngữ liên quan đến bài đọc.
- Bước đầu biết cảm thụ ý
nghĩa sâu xa của bài văn. Kiến thức tiếng Việt: Số 2 1 1 4
- Biết xác định chủ ngữ, vị câu
ngữ, trạng ngữ của câu
ghép; viết được câu ghép 2
có từ hai vế câu trở lên theo yêu cầu cho trước. Số
- Phân biệt được các cách 1,0 1,0 1,0 3,0 điểm liên kết câu.
- Xác định được biện pháp
nghệ thuật sử dụng trong văn bản. Tổng số câu 2 3 2 1 2 10 Tổng số điểm 1,0 1,5 2,5 2,0 7
B. Ma trận câu hỏi đề kiểm tra: Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 TT Chủ đề Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu Số câu 2 1 2 1 6 1 văn bản Câu số 1,2 3 4,5 6 Kiến thức Số câu 2 1 1 4 2 Tiếng Việt Câu số 8,9 7 10 Tổng số câu 2 3 2 1 2 10 Tổng số điểm 1,0 1,5 2,5 2,0 7
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024
MÔN TIẾNG VIỆT: LỚP 5
(Thời gian làm bài 100 phút)
Họ và tên học sinh:…………………………………............Lớp:……….
Trường Tiêu học ………..
Điểm đọc: ...........……...
Nhận xét của GV:........................................................................ Điể m
viết: ..........……. .. .
.......................................................................................................
Điểm toàn bài:................
.......................................................................................................
I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)
(Thời gian: 40 phút)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: CÁI ÁO CỦA BA
Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là
chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.
Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh
xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn
qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng
quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may
cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thật sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi.
Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác
như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng
ngực ấm áp của ba... Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là “Chú
bộ đội”. Có bạn hỏi: “Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?”.“ Mẹ tớ may đấy!” -
Tôi hãnh diện trả lời.
Ba đã hy sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như
một anh lính tí hon trong một cái áo chữa lại từ chiếc áo quân phục của ba.
Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của
chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và cả gia đình tôi. (Phạm Hải Lê Châu)
Đọc thầm bài " Cái áo của ba", sau đó khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả
lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Bạn nhỏ có được chiếc áo mới là do đâu?
A. Mẹ mua cho. B. Mẹ may từ một mảnh vải cũ của bố để lại.
C. Mẹ sửa chiếc áo của bố để lại. D. Mẹ tặng em nhỏ ngày sinh nhật.
Câu 2. Tác giả đã tả những chi tiết nào của cái áo ?
A. Hàng khuy, cổ áo, vạt áo, tay áo, măng sét
B. Đường khâu, hàng khuy, cổ áo, cầu vai, măng sét C. Cả 2 ý trên
Câu 3. Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh
xinh, trông rất oách của tôi. Từ “vén khéo” thể hiện phẩm chất gì của mẹ bạn nhỏ:
A. Anh hùng, kiên cường. B. Khéo léo, dũng cảm.
C. Khéo léo, đảm đang. D. Đảm đang, cần cù.
Câu 4. Em hiểu “kỉ vật” có nghĩa là gì ?
A. Vật để lại từ rất lâu
B. Vật được giữ lại để làm kỉ niệm C. Vật có giá trị D. Tất cả các ý trên
Câu 5: Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất nội dung bài đọc.
A. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa vặn với bạn nhỏ.
B. Tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh.
C.Tình cảm của em nhỏ đối với ba.
D. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa vặn với bạn nhỏ và tình cảm của
những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh.
Câu 6: Theo em khi mặc chiếc áo của ba, bạn nhỏ có suy nghĩ gì về trách nhiệm của
mình với người thân và gia đình.
Viết câu trả lời của em:
Câu 7. Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bài văn trên là gì? Em thích
hình ảnh nào nhất? Vì sao?
Viết câu trả lời của em:
Câu 8: Cho câu: “Mấy chục năm qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù
cuộc sống của chúng tôi có nhiều thay đổi.” Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu
Viết câu trả lời của em:
- Trạng ngữ:………………………………………………………………………
- Chủ ngữ :………………………………………………………………………..
- Vị ngữ :………………………………………………………………………….
Câu 9: “Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi.
Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.” Hai câu trên liên kết với nhau bằng cách nào ?
A. Dùng từ ngữ thay thế B. Lặp từ ngữ
C. Dùng từ ngữ thay thế và dùng từ ngữ nối
Câu 10: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 2- 3 câu văn nói nên suy nghĩ của em về
các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất
một câu ghép. Gạch chân dưới câu ghép em đã viết.
Viết câu trả lời của em:
II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Chính tả (nghe - viết): (2 điểm) (20 phút)
2. Tập làm văn: (8 điểm) (40 phút)
Đề bài: Xung quanh chúng ta có biết bao đồ vật hữu ích cho cuộc sống. Hãy tả một
đồ dùng học tập hoặc đồ vật mà em yêu thích.
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024
MÔN TIẾNG VIỆT: LỚP 5
I. Kiểm tra đọc: 10 điểm
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Câu 1 : C Câu 2 : B Câu 3 : C Câu 4: B Câu 5: D Câu 9: A (0,5 điểm) (0,5 điểm) (0,5 điểm) (0,5 điểm) (1 điểm) (0,5 điểm)
Câu 6 (1 đ). Học sinh viết theo ý hiểu của mình. Câu 7 (1đ).
- Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bài văn trên là So sánh và Nhân hóa.
- Học sinh viết hình ảnh thích nhất……………………………………….. Câu 8 (0,5đ).
- Trạng ngữ : Mấy chục năm qua
- Chủ ngữ : chiếc áo / cuộc sống của chúng tôi
- Vị ngữ : còn nguyên như ngày nào / có nhiều thay đổi Câu 10 (1đ).
Em cảm thấy vô cùng kính trọng và biết ơn các anh hùng liệt sĩ, những người đã hy
sinh xương máu để bảo vệ tổ quốc. Nhờ có công lao của các anh hùng liệt sĩ, chúng ta
mới có được cuộc sống bình yên, tự do và hạnh phúc ngày hôm nay. Em mong rằng
các anh hùng liệt sĩ sẽ được an nghỉ và nhớ mãi trong lòng dân tộc. II. Kiểm tra viết
1. Chính tả (2 điểm)
- Bài viết đúng độ cao, khoảng cách, kiểu chữ; trình bày sạch, đẹp, không mắc lỗi
chính tả, chữ viết rõ ràng: 2 điểm.
- Sai lỗi chính tả (gồm âm đầu, vần, dấu thanh, không viết hoa đúng quy định) : trừ điểm như sau:
+ 1 lỗi: trừ 0, 25 điểm;
+ 2 - 3 lỗi : trừ 0,5 điểm;
+ 4 lỗi: trừ 0,75 điểm; + 5 lỗi: trừ 1 điểm;
+ 6 - 7 lỗi: trừ 1,25 điểm;
+ 8 lỗi trở lên: trừ 1,5 điểm.
- Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ tùy mức độ. * Lưu ý:
- Những lỗi sai giống nhau chỉ tính trừ một lần điểm.
2. Tập làm văn: (8 điểm)
* Yêu cầu chung:
+ Thể loại và bố cục: Viết đúng thể loại văn Miêu tả đồ vật, có đủ các phần: Mở
bài, thân bài, kết bài với nội dung từng phần phù hợp. Độ dài bài viết khoảng 15 câu trở lên.
+ Trình tự: Tả bao quát, tả cụ thể về hình dáng, đặc điểm của đồ dùng học tập hoặc đồ chơi.
+ Cách diễn đạt: Dùng từ ngữ phù hợp, đặt câu gãy gọn, lời văn rõ ràng, mạch
lạc, viết đúng ngữ pháp,...
+ Hình ảnh, cảm xúc, sáng tạo: Biết dùng hình ảnh so sánh, nhân hóa. Ý tưởng
phong phú, với nhiều câu văn hay, sinh động, có sức gợi tả, gợi cảm.
+ Trình bày: Không mắc quá 5 lỗi chính tả, chữ viết dễ đọc, bài làm sạch sẽ.
* Hướng dẫn chấm điểm chi tiết :
- Mở bài: Giới thiệu được đồ dùng học tập hoặc đồ chơi (1 điểm) - Thân bài: (4 điểm)
+ Nội dung : (1,5 điểm) Tả bao quát và tả từng bộ phận của đồ dùng học tập hoặc đồ chơi.
+ Kĩ năng : (1,5 điểm) Viết câu văn đúng ngữ pháp, có hình ảnh, diễn đạt rõ nghĩa.
+ Cảm xúc : (1 điểm) Bộc lộ được tình cảm của mình đối với đồ dùng
học tập hoặc đồ chơi.
- Kết bài: Nêu được công dụng, cảm nghĩ về đồ dùng học tập hoặc đồ chơi. (1 điểm)
- Chữ viết, chính tả : (0.5 điểm)
- Dùng từ, đặt câu : (0.5 điểm) - Sáng tạo : (1 điểm)
* Lưu ý: - Điểm Tiếng việt là TBC của điểm đọc và điểm viết.
- Làm tròn theo nguyên tắc: 0,5 thành 1 điểm (sau khi tính TBC xong mới
làm tròn). Bài mẫu:
Chiếc cặp sách của em, là món quà do chị Hai đi làm thêm mua được. Nên em yêu
quý và trân trọng nó lắm.
Cặp sách được làm từ vải kaki cứng cáp, màu đen tuyền. Chiếc cặp có dáng hình chữ
nhật nằm dọc, khá to, bằng cả tấm lưng của em. Nhờ vậy, dù là các tập giấy A4 hay
sách tiếng anh to thì em vẫn để vừa vào cặp. Cặp được chia thành hai ngăn. Ngăn
trước khá nhỏ, chỉ đựng vừa những đồ vật lặt vặt như chìa khóa, bảng tên… Ngăn sau
rất to và rộng, có lót lớp vải dù mỏng màu bạc. Em cất sách vở, hộp bút vẫn còn thoải
mái. Các ngăn này đều được đóng mở bằng khóa kéo rất bền và chắc chắn. Hai bên
hông cặp là hai ống tròn có chun ở miệng để giữ đồ không rơi rụng khi di chuyển.
Một bên em để chai nước uống, bên còn lại thì để ô che mưa, rất tiện lợi. Phía sau
cặp, là hai quai đeo có bề ngang khoảng 5cm, được lót lớp xốp dày, nên khi đeo lên
vai rất êm, không bị trầy xước dù cặp đựng đồ nặng.
Em yêu thích chiếc cặp của mình lắm. Nên lúc nào cũng cố gắng giữ gìn cặp cẩn thận
để nó luôn sạch đẹp.
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024
MÔN TIẾNG VIỆT: LỚP 5 CHÍNH TẢ:
Tà áo dài Việt Nam
Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Phổ biến hơn là áo tứ
thân, được may từ bốn mảnh vải, hai mành sau ghép liền giữa sống lưng. Đằng trước
là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm
thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân
vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải.
Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến thành chiếc áo dài tân thời.
Đề thi giữa kì 2 lớp 5 môn tiếng Anh có đáp án
I. Find one word that has different pronunciation from others. 1. A. call B. fall C. shall D. wall 2. A. clown B. down C. own D. town 3. A. above B. glove C. love D. move 4. A. cow B. show C. know D. throw 5. A. clear B. bear C. hear D. dear
II. Choose the correct answer. 1. What are you _________? A. draw B. drawing C. drew
2. Why shouldn’t I play with the _____? – Because you may cut yourself. A. knife B. wall C. ball
3. I have to visit the ________ because of my toothache. A. doctor B. surgeon C. dentist
4. They should not jump into the water. They may _______. A. drown B. hot C. crawl
5. What do you _____ of the story? – I think it is interesting. A. know B. understand C. think III. Read and match.
1. Don’t play with the matches!
A. You may fall off the swing. 2. Don’t swing too fast! B. You may get a burn.
3. Don’t play with the knife! C. It may bite you.
4. Don’t play with a strange dog! D. You may get a cut.
IV. Read the passage and tick ( V ) True or False. There is one example. MY HOBBY
My name is Peter. My hobby is reading. I spend hours reading books. There are
always interesting stories to read and things to learn. My dad read to me before going
to bed when I was a little boy. The stories were full of witches, fairies, princes,
princesses,.… and other fascinating characters. I liked to imagine that I was the knight
who saved the princess locked in a tower.
I prefer other types of stories now because I’m older. I particularly enjoy reading
action and adventure stories. It’s fun to believe that I’m the hero who fights the bad
guys! And I’m also interested in real life stories because they make me think and
imagine my reactions to many different situations in life. I think reading is a really
interesting and exciting experience! True False 0. Peter likes reading books. V
1. His mother read fairy stories to him before bedtime.
2. He imagined that he saved a princess from a tower.
3. He prefers action, adventure and real life stories when he grows up.
4. He doesn’t like fairy stories any more.
V. Reorder the following sentences to make a story.
THE GOLDEN STARFRUIT TREE
The next day, the raven came and brought the younger brother to an island filled
A with gold. He only put gold enough into the bag. Then, he came very rich
B He made a much larger bag than his younger brother did. When the raven took
him to the island, he filled the bag and all his pockets. When they flew over the
sea, he was very heavy so the raven dropped him off
Once upon a time, after their parents’ death, an elder brother claimed the fortune
and left his younger one only a small cottage and a starfruit tree. But one day, a
C huge raven flew on the starfruit tree to eat fruits and said: “Starfruits I eat, with gold I pay.”
After the elder brother heard about it, he offered to exchange all his fortune for the
D starfruit tree. The younger brother gladly accepted the offer. The raven came as
usual and answered the elder brother as the same.
VI. Use these words to make a complete sentence 1. What/ matter/ you?
____________________________________________________
2. What/ your father/ do/ free time?
____________________________________________________
3. I’d/ like/ be/ writer/ because/ I want/ write/ stories/ children.
____________________________________________________
4. Linda/ can’t/ go/ school/ because/ she/ have/ fever.
____________________________________________________ ĐÁP ÁN I. 1. D 2. C 3. D 4. A 5. B II. 1. B 2. A 3. C 4. A 5. C III. 1. B 2. A 3. D 4. C IV. 1. F 2. F 3. T 4. T V. 1 - C 2 - A 3 - D 4 - B VI.
1. What’s the matter with you?
2. What does your father do in his free time?
3. I’d like to be a writer because I want to write stories for children.
4. Linda can’t go to school because she has a fever.